Kcn: Khu công nghiệp ccn: Cụm công nghiệp


V. LIÊN KẾT, HỢP TÁC PHÁT TRIỂN VỚI CÁC TỈNH LÂN CẬN, TRONG VÙNG VÀ CẢ NƯỚC



tải về 1.8 Mb.
trang15/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.8 Mb.
#23868
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

V. LIÊN KẾT, HỢP TÁC PHÁT TRIỂN VỚI CÁC TỈNH LÂN CẬN, TRONG VÙNG VÀ CẢ NƯỚC


5.1. Lấy việc thực hiện chương trình hợp tác với các địa phương là một nhiệm vụ trọng tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh trong thời kỳ hội nhập.

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác phát triển giữa Bắc Giang với các địa phương đã ký kết, đồng thời mở rộng hợp tác với các địa phương khác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và theo đúng pháp luật nhằm hình thành và phát triển mối quan hệ lâu dài, bền vững làm cơ sở phát huy lợi thế, khai thác các tiềm năng của từng địa phương, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

5.2. Tăng cường liên kết với các địa phương trong vùng đồng bằng sông hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; thực hiện liên kết chặt chẽ trong vùng Thủ đô; đồng thời tăng cường hợp tác với các địa phương lân cận trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương vào phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng và thực hiện các cơ chế phối hợp, hợp tác giữa tỉnh với thủ đô Hà Nội, các tỉnh giáp ranh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng và với các tỉnh lân cận trong vùng trung du miền núi Bắc bộ theo hướng rõ việc, rõ lĩnh vực tạo điều kiện mở rộng thị trường liên kết sản xuất, kinh doanh.

- Duy trì và xây dựng mới các liên kết phát triển với thành phố Hà Nội về cung ứng các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, phối hợp tham gia tương hỗ sản xuất các công nghiệp phụ trợ, công nghiệp điện tử, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp cơ khí…

- Hợp tác xây dựng các công trình liên tỉnh, quy mô vùng (các trục giao thông, công trình thủy lợi lớn,...).

- Phối hợp xây dựng các chương trình vận động, xúc tiến đầu tư chung giữa các tỉnh để thu hút một số tập đoàn kinh tế, công ty lớn của nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp.

- Phối hợp xây dựng và phát triển các lĩnh vực thương mại, du lịch, văn hóa - xã hội (liên kết đào tạo đại học, cao đẳng; chữa bệnh; đẩy mạnh giao lưu văn hóa, thể thao giữa các dân tộc tạo mối quan hệ đoàn kết và phát triển của vùng trung du, miền núi Bắc bộ).


VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN RÀ SOÁT, BỔ SUNG QUY HOẠCH

6.1. Công bố quy hoạch, thu hút đầu tư và kế hoạch hành động


a. Công bố quy hoạch, kế hoạch hành động và kêu gọi đầu tư

- Công bố bản rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến 2020 khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Thực hiện ngay việc xây dựng kế hoạch hành động tổng thể thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến 2020.

- Tổ chức kêu gọi đầu tư tại thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và với các tập đoàn đã nêu.



b. Xây dựng kế hoạch và chương trình/dự án đầu tư chi tiết

- Tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đến năm 2020.

- Lập danh mục các dự án theo thứ tự ưu tiên với kinh phí dự tính và địa điểm cụ thể thực hiện để kêu gọi nhà đầu tư.

c. Tổ chức thực hiện

- Đổi mới công tác tổ chức thực hiện quy hoạch gắn liền với quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm người thực hiện.

- Nếu có phát sinh lớn, cần điều chỉnh kịp thời quy hoạch, nhất là các chương trình/dự án ưu tiên cho phù hợp.

6.2. Phân kỳ thực hiện quy hoạch


a. Giai đoạn 2013 - 2015: Giai đoạn đầu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sẽ tập trung thực hiện công việc trọng điểm sau đây:

- Quý I năm 2014, song song với phê duyệt quy hoạch, tập trung lập kế hoạch hành động tổng thể thực hiện rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch giai đoạn I (2014-2015) và giai đoạn II (2016 - 2020).

- Tập trung cùng với các Bộ, ngành xây dựng và phê duyệt các chương trình/dự án ưu tiên và cơ chế, chính sách trọng điểm cả thời kỳ quy hoạch 2011 - 2020, trong đó đặc biệt là đề án 5 năm thời kỳ đầu quy hoạch (tập trung cho 2 năm còn lại 2014-2015).

- Các lĩnh vực ưu tiên thì lập ngay và thực thi dự án/chương trình phát triển xây dựng đô thị, trong đó trọng điểm là thành phố Bắc Giang và thị xã Chũ, thị xã Thắng với các khu ưu tiên đã nêu.

- Triển khai ngay các dự án phát triển giao thông (đường quốc lộ 31 đi Lục Ngạn, đường 37 đi sân bay Nội Bài, Bắc Ninh, đường vành đai, đường trục chính đô thị), tạo động lực mới trong phát triển KT-XH đến năm 2015.

- Tập trung xây dựng, đưa vào hoạt động trường Cao đẳng nghề Việt-Hàn, trường Đại học Ngô Gia Tự, trường cao đẳng khác…

- Tập trung xây dựng, đưa vào vận hành Cụm tương hỗ đạm, nông nghiệp, KCN, CCN, khu tài chính, dịch vụ cao cấp, khu dịch vụ tổng hợp chính và tham gia Cụm tương hỗ điện tử, cơ khí vùng Hà Nội đối với các sản phẩm chủ lực.

- Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế của tỉnh trên bằng cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp lớn, năng lực mạnh, đặc biệt là doanh nghiệp FDI để có các sản phẩm cạnh tranh, thu giá trị gia tăng cao.

- Tập trung sử dụng, thu hút và phát triển nhân lực thông qua thực hiện các giải pháp tổng hợp, đặc biệt là liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài, tạo động lực phát triển và chuyển đổi lao động.

b. Giai đoạn 2016 - 2020: Giai đoạn hai điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sẽ tập trung thực hiện công việc trọng điểm sau đây:

- Năm 2016, tập trung rà soát, bổ sung kế hoạch hành động và các chương trình/dự án trọng điểm và tiếp tục thực hiện xúc tiến đầu tư cho thời kỳ quy hoạch còn lại giai đoạn 2016 - 2020.

- Tiếp tục tập trung cùng với các Bộ, ngành thực hiện rà soát và phê duyệt các chương trình/dự án trọng điểm thời kỳ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 2016 - 2020, trong đó đặc biệt là đề án/dự án chủ lực trong điểm.

- Các lĩnh vực ưu tiên cần hoàn thành dứt điểm các dự án/chương trình xây dựng đô thị, trong đó trọng điểm là thành phố Bắc Giang và thị xã Chũ, thị xã Thắng với các khu ưu tiên đã nêu.

- Hoàn thành các dự án phát triển giao thông (đường 31 đi Sơn Động, đường 37 đi Thắng, vành đai 5, đường vành đai đông bắc và các đường, bến bãi quan trọng), tạo động lực mới trong phát triển KT-XH đến năm 2020.

- Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp các trường Đại học Ngô Gia Tự, các trường Cao đẳng nghề, các trường trung cấp và các trung tâm dạy nghề gắn liền với các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng lao động và chuyển dịch lao động nông nghiệp.

- Tập trung hoàn thành Cụm tương hỗ đạm, nông nghiệp, KCN, CCN và khu tài chính, dịch vụ cao cấp, khu dịch vụ tổng hợp chính và tham gia Cụm tương hỗ điện tử, cơ khí vùng Hà Nội đối với các sản phẩm chủ lực.

- Tiếp tục tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế của tỉnh trên cơ sở thu hút doanh nghiệp mạnh, đặc biệt là doanh nghiệp FDI để có các sản phẩm cạnh tranh, thu giá trị gia tăng cao.

- Căn bản đổi mới sử dụng, thu hút và phát triển nhân lực thông qua thực hiện các giải pháp tổng hợp, đặc biệt là liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài, tạo động lực phát triển và chuyển đổi lao động.

Phần thứ tư

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN


Đến năm 2015, Bắc Giang trở thành tỉnh khá trung khu vực, đảm bảo là vùng chuyển tiếp, kết hối hiệu quả hành lang kinh tế Việt - Trung và tới 2020 trở thành tỉnh trong tốp đứng đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc:

- GDP/người trong tốp đứng đầu của vùng này, tổ chức không gian đô thị, cụm tương hỗ, khu dịch vụ trọng điểm và kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước trong điểm được xây dựng đồng bộ, vận hành hiệu quả.

- Cơ cấu kinh tế, đặc biệt là tổ chức không gian KT-XH tiến bộ do đầu tư có trọng điểm, nhân lực tiến bộ, chuyển đổi lao động nông nghiệp hiệu quả và mô hình tăng trưởng tiến bộ, đặc biệt là năng suất lao động tăng cao.

- Hàng hóa chủ lực của tỉnh về công nghiệp, dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị, mạng sản xuất và thu lợi nhuận cao nhờ khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế.

- Quản lý nhà nước tiến bộ căn bản do cơ quan công quyền được xây dựng chuẩn mực và đội ngũ cán bộ tiến bộ. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội và tài nguyên, môi trường, an toàn thực phẩm được đảm bảo.

II. KIẾN NGHỊ


1. Đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ, dành ưu tiên cho tỉnh để tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng thực hiện chương trình/dự án ưu tiên để thực hiện thành công thời kỳ quy hoạch đặt ra giai đoạn 2011 - 2020.

2. Hỗ trợ về cơ chế, chính sách, nguồn lực cho tỉnh xây dựng, triển khai thực hiện chính sách cụ thể phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng, cụm tương hỗ, KCN, KDV, thu hút doanh nghiệp FDI lớn phát triển sản phẩm chủ lực, phát huy tiềm năng, lợi thế, trong bối cảnh mới.


PHỤ LỤC


I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN

1. Nội hàm cụm tương hỗ (Clusster)

a. Khái niệm Cụm tương hỗ (theo WB)

Cụm tương hỗ (Cluster) là sự tập trung hòa hợp của các bên, đặc biệt là các doanh nghiệp về những thích ứng, những tài năng và các cơ chế hỗ trợ. Chúng có cùng một nơi liền kề để kinh doanh, sử dụng hiệu quả, hòa hợp các nguồn lực và tạo ra thành quả cao. Một vài đối tác có thể tồn tại độc lập nhưng có đủ tính cộng đồng, cùng nhau để có được kết quả lớn hơn và đầu ra tốt hơn.



b. Nội hàm Cụm tương hỗ hoặc Cụm liên kết ngành (Cluster) gồm các đặc trưng cơ bản như sau:

- Có nhiều bên tham gia, doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp chuyên ngành giữ vai trò chính;

- Có cùng vị trí tương đối xác định trong vùng, quốc gia hay khu vực hoặc toàn cầu nhưng không có ranh giới cụ thể;

- Tự nguyện hợp tác, hỗ trợ nhau, có cạnh tranh trong kinh doanh để tạo ra sức mạnh lớn hơn và đạt kết quả cao hơn đối với sản phẩm cụ thể;

- Vận hành bằng cơ chế, chính sách hỗ trợ chung để cùng nhau cam kết hợp tác và lao động ở trình độ cao.

c. Hàng hóa sản xuất từ Cluster tham gia hiệu quả hơn và thu được giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, thời kỳ toàn cầu hóa


CHUỐI GIÁ TRỊ
Doanh nghiệp, trang trại và hộ gia đình tham gia chuỗi giá trị Vải thiều
Thượng nguồn Trung nguồn Hạ nguồn

(nguyên liệu&sản phẩm mới) (chế biến, cả khâu bảo quản) (phân phối, cả đại lý)


a. Thượng nguồn: doanh nghiêp, trang trại và hộ gia đình tham gia xây dựng vùng nguyên liệu để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm với tất cả các hoạt động của họ và doanh nghiệp tham gia sáng tạo sản phẩm mới;

b. Trung nguồn: doanh nghiệp, trang trại và hộ gia đình tham gia phân loại sản phẩm, sơ chế hay chế biến sâu và bảo quản sản phẩm, đóng gói tất nhiên cần xây dựng KCN;

c. Hạ nguồn: doanh nghiệp, trang trại và hộ gia đình tham gia thu mua sản phẩm ở đại lý các cấp (I, II, III), hay trực tiếp tại vườn và bán lại, gồm cả bán trực tiếp đến người tiêu dung và đặc biệt là xuất khẩu trực tiếp.

Cả 3 khâu đều cần có sự tham gia của doanh nghiêp, trang trại và hộ gia đình nhưng hiện nay doanh nghiệp chiếm lợi nhuận cao hay doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận trực tiếp được thị trường Trung Quốc, cần thay đổi.





2. Chi tiết phát triển KCN, CCN, làng nghề

- Khu công nghiệp: Hệ thống 5 KCN đã được phê duyệt quy hoạch với tổng diện tích là 1.163,7 ha, cụ thể 3 khu đi vào hoạt động. Đến hết năm 2013 tổng vốn đăng ký trong nước là 4.140 tỷ đồng, vốn đăng ký nước ngoài là 1,6 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện trong nước là 1.956 tỷ đồng (47%), vốn nước ngoài là 509 triệu USD (32%). Giá trị sản xuất đạt (giá thực tế) 15 nghìn tỷ đồng, bằng 38% so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp, cụ thể như sau:

+ KCN Đình Trám: Diện tích là 127 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 92,84%. Trong khu cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải. Vốn đầu tư trong nước đăng ký 1.554 tỷ đồng, thực hiện 988,5 tỷ đồng (63,6%); Vốn FDI đăng ký 202,2 triệu USD, thực hiện 126,3 triệu USD (62,5%); giá trị sản xuất đạt 4.200 tỷ đồng.

+ KCN Quang Châu: Diện tích 426ha, đến nay chủ đầu tư đã giải phóng mặt bằng đạt 65% diện tích toàn khu công nghiệp. Trong khu đang xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải. Vốn đầu tư trong nước đăng ký 1.303 tỷ đồng, thực hiện 598 tỷ đồng (46%); vốn FDI đăng ký 1,3 tỷ USD, thực hiện 353,5 triệu USD (27%); giá trị sản xuất đạt 9.800 tỷ đồng.

+ KCN Song Khê - Nội Hoàng: Diện tích đất quy hoạch 158,7ha, đã giải phóng mặt bằng được 82,6ha, bằng 52% diện tích toàn KCN, san lấp mặt bằng được 77ha bằng 48,5% diện tích KCN. Trong khu này đang xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải. Vốn đầu tư trong nước đăng ký 1.121 tỷ đồng, thực hiện 315 tỷ đồng (28%); vốn FDI đăng ký 46,5 triệu USD, thực hiện 32,7 triệu USD (70,4%); giá trị sản xuất 1.200 tỷ đồng.

+ KCN Vân Trung: Diện tích 350,3 ha, đến nay chủ đầu tư đã giải phóng mặt bằng được 140 ha, đầu tư xây dựng hàng rào KCN, xây dựng 1,2 km đường giao thông và hệ thống thoát nước. Tổng vốn đầu tư đến 2013 là 228,7 tỷ đồng.

- Cụm công nghiệp: Tổng số có 34 CCN với tổng diện tích 743,8 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 485,7 ha, tập trung nhiều nhất thành phố Bắc Giang 9 cụm, Việt Yêu 4 cụm, Hiệp Hòa 4 cụm và Lạng Giang 5 cụm. Các CCN đã thành lập hiện chỉ có 19 CCN đã được lập quy hoạch chi tiết và 11 CCN đã lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Toàn tỉnh hiện có 435 làng có nghề, trong đó có 33 làng nghề đạt tiêu chí theo quy định.



3. Chi tiết hoạt động một số ngành công nghiệp

Thực hiện giá bán điện phù hợp với quy định của Nhà nước với mức bình quân các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 lần lượt là 552, 562, 595, 609,747 đồng/kWh. Hơn nữa, nhà máy nhiệt điện Sơn Động đưa điện hòa vào lưới điện quốc gia, tạo bức tranh mới, đóng góp tới 100 tỷ đồng cho ngân sách địa phương.

Năm 2012 tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp khai khoáng đạt 989 tỷ đồng, tổng giá trị sản xuất là 925 tỷ đồng. Riêng Công ty TNHH Một thành viên phân đạm và hóa chất Hà Bắc doanh thu nộp về Trung ương là 2.000 tỷ đồng, trong đó nộp thuế quốc gia khoảng 350 tỷ đồng và riêng tỉnh là 200 tỷ đồng.

4. Chi tiết phát triển tuyến giao thông

Một số công trình trọng điểm được hoàn thành, tạo động lực tăng trưởng kinh tế như: Đường tỉnh 398, đoạn nối từ đường tỉnh 398 (dài 6 km) đi quốc lộ 18 tại Quế Võ; đường tỉnh 295, cầu Đông Xuyên; đường 293 lên tây Yên Tử (Sơn Động); Đường tỉnh 296, 297, 297, 299…

Trong đó điểm nhấn là công trình trọng điểm được hoàn thành, tạo động lực tăng trưởng kinh tế là đoạn nối từ đường tỉnh 398 đi quốc lộ 18 tại Quế Võ, Bắc Ninh kết nối mở ra hướng phát triển khu vực phía Đông Nam của tỉnh, nơi tập trung chủ yếu các KCN của tỉnh.

Cầu Đông Xuyên (Hiệp Hòa) cùng đường 295 dẫn lên cầu là trục đường quan trọng hàng đầu phía Tây của tỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế liên huyện Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Hiệp Hòa, kết nối với tỉnh Bắc Ninh và quốc lộ 18, KCN Yên Phong (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh)

Đường 293 từ thành phố Bắc Giang lên Tây Yên Tử (huyện Sơn Động) và các tuyến nhánh vào Chùa Vĩnh Nghiêm, là hướng phát triển mới, đó là hình thành nên sản phẩm du lịch tâm linh. Một số tuyến đường tỉnh quan trọng được nâng cấp như: 296, 299B và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số tuyến mới…

5. Chi tiết phát triển thủy nông trên các sông chính

Sông Cầu: Hiện tại trên sông Cầu đã xây dựng hệ thống thuỷ nông sông Cầu phục vụ tưới cho các huyện Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hoà, một phần thành phố Bắc Giang.

- Sông Lục Nam: Hiện tại ở hệ thống sông này đã xây dựng gần 170 công trình (chủ yếu là hồ, đập) để phục vụ tưới cho 2 huyện Sơn Động, Lục Ngạn và 11 xã tả ngạn sông Lục Nam của huyện Lục Nam.

- Sông Thương: Hiện tại trên sông thương đã xây dựng hệ thống thuỷ nông Cầu Sơn phục vụ tưới cho các huyện Lạng Giang, Lục Nam (các xã ở hữu ngạn sông Lục Nam), một phần huyện Yên Dũng (8 xã phía tả ngạn sông Thương) và thành phố Bắc Giang.

6. Danh mục đầy đủ các cơ chế, chính sách

Dự thảo sửa đổi Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi phía Bắc;

Các Nghị quyết TW khóa XI;

Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội,

Quyết định 1064/QĐ-CP ngày 08/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020.

Một số các chương trình dự án mới đã và sẽ được triển khai tới 2015 và các năm tiếp theo, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển.



7. Mục tiêu chi tiết xã hội và tổ chức không gian, phát triển kết cấu hạ tầng

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia theo thời kỳ quy hoạch (TH là 93,9% và 99,6%; THCS là 76,7% và 92,9%; THPT là 63,0% và 75,5%); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% năm 2015, tới 70% (2020) và chuyển 25% lao động NN sang nghề khác (2020) và năng suất tăng bình quân 23-25%/năm.

Hàng năm giải quyết việc làm mới cho 28.000 người đến năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 4% (2015) và năm 2020 còn 3,5%; tỷ lệ đô thị hóa là 11% (2015) và tới 18% (2020).

Số giường bệnh/10.000 dân năm 2015 là 20,5 giường, năm 2020 là 25,0 giường; đến 2015 có 71 % trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và năm 2020 đạt 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia (theo chuẩn mới của Bộ Y tế).

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi là 15% (2015) và tới năm 2020 còn dưới 10%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,5-2%/năm và tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 80% vào năm 2015 và tới 90% năm 2020.

II. DANH MỤC BẢN ĐỒ CÁC LOẠI


  1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

  2. Bản đồ vị trí của Bắc Giang trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và cả nước

  3. Bản đồ hiện trạng KT - XH tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2013

  4. Bản đồ rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

  5. Bản đồ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch không gian KT-XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

III. PHỤ BIỂU KÈM THEO

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam: Nghị quyết trung ương 3 về tái cấu trúc kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

2. Các Bộ: Giao thông Vận tải, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường… về Quy hoạch phát triển các ngành đến năm 2020 và dự kiến quy hoạch phát triển các ngành đến năm 2025.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quy hoạch tổng thể phát triển triển kinh tế - xã hội vùng Núi Trung du Bắc bộ đến năm 2020.

4. Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê quốc gia từ 2000 đến 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

5. Tỉnh uỷ Bắc Giang: Báo cáo chính trị của BCH đảng bộ tỉnh Bắc Giang Đại hội đại biểu đảng bộ lần thứ… (nhiệm kỳ 2011 - 2015).

6. UBND tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

7. UBND tỉnh Bắc Giang: Báo cáo kế hoạch phát triển triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 và kế hoạch phát triển triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2013.

8. UBND tỉnh Bắc Giang: Báo cáo quy hoạch, đề án và dự kiến quy hoạch các ngành (Nông nghiệp, Công nghiệp, Đô thị, Giao thông, Điện lực, Lâm nghiệp, Thương mại, Thủy lợi, Bưu Chính viễn thông và khu dân cư nông thôn, nhân lực v.v) giai đoạn 2011 - 2020 và đến năm 2025.

9. UBND tp Bắc Giang: Quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển KT-XH thành phố Bắc Giang đến năm 2020… (dự thảo).

10. Cục Thống kê Bắc Giang: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang từ 2000 đến 2009 và 2012 (chưa công bố).

11. Sở Tài nguyên & Môi trường: Phương hướng quy hoạch sử dụng đất Bắc Giang đến năm 2020.

12. Văn phòng Chính phủ: Chiến lược phát triển triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Chiến lược phát triển triển một số ngành trong điểm đến năm 2020.

13. Văn phòng Chính phủ: Dự thảo quy hoạch các KCN trên cả nước thời kỳ 2011 - 2020.

14. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 6 năm 2010 về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.



15. Viện ĐTQH rừng: Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên rừng toàn quốc, 2005.


1 Báo cáo thuyết minh và bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Bắc Giang - Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp xây dựng.




Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương