Kcn: Khu công nghiệp ccn: Cụm công nghiệp


II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC



tải về 1.8 Mb.
trang8/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.8 Mb.
#23868
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC

2.1. Khối ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp


2.1.1. Ngành Công nghiệp-Xây dựng

a. Quan điểm, mục tiêu phát triển

Phát triển công nghiệp phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc trên cơ sở khai thác lợi thế nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và gắn kết chặt chẽ trong mối liên kết vùng, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Nguyên.

Thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ cao, sử dụng tiết kiệm đất đai, thân thiện với môi trường. Gắn phát triển công nghiệp, xây dựng các khu, cụm công nghiệp với phát triển mạng lưới hạ tầng xã hội (các khu dân cư, trung tâm thương mại, các khu đô thị...).

Phát triển và mở rộng ngành nghề nông thôn trên cơ sở tiềm năng nguyên liệu sẵn có nhằm mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động.

Tập trung phát triển CN-XD vào sản phẩm chủ lực, xây dựng, tham gia tổ chức không gian Cụm tương hỗ sản phẩm chủ lực, tạo động lực mới phát triển KT-XH thời kỳ CNH và HNQT; đạt tốc độ tăng trưởng từ 14,5-16,1% giai đoạn 2011- 2015 và từ 14-15,4% giai đoạn 2016- 2020. Công nghiệp - xây dựng sẽ trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế.

b. Xác định sản phẩm chủ lực dựa trên tiềm năng, lợi thế

Những sản phẩm chủ lực CN-XD thời kỳ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đến năm 2020 là:

1/ Điện sản xuất; sản phẩm điện tử các loại và linh kiện trên cơ sở tham gia tích cực vào cụm tương hỗ vùng Hà Nội, Bắc Ninh (trong tương lai là Thái Nguyên) và hiện đang tăng trưởng mạnh, có thị trường.

2/ Cơ khí như ô tô, xe máy... và phụ tùng nhờ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, mạng sản xuất vùng Hà Nội và hiện đang tăng trưởng cao, thị trường tốt.

3/ Công nghiệp hóa chất với đạm là sản phẩm chính và hình thành cụm tương hỗ đạm với các sản phẩm khác đi kèm như khí, nhựa, vật liệu composit, bio-ethanol, chất tẩy rửa công nghiệp, dân dụng… đáp ứng nhu cầu đạm của cả nước, trong đó đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng.

4/ Dệt may, da giầy vì lao động của tỉnh nhiều, chất lượng thấp, là khu vực để chuyển đổi cơ cấu lao động của nông nghiệp và đã có thị trường.

5/ Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm như vải thiều, gà đồi, rau sạch, gỗ… do có vùng nguyên liệu tiềm năng và thị trường.

6/ Hàng thủ công, mỹ nghệ do có nhiều làng nghề và một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã có thị trường, tham gia chuỗi sản phẩm này vùng Hà Nội.

7/ Các sản phẩm vật liệu xây dựng như xi măng, gạch chịu lửa, gạch không nung, gạch lát các loại; khai thác sỏi, cát.

c. Phương hướng phát triển công nghiệp-xây dựng

- Phát triển các ngành công nghiệp trụ cột của tỉnh theo hướng công nghệ cao, sản phẩm đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hạn chế các ngành công nghiệp gia công, lắp ráp, các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

- Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp chủ lực do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư để tạo ra giá trị gia tăng cao, tham gia chuỗi giá trị với các vùng như Hà Nội, Bắc Ninh và xây dựng các cụm tương hỗ đối với các sản phẩm đặc trưng của tỉnh như đạm, nông sản (vải thiều, gà…).

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi khôi phục và phát triển các nghề truyền thống của địa phương có sản phẩm đã được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận theo hướng đa dạng hoá hình thức sở hữu, tổ chức sản xuất. Phát triển làng nghề gắn với hoạt động văn hoá, du lịch, bảo vệ sinh thái và làm vệ tinh cho các doanh nghiệp, các khu công nghiệp.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, điện, các khu, cụm công nghiệp, thủy lợi…

* Phương hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu sau:



1. Phát triển công nghiệp điện, điện tử: Xây dựng ngành công nghiệp ngành điện, điện tử trở thành một ngành chủ lực của tỉnh (sản phẩm điện: có 3 nhà máy là nhà máy nhiệt điện Sơn Động đã đi vào hoạt động; nhà máy nhiệt điện Lục Nam đã được cấp chứng nhận đầu tư, nhà máy nhiệt điện Yên Lư đã được đưa vào trong quy hoạch điện VII); tham gia cụm điện Quảng Ninh. Đẩy mạnh lắp ráp và sản xuất các sản phẩm điện tử chuyên dùng; khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng linh kiện, sản xuất các sản phẩm phức tạp công nghệ cao. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và sản xuất linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử như: nhựa, sản xuất dây dẫn, vật liệu bán dẫn, sản xuất vi mạch... để tham gia cụm tương hỗ điện tử Bắc Ninh, Vùng Hà Nội, tạo bước đột phá phát triển công nghiệp điện tử.

2. Phát triển công nghiệp cơ khí để tham gia cụm tương hỗ cơ khí Vĩnh Phúc, vùng Hà Nội. Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kết nối đồng bộ, hiện đại (đường, cầu và kho bãi) theo yêu cầu của nhà đầu tư, ưu đãi thu hút tập đoàn hàng đầu thế giới Honda, Toyota, Piagio, Huyndai… và doanh nghiệp phụ trợ trong nước mạnh tạo bước đột phá phát triển công nghiệp cơ khí; phát triển cả gia công lắp ráp cơ khí và cơ khí kỹ thuật cao như chế tạo, sản xuất thiết bị điện…

Bên cạnh đó, phát triển khai thác, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên than đá, mỏ sắt để tham gia cụm thép Thái Nguyên.



Để tham gia có hiệu quả các cụm tương hỗ, cần thực hiện các hoạt động như sau:

(1) Xây dựng cơ chế, chính sách đặc để thu hút doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có khả năng tham gia công nghiệp hỗ trợ để sản xuất sản phẩm điện tử, cơ khí.

(2) Hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng như giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, khu hải quan, khu kho bãi và hỗ trợ xây dựng hạ tầng KCN, xây dựng nhà ở xã hội… ở thành phố Bắc Giang, thị trấn Thắng.

(3) Khuyến khích hợp tác, tương tác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để sản xuất hai sản phẩm này trên cơ sở triển khai nghiên cứu và phát triển (R&D).

(4) Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, chú trọng chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực này, dịch vụ và thu hút nhân lực chất lượng cao để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu giá trị gia tăng cao.

3. Ngành công nghiệp hoá chất: Hoàn thành dự án nâng công suất nhà máy đạm Hà Bắc lên 50 vạn tấn/năm. Xây dựng cụm tương hỗ đạm Hà Bắc trên cơ sở phát triển sản phẩm chính, sản phẩm đi kèm (khí, điện) để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ đi kèm nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế và bảo vệ môi trường.

- Để hình thành và phát triển cụm tương hỗ sản phẩm đạm Hà Bắc đi vào hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp, trước hết là nhà máy đạm Hà Bắc là đơn vị đầu tàu tham gia mạnh mẽ xây dựng cụm tương hỗ trên cơ sở nghiên cứu và phát triển, tập trung phát triển nguồn nhân lực, vận hành dây truyền công nghệ hợp lý và hỗ trợ của nhà nước phát triển nhân lực. Triển khai dự án tăng công suất dây chuyền sản xuất CO2 lỏng.

Đầu tư liên kết xây dựng nhà máy nhựa, chế biến nhựa tái chế, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Composit phục vụ nhu cầu địa phương và các tỉnh lân cận; đầu tư nhà máy sản xuất Bio-ethanol; nhà máy sản xuất chất tẩy rửa công nghiệp, dân dụng…

Bên cạnh đó để Cụm tương hỗ sản phẩm đạm Hà Bắc hoạt động hiệu quả, nhà nước cần hỗ trợ như phát triển kết cấu hạ tầng đường vận chuyển, tìm cách hạ giá thành viện chuyển (ở Việt Nam cao hơn rất nhiều các nước trong khu vực) và xây dựng các bến bãi chuẩn mực, hỗ trợ lãi xuất xây nhà xã hội cho công nhân nhà máy đạm Hà Bắc.



4. Phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giầy: Phát huy lợi thế về lực lượng lao động đông, định hướng phát triển công nghiệp dệt may, da giầy tại các cụm công nghiệp ở các huyện trên cơ sở đầu tư hạ tầng đồng bộ và đẩy mạnh đào tạo nghề để chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp.

Khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân hình thành hệ thống các cơ sở, hộ gia đình qui mô nhỏ và vừa, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn của tỉnh đã có chỗ đứng trên thị trường. Dần dần hình thành hệ thống công nghiệp phụ trợ may mặc cho các tỉnh, thành phố lớn trong khu vực Bắc bộ.

Đối với công nghiệp da giầy, trước mắt có thể phát triển ngành này theo hướng làm gia công cho các doanh nghiệp sản xuất giầy, dép của thành phố Hà Nội. Về lâu dài sẽ hướng vào sản xuất 3 nhóm sản phẩm chính là giầy thể thao, giầy dép da và túi cặp.

5. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm: Phát triển theo hướng từng bước giảm dần tỷ lệ chế biến thô của một số sản phẩm nông, lâm sản, bằng đầu tư các công nghệ chế biến sâu tiên tiến, nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Quy hoạch, đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định, có chất lượng cao để thu hút đầu tư các nhà máy chế biến qui mô vừa và lớn, có công nghệ hiện đại, tập trung vào các sản phẩm chế biến rau, quả; chế biến thực phẩm (thịt lợn, gà); chế biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

Xây dựng cụm tương hỗ nông sản tại Chũ với sản phẩm trọng điểm là vải thiểu trên cơ sở xây dựng KCN chế biến nông sản, doanh nghiệp, trang trại và phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng, phát triển và thu hút nhân lực chất lượng. Cụ thể:

- Hợp tác, hỗ trợ và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, trang trại trồng và chế biến trọng điểm là vải thiều, đóng gói, bảo quản, doanh nghiệp vận chuyển và doanh nghiệp buôn bán và xuất khẩu các sản phẩm này. Hình thành hệ thống đại lý với kho hàng bảo quản, kiểm định chất lượng và giá bán hợp lý.

- Hợp tác, hỗ trợ và có cạnh tranh của các doanh nghiệp, trang trại từ khâu thượng nguồn (trang trại trồng vải là chính, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu) đến trung nguồn (doanh nghiệp chế biến, đóng gói sản phẩm) và hạ nguồn (doanh nghiệp phân phối, bán sản phẩm).

- Để Cụm tương hỗ sản phẩm nông sản Chũ vào hoạt động, các doanh nghiệp buôn bán và hộ gia đình là đầu tàu tham gia mạnh mẽ xây dựng cụm tương hỗ sản phẩm này trên cơ sở nghiên cứu và phát triển, tập trung phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Bên cạnh đó để Cụm tương hỗ sản phẩm nông sản Chũ hoạt động, nhà nước cần hỗ trợ như phát triển kết cấu hạ tầng đường vận chuyển, tìm cách hạ giá thành vận chuyển, tìm kiếm thị trường nước ngoài và xây dựng các bến bãi chuẩn mực, lãi xuất mua nhà ở xã hội thấp...



6. Phát triển hàng hóa TTCN: Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề theo hướng đa dạng hoá hình thức sở hữu và các loại hình tổ chức sản xuất (hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã…), tạo ra sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển; hướng hình thành các cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ và vừa gắn với hoạt động văn hoá, du lịch và bảo vệ sinh thái; làng nghề làm vệ tinh cho các doanh nghiệp, các khu công nghiệp.

- Ngành chế biến nông, lâm sản: Gắn sản xuất với vùng nguyên liệu ở qui mô sản xuất phù hợp với một số sản phẩm như thuốc lá tại Lạng Giang, Yên Thế; dệt thổ cẩm Lục Sơn (Lục Nam); làm đũa tre, bột giấy, sản phẩm gỗ ở Sơn Động; đồ mộc dân dụng Lạng Giang, Bắc Giang, Yên Dũng, mây tre đan, tăm lụa Tăng Tiến, Song Khê trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có; chế biến và bảo quản rau, củ, quả ở Lục Ngạn, Lạng Giang, Lục Nam, Tân Yên, Yên Thế, bánh đa, mì Kế, mì Chũ, rượu Vân Hà, bún Đa Mai, miến dong Sơn Động, gốm Tư Mại…



7. Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng:

+ Sản xuất xi măng: Hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất xi măng theo công nghệ lò quay tại Nhà máy xi măng Hương Sơn. Không phát triển thêm sản xuất xi măng vì địa phương không có lợi thế. Duy trì năng lực sản xuất xi măng của các cơ sở hiện có.

+ Sản xuất gạch xây dựng, gạch ốp lát: Phát triển sản xuất gạch nung tuynel, gạch không nung trên cơ sở đổi mới dây truyền công nghệ và tiềm năng, lợi thế về vùng nguyên liệu để thay thế lò gạch thủ công với tổng công suất khoảng 200 triệu viên/năm tại các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Dũng và Hiệp Hòa.

Triển khai đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất gạch cao cấp tại khu công nghiệp Song Khê-Nội Hoàng; Đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất gạch không nung hiện có với công nghệ sản xuất hiện đại.



Đầu tư cơ sở sản suất gạch granite tại khu công nghiệp Song Khê-Nội Hoàng (chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thạch Bàn); nâng công suất các nhà máy sản xuất gạch ốp lát, vật liệu chịu lửa hiện có.

Biểu 31: Dự báo sản phẩm CN-XD tới năm 2020

TT

Mặt hàng

Đơn vị

Theo thời gian

Tới 2015

Tới 2020

1

Đạm, phân N.P.K

Tấn

256.534

296.504

2

Sản xuất điện

106KW/h

2400

2500

3

Bia hơi, rượu

1000 lít

7.000

9.000

4

Dệt may, da giầy

1000 cái

54.505

65.800

5

Thiết bị ngoại vi

1000 cái

7.600

7.800

6

Mạch điện tích hợp

1000 cái

220.000

250.000

7

Khai thác quặng sắt

Tấn

69.550

104.325

8

Xi măng

Tấn

470.000

1.470.000

9

Phân bón các loại

1000 tấn

245

250

10

Gạch xây dựng

1000 viên

623.914

856.542

11

Giấy bìa các loại

Tấn

23.000

25.000

d. Phương hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp

- Phát triển các khu, cụm công nghiệp ở các vùng có lợi thế trên cơ sở hạn chế sử dụng đất lúa, gần nguồn nguyên liệu, nhằm giảm chi phí sản xuất, đẩy nhanh công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

- Phát triển các khu, cụm công nghiệp đi đôi với việc bảo vệ môi trường và đầu tư hạ tầng xã hội, chăm lo điều kiện làm việc, đời sống và nhà ở cho người lao động; giám sát chặt chẽ việc thi hành pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp khu công nghiệp.

- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đối với cơ sở hạ tầng để thu hút các doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo mục tiêu đối với khu công nghiệp.



+ Đối với Khu công nghiệp:

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp hiện có (Quang Châu, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng). Thu hút nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN Việt Hàn.

Sau năm 2015, căn cứ kết quả thu hút đầu tư, phát triển thêm KCN Châu Minh - Mai Đình (huyện Hiệp Hòa) với diện tích 207 ha gắn với đường tỉnh 295, thu hút phát triển các ngành như: Cơ khí lắp ráp, chế tạo điện tử, sản phẩm công nghệ cao, ngành công nghiệp nhẹ…

Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 6 KCN với tổng diện tích 1163,7 ha. Các khu công nghiệp được xây dựng đều được quy hoạch đồng bộ gắn với các khu đô thị phục vụ các khu công nghiệp, khu dịch vụ và khu nhà ở công nhân, chuyên gia, gần các thị trấn thị tứ của khu vực. Trong đó ưu tiên đầu tư các khu đô thị tại các đô thị, thị trấn hiện có để nâng cấp các đô thị này lên thị xã và thị trấn, thị tứ theo quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Bắc Giang.



+ Đối với cụm công nghiệp:

Rà soát, điều chỉnh các cụm công nghiệp, ưu tiên phát triển các cụm công nghiệp làng nghề. Triển khai áp dụng mô hình quản lý cụm công nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh để bảo đảm sự phát triển ổn định của các cụm công nghiệp và ngành nghề truyền thống.

Điều chỉnh một số cụm công nghiệp sang phát triển cụm công nghiệp – dịch vụ, đô thị cho phù hợp với quy hoạch vùng tỉnh.

Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các cụm công nghiệp hiện có và phát triển các cụm công nghiệp mới dọc theo các trục phát triển như đường nối đường tỉnh 398 với quốc lộ 18; đường tỉnh 293, 295 và một số địa phương có lợi thế về sản phẩm chủ lực như Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế..., tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp lên 80% diện tích đất công nghiệp cho thuê.



2.1.2. Ngành Dịch vụ

a. Quan điểm, mục tiêu phát triển

Phát triển dịch vụ phải đảm bảo sự phát triển đồng bộ trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế so sánh và các nguồn lực sẵn có của tỉnh. Phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa thương mại truyền thống và hiện đại.

Phát triển thương mại gắn với phát triển công nghiệp hiệu quả và bền vững, hài hòa với phát triển du lịch, bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh xã hội và bảo vệ môi trường.

Tập trung đầu tư, phát triển cùng thu hút nhân lực chất lượng để phát triển sản phẩm dịch vụ chính, đảm bảo kết nối liên vùng, hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh hiệu quả, đạt tốc độ tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ bình quân giai đoạn 2011-2015 từ 8,5-9,0%; giai đoạn 2016-2020 đạt từ 9,0-9,5% trên cơ sở xây dựng không gian, kết cấu hạ tầng trọng điểm, đồng bộ (khu logistic, khu du lịch, khu tài chính v.v) và khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo ra động lực phát triển, thời kỳ CNH, HNQT.



b. Xác định sản phẩm chủ lực tiềm năng, lợi thế

Những sản phẩm dịch vụ chủ yếu thời kỳ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đến năm 2020 là:

* Thương mại, dịch vụ, du lịch gồm các sản phẩm chính

1/ Sản phẩm bán buôn, bán lẻ chất lượng cao cả bất động sản nhằm vào khách bên ngoài, gồm cả doanh nhân và dân cư đô thị.

2/ Sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng gồm cả cao cấp nhằm vào khách hàng bên ngoài, cả doanh nhân và dân cư đô thị, nông thôn.

3/ Sản phẩm bán buôn, bán lẻ bình dân cả bất động sản phục vụ đời sống, sản xuất nhân dân, đặc biệt là nông dân tới 1,5 triệu người.

4/ Đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ vận tải, dịch vụ logistic để phát huy lợi thế của vùng trung chuyển.

5/ Sản phẩm du lịch thăm các di tích văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; các lễ hội truyền thống.



c. Phương hướng phát triển

- Thương mại chất lượng cao: Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi để thu hút nhiều nguồn đầu tư cho phát triển mạng lưới phân phối chất lượng cao, hiện đại, quy mô lớn. Tạo điều kiện cho tập đoàn, doanh nghiệp thương mại phát triển hệ thống cửa hàng theo chuỗi để phân phối hàng tiêu dùng chủ yếu ở thị trường nông thôn. Xây mới các chợ đầu mối, chợ tại các khu đô thị mới, khu dân cư tập trung; cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Ưu tiên để doanh nghiệp lớn như BigC, METRO, HAPRO vào đầu tư, hình thành chuỗi siêu thị và mở thêm chợ đầu mối tại thành phố Bắc Giang (02 chợ và 2 siêu thị), thị xã Chũ (01 và 1 siêu thị), thị xã Thắng (01 chợ và 1 siêu thị), đại lý cấp I, cấp II nhằm phục vụ 2 đối tượng là khách qua lại, dân cư đô thị và phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tiếp tục củng cố thương mại bình dân, chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động các chợ, siêu thị mini tại đô thị, đại lý cấp III và cơ sở tại nông thôn bằng cách nâng cấp chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng nhất là giao thông để chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm tốt hơn và giá thấp hơn.

Xây dựng khu dịch vụ tổng hợp tại xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang với quy mô 10 ha, trong đó chia làm 4 khu (ăn nghỉ; thủ tục hải quan; siêu thị, trưng bày sản phẩm; kho hàng, bến bãi), phục vụ khách, dân cư đô thị.

- Phát triển du lịch:

Phát triển du lịch tập trung vào phát huy những tiềm năng, lợi thế, có thể hình thành các sản phẩm đặc thù, qua đó sẽ đóng vai trò động lực cho phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang.

Chú trọng, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch nhằm tạo sức hút và giữ chân du khách. Tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của địa phương:

1/ Sản phẩm du lịch thăm quan các địa điểm có giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc như Chùa Vĩnh Nghiêm huyện Yên Dũng (Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận là di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương), chùa Bổ Đà, đình Thổ Hà (Việt Yên), lăng Dinh Hương, đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa), đình Phù Lão, cụm di tích Tiên Lục gắn với cây Dã Hương (Lạng Giang), đình Hả, chùa Am Vãi (Lục Ngạn)...

2/ Sản phẩm du lịch lễ hội truyền thống như Lễ hội Xương Giang gắn với di tích lịch sử chiến thắng Xương Giang; Lễ hội Yên Thế (gắn với di tích những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế đã được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt), Lễ hội Thổ Hà, Lễ hội Y Sơn (Hiệp Hòa), Suối Mỡ (Lục Nam), Lễ hội Đình Vồng, đền Dành (Tân Yên)...

3/ Sản phẩm du lịch thưởng thức các loại hình văn hóa, nghệ thuật như hát Quan họ, Ca trù, dân ca Sán Chí (Lục Ngạn) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (UNESCO công nhận Quan họ là di sản văn hóa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Ca trù được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp); hát Then (Lạng Giang)... gắn với thăm các làng nghề truyền thống, kết hợp mua sắm hàng hóa nông sản.

4/ Sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao khu sân Golf Yên Dũng, khu hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn), khu Đồng Thông, Tây Yên Tử kết nối với Lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ (Sơn Động)…

+ Các tuyến du lịch chủ yếu gồm:

1/ Phát triển tuyến du lịch văn hóa, tâm linh tuyến Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội - các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và ngược lại để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế từ Hà Nội, các tỉnh phụ cận đến Bắc Giang và từ khách quốc tế từ các cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) - Trung Quốc đến tham quan du lịch thăm đền, chùa như Bổ Đà, Phúc Tằng, Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng, chùa Vĩnh Nghiêm, cây Dã Hương (gắn với chùa Quang Phúc)…, làng quan họ, hát lượn, cà trù, chèo, dân ca các dân tộc thiểu số…, làng nghề truyền thống và kết hợp mua sắm hàng hóa nông sản nhất là tại khu dịch vụ tổng hợp thành phố Bắc Giang.

2/ Phát triển trọn gói tuyến du lịch văn hóa, lịch sử tuyến Hà Nội - Bắc Giang - Quảng Ninh (hiện tại du khách chưa biết trình ở đâu), trình ở chùa Vĩnh Nghiêm,Yên Dũng, thăm khu du lịch sinh thái, tâm linh Tây Yên Tử và kết thúc tại khu di tích lịch sử Yên Tử, Quảng Ninh.

3/ Phát triển tuyến du lịch văn hóa lịch sử truyền thống tuyến Hà Nội -Bắc Giang, chú trọng di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế và An toàn khu Hiệp Hòa cùng một số đền, chùa liên quan, nêu bật truyền thống yêu nước, cách mạng của tỉnh Bắc Giang.

4/ Phát triển tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và hội nghị, hội thảo khu sân Golf Yên Dũng, khu sinh thái Suỗi Mỡ, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Cấm Sơn, khu Đồng Thông, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ…, tạo ra thị trường hấp dẫn về chất lượng, giá cả và gần Hà Nội.

Ngoài các tuyến du lịch chủ yếu trên, phát triển thêm các tuyến du lịch nội tỉnh như Tuyến: Bắc Giang Lục Nam - Sơn Động; tuyến Bắc Giang - Yên Dũng – Lục Ngạn – Sơn Động; tuyến Bắc Giang Tân Yên Yên Thế - Lạng Giang và một số tuyến du lịch kết hợp thủy bộ như từ thành phố Bắc Giang theo QL31 và QL 37 tới Chùa Vĩnh Nghiêm, sau đó xuống thuyền xuôi Lục Đầu Giang thăm đền Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương) sau đó ngược sông Thương trở về thành phố Bắc Giang; từ thành phố Bắc Giang xuôi theo sông Thương tới ngã ba sông Lục Nam, thăm chùa Vĩnh Nghiêm sau đó xuống thuyền xuôi thăm đền Kiếp Bạc, thăm Lục Đầu Giang ngược theo Sông Cầu qua thăm Đình, Chùa làng nghề Thổ Hà Việt Yên sau đó lên Hiệp Hòa theo đường bộ thăm đền Y Sơn, thăm ATK2 Hoàng Vân, lăng đá Dinh Hương, lăng Họ Ngọ, Đình Lỗ Hạnh... trở về thành phố Bắc Giang.

Để phát triển các tuyến du lịch nêu trên hiệu quả, mang lại giá trị gia tăng cao cần thực hiện một số khâu như sau:

- Quy hoạch, đầu tư xây dựng các điểm du lịch, hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông, cơ sở lưu trú và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

- Phát triển nhân lực du lịch, trong đó tập trung vào quản lý, dịch vụ chuyên nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động du lịch.

- Hình thành cơ chế, chính sách hỗ trợ và đưa chúng vào thực tiễn hoạt động du lịch. Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch kết hợp với xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại…

- Các ngành dịch vụ khác:

Phát triển hệ thống, phương tiện giao thông vận tải, hình thành thêm các tuyến xe, bến xe, tăng số lượng xe trong nội tỉnh và liên tỉnh với Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, Lạng Sơn.

Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút và nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công nghệ, viễn thông, điện lực, du lịch, vui chơi giải trí, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ... góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Xây dựng khu tài chính cao cấp gắn với hệ thống siêu thị và khách sạn 3-5 sao dọc đường Nguyên Văn Cừ, phục vụ khách du lịch, doanh nghiệp, nhất là đối tác quốc tế và dân cư đô thị.

Bảng 32: Dự báo kết quả phát triển DV tới năm 2020


TT


Hạng mục


Đơn vị

Theo thời gian

Đến 2015

Tới 2020

1

Hoạt động thương mại

Triệu đồng

9.256.000

11.250.000

2

Khách sạn, nhà hàng

Triệu đồng

957.063

1.220.360

3

Du lịch

Triệu đồng

9.135

11.645

4

Dịch vụ

Triệu đồng

524.100

725.600

5

Vận tải

Triệu đồng

1.300.000

1.500.000

6

Khách sạn

Cơ sở

215

230

Ghi chú: Tính toán của nhóm chuyên gia

- Đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu: Tiếp tục duy trì các sản phẩm xuất khẩu lợi thế cạnh tranh, nâng dần tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu qua chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao gắn với các loại hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như logistic, tài chính, ngân hàng..., làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Tập trung hình thành chuỗi các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện tử, dệt may, nông sản... để khai thác và tận dụng các quan hệ liên kết trên địa bàn tỉnh với thị trường các nước. Tạo điều kiện, mở rộng thị trường xuất khẩu một số sản phẩm làng nghề truyền thống có thương hiệu. Tiếp tục giữ vững các thị trường xuất khẩu truyền thống, đồng thời đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và mặt hàng xuất khẩu.

Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 2,5 tỷ USD và duy trì tăng 15-17% giai đoạn 2016-2020 nhờ tham gia hiệu quả vào Cụm cơ khí, điện tử Hà Nội v.v và phát triển cụm tương hỗ nông sản.



2.1.3. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

a. Quan điểm, mục tiêu phát triển

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi (gồm cả nuôi trồng thuỷ sản). Xây dựng các vùng chuyên canh nông sản hàng hoá tập trung quy mô thích hợp, gắn kết chặt chẽ với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, thực hiện việc liên doanh liên kết “4 nhà” trong sản xuất hàng hoá. Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn với việc thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội và bảo vệ môi trường. Đảm bảo sự công bằng xã hội trong nông thôn, giảm sự chênh lệch cuộc sống giữa các vùng, các địa phương trên địa bàn tỉnh, nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ đất, vảo vệ môi trường sinh thái.

Tập trung đầu tư và thu hút nhân lực chất lượng để phát triển sản phẩm nông sản chủ lực đạt tiêu chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu thị trường, nhất là thị trường bên ngoài, đạt tốc độ tăng trưởng từ 2,5-3,0%/năm giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 đạt từ 2,3-2,8%/năm, đảm bảo bình ổn xã hội trên cơ sở xây dựng cụm tương hỗ sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực và khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế, bảo đảm phát triển KT-XH bền vững, thời kỳ CNH, HNQT.

b. Xác định sản phẩm chủ lực dựa trên tiềm năng, lợi thế

* Đối với ngành Nông nghiệp gồm các loại sản phẩm:

Khảo sát và phân tích tiềm năng, lợi thế, những sản phẩm nông nghiệp thời kỳ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đến năm 2020 là:

- Ngành trồng trọt gồm các sản phẩm chủ lực như sau: Cây lương thực; nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, rau sạch, rau chế biến; hoa, cây cảnh các loại.

- Ngành chăn nuôi gồm các loại sản phẩm sau: Nhóm gia cầm (tập trung phát triển thương hiệu gà đồi Yên Thế, từng bước mở rộng ở các huyện có điều kiện); nhóm giá súc gồm lợn, bò thịt, trâu thịt.

- Ngành Thủy sản gồm các loại sản phẩm: Các sản phẩm thủy sản nuôi (cá) và khai thác tự nhiên.

- Ngành Lâm nghiệp gồm các loại sản phẩm: Cây lấy gỗ, tre, nứa (khai thác và chế biến).

c. Phương hướng phát triển, chú trọng tổ chức không gian

* Đối với sản phẩm chủ lực nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi:

- Nhóm cây có hạt (lúa, ngô): Tập trung phát triển lúa ở vùng đồng bằng là các huyện Lục Nam, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lạng Giang, trong đó, phát triển lúa hàng hóa chất lượng cao tập trung ở huyện Yên Dũng; phát triển ngô ở các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lạng Giang, Hiệp Hòa. Ổn định diện tích lúa khoảng 110 nghìn ha, diện tích ngô khoảng 8.000 ha, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.

- Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen, lạc, vừng): Trong đó, tập trung phát triển cây lạc với diện tích khoảng 15 nghìn ha, tập trung ở các huyện Tân Yên, Lục Nam, Hiệp Hòa; phát triển cây đậu tương cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (nhà máy sữa đậu nành tại Bắc Ninh) trên cơ sở đổi mới công nghệ và đảm bảo chất lượng.

- Nhóm cây ăn quả (vải thiều, nhãn, dứa, na, hồng…): Tập trung phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, từng bước xây dựng cụm tương hỗ nông sản tại Lục Ngạn và một số vùng xung quanh như Lục Nam, Tân Yên trở thành mô hình mới, dẫn dắt nông thôn miền núi, trung du cả nước. Phát triển diện tích vải khoảng 30-33 nghìn ha tập trung ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên; cây na tại Lục Nam; dứa tại lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang; nhãn ở Lục Nam, Yên Thế…

Phát triển thêm một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bưởi Diễn, cam Đường Canh, cam Vinh tại các huyện Lục Ngạn, Hiệp Hòa.

- Nhóm rau sạch, rau chế biến: Tập trung trồng tại vùng đồng bằng ven thành phố Bắc Giang, Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam với các sản phẩm như su hào, cải bắp, cà chua, dưa, ngô bao tử, khoai tây chế biến, nấm v.v, tạo ra vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh sản xuất rau nhất là rau vụ đông xuân, nhằm tăng giá trị sản xuất rau gấp khoảng 2 lần hiện nay. Trồng rau với nhiều chủng loại đa dạng, phong phú, trồng rải vụ và sản xuất rau theo hướng rau an toàn, rau sạch chất lượng cao, tăng diện tích các loại rau ăn quả, giảm diện tích các loại rau ăn lá. Dự kiến đến năm 2015, diện tích trồng rau các loại là 10.000 ha, trong đó diện tích trồng khoai tây khoảng 3.000 ha. Đến năm 2020, diện tích trồng rau các loại là 11.000 ha, giữ ổn định diện tích gieo trồng khoai tây.

- Nhóm hoa, cây cảnh các loại: Mở rộng diện tích trồng hoa đồng thời nâng cao chất lượng các loại hoa, gồm cả bảo quản và vận chuyển tại thành phố Bắc Giang và các vùng phụ cận.

- Nhóm khoai lang, sắn: Tập trung phát triển trên cả 3 vùng miều núi, trung du và đồng bằng trên cơ sở giống mới và nâng cao năng suất lao động, cây trồng trên cơ sở nâng cấp cơ sở chế biến, tạo ra sản phẩm có chất lượng đảm bảo chế biến và làm thức ăn chăn nuôi.

- Nhóm gia cầm: Phát triển đàn gà theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tập trung ở huyện Yên Thế và các huyện có điều kiện tương đương như Lục Nam, Lục Ngạn, Lạng Giang. Từng bước xây dựng cụm tương hỗ gà đồi Yên Thế với quy mô lên tới 4-5 triệu con, chất lượng đảm bảo để bán tại các siêu cao cấp tại Hà Nội, Bắc Giang và từng bước đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, gắn chế biến thức ăn chăn nuôi.

Phát triển chăn nuôi vịt, ngan tại các vùng có lợi thế nhiều đầm hồ và khu vực ruộng chiêm gắn với nuôi trồng thủy sản như Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên….

- Nhóm gia súc: Tập trung phát triển đàn lợn theo hướng chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với quy mô tổng đàn đạt trên 1,5 triệu con vào năm 2020, sản xuất ra sản phẩm thịt sạch, chất lượng gắn với chế biến, giết mổ và tiêu thụ sản phẩm, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, để phát triển chăn nuôi bền vững. Các địa phương có các vùng chuyển đổi ruộng trũng, xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Tập trung phát triển đàn bò, đàn trâu thịt tại các các địa phương có điều kiện về đất bãi ven đê, đất đồi, diện tích trồng cỏ ở các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa, Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, Lạng Giang, tạo ra sản phẩm thương hiệu trên thị trường, gắn chế biến thức ăn CN. Đến năm 2020 đàn bò toàn tỉnh khoảng 150 nghìn con, đàn trâu đạt 70 nghìn con.

Ngoài ra, phát triểm thêm một số sản phẩm chăn nuôi có giá trị kinh tế cao như thỏ, nhím, hươu… với quy mô phù hợp.

- Về phát triển thủy sản: Tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2020 đạt khoảng 12.500 ha, trong đó diện tích nuôi chuyên canh khoảng 6.400 ha. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung tại Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng và một số hồ lớn (phát triển theo mô hình nuôi cá lồng) với sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, nhờ hợp tác với Viện thủy sản I tại Bắc Ninh và nâng cao chất lượng Trung tâm giống thủy sản cấp I.

Tiếp tục mở rộng diện tích nuôi quảng canh với nhiều loại thủy sản trên tất cả các huyện của tỉnh với mục tiêu nâng cao chất lượng bữa ăn của nông dân,gắn chế biến thức ăn công nghiệp.

Sản lượng thủy sản tăng lên, đến năm 2020 đạt khoảng 41,8 nghìn tấn, trong đó loại đạt chất lượng tăng mạnh, tạo ra giá trị cao hơn nhờ bán được vào siêu thị (đã chế biến) và nhà hàng cao cấp.

Cùng với việc mở rộng, nâng cao chất lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản, cần thực hiện tốt việc bảo vệ, quản lý khai thác thủy sản tự nhiên.



- Về phát triển lâm nghiệp: Phát triển sản xuất lâm nghiệp theo hướng hình thành các vùng trồng rừng tập trung, ổn định lâu dài, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản, gỗ trụ mỏ, gỗ lớn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xuất khẩu; đồng thời, nâng cao độ che phủ rừng và bảo vệ môi trường, du lịch sinh thái với mục tiêu duy trì sản xuất ổn định khoảng 113 nghìn ha đất rừng sản xuất; rừng phòng hộ khoảng 5.650 ha; rừng phòng hộ khoảng 19.400 ha.

Triển khai thực hiện việc xin cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) để các vùng sản xuất trọng điểm được cấp chứng chỉ, các nhà máy chế biến gỗ áp dụng quy trình chế biến theo tiêu chuẩn CoC (tiêu chuẩn về chuỗi hành trình sản phẩm rừng) nhằm nâng cao giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp. Thu hút các nhà máy đầu tư chế biến gỗ nhằm giải quyết đầu ra, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng trung du, miền núi.

Phát triển vùng sản xuất nguyên liệu gỗ tại 4 huyện miền núi là Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế với tổng diện tích khoảng 108 nghìn ha. Cải tạo diện tích cây ăn quả kém hiệu quả chuyển sang trồng rừng kinh tế. Phát triển trồng các loại cây dược liệu (như ba kích, sâm nam, bình vôi đỏ…) dưới tán rừng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp.

Thực hiện quản lý nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên hiện có của tỉnh, trong đó tập trung vào các huyện miền núi và các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.



Bảng 33: Dự báo hàng hóa nông sản chủ lực tới năm 2020

TT

Chỉ tiêu

2015

2020

DT(ha)

SL (tấn)

DT(ha)

SL (tấn)

1

Lúa

110.000

638.000

110.000

649.000

2

Lạc

12500

13000

15.000

15.000

3

Vải

30.000

135.000

33.000

150.000

4

Thủy sản

12.000

27.000

12.500

30.000

6

Rau xanh

3.000

65.000

4.000

75.000

7

Đàn lợn (1000 con)




1.350




1.500

8

Đàn gà (triệu con)




15,5




16,5

9

Đàn trâu (con)




70.000




70.000

10

Đàn bò (1000 con)




145




150

11

Trồng rừng kinh tế

20.000

150.000m3

25000

200.000m3

Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương