Kcn: Khu công nghiệp ccn: Cụm công nghiệp


III. GIẢI PHÁP KHCN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH



tải về 1.8 Mb.
trang14/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.8 Mb.
#23868
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

III. GIẢI PHÁP KHCN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH

3.1. Giải pháp chung


Thực hiện đầu tư ưu tiên cho các dự án khoa học- công nghệ phục vụ trực tiếp cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Kết hợp việc đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến về giống cây trồng và vật nuôi; kỹ thuật bảo quản và chế biến sản phẩm với việc hình thành các nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong các ngành then chốt và các sản phẩm mũi nhọn của tỉnh.

Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa.

3.2. Giải pháp cụ thể


Mỗi sản phẩm đòi hỏi giải pháp KHCN riêng vì vậy không nên đưa thành các đề tài nghiên cứu chung và cần tập trung vào:

1/ Sản phẩm đạm Hà Bắc, ưu tiên triển khai nghiên cứu và sáng tạo (R&I) để hình thành Cụm tương hỗ đạm, tham gia hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm này trong nước, đặc biệt là vùng miền Bắc.

2/ Sản phẩm nông sản vải thiều, gà đồi Yên Thế…, ưu tiên triển khai nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến nông hình thành Cụm tương hỗ nông sản Chũ và từng bước là gà đồi để tham gia chuỗi giá trị quốc gia, toàn cầu.

3/ Đối với sản phẩm điện tử các loại, cùng triển khai mạnh nghiên cứu và phát triển(R&D), tham gia Cụm tương hỗ vùng Hà Nội nhằm mạng lại giá trị đột phá thời kỳ đến năm 2020.

4/ Đối với sản phẩm cơ khí các loại, cùng triển khai mạnh nghiên cứu và phát triển(R&D), tham gia Cụm tương hỗ vùng Hà Nội nhằm mạng lại giá trị đột phá thời kỳ đến năm 2020.

5/ Sản phẩm dệt may, triển khai mạnh nghiên cứu và phát triển(R&D), gắn liền với đào tạo nghề cho nông dân và hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh để tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu sản phẩm này.

6/ Sản phẩm vật liệu xây dựng, đổi mới dây truyền công nghệ, triển khai nghiên cứu và phát triển gắn với đào tạo nghề cho nông dân nhằm mạng lại hiệu quả cao trong chuỗi giá trị thời kỳ đến năm 2020.

7/ Tiếp tục triển khai hoạt động khuyến nông, khuyên lâm, khuyến ngư, khuyến công, tập trung tại cấp thôn bản, hộ gia đình và đặc biệt cho từng đối tượng lao động cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả.


3.3. Cách làm thực tiễn


- Hợp tác với các Bộ ngành và các viện nghiên cứu, các trường đại học và doanh nghiệp đàm phán, hình thành và triển khai nghiên cứu và phát triển đối với sản phẩm chủ lực theo kế hoạch rõ ràng.

- Tổ chức thực hiện hoạt động KHCN và khuyến nông song cùng với đánh giá và hoàn thiện kế hoạch, dự án và công tác điều hành minh bạch theo chuẩn mực quốc gia và có tính đến điều kiện cụ thể tỉnh chuyển tiếp.

- Trước khi triển khai đồng bộ cần có các nghiên cứu thí điểm cụ thể (đối khuyên nông là mô hình trình diện, quy trình cụ thể) để rút bài học kinh nghiệm, tránh các sai lầm đối với phát triển các sản phẩm chủ lực.

IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

4.1. Giải pháp phát triển nhân lực chung


Sử dụng, thu hút và phát triển, chuyển đổi nhân lực cần xây dựng và thực thi các giải pháp như sau:

a. Nhóm giải pháp chung cho Bắc Giang

1/ Xây dựng, thực nhiện chính sách sử dụng, thu hút lao động chất lượng bằng nâng cao mức lương, hỗ trợ y tế, nhà ở, học tập cho họ và gia đình họ.

2/ Xây dựng, thực hiện chính sách ưu đãi cho giáo viên dạy (nâng lương, giảm thuế), người học nghề (phụ cấp) đối với khu vực lao động nông nghiệp.

3/ Xây dựng, thực hiện chính sách ưu đãi cụ thể liên kết với trung tâm phát triển nhân lực Hà Nội, Thái Nguyên và nước ngoài để phát triển nhân lực.



b. Nhóm giải pháp phát triển hạ tầng, phòng thí nghiệm…

1/ Xây dựng, thực hiện chính sách ưu đãi thu hút đầu tư xây dựng trường, phòng thí nghiệm và trạm trại thực nghiệm đối sản phẩm chủ lực.

2/ Xây dựng, thực hiện chính sách ưu đãi (thuế đất, thuế thu nhập) nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản v.v) lập trường nghề khu vực ưu tiên.

c. Giải pháp điều phối, hợp tác các chương trình/dự án cùng địa bàn

1/ Xây dựng, thực hiện quy chế điều phối cụ thể thực hiện các chương trình/dự án dạy nghề hiện có trên địa bàn tỉnh.


4.2. Giải pháp thu hút nhân lực chất lượng đối với sản phẩm chủ lực


1/ Sản phẩm đạm Hà Bắc, nghiên cứu, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cụ thể các doanh nghiệp và đơn vị tham gia xây dựng Cụm tương hỗ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tham gia hiệu quả chuỗi giá trị.

2/ Sản phẩm vải thiều, gà đồi v.v, nghiên cứu, triển khai thực thi chính sách hỗ trợ cụ thể các doanh nghiệp, trang trại và đơn vị tham gia hình thành Cụm tương hỗ để nâng cao năng suất, chất lượng và sự bền vững của chuỗi.

3/ Sản phẩm điện tử các loại, nghiên cứu, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cụ thể các doanh nghiệp và đơn vị tham gia Cụm tương hỗ điện tử vùng Hà Nội, tạo đột phá giá trị xuất khẩu.

4/ Sản phẩm cơ khí các loại, nghiên cứu, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cụ thể các doanh nghiệp và đơn vị tham gia tham gia Cụm tương hỗ cơ khí vùng Hà Nội, tạo đột phá giá trị xuất khẩu.

5/ Sản phẩm dệt may…, nghiên cứu, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cụ thể các doanh nghiệp và đơn vị tham gia sản xuất sản phẩm này tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu, mạng sản xuất và thu giá trị gia tăng cao.

6/ Sản phẩm vật liệu xây dựng, nghiên cứu, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cụ thể các doanh nghiệp và đơn vị tham gia nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và thu giá trị gia tăng cao.

7/ Sản phẩm dịch vụ Y tế, chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cụ thể bệnh viện, trường Cao đăng Y tế… và bảo hiểm để nâng cao chất lượng phòng và khám, chữa bệnh cho nhân dân

6/ Sản phẩm dịch vụ Giáo dục-Đào tạo, nghiên cứu, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cụ thể để các trường và doanh nghiệp tham gia, chú ý tới các khu vực trọng điểm để nâng cao chất lượng và tăng năng suất.


4.3. Chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp sang ngành nghề khác


Đây là khâu quan trọng đặc biệt vì quy mô, mức độ chuyển đổi và là khâu đột phá trong điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đến năm 2020, cụ thể:

a. Giải pháp điều phối, cách làm mới

- Thực hiện lồng ghép chương trình/dự án đào tạo nghề cho người lao động của của Bộ NN&PTNT, Bộ LĐ, TB&XH và dự án nước ngoài, tập trung nguồn lực, tạo ra động lực mới cho việc chuyển đổi lao động NN sang CN, XD và DV theo cơ cấu hợp lý.

- Cách làm mới là xây dựng kế hoạch chuyển đổi lao động nông nghiệp sang ngành nghề khác trên cơ sở thực tế tại địa phương và các nguồn lực huy động thời kỳ điều chỉnh quy hoạch, đáp ứng mục tiêu chuyển đổi cơ cấu lao động, trước hết cần ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, khung chương trình, phòng thí nghiệm và triển khai thực hiện dạy nghề.

b. Giải pháp phát triển đô thị, Cụm tương hỗ, khu dịch vụ, KCN, CCN

- Xây dựng đô thị, Cụm tương hỗ, khu dịch vụ tổng hợp và KCN, CCN và kết cấu hạ tầng giao thông, trường nghề trọng điểm, tạo điều kiện tốt chuyển đổi dân số, lao động nông thôn sang đô thị và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề.

- Khẩn trương xây dựng, nâng cấp trường dạy nghề theo quy hoạch và hỗ trợ mở các trung tâm nghề ở các đô thị hay Cụm tương hỗ, KCN và KDV với sự tham gia của các doanh nghiệp để dạy, nâng cao tay nghề.

c. Giải pháp hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp, giáo viên, học viên

- Cần có các dự án ưu tiên phát triển mạnh nhà ở, công trình xã hội đi kèm với hỗ trợ của nhà nước và doanh nghiệp tại các trường nghề trọng điểm, gắn liền sản xuất, kinh doanh tại các KCN, KDV.

- Ưu tiên cụ thể đào tạo nghề đối với các ngành nghề sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực và nâng cao trình độ quản lý cán bộ các cấp chính quyền, nhất là cấp cơ sở.

- Xây dựng chương trình lựa chọn các em học giỏi gửi đi học ngoại ngữ và sau đó sẽ tuyển đi học theo các chương trình đào tạo ở nước ngoài, chú trọng vào các ngành nghề quản trị công, phát triển sản phẩm chủ lực.



d. Chính sách ưu đãi đặc biệt đối với đối tác nước ngoài

- Chính sách ưu đãi đặc biệt khi doanh nghiệp lớn cả trong nước và nước ngoài (FDI), cụ thể là Samsung, Hồng Hải, Honda, Canon…đầu tư phát triển nhân lực sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực.

- Ban chỉ đạo phát triển nhân lực và chuyển đổi lao động nông nghiệp tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đưa vào hoạt động trường cao đẳng nghề, nhất là trường cao đẳng nghề Việt-Hàn...


Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương