Kcn: Khu công nghiệp ccn: Cụm công nghiệp



tải về 1.8 Mb.
trang9/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.8 Mb.
#23868
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15

2.2. Khối ngành xã hội


2.2.1. Dân số, phát triển nhân lực và chuyển dịch cơ cấu lao động

a. Quan điểm, mục tiêu phát triển

Giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, tập trung nâng cao chất lượng dân số, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”. Cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phát triển nhân lực một cách toàn diện, có tầm nhìn dài hạn, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với hội nhập quốc tế và phải có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn, gắn với kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, coi phát triển nhân lực là khâu đột phá căn bản trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực.

b. Phương hướng phát triển

+ Nâng cao chất lượng dân số: Phấn đấu nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần…; chăm lo phát triển con người một cách toàn diện. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và giáo dục các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số, kế hoạch hoá gia đình, nhất là đối với các đối tượng tuổi vị thành niên, thanh niên, đặc biệt là tại khu vực nông thôn. Duy trì tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đảm bảo mức sinh thay thế; phấn đấu giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh nam/nữ đến năm 2020 còn 113/100.

Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Tăng cường các hoạt động kiểm tra sức khoẻ di truyền, tư vấn tiền hôn nhân. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số, kế hoạch hoá gia đình. Đến năm 2020, phấn đấu tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 10%.



Biểu 34: Dự báo dân số tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2012

2015

2020

TT(%)

2011-2015

2016-2020

 

Tổng dân số

Người

1.588,5

1.654,0

1.740,0

0,8

1,2

1

Phân theo khu vực

 

 

 

 

 

 

1.1

Thành thị

1000 người

154,08

181,9

313,2

3,4

11,5

1.2

Nông thôn

1000 người

1.434,4

1.472,1

1.428,8

0,5

-0,6

1.3

Cơ cấu

 

100

100

100

 

 




Thành thị

%

9,7

11

180

 

 




Nông thôn

%

90,3

89,8

80,0

 

 

+ Phát triển nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động:

Xác định phát triển nguồn nhân lực, thu hút lao động chất lượng là một khâu đột phá, cần hợp tác với các trường Đại học, viện nghiên cứu tại Hà Nội, Thái Nguyên để đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc đầu tư và đổi mới mô hình tăng trưởng. Phát triển nhân lực có cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền hợp lý, phát triển nhân lực có trình độ cao trong các lĩnh vực cần mang tính đột phá.

Xây dựng đội ngũ doanh nhân, chuyên gia quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, có bản lĩnh, thông thạo kinh doanh trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế thế giới.

Liên doanh, liên kết và có chính sách ưu đãi đào tạo nghề với Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan… trên cơ sở xây dựng và đưa vào hoạt động trường, trung tâm đào tạo nghề, ngoại ngữ phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực và xuất khẩu lao động.

Xã hội hóa công tác đào tạo, trong đó đặc biệt là đào tạo lao động nông nghiệp để chuyển đổi từ lao động sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa và chuyển sang làm việc tại các khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Quan tâm đầu tư xây dựng các trường đào tạo nghề trọng điểm quốc gia (trường Cao đẳng nghề Bắc Giang, trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế…). Giai đoạn 2016-2020, thành lập trường Đại học Bắc Giang trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Ngô Gia Tự và nâng cấp các trường trung cấp như: Trường Trung cấp y tế; Trung cấp Văn hóa, thể thao và du lịch; Trung cấp kinh tế- kỹ thuật thành các trường cao đẳng.

Tập trung đào tạo vào các ngành nghề trọng điểm như sau: Hóa chất, điện tử, cơ khí, dệt may, da giầy, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản, y tế v.v đáp ứng yêu cầu CNH và chuyển dịch cơ cấu lao động NN. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; số sinh viên đại học, cao đẳng/1 vạn dân đạt 400 - 450 sinh viên; trên 55% học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đặt trọng tâm việc giải quyết việc làm khu vực nông nghiệp, nông thôn bằng cách chuyển đổi lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ theo các chương trình/dự án phát triển cụ thể.

Triển khai và tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, giảm hộ nghèo lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác và các giải pháp tạo ra nhiều việc làm mới.

Phát triển thông tin thị trường lao động, hoàn thiện hệ thống giao dịch chính thức trên thị trường lao động. Tổ chức tốt mạng lưới dịch vụ cung ứng lao động, giao dịch, tìm hiểu và giới thiệu việc làm.

Phấn đấu giai đoạn 2014-2020, giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho khoảng 28.000 lao động. Đến năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị duy trì ở mức dưới 4%.



Biểu 35: Dự báo lao động tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2012

2015

2020

TT(%)

2011-2015

2016-2020

2

Tổng số lao động

1000 người

1.061

1.108,18

1.200,6

1,2

2,8

2.1

Lao động có việc làm

1000 người

992,7

1.041,69

1.130,97

1,3

2,9

2.2

Phân theo ngành kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

Lao động NN, LN, TS

người

622,5

588,55

548,52

 

 

 

Lao động CN-XD

người

193,8

255,21

332,50

 

 

 

Lao động DV

người

176,4

197,92

249,94

 

 

2.3

Cơ cấu lao động theo ngành

 

100

100

100

 

 

 

Lao động NN, LN, TS

%

62,70

56,5

48,5

 

 

 

Lao động CN-XD

%

19,52

24,5

29,4

 

 

 

Lao động DV

%

17,77

19,0

22,1

 

 

2.2.2. Giáo dục-Đào tạo

a. Quan điểm, mục tiêu phát triển

Coi giáo dục đào tạo là khâu đột phá, là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của tỉnh và là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để nâng cao dân trí và xây dựng lực lượng lao động có đủ trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển của các tỉnh.

Hình thành một mạng lưới giáo dục, đào tạo hợp lý phù hợp với đặc thù của từng tiểu vùng, đặc biệt quan tâm đến các vùng cao, vùng sâu, vùng xa... tạo điều kiện cho con em các dân tộc có cơ hội được đi học.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới căn bản sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục đào tạo được nâng lên một cách toàn diện, đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền kinh tế tri thức.



b. Phương hướng phát triển

Nâng cao toàn diện chất lượng hoạt động ngành giáo dục trên cơ sở chuẩn hóa trường, lớp và đội ngũ giáo viên, học sinh v.v theo chuẩn mực mới, cả về trình độ ngoại ngữ (theo chuẩn mực các nước ASEAN).

Xã hội hóa công tác giáo dục trên cơ sở hoàn thiện cơ chế, chính sách và thực hiện đổi mới công tác quản lý, trọng tâm vào chất lượng nhằm thu hút đầu tư và chất lượng nâng lên.

Phát triển mạng lưới trường lớp ở các cấp học đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 295 trường mầm non; 266 trường tiểu học, 251 trường THCS và PTCS. Tập trung xây dựng trường trọng điểm, lớp chất lượng cao; đồng thời phải có cơ chế chính sách đãi ngộ nhằm thu hút họ trở lại tỉnh làm việc sau khi tốt nghiệp đại học v.v. Ổn định quy mô trường THPT, GDTX. Khuyến khích thành lập mới các cơ sở giáo dục tư thục ở các cấp học.



Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học. Đến năm 2020, có 88,5% trường mầm non; 97,7% trường tiểu học; 88,8% trường THCS; 75,5% trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ kiên cố hóa trường, lớp học đạt 100%.

Biểu 36: Một số chỉ tiêu Giáo dục - Đào tạo đến 2020


TT


Chỉ tiêu


Đơn vị

Theo thời gian

2015

2020

I

Cơ sở vật chất










1

Duy trì huy động trẻ 5 tuổi ra lớp

%

100

100

2

Tỷ lệ trường học đạt chuẩn QG










2.1

Tỷ lệ trường MN đạt chuẩn QG

%

66,3

88,5

2.2

Tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn

%

92,8

97,7

2.3

Tỷ lệ trường THCS đạt chuẩn

%

75,4

88,8

2.4

Tỷ lệ trường THPT đạt chuẩn

%

63,3

75,5

3

Tỷ lệ phòng học khối phổ thông kiên cố hóa

%

95

100

II

Trình độ giáo viên










1

Tỷ lệ trên chuẩn bậc Mầm non

%

74,9

85,3

2.1

Tỷ lệ trên chuẩn bậc Tiểu học

%

83,9

92,3

2.2

Tỷ lệ trên chuẩn bậc THCS

%

61,5

70,5

2.3

Tỷ lệ trên chuẩn bậc THPT

%

16,9

25,1

Nguồn: Quy hoạch giáo dục đến năm 2020

2.2.3. Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

a. Quan điểm, mục tiêu phát triển

Phát triển đồng bộ, toàn diện hệ thống y tế của tỉnh Bắc Giang theo hướng hiện đại và bền vững, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển hệ thống y tế theo hướng tăng cường xã hội hóa, trong đó y tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, bảo đảm cho mọi người dân tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng tại tất cả các cơ sở y tế, bao gồm cả các cơ sở y tế cụng lập và ngoài cụng lập.

Phát triển mạng lưới y tế dự phòng có đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tật. Hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế thiết yếu có chất lượng.

Phát triển mạng lưới lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc; chủ động cung ứng thường xuyên, đủ thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý; ổn định thị trường thuốc phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. Ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dân số.



b. Phương hướng phát triển

Nâng cao chất lương công tác y tế thông qua xây dựng hệ thống y tế từ cơ sở hạ tầng khám, chữa bệnh, trường Cao đẳng Y v.v đến phát triển, nâng cao trình độ, y đức cho đội ngũ y tá, bác sỹ để đáp ứng nhu cầu nhân dân ngày nâng cao hơn đến năm 2020, trong bối cảnh CNH, HNQT.

Xã hội hóa công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân thông qua đổi mới chính sách, mở rộng hợp tác, liên doanh giữa các bệnh viện đa khoa, các bệnh viên chuyên khoa trong tỉnh với bệnh viện, trường y tại Hà Nội, Thái Nguyên theo hướng gia tăng quy mô, có ngành chuyên sâu, nâng cao chất lương, đảm bảo khám, chữa bệnh.

Trước mắt là thành lập Bệnh viện Nội tiết, Trung tâm Giám định pháp y, Trung tâm Giám định tâm thần, nâng cấp Trường Trung cấp Y thành Trường Cao đẳng Y tế Bắc Giang, Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm các huyện, thành phố; nghiên cứu thành lập Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Ung Bướu.

Tiếp tục thực hiện các chương trình liên quan nhằm giảm đến mức thấp nhất các bệnh lao, sốt rét, suy dinh dưỡng, rối loạn do thiếu iốt và hạn chế tối đa tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS v.v, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Biểu 37: Chỉ tiêu Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng đến 2020



TT


Chỉ tiêu


Đơn vị

Theo thời gian

2015

2020

I

Y tế










1.1

Giường bệnh/1 vạn dân

Giường

20,5

25

1.2

Bác sỹ/10.000 dân

Bác sỹ

7,5

8

1.3

Trạm y tế có Bác sỹ

%

100

100

II

Chăm sóc sức khỏe










2.1

Trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi

%

<15

<10

2.2

Tuổi thọ trung bình

Tuổi

74,0

75,0

2.3

Tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi

%

>98

99


2.2.4. Văn hóa, thể dục, thể thao

a. Quan điểm, mục tiêu phát triển

Nâng cao nhận thức hơn nữa trong các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò của văn hóa, thể thao và du lịch; tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý, đầu tư xây dựng các thiết chế lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần phong phú và lành mạnh cho nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Giữ gìn, phát huy thuần phong, mỹ tục, bản sắc văn hóa, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân ở các vùng, miền trong tỉnh; xây dựng thương hiệu và hình ảnh vùng đất, con người và văn hóa Bắc Giang với các địa phương trong cả nước và bạn bè quốc tế; tạo điều kiện để người dân được tham gia hoạt động văn hóa và thể dục, thể thao tốt hơn

b. Định hướng phát triển

* Về văn hóa: Phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa bản sắc dân tộc trên cơ sở hoàn thiện khu đa năng đồng bộ, hiện đại để biểu diễn văn hóa, nghệ thuật và sinh hoạt cộng đồng khác tại thành phố Bắc Giang. Bên cạnh đó, các đô thị, đặc biệt là Thắng, Chũ cần quy hoạch, xây dựng cụm công trình văn hóa.

Tiếp tục phát triển các loại hình nghệ thuật như hát quan họ, hát trầu văn, hát chèo, hát cà trù, hát si, hát lượn (Tày), các lễ hội truyền thống, góp phần phát triển du lịch, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân và làm giàu hơn kho tàng văn hóa.

Lập kế hoạch và triển khai theo kế hoạch cụ thể từ nay đến năm 2020 về trung tu, tôn tạo và quảng bá hình ảnh các khu di tích văn hóa lịch sử như An toàn khu II Hiệp Hòa, khu tưởng niệm Hoàng Hoa Thám, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà và các dích tích lịch sử, văn hóa khác đã được xếp hạng.

Tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Phấn đấu đến năm 2015 có 85% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa và 70% số bản, làng, khu phố đạt chuẩn văn hóa và tới năm 2020 tương tự các chỉ tiêu là 90% số hộ và 75% số làng, bản, khu phố.

* Về thể dục, thể thao: Đẩy mạnh xã hội hóa thể dục thể thao, tích cực thu hút doanh nghiệp tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như nhà thi đấu, sân vận động Bắc Giang v.v và đào tạo vận động viên thành tích cao, ưu tiên cầu lông, vật, đá cầu, cờ vua… để có những vận động viên đạt thành tích cao ở các giải quốc gia và khu vực.

Xây dựng và phát triển ổn định vững chắc thể thao thành tích cao; duy trì, giữ vững và từng bước nâng thứ hạng thể thao thành tích cao của tỉnh; đóng góp nhiều vận động viên cho các đội tuyển quốc gia và từng bước có thành tích cao tại các giải thể thao khu vực Đông Nam Á, Châu Á và quốc tế. Tập trung đầu tư các môn thể thao có lợi thế truyền thống và mũi nhọn của tỉnh.

Phát triển mạnh phong trào thể dục, thể thao quần chúng, góp phần nâng cao tầm vóc con người và sức khỏe cho nhân dân. Nâng tỷ lệ người dân tâp thể dục thường xuyên tăng lên 36% năm 2020.



2.2.5. Bưu chính, viễn thông, phát thanh truyền hình

a. Quan điểm, mục tiêu phát triển

Phát triển bưu chính, viễn thông, phát thanh, truyền hình theo hướng tin học hóa, đa dạng và nâng cao chất lượng các dịch vụ với hệ thống hạ tầng đồng bộ, đi trước một bước, tạo tiền đề hỗ trợ các cành, lĩnh vực khác phát triển.

Đến năm 2015, phủ sóng phát thanh truyền hình đến 100% hộ gia đình; số thuê bao điện thoại đạt 113,9 máy/100 dân, số thuê bao internet đạt trên 7,2 thuê bao/100 dân, tới năm 2020, số thuê bao internet đạt khoảng 10,5 thuê bao/100 dân, thuê bao điện thoại đạt 119,8/100 dân, chất lượng tiến bộ.

b. Định hướng phát triển

Phát triển mạnh hệ thống hạ tầng bưu chính, viễn thông trên phạm vi toàn tỉnh; nâng cao chất lượng phát thanh truyền hình, kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước, sản xuất, kinh doanh, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ và đời sống. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an toàn mạng. Quan tâm đầu tư xây dựng các cơ sở dữ liệu quản lý ngành, lĩnh vực. Tăng tỷ lệ ngầm hóa mạng cáp tại các khu đô thị mới.

Biểu 38: Chỉ tiêu bưu chính, viễn thông Bắc Giang đến 2020



TT


Chỉ tiêu


Đơn vị

Theo thời gian

2015

2020

I

Bưu chính










1.1

Tỷ lệ chuyển nhanh đạt

%

100,0

100,0

II

Viễn thông










2.1

Tỷ lệ máy cố định/100 dân

%

9,1

12,4

2.2

Tỷ lệ máy di động/100 dân

%

104,8

107,4

2.2

Tỷ lệ internet/hộ dân

%

7,2

10,5

2.2.6 Giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội

a. Quan điểm, mục tiêu phát triển

Giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để giảm nghèo bền vững.

Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng.

b. Định hướng phát triển

Tập trung các nguồn lực, sáng tạo trong cách làm để giảm nghèo nhanh, bền vững trong thời kỳ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để nâng cao mức sống chung của nhân dân và đảm bảo trở thành tỉnh đứng đầu trong vùng.

Lồng ghép tất cả các chương trình quốc gia về giảm nghèo, chương trình đào tạo nghề nông thôn, đào tạo nghề trong chương trình xây dựng nông thôn mới v.v đang thực hiện, thành một kế hoạch, thực hiện theo thời gian, không gian cụ thể. Tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình 30a, chương trình xây dựng nông thôn mới v.v và chương trình bảo đảm quốc phòng, an ninh, bình ổn xã hội tại khu vực miền núi, trung du, đặc biệt là khu vực phòng thủ quốc gia.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2014-2020 giảm bình quân từ 1,5-2%/năm, tập trung vào khu vực miền núi, trung du, vùng bị thiên tai, mất đất canh tác và đồng bào dân tộc ít người thông qua phối hợp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với những người có công và bảo trợ xã hội.

2.3. Phát triển khoa học - công nghệ

a. Quan điểm, mục tiêu phát triển

Hoạt động khoa học và công nghệ phải bám sát, phục vụ trực tiếp cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của địa phương trên cơ sở đầu tư trang thiết bị, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư có trọng điểm trên cơ sở các ngành sản xuất, sản phẩm chủ lực của tỉnh để tạo sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

Nhiệm vụ nghiên cứu-triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ phải đảm khả thi, có khả năng nhân rộng, góp phần quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất - kinh doanh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả và từng bước hiện đại hóa hoạt động quản lý hành chính nhà nước, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xứ lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.



b. Định hướng phát triển

Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ để khoa học công nghệ thực sự trở thành yếu tố then chốt tạo ra những đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng các chương trình, đề tài, dự án khoa học - công nghệ phục vụ trực tiếp sản xuất và đời sống của nhân dân.

Tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến vào các lĩnh vực trọng yếu của tỉnh, trước hết là trong sản xuất nông nghiệp từ khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, nhất là đầu tư phát triển các ngành sản xuất ứng dụng công nghệ cao vào các khu công nghiệp tập trung của tỉnh, nhằm tạo ra sản phẩm công nghiệp chất lượng cao, có sức cạnh tranh, khả năng xuất khẩu.

Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, từng bước tin học hóa các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Triển khai đề án áp dụng cơ chế một cửa liên thông hiện đại trong các cơ quan hành chính đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Trong các lĩnh vực xã hội, cần chú trọng áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ phục vụ đời sống của nhân dân nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường.



Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương