CỤc quản lý chất lưỢng nông lâm sản và thủy sảN 000



tải về 447.5 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích447.5 Kb.
#31219
  1   2   3   4

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

-----------------------000---------------------

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

NGHIỆP VỤ KIỂM NGHIỆM AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC LĨNH VỰC NÔNG LÂM THỦY SẢN

HÀ NỘI - 2015




CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1.1.1. Bộ xét nghiệm nhanh (bộ kit thử nhanh)

Hiện nay, việc sử dụng không đúng cách và lạm dụng các hóa chất trong sản xuất nông lâm nghiệp làm nguyên liệu cho thực phẩm đang là mối nguy hại lớn gây mất ATTP. Trong khi đó, việc kiểm soát chất lượng thực phẩm một cách kịp thời và hiệu quả đang là vấn đề nan giải thách thức cơ quan quản lý. Việc thanh kiểm tra tại hiện trường như các chợ cung cấp, chợ đầu mối, cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ đang gặp nhiều khó khăn. Phần lớn chỉ tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh sản xuất bằng mắt thường, công đoạn lấy mẫu kiểm nghiệmđể có đủ cơ sở đưa ra hình thức xử lý đối với mặt hàng thực phẩmkhông đảm bảo chất lượng, nhất là các sản phẩm tươi sống, cơ quan chức năng phải lấy mẫu gửi đi phân tích định lượng tại phòng kiểm nghiệm. Quá trình kiểm nghiệm định lượng trong phòng thí nghiệm mất ít nhất từ 2 đến 4 ngày, cùng với thời gian này sản phẩm/lô hàng bị phát hiện không đảm bảo chất lượngcó thể đã được đưa đi tiêu thụ, việc xử lý vi phạm chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính, cảnh cáo và các biện pháp giải quyết không mang tính kịp thời.

Để hạn chế điều đó, việc sử dụng các phương pháp phân tích định tính ngay tại hiện trường bằng kit thử nhanh để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra và kịp thời xử lý những sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng là một giải pháp tốt trong tình hình hiện nay.

Theo Thông tư 11/2014/TT-BYT-Quy định quản lý bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm, bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm hay kit thử nhanh được hiểu như sau:

Bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm bao gồm các dụng cụ, hóa chất hoặc môi trường nuôi cấy được chuẩn bị sẵn, đồng bộ đủ điều kiện để xét nghiệm một hoặc nhiều chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm nhất định, rút ngắn thời gian cho kết quả so với các phương pháp thử nghiệm chuẩn.

Các bộ xét nghiệm nhanh (kit thử nhanh) đưa vào sử dụng là các kít thử được cấp phép lưu hành theo quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BYT về “Quy định quản lý bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm”có hiệu lực từ ngày 1/6/2014. Thông tư số 11/2014/TT-BYTthay thế cho Thông tư số 13/2010/TT-BYTngày 12/5/2010 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm và Thông tư 28/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-BYT của Bộ Y tế.

Danh mục các kít thử nhanh được phép lưu hành hiện nay do Bộ Y tế quản lý và theo quy định tại Điều 16 của Thông tư 11/2014/TT-BYT, các bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm đượcsử dụng trong các trường hợp:


  1. Thử nghiệm hỗ trợ cho công tác kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm. Kết quả thu được từ thử nghiệm bằng bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm là kết quả ban đầu, chỉ mang ý nghĩa sàng lọc, định hướng cho các thử nghiệm khẳng định tiếp theo trong phòng thí nghiệm. Không sử dụng kết quả thu được từ thử nghiệm bằng bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm làm cơ sở để xử lý vi phạm;

  2. Thử nghiệm phục vụ kiểm soát an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm;

  3. Thử nghiệm giúp người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn thực phẩm.

1.1.2. Phương pháp phân tích

Các phương pháp phân tích phục vụ kiểm tra nhanh được giới thiệu trong tài liệu này khuyến cáo sử dụng các kit thử đã được cấp phép bởi Bộ Y tế. Đối với hầu hết các kit thử hiện đang lưu hành, nhà sản xuất kit thử luôn có các quy trình phân tích khuyến cáo kèm theo và được áp dụng đối với từng sản phẩm/nhóm sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới các kết quả thử nghiệm của kit thử mang tính định tính hoặc bán định lượng và phụ thuộc lớn vào cả người/kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra. Để có cơ sở pháp lý chắc chắn trong xử lý vi phạm từ kết quả thử nghiệm việc sử dụng phương pháp phân tích phải được tiến hành xác định giá trị sử dụng của phương pháp. Các thông số tối thiểu cần xác định khi tiến hành xác định giá trị sử dụng của phương pháp phân tích phục vụ quản lý nhà nước về các sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BNNPTNT ngày 3 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.





Ghi chú: Các ký hiệu trong bảng trên được hiểu như sau:

Các ký hiệu trong bảng trên được hiểu như sau:

(+): Cần xác định

(-): Không cần xác định

(*): Không phải tính toán đối với chỉ tiêu đa lượng.

(1): Sử dụng phương pháp thử tiêu chuẩn thì không cần xác định thông số này.

(2): Tùy từng trường hợp cụ thể có thể cần phải xác định.

Trong đó:

- Phương pháp tiêu chuẩn là phương pháp được công bố bởi tổ chức tiêu chuẩn quốc gia, khu vực, quốc tế (ví dụ: TCVN, EN, Codex, ISO…), hoặc ban hành bởi các tổ chức kỹ thuật chuyên nghiên cứu và xác định giá trị sử dụng phương pháp phân tích (ví dụ: AOAC, AFNOR, …) đồng thời công bố kèm theo đầy đủ các thông số về xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp.

- Phương pháp không tiêu chuẩn: ngoài các phương pháp tiêu chuẩn nêu trên và những phương pháp có sửa đổi so với phương pháp tiêu chuẩn mà phần sửa đổi có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

Việc xác định giá trị sử dụng của phương pháp giúp nâng cao độ tin cậy của các kết quả thử nghiệm đối với các phương pháp phân tích. Điều này cũng đồng nghĩa với một cơ sở khoa học và pháp lý vững chắc.



1.1.3. Quy trình xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp phân tích:

a) Mục đích: Việc xác nhận giá trị của phương pháp phân tích giúp các nhà quản lý có cở sở khoa học và pháp lý trong việc xác định các kết quả phân tích đạt yêu cầu quy định và đưa ra kết luận chính xác khi thanh kiểm tra, giám sát ATTP. Do vậy, trong nội dung này quy định các bước tiến hành xác nhận giá trị sử dụng phương pháp phân tích nhằm đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng.

b) Quy trình thực hiện:Đối với các phương pháp phân tích áp dụng các kít thử nhanh tại hiện trường cũng như trong PTN, sau khi nghiên cứu tài liệu và khảo sát sơ bộ các điều kiện áp dụng của phương pháp phù hợp với mục đích sử dụng thì tiến hành xác nhận giá trị sử dụng phương pháp phân tích như sau:

Bước 1: Chuẩn bị phê duyệt phương pháp

  • Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hóa chất chuẩn;

  • Lựa chọn các thông số cần đánh giá, nêu rõ các bước chuẩn bị và tiêu chí (nếu có)

  • Phân công người thực hiện và thời gian để tiến hành phê duyệt;

  • Lựa chọn nền mẫu phê duyệt phù hợp với mục đích sử dụng và có nguồn gốc rõ ràng.

Bước 2: Đánh giá các thông số xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp

  • Tiến hành xác định các thông số xác nhận giá trị sử dụng tại Phòng thí nghiệm;

  • Tùy thuộc vào phương pháp phân tích, phạm vi áp dụng phương pháp cho từng lĩnh vực đối với từngkít thử mà chọn những thông số phù hợp với các tiêu chí đưa ra. Có thể tham khảo trong phụ lục “các thông số tối thiểu cần xác định khi tiến hành xác nhận giá trị sư dụng của phương pháp” ban hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BNNTPNT ngày 3 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

  • Nếu cần thiết, tiến hành so sánh kết quả của phương pháp thử sử dụng kit thử nhanh với các kết quả của phương pháp chuẩn hoặc các phương pháp định lượng đã được sử dụng trong PTN để đánh giá được hiệu quả của phương pháp áp dụng phân tích nhanh tại hiện trường và PTN.

Bước 3: Báo cáo kết quả xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp: Trong báo cáo kết quả xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp phân tích phải nêu một số nội dung chính sau:

  • Nêu rõ tên phương pháp, thời gian thực hiện, người thực hiện, dụng cụ sử dụng và nền mẫu phê duyệt;

  • Nêu rõ tên kit thử, phạm vi áp dụng;

  • Nêu rõ các bước chuẩn bị bao gồm chuẩn bị hóa chất, các thông số và điều kiện chạy trên thiết bị;

  • Bảng kết quả các thông số phê duyệt được tổng hợp từ các số liệu đánh giá.

1.2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

12.1. Phạm vi áp dụng:

Tài liệu này hướng dẫn kiểm tra nhanh các chỉ tiêu gây mất an toàn thực phẩm bằng các kit thử nhanh (đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành) tại các vùng nuôi trồng/trồng trọt, sơ chế/giết mổ/chế biến, chợ/siêu thị bán thực phẩm thuộc các sản phẩm thực phẩm:

- Các loại rau ăn lá, thân, hoa;

- Các loại quả ăn cả vỏ;

- Chè các loại;

- Thịt gia súc, gia cầm;

- Các sản phẩm thủy sản;



1.2.2. Đối tượng áp dụng:

Tài liệu phục vụ cho:



  • Cán bộ cán bộ, kỹ thuật viên thực hiện hoạt động lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm nông lâm thủy sản;

  • Cán bộ, kỹ thuật viên thực hiện quá trình giám sát, thanh tra, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;

  • Kiểm nghiệm viên, kỹ thuật viên làm việc tại các Phòng kiểm nghiệm, phòng phân tích tại địa phương

CHƯƠNG 2. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN VÀ PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHANH

2.1. Nguyên tắc chung

- Lựa chọn phương pháp kiểm tra nhanh cần phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng loại sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản như các sản phẩm tươi sống, các sản phẩm nông sản, các mẫu nước, không khí, kiểm tra điều kiện sản xuất (ánh sáng, nhiệt độ, pH…)

- Lựa chọn phương pháp kiểm tra nhanh dựa trên chỉ tiêu cần kiểm tra. Tùy thuộc vào kết quả cần đạt được mà có thể lựa chọn thiết bị, dụng cụ hay kit thử để làm phương pháp kiểm tra. Kết quả thu được có thể là kết quả cuối cùng để báo cáo/xử lý hoặc là kết quả gián tiếp, trung gian để có được kết quả cuối cùng.

- Lựa chọn phương pháp kiểm tra nhanh phù hợp với đặc điểm và cách thức thanh tra/kiểm tra tại hiện trường (có hoặc không kèm theo xe kiểm nghiệm chuyên dụng) hoặc mang về phòng kiểm nghiệm. Ví dụ như đối với các trường hợp cần có kết quả kiểm tra để có hành động xử lý kịp thời ngay tại hiện trường như kiểm tra sản phẩm tại chợ đầu mối, kiểm tra điều kiện sản xuất…nên lựa chọn các phương phápcó thể trả kết quả ngay lập tức hoặc trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đảm bảo độ tin cậy...

- Lựa chọn phương pháp kiểm tra nhanh phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và con người. Một số phương pháp kiểm tra nhanh không cần thiết sử dụng các thiết bị phụ trợ hoặc chỉ yêu cầu những thiết bị đơn giản cùng với yêu cầu đơn giản với người thực hiện. Nhưng cũng có những phương pháp (như ELISA kit là một ví dụ) cần được đầu tư thiết bị, đòi hỏi người thực hiện phải được đào tạo bài bản và có chuyên môn nghiệp vụ. Do vậy, dựa trên nguồn lực có sẵn mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp.



2.2. Phân loại các phương pháp kiểm tra nhanh

Dựa trên nguyên tắc sử dụng, đặc điểm cấu tạo và kết quả đầu ra của các phương pháp kiểm tra mà có thể phân loại thành hai nhóm phương pháp chính như sau:



2.2.1.Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo nhanh: Đối với các phương pháp này không yêu cầu quá trình xử lý mẫu, kết quả đo được hiển thị trực tiếp đối với từng loại thang đo.

- Đo các chỉ tiêu vật lý: pH, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió, độ sáng…

- Đo các chỉ tiêu sinh - hóa học: hàm lượng Nitrate, hàm lượngChlorine, đo ATPase…

2.2.2. Sử dụng các kit kiểm tra nhanh:với những phương pháp thường bao gồm quá trình chuẩn bị mẫu phân tích, có thể phân làm hai nhóm:

- Nhóm kit thử nhanh không cần thiết bị phụ trợ (phương pháp phân tích đã bao gồm đầy đủ đi kèm với kit thử): một số vi sinh vật, một số dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, một số chất phụ gia thực phẩm. Đối với nhóm chỉ tiêu này không đòi hỏi các thao tác phức tạp và thời gian phân tích ngắn (khoảng từ 05-45 phút/mẫu). Phương pháp phân tích thuộc nhóm này thường dễ dàng ứng dụng để kiểm tra nhanh tại hiện trường.

- Nhóm kit thử nhanhcần thêm thiết bị phụ trợ, bao gồm: kim loại nặng (Pb, Cd, Hg), một số dư lượng thuốc thú y, dư lượng hooc môn, tăng trọng. Nhóm chỉ tiêu này đòi hỏi kiểm nghiệm viên phải được đào tạo vận hành các trang thiết bị phụ trợ để xử lý mẫu (máy xay mẫu, máy ly tâm, bể điều nhiệt, máy ủ...), thời gian trả kết quả đối với nhóm chỉ tiêu này trung bình từ 01-02 giờ/mẫu (riêng đối với một số chỉ tiêu vi sinh trung bình 24-48 giờ/mẫu). Những phương pháp phân tích thuộc nhóm này phù hợp với việc triển khai nhanh tại phòng kiểm nghiệm hoặc có thể thay đổi cho phù hợp để áp dụng được trên các xe kiểm nghiệm di động.

2.3. Danh mục các loại kit thử có thể tiến hành kiểm tra nhanh (để tham khảo)

Dựa trên nguyên tắc lựa chọn và phân loại các phương pháp kiểm tra nhanh đã trình bày ở trên, nội dung bài giảng này giới thiệu một số loại kit thử đang có mặt trên thị trường có thể triển khai kiểm tra nhanh một số các chỉ tiêu gây mất ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản. Danh mục kit kiểm tra nhanh được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo:



  • Các nhóm sản phẩm:

  1. Thịt và các sản phẩm từ thịt;

  2. Thuỷ sản tươi sống và các sản phẩm thủy sản;

  3. Các loại rau, củ, quả tươi sống.

  • Chỉ tiêu kiểm tra tương ứng với từng nhóm sản phẩm.

  • Thông tin về các loại kittương ứng, bao gồm: tên kit thử, nhà sản xuất, yêu cầu các phụ trợ cần có, đặc tính kỹ thuật, thời gian trả kết quả, đơn giá tham khảo.

  • Đánh giá tính khả thi đối với việc áp dụng kit kiểm tra nhanh trong từng điều kiện: tại hiện trường, trong phòng kiểm nghiệm hoặc xe kiểm nghiệm chuyên dụng, hoặc cần phải thay đổi để áp dụng cho phù hợp.

*Chi tiết danh mục xem tại Phụ lục kèm theo.

CHƯƠNG 3.GIỚI THIỆU MỘT SỐ KIT THỬ VÀ QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN KIỂM TRA NHANH

Trong phạm vi nội dung của chuyên đề, chúng tôi xin giới thiệu một số dụng cụ, thiết bị đo và một số kit kiểm tra nhanh một số các chỉ tiêu gây mất ATTP với trên các sản phẩm nông lâm thủy sản.



A. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM TRA NHANH

3.1. Yêu cầu về cơ sở vật chất:

Hoạt động kiểm tra nhanh có thể được thực hiện ngay tại hiện trường hoặc trênxe kiểm nghiệm di động chuyên dùng hoặc tại phòng kiểm nghiệm cố định. Dưới đây là các yêu cầu tối thiểu cần có để có thể triển khai các phương pháp phân tích kiểm tra nhanh.



3.1.1. Phòng kiểm nghiệm cố định:

  • Nền và tường được ốp lát gạch men.

  • Diện tích: tối thiểu khoảng 20 m2 để kê các thiết bị: tủ lưu mẫu; tủ lạnh để bảo quản hóa chất, kit thử; bàn thao tác kiểm nghiệm và các bàn để kê thiết bị (cân, máy xay, máy ly tâm nhỏ, máy lắc mẫu,...).

  • Phải có hệ thống cung cấp điện, nước sạch đảm bảo cung cấp đủ theo công suất của thiết bị và nhu cầu sử dụng để thao tác và vận hành các thiết bị theo như quy trình tương ứng của mỗi loại test kit.

  • Có bồn rửa bằng vật liệu chống ăn mòn để tráng rửa dụng cụ.

  • Có bàn thao tác kiểm nghiệm bằng vật liệu chống ăn mòn hoặc ốp gạch men.

3.1.2. Các trang thiết bị phụ trợ tối thiểu:

  • Thùng đựng mẫu: 01 bộ.

  • Tủ đông chưa mẫu: 01 cái.

  • Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất chuẩn, Kit thử: 01 cái.

  • Cân mẫu: cân kỹ thuật (độ chính xác tối thiểu: 0.01 gam): 01 cái.

  • Máy xay mẫu (có thể thay bằng máy xay sinh tố): 01 cái.

  • Bếp điện: 01 cái.

  • Máy ly tâm loại nhỏ: 01 cái.

  • Máy lắc mẫu: 01 cái.

  • Dao, thớt để cắt mẫu: 01 bộ.

3.2. Yêu cầu về nhân sự:

  • Có tối thiểu 02 cán bộ (tốt nhất có trình độ từ trung cấp có chuyên môn về kiểm nghiệm an toàn thực phẩm) để đảm bảo khả năng thay thế.

  • Các cán bộ phải được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ lấy mẫu, xử lý mẫu kiểm nghiệm.

  • Được đào tạo về sử dụng dụng cụ kiểm tra nhanh, phương pháp phân tích, xử lý mẫu cho từng loại kit tương ứng.

  • Khách quan, trung thực, có thể thực hiện hoạt động lấy mẫu một cách độc lập, không chịu sự can thiệp từ bên ngoài.

  • Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao, không thực hiện khi có vết thương hở, bị cúm/cảm lạnh hoặc đang mắc bệnh truyền nhiễm.

3.3 Yêu cầu đối với dụng cụ, thiết bị và kit kiểm tra nhanh.

  • Sử dụng các kit thử có trong danh mục được cấp phép bởi Bộ Y tế và cần phải xác định các giá trị sử dụng của phương pháp khi áp dụng kit thử đó trên các nền mẫu và điều kiện thực tế.

  • Sử dụng các thiết bị đo được chứng nhận và hiệu chuẩn định kỳ để đảm bảo kết quả có độ tin cậy cao.

  • Sử dụng thiết bị đo, kit thử theo khuyến cáo của nhà sản xuất: đồng bộ, thao tác vận hành, hạn sử dụng, thời hạn hiệu chuẩn…

3.4. Yêu cầu đối với vận hành

- Sử dụng trang phục sạch sẽ để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm.

- Mang găng tay và khử trùng găng tay trước khi tiến hành. Đổi găng tay trước khi tiến hành với mẫu tiếp theo nếu có nguy cơ nhiễm chéo.

- Vận hành sử dụng dụng cụ/ thiết bị theo đúng các quy trình kỹ thuật tương ứng.

- Việc vận hành sử dụng kiểm tra ATTP phải được ghi chép lại đầy đủ.

B. MỘT SỐ QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN KIỂM TRA NHANH CÁC CHỈ TIÊU HÓA HỌC


    1. Các quy trình hướng dẫn kiểm tra nhanh một số chỉ tiêu gây mất ATTP tại hiện trường.

3.5. Các quy trình hướng dẫn kiểm tra nhanh các chỉ tiêu thuốc BVTV

3.5.1. Giới thiệu chung

Hóa chất bảo vệ thực vật là những hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng để phòng và trừ sinh vật gây hại cây trồng và nông sản. Hóa chất bảo vệ thực vật gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo tên nhóm sinh vật gây hại, như thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ bệnh dùng để trừ bệnh cây…Các loại hóa chất bảo vệ thực vật gồm nhiều loại, chủ yếu gồm 4 nhóm chính:

- Nhóm Clo hữu cơ (organnochlorine)

- Nhóm lân hữu cơ (organophosphorus)

- Nhóm Carbamat

- Nhóm Pyrethroid (nhóm cúc)

- Ngoài ra, còn có một số nhóm khác như: các chất trừ sâu vô cơ (nhóm asen), nhóm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, virus (thuốc trừ nấm, trừ vi khuẩn…), nhóm các hợp chất vô cơ (hợp chất của đồng, thủy ngân,…).

Hầu hết hóa chất BVTV đều độc với con người và động vật máu nóng ở các mức độ khác nhau. Mức độ gây độc phụ thuộc vào lượng thuốc xâm nhập vào cơ thể. Ở dưới liều gây chết, chúng không đủ khả năng gây tử vong, dần dần bị phân giải và bài tiết ra ngoài. Hóa chất BVTVcó thể thâm nhập vào cơ thể con người và động vật qua nhiều con đường khác nhau; thông thường qua 03 đường chính: hô hấp, tiêu hoá và tiếp xúc trực tiếp.

Dư lượng thuốc BVTV trên rau, củ, quả và các sản phẩm nông sản khác là một vấn đề nóng đang được quan tâm và kiểm soát chặt chẽ. Các phương pháp phân tích chủ yếu đang dung hiện nay để phát hiện dư lượng thuốc BVTV là phân tích định lượng với các hệ thống GC, LC ghép các đầu dò; phân tích định tính và sàng lọc với các bộ kit thử nhanh. Việc sử dụng phân tích định tính với các loại kit thử nhanh cho kết quả khá chính xác. Tuy nhiên có nhược điểm lớn là giới hạn phát hiện cao và chỉ nhạy với một số nhóm/gốc thuốc BVTV nhất định.

3.5.2. Phạm vi áp dụng:

Phương pháp này mô tả cách xác định các chỉ tiêu thuốc BVTV nhóm lân (phospho) hữu cơ và carbamate trong một số sản phẩm trà, rau, củ, quả tươi bằng kit thử nhanh VPR 10 (được sản xuất bởi Viện E17, Tổng cục 6, Bộ Công An).

Giới hạn phát hiện: LOD=0,5 ppm.

Chú ý: phương pháp được giới thiệu phù hợp với bộ kit thử đi kèm. Trên thị trường hiện có nhiều loại kit thử khác nhau để kiểm tra nhanh dư lượng thuốc BVTV trên các sản phẩm thực phẩm. Do vậy, về chất lượng và để đảm bảo kết quả kiểm tra, người kiểm tra có thể sử dụng nhiều loại kit thử và cần lựa chọn kit thử có trong danh mục được cấp phép.

3.5.3. Nguyên tắc:

Nguyên tắc của bộ kit hoạt động dựa trên việc đo sự ức chế các enzyme acetylcholinesterase (AChE). Một số thuốc trừ sâu nhóm phosphor hữu cơ và carbamate ức chế các enzyme này. Dựa trên sự thay đổi màu sắc của dung dịch có thể xác định sự tồn tại hai nhóm chất BVTV trong mẫu.



3.5.4. Dụng cụ, hóa chất và thuốc thử

- Hóa chất, kit thử:

Bộ Kit thử kiểm tra nhanh dư lượng thuốc BVTV VPR 10 gồm:

- 10 bộ thuốc thử

- 10 ống dung môi

- 10 ống kích hoạt



Hình 2.1. Kit kiểm tra nhanh thuốc trừ sâu (VPR 10)

- Dụng cụ:


  • Cốc nhựa hoặc thủy tinh

  • Túi nilon đựng mấu

  • Ống fancol

  • Kéo, kẹp sắt

  • Đĩa pettri

  • Bơm tiêm hút mẫu

  • Găng tay cao su

3.5.5. Chuẩn bị mẫu

      1. Chuẩn bị mẫu rau, trà tươi:

  • Lấy cả lá và cuống rau cắt nhỏ cỡ hạt ngô và trộn đều.

      1. Chuẩn bị mẫu rau, trà khô:

  • Thấm ướt trà khô vừa đủ để trà vừa nở, cắt nhỏ (tránh quá nhiều nước).

      1. Chuẩn bị mẫu củ, quả:

  • Tùy thuộc vào vị trí lấy mẫu là bên ngoài củ, quả hay bên trong.

  • Cắt thành mẫu nhỏ như với mẫu rau.

3.5.6. Quy trình phân tích bằng kỹ thuật kit thử nhanh

Chi tiết các bước để thực hiện phân tích mẫu được mô tả theo các bước bên dưới:



Bước 1: Lấy khoảng 10g mẫu rau bắp cải hoặc quả cà chua, cà rốt, nho, táo đã cắt nhỏ cho vào túi chiết (lượng mẫu chiếm khoảng 1/3 túi).



Hình 2.2.

Bước 2: Lấy 10ml nước sạch cho vào cốc nhựa. Dùng kẹp bẻ hai đầu ống “chất hoạt hóa”, đổ hết dịch trong ống vào cốc đã chứa 10ml nước, lắc nhẹ, sau đó đổ dung dịch trong cốc vào túi mẫu, trộn đều hỗn hợp bằng cách lắc khoảng 3 phút.



Hình 2.3.

Bước 3: Lấy 1 ống dung môi chiết, cầm ống theo chiều đứng, dùng kẹp bẻ đầu trên của ống, sau đó đổ hết dung môi trong ống vào túi chứa mẫu chiết, đóng miệng túi và lắc nhẹ, đều trong khoảng 2 phút.



Hình 2.4.

Bước 4: Lắp đầu côn có vạch màu vào “ống tách”. Nghiêng túi để hổn hợp dồn xuống một góc túi, dùng kéo cắt góc kia của túi để tạo một lỗ nhỏ. Mở nắp “ống tách”, đổ dịch chiết từ túi mẫu vào ống đã được bịt đầu dưới bằng một đầu côn kín (đầu côn có vạch màu), ép nhẹ túi để thu hết phần dung môi chiết còn trong rau. Vặn chặt nắp ống tách, để ống theo chiều thẳng đứng cho đến khi dung dịch trong ống chia thành 2 lớp.



Hình 2.5.

Bước 5: Hướng đầu dưới của ống tách vào đĩa thủy tinh, dùng kéo cắt phần dưới cùng của đầu côn để thu phần dung môi lớp dưới chảy xuống hết đĩa petri.

Chú ý: Chỉ lấy vừa hết phần dung môi lớp dưới. Khi chảy gần hết dung môi, vặn chặt nắp lại cho dòng chảy chỉ còn nhỏ giọt và bỏ ra ngoài. Để dung môi trong dĩa bay hơi tự nhiên cho đến khô hoàn toàn, nên để nơi thoáng gió.



Hình 2.6.

Bước 6: Cắt vỏ bao thuốc thử lấy ống CV1, CV2 và giấy thử ra ngoài.



Hình 2.7.

Bước 7: Sau khi dung môi trên đĩa thủy tinh bay hơi hoàn toàn, lấy một mẫu bông cho vào đĩa petri, dùng bơm tiêm có lắp đầu côn lấy 1,2ml “dung dịch pha” cho vào mẫu bông. Dùng kẹp đưa mẫu bông đi khắp đáy đĩa để chất chiết thấm vào bông. Chú ý cần lau khắp đáy đĩa để thu triệt để chất đã chiết được.



Hình 2.8.

Bước 8: Thu mẫu bằng cách cắm đầu côn vào cục bông, kéo nhẹ pittông của bơm tiêm để hút dung dịch trong mẫu bông vào đầu côn. Nếu trong đĩa còn dịch mẫu nên dùng mẫu bông này thấm lại lần nữa để thu triệt để. Cho toàn bộ dịch chiết mẫu thu được vào ống ký hiệu CV1, đậy nắp, lắc đều theo chiều dọc của ống. Để cho phản ứng diễn ra trong 30 phút.



Hình 2.9.

Bước 9: Dùng đầu côn thứ 2 lấy 0,1ml dung dịch pha cho vào ống CV2, lắc kỹ để cho tan đều chất ở trong ống, sau đó hút hết dịch cho vào ống CV1, lắc đều, để 5 phút.



Hình 2.10.

Bước 10: Mở gói giấy thử dùng kẹp lấy mẫu giấy màu xanh cho vào ống CV1. Quan sát để đọc kết quả sau 5 phút.

– Âm tính: Nếu sau 5 phút giấy thử chuyển sang màu trắng.

– Dương tính: Nếu sau 5 phút giấy thử vẫn còn màu xanh.



Hình 2.11.

3.5.7. Đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm:

- Chỉ đọc kết quả trong thời gian khoảng 5 phút, ngoài thời gian trên kết quả có thể không chính xác.

- Khi sử dụng không để hoá chất tiếp xúc với da, nếu có phải rửa ngay bằng nước.

3.5.8. Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn sử dụng đi kèm bộ Kit kiểm tra nhanh thuốc trừ sâu (VPR 10) (Sản xuất bởi Viện E17, Tổng cục 6, Bộ Công An).


Каталог: van-ban-moi -> chi-111ao-111ieu-hanh
van-ban-moi -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam liêN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
chi-111ao-111ieu-hanh -> CỤc quản lý chất lưỢng nông lâm sản và thủy sảN
van-ban-moi -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam liêN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
van-ban-moi -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ
van-ban-moi -> HƯỚng dẫn tổ chức hoạt động chào mừng kỷ niệm
van-ban-moi -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ
van-ban-moi -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
van-ban-moi -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập- tự do- hạnh phúc

tải về 447.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương