Kcn: Khu công nghiệp ccn: Cụm công nghiệp


VI. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN



tải về 1.8 Mb.
trang13/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.8 Mb.
#23868
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

VI. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN

4.1. Các tiêu chí đề xuất chương trình, dự án ưu tiên


- Việc xác định các chương trình, dự án ưu tiên dựa trên việc xác định khâu đột phá trong thời kỳ quy hoạch.

- Các chương trình, dự án ưu tiên được xác định dựa trên hiệu quả kinh tế, tạo ra giá trị gia tăng, thúc đẩy phát triển kinh tế dựa trên sự gia tăng cả số lượng, chất lượng và nâng cao năng suất lao động.

- Giải quyết việc làm, chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm nghèo.

- Sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, đặc biệt là đất đai, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.



4.2. Các chương trình/dự án ưu tiên cụ thể

Trên cơ sở tiêu chí xác định dự án ưu tiên, quy hoạch xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư công và thu hút đầu tư theo phụ biểu kèm theo.


Phần thứ ba

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH

TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KT-XH ĐẾN NĂM 2020




I. GIẢI PHÁP VỐN ĐẦU TƯ


1.1. Dự báo nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư

Theo phương án tăng trưởng và cơ cấu kinh tế đã lựa chọn, dự kiến nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2011-2015 khoảng 100 nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 khoảng 270 nghìn tỷ đồng; tổng cả thời kỳ quy hoạch là 370 nghìn tỷ đồng.



Biểu 43: Cơ cấu vốn thực hiện phân theo kỳ quy hoạch

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2011

-2015

2016

-2020

Tổng nhu

cầu vốn

Tổng vốn đầu tư xã hội

Tỷ đồng

100.000

270.000

370.000

1. Vốn trong n­ước

 Tỷ đồng

17.900

37.260

55.160

-Trung ương, địa phương

Tỷ đồng

17.000

35.100

52.100

% so với tổng vốn trong nước

%

17

13

14,1

-ODA

Tỷ đồng

900

2160

3.060

% so với tổng vốn nước ngoài

%

0,9

0,8

0,83

2. Vốn n­ước ngoài

Tỷ đồng 

20.000

72.900

92.900

-Vốn FDI

Tỷ đồng

20.000

72.900

92.900

% so với tổng vốn nước ngoài

%

20

27

25,1

3. Vốn tư nhân

Tỷ đồng

62.100

159.840

221.940

-Doanh nghiệp, liên doanh…

Tỷ đồng

20.000

67.500

87.500

% so với tổng vốn trong nước

%

20

25

23,6

-Dân cư

Tỷ đồng

42.100

92.340

134.440

% so với tổng vốn trong nước

%

42,1

34,2

36,3

1.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư

Trong giai đoạn tới để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, nhất là việc tăng tính chủ động trong đầu tư và điều hành thực hiện quy hoạch, tỉnh dự kiến áp dụng các biện pháp huy động đa dạng hóa các hình thức tạo vốn, nhất là nguồn vốn của các doanh nghiệp và dân cư. Xác định nguồn nội lực là quan trọng, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao...



- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển.

Khẩn trương xây dựng và đưa vào thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn, trong đó chú trọng các dự án trọng điểm của tỉnh, đồng thời kết hợp với các các chương trình mục tiêu quốc gia (16 chương trình) theo nguyên tắc vùng tiềm năng kinh tế thì đầu tư tạo cực tăng trưởng và vùng nghèo tập trung giảm nghèo, phát triển hạ tầng để sớm đưa các dự án cụ thể vào thực hiện, tạo ra bước tiến bộ khích lệ đến năm 2015.

Tiếp tục tạo thêm nguồn vốn từ quỹ đất để bổ sung thêm vào nguồn vốn ngân sách, tiếp tục thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, khu công nghiệp... Sắp xếp lại trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp để tăng quỹ đất. Rà soát thu hồi các khu đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích.

Huy động các nguồn lực bằng vốn đầu tư Chính phủ, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, NGO và vốn từ doanh nghiệp nước ngoài (FDI), trong nước theo hình thức PPP, BOT để thực hiện các dự án trọng điểm phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông (trục chính gồm cả kho bãi), hệ thống điện, cấp thoát nước và khu đô thị, khu dịch vụ (cả khu tài chính, dịch vụ cao cấp), khu du lịch và cụm tương hỗ sản phẩm điện, cơ khí, nông sản…



- Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương trong vùng, trong nước (kể cả đầu tư nước ngoài): Cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, xúc tiến đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và từ tỉnh ngoài vào địa bàn tỉnh.

Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng: Thông qua sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường bằng công cụ lãi suất và tín dụng, hướng vào các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên. Chuyển hình thức cho vay bằng thế chấp tài sản sang hình thức cho vay theo dự án, đặc biệt là hướng ưu tiên cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động.

Khuyến khích, ưu tiên phát triển các loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần, trong đó đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để tạo cơ sở cho việc tham gia vào thị trường chứng khoán quốc gia.

Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để bảo lảnh một phần và chia sẽ rủi ro giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng

- Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ dân: Giải pháp quan trọng để giải quyết nhu cầu vốn là đẩy mạnh huy động các nguồn lực, đặc biệt phải huy động đầu tư của các doanh nghiệp và nội lực đầu tư các tầng lớp nhân dân.

Tổ chức xúc tiến đầu tư có trọng điểm, trong đó tập trung vào doanh nghiệp tiềm năng nước ngoài (Sam Sung, Canon, Toyota, Hồng Hải…) và trong nước (Vinaconex, Lilama…) đối với dự án trọng điểm sản xuất, kinh doanh hàng hóa chủ lực như nhà ở, đường xá…, sản phẩm điện tử, cơ khí, điện, đạm, gạch các loại…và nông lâm sản qua chế biến.


1.2. Giải pháp lựa chọn công trình đầu tư, nhà đầu tư


- Đưa ra các tiêu chí lựa chọn các dự án/chương trình đầu tư trọng điểm, chú trọng tới chất lượng và đặc biệt là tập trung vào công trình có tầm ảnh hưởng lớn tới liên kết phát triển kinh tế - xã hội của các tiểu vùng trong tỉnh và mở ra hướng phát triển mới cho tỉnh với các tỉnh giáp ranh và trong khu vực.

Tập trung đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng và các lĩnh vực xã hội thiết yếu, nhất là các vùng khó khăn.


- Đưa ra các tiêu chí lựa chọn các nhà đầu tư cần chú trọng tới vai trò, vị trí, quy mô, uy tín và đặc biệt là tập trung vào sản phẩm chủ lực, vùng trọng điểm.


Chú trọng các dự án đầu tư cho đổi mới thiết bị và công nghệ để nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm của tỉnh.

Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, phát triển chăn nuôi và trồng rừng làm nguyên liệu và cây ăn quả tập trung làm hàng hoá.



II. GIẢI PHÁP CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

2.1. Chính sách KHCN chung

Chủ động thực hiện và vận dụng cơ chế, chính sách để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển trong và ngoài tỉnh.

Nâng cao tính định hướng và dự báo trong xây dựng quy hoạch, gắn quy hoạch với kế hoạch theo cơ chế khách quan của kinh tế thị trường. Cụ thể hóa việc thực thi quy hoạch thành các chương trình và dự án. Phân công rõ trách nhiệm cũng như tăng cường sự phối hợp giữa các ngành các cấp trong xây dựng và điều hành kế hoạch.

Có cơ chế, chính sách ưu tiên đúng mức cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư.

Ứng dụng rộng rãi khoa học - công nghệ trong quản lý tài chính, đảm bảo thu hút đủ nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.

Áp dụng các hình thức khuyến khích tiết kiệm và tiêu dùng hợp lý trong dân cư và các doanh nghiệp nhà nước. Huy động sưc dân tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn.


2.2. Chính sách KHCN cụ thể


Trọng tâm là tập trung vào chính sách phát triển đô thị trọng điểm và vực dậy thị trường bất động sản khu vực đô thị:

- Về tổng quát:

+ Xây dựng, đưa vào thực thi chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế, hỗ trợ nhà ở, đào tạo…, tạo điều kiện tốt nhất để thu hút đầu tư, đặc biệt doanh nghiệp FDI lớn tham gia sản xuất điện tử, cơ khí, nông sản và phát triển đô thị, dịch vụ, tạo đột phá tăng trưởng và chuyển dịch dân cư, lao động.

+ Trên cơ sở danh mục dự án trung hạn đến năm 2015 được Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt, tỉnh chuẩn bị xây dựng ngay theo hướng cụ thể về chính sách triển khai, thực hiện để làm việc hiệu quả với Chỉnh phủ, Bộ ngành liên quan, tạo chuyển biến ngay trong đầu tư phát triển.

- Về từng lĩnh vực:

+ Phát triển đô thị gắn khu vực quan trọng, xây dựng, đưa vào thực hiện chính sách đặc thù ở thành phố Bắc Giang, thị xã Chũ, thị xã Thắng… về đổi đất, cơ sở cũ lấy vốn, hạ tầng, thuế thuê đất, thuế bất động sản, hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng và tỷ lệ lãi suất, thời gian phải trả để thu hút doanh nghiệp lớn tham gia, thực hiện khâu đột phá, cụ thể:

Thành phố Bắc Giang, tập trung vào khu dân cư, khu công quyền, khu công viên, cụm tương hỗ Đạm, KCN, CCN và khu tài chính, dịch vụ cao cấp, khu dịch vụ tổng hợp, khu cảng cạn và khu các trường đại học, trường nghề.

Thị xã Chũ tương lai, tập trung vào khu công quyền, khu dân cư, khu thương mại, bệnh viện khu vực và chợ đầu mối, cụm tương hỗ nông sản, trường trung cấp nghề, khu công viên, khu quốc phòng.

Thị xã Thắng tương lai, tập trung vào khu công quyền, khu dân cư, KCN, CCN và khu thương mại, khu di tích lịch sử, trường Cao đẳng nghề, khu dịch vụ gồm cả bệnh viện khu vực.

Xây dựng, thực thực hiện chính sách về hoàn thiện chính quyền đô thị, trước hết tập trung thí điểm ở thành phố Bắc Giang trên cơ sở nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội về mô hình cấu trúc đô thị, nâng cao năng lực cán bộ công chức đảm bảo thực thi chức năng, nhiệm vụ mới và cải cách hành chính…



+ Phát triển hạ tầng giao thông, cụm tương hỗ, khu dịch vụ quan trọng, học tập các tỉnh bạn, làm việc hiệu quả với Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương liên quan xây dựng, triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông và bến, bãi bằng các hình thức PPP, BOT, BT… thu hút các nguồn lực lớn, kể cả FDI để nhanh chóng có hạ tầng giao thông đồng bộ, chất lượng, nhất là các tuyến chính và sớm đưa các công trình này vào sử dụng, tạo ra đột phá phát triển KT-XH và hôi nhập khu vực, quốc tế.

Cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng, triển khai thực hiện hệ thống chính sách, trong đó có chính sách mới cụ thể (hợp tác doanh nghiệp) để phát triển Cụm tương hỗ đạm Hà Bắc, Cụm tương hỗ nông sản Lục Ngạn và chính sách tạo điều kiện về giao thông, hạ tầng KCN, CCN, KDV, đào tạo thu hút nhân lực chất lượng để tham gia Cụm tương hỗ sản điện tử, cơ khí nhằm khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế và giá trị gia tăng cao.

Làm việc có hiệu quả với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp lớn kể cả doanh nghiệp FDI tham gia xây dựng, kinh doanh khu tài chính, dịch vụ cao cấp, khu dịch vụ tổng hợp và khu du lịch, siêu thị lớn, góp phần cải thiện tình hình thương mại, du lịch để khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế.

+ Chính sách thu hút tập đoàn lớn sản xuất sản phẩm chủ lực xuất khẩu, đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Bắc Ninh, Thái Nguyên và Quảng Ninh về thuê đất, thuế thu nhập… và chính sách hỗ trợ giải phòng mặt bằng, đền bù đất… để thu hút tập đoàn lớn đang đầu tư trong khu vực như Samsung, Hồng Hải, Toyota, Honda…

Nghiên cứu đưa ra và thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn gồm doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước và các cơ sở nghiên cứu để cùng nhau nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng sản phẩm chủ lực xuất khẩu, tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu, mạng sản xuất, thu giá trị gia tăng cao.

+ Chính sách về giảm nghèo và phát triển bền vững, nghiên cứu đưa ra quy định về phối hợp, lồng gép thực hiện các chương trình/dự án trên cùng địa bàn, trước hết từ việc xây dựng kế hoạch sau đó là triển khai chung.

Để giảm nghèo và phát triển bền vững, cần nghiên cứu, thực hiện chính sách đặc thù thu hút các nguồn lực, trong đó ưu tiên cụ thể đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động này và khu vực miền núi Sơn Động, Lục Ngạn…

Tiếp tục cụ thể hóa chính sách sử dụng, quản lý tài nguyên nói chung và chính sách phí môi trường đối với rừng và triển khai chính sách này nhằm bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của người dân, giảm nghèo và phát triển bền vững.

+ Đối với vấn nạn buôn bán ma túy và tệ nạn xã hội khác, nghiên cứu cụ thể hóa các quy chế cam kết xây dựng xã, phường, thị trấn không có ma túy; tăng cường hiệu quả việc thực hiện cai nghiện tại cộng đồng và gia đình.

Tiếp tục tuyên truyền và thực hiện đồng bộ các giải pháp của cả hệ chính chính trị với sự tham gia tích cực của người dân nhằm giảm các tệ nạn xã hội khác.


2.3. Cải cách hành chính


- Đảng bộ, chính quyền các cấp, cán bộ, viên chức và cả doanh nghiệp, người dân cần nhận thức sâu sắc và cùng thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình này với trách nhiệm cụ thể, rõ ràng từng đơn vị và người đứng đầu. Coi cải cách hành chính là bước đột phá quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội đề ra.

- Cải cách hành chính tạo chuyển biến mới đối với cơ quan công quyền và ngay cả doanh nghiệp để thực thi tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trong các khu vực trọng điểm đã nêu đến năm 2020.

- Đơn giản hóa các loại thủ tục, hỗ trợ các gia đình có công nhân, hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ sang sinh sống ở khu vực đô thị, tạo bước đột phá cải thiện cơ cấu dân cư, chuyển đổi lao động, tạo tiền đề căn bản CNH.

- Tổ chức thực hiện chính sách, song song với đánh giá và nâng cao hiệu quả công tác điều hành minh bạch và có tính đến điều kiện cụ thể của tỉnh, vùng chuyển tiếp và hành lang kinh tế Việt-Trung.



Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương