Kcn: Khu công nghiệp ccn: Cụm công nghiệp


III. XÂY DỰNG KHÔNG GIAN KT-XH ĐẾN NĂM 2020



tải về 1.8 Mb.
trang10/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.8 Mb.
#23868
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

III. XÂY DỰNG KHÔNG GIAN KT-XH ĐẾN NĂM 2020

3.1. Quan điểm phát triển


Với đặc thù địa hình không đồng nhất, lãnh thổ kéo dài từ Đông sang Tây và chia cắt thành 3 tiểu vùng đặc trưng rõ nét, trên cơ sở kế thừa và xây dựng và phát triển tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 thành vùng phát triển theo định hướng: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hài hòa, bền vững”; phù hợp và gắn kết chặt chẽ với vùng trung du miền núi Bắc bộ, vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, hai hành lang và một vành đai kinh tế, cả nước và quốc tế; đảm bảo sự phát triển hài hòa và ổn định trong quá trình công nghiệp hóa, và hiện đại hóa trên cơ sở: tăng cường vai trò không gian kinh tế dịch vụ - công nghiệp và đô thị của thành phố Bắc Giang, Chũ và Thắng; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ, đặc biệt là giao thông nhằm kết nối chặt chẽ giữa khu vực thành phố Bắc Giang với vùng trung du tiềm năng (thị xã Thắng trong tương lai) và vùng miền núi tiềm năng (thị xã Chũ trong tương lai).

Phát triển đô thị và nông thôn theo hướng thu hẹp sự chênh lệch về điều kiện và chất lượng cuộc sống của dân cư giữa các vùng trong tỉnh. Phát triển đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo tồn và phát huy các giá trị thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử và đảm bảo an ninh, quốc phòng.


3.2. Mục tiêu phát triển


Xây dựng hệ thống đô thị, KCN, CCN, khu dịch vụ tổng hợp, đặc biệt đô thị trọng điểm và Cụm tương hỗ nông sản, đạm, khu du lịch, khu dịch vụ tài chính, khu dịch vụ tổng hợp đồng bộ, hiện đại thông qua việc đầu tư trọng điểm và chú trọng chất lượng gồm cả công tác quản lý, tạo cực điều phối, tăng trưởng và phát triển, phân bố lại dân cư khu vực nông thôn và đô thị trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa.

3.3. Phương hướng đổi mới xây dựng không gian KT-XH


Tổ chức hình thành 03 tiểu vùng gồm: Không gian tiểu vùng trung tâm với thành phố Bắc Giang là trung tâm; không gian tiểu vùng phía Tây tỉnh với việc nâng cấp thị trấn Thắng lên thị xã là trung tâm; không gian tiểu vùng phía Đông tỉnh với việc nâng cấp thị trấn Chũ lên thị xã là trung tâm. Cụ thể các vùng không gian kinh tế - xã hội như sau:

a. Phát triển đô thị

* Mục tiêu: Quy hoạch tổng thể hệ thống các đô thị tỉnh Bắc Giang nhằm định hướng phát triển các đô thị trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững, phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội và khai thác tốt tiềm năng lợi thế của từng vùng; làm căn cứ cho các đô thị phát triển hạ tầng kỷ thuật, hạ tầng xã hội, kiến trúc đô thị hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc, trở thành nhân tố phục vụ tốt và thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phấn đấu đến năm 2020, dân số đô thị chiếm khoảng 18% dân số toàn tỉnh.

* Phương hướng phát triển: Tổ chức quy hoạch xây dựng và phân bổ các đô thị trung tâm trên các vùng một cách hợp lý, phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội an ninh quốc phòng của tỉnh.

Hệ thống đô thị hình thành trên cơ sở các đô thị giữ vai trò trung tâm điều phối vùng là: Thành phố Bắc Giang (nâng cấp lên đô thị loại II), nâng cấp thị trấn Thắng, Chũ lên thị xã (đô thị loại IV).

Các đô thị trung tâm của các huyện bao gồm: Các đô thị đã đóng vai trò là trung tâm huyện lỵ phải mở rộng cải tạo, các đô thị mới được phát triển trên cơ sở chức năng của đô thị loại này phù hợp phát triển kinh tế- xã hội của từng huyện. Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 21 đô thị, trong đó có: 01 đô thị loại II là thành phố Bắc Giang (nâng cấp từ loại III lên loại II); 02 đô thị loại IV (Thắng, Chũ) nâng cấp thành thị xã và 18 đô thị loại V (trong đó có 14 đô thị hiện có và 04 đô thị mới là Mỏ Trạng, Bách Nhẫn, Phương Sơn, Phố Kim).

Biểu 39: Chỉ tiêu chủ yếu tổ chức không gian đô thị


TT


Chỉ tiêu


Đơn vị

Theo thời gian

2015

2020

I

Hệ thống đô thị










1.1

Đô thị loại II&III

thành phố

1 (loại III)

1 (loại II)

1.2

Đô thị loại IV&III

đô thị

2(loại IV)

2(loại IV)

1.3

Đô thị loại V

thị trấn







II

Quy mô, mật độ










2.1

Dân số đô thị

người

248.100

348.000

2.2

Mật độ dân số đô thị

người/km2







III

Môi trường sinh thái




430

452

3.1

Diện tích cây xanh

m2 câyxanh/người







3.2

Xử lý chất thải

%

70

95

Ghi chú: Loại II - thành phố Bắc Giang, loại III - thị xã Chũ, Thắng

b. Xây dựng không gian KT-XH tiểu vùng trung tâm

* Mục tiêu: Để đảm bảo tính hài hòa giữa phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững để Bắc Giang tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh, thu hẹp mức chênh lệch so với cả nước về GDP/người. Phát triển không gian vùng đồng bằng với mục tiêu trở thành vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội, trong đó lấy việc xây dựng thành phố Bắc Giang trở thành trung tâm chính trị, kinh tế… và văn hóa, đảm bảo giữ vai trò là "đầu tầu và hạt nhân" đạt tiêu chuẩn đô thị loại II, điều phối phát triển chung cùng một số đô thị và cụm tương hỗ, khu dịch vụ tổng hợp, khu tài chính, dịch vụ cao cấp, là cầu nối liên vùng, trên hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, tạo động lực phát triển trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế.

* Định hướng phát triển: Với mục tiêu tiểu vùng trung tâm trở thành vùng động lực, phát huy vai trò của các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của địa phương, đi nhanh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, đi đầu trong việc phát triển kinh tế kỹ thuật cao của tỉnh. Tạo vành đai nông nghiệp hiện đại ở tiểu vùng.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đưa lao động làm nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong vùng kinh tế kinh tế động lực của tỉnh, phát triển các cụm, khu công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp theo định hướng phát triển ngành, lĩnh vực.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, thời gian điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, tập trung vào các điểm nhấn như sau:

1/ Tiếp tục xây dựng thành phố Bắc Giang là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh với các khu vực chính sau:



+ Khu vực phía Đông: Cảnh quan đô thị hiện hữu là trung tâm hành chính, chính trị, dịch vụ, thương mại, vận tải, văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí cấp tỉnh.

+ Khu vực phía Nam: Phát triển mô hình khu đô thị mới gắn với hoạt động dịch vụ trung chuyển hàng hoá, hình thành không gian dừng trên tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, trung tâm dịch vụ trung chuyển và phân phối hàng hoá cấp vùng và các trung tâm thương mại cao cấp kết nối thuận tiện với quốc lộ 1A bằng các công trình đầu mối giao thông kết hợp của khu vực, tạo điểm nhấn đô thị trên tuyến quốc lộ 1A.

+ Khu vực phía Tây: Thiết lập một trục trung tâm dịch vụ đô thị ở phía Tây tiếp nối với trung tâm đô thị hiện hữu tại bờ Đông sông Thương – phát triển mô hình khu đô thị phục vụ lao động tại các khu công nghiệp, xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị bán lẻ.

+ Khu vực phía Bắc: Phát triển mô hình khu đô thị gắn với trung tâm đào tạo; khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng; khu đô thị gắn với vùng trồng, chế biến các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.

+ Khu vực cảnh quan sông Thương: Trở thành vùng cảnh quan cốt lõi của đô thị, gắn kết với trung tâm sinh hoạt cộng đồng của từng khu đô thị. Hình thành các tuyến du lịch trên sông tạo các không gian sinh hoạt công cộng, nghỉ ngơi, thể dục thể thao cho nhân dân thành phố kết hợp các chức năng thương mại với các nhà hàng. Thiết lập các không gian đi bộ, không gian văn hóa cộng đồng, không gian dịch vụ du lịch.

+ Về hạ tầng đô thị thành phố Bắc Giang:

- Xây dựng hoàn thiện mạng khung giao thông chính cho thành phố Bắc Giang (Vành đai Đông Bắc, Tuyến đường QL 37 kéo dài…), xây dựng hoàn thiện mạng đường chính trong khu vực nội thị cũ và hai khu đô thị mới phía Nam và Tây Nam.

- Xây dựng khu tài chính, dịch vụ cao cấp trên đường Nguyên Văn Cừ, thành phố Bắc Giang với các điểm nhấn là khu tài chính, ngân hàng cao cấp, siêu thị cao cấp và khách sạn 3-5 sao, thu hút lao động chất lượng cao.

- Hình thành một số khu dịch vụ gồm Khu dịch vụ tổng hợp Bắc Giang ở xã Dĩnh Trì quy mô khoảng 10 ha (đã quy hoạch công viên nông nghiệp) và di chuyển cảng than Á Lữ ra khu vực ngoại thành chuyển cảng Á Lữ thành cảng du lịch và xây dựng mới cảng bốc xếp hàng hóa Đồng Sơn với quy mô 94,3 ha.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện công viên Hoàng Hoa Thám, công viên tại khu đô thị Tây Nam, cải tạo khu vực ven hai bờ sông Thương đoạn qua khu trung tâm thành công viên, xây dựng khu trung tâm thể dục thể thao cấp tỉnh ở phía Tây thành phố; điểm du lịch di tích chiến thắng Xương Giang, khu nghỉ dưỡng đồi Quang Phúc.

- Tập trung ưu tiên đầu tư cải tạo khu dân cư nhà máy đạm Hà Bắc, khu Đồng Cửa và xây dựng đô thị, dịch vụ thương mại (khu Tây Nam, khu phía Nam), trước tiên là nhà ở xã hội cao tầng giá trung bình để giải quyết chỗ ở cho người lao động các KCN, nhà máy Đạm và cán bộ, công chức.


Khu thương mại nông sản Khu ăn uống, nghỉ nghơi




Ban quản lý

Khu dịch vụ tài chính Khu dịch vụ ô tô, xe máy



Sơ đồ 1: Khu dịch vụ tổng hợp Dĩnh Trì Bắc Giang

2/ Xây dựng Cụm tương hỗ đạm Hà Bắc trên cơ sở mở rộng công suất và có các sản phẩm đi cùng là: điện, gas, bình khí Ni tơ v.v bằng dây chuyền công nghệ tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại thông qua sự hợp tác giữa các doanh nghiệp (vận tải, cơ khí, đạm, điện v.v).




group 38

Sơ đồ 2: Cụm tương hỗ Đạm Bắc Giang

3/ Tích cực tham gia Cụm tương hỗ điện tử các loại gồm cả các linh kiện v.v tại Bắc Ninh, vùng Hà Nội trên cơ sở sớm lấp đầy và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các KCN (Đình Trám, Quang Châu, Song Khê-Nội Hoàng cùng các CCN) dọc tuyến đường 1A, 295B.

4/ Khu sân golf Yên Dũng (xã Tiền Phong, xã Yên Lư) sẽ được xây dựng thành tổ hợp với các khu thể thao và giải trí, trước hết là khu sân chơi golf, sau đó là khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, song song là củng cố các khu du lịch, làng nghề…

5/ Khu canh tác nông nghiệp công nghệ cao với sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm gồm khu chuyên trồng lúa chất lượng tại huyện Yên Dũng, chuyên trồng hoa, khu chuyên canh rau chế biến, rau an toàn tại thành phố Bắc Giang và một số vùng lân cận, nuôi trồng thủy sản huyện Tân Yên, Yên Dũng...



Ảnh 2: Phối cảnh hai bên bờ sông Thương đến năm 2020

Trên thực tiễn, cần tiến hành bố trí các công trình xây dựng lấy sông Thương làm nền để phối cảnh và điều hòa cho toàn bộ thành phố Bắc Giang.


6/ Xây dựng và hình thành mối tương tác hiệu quả giữa Cụm tương hỗ đạm Hà Bắc, khu dịch vụ tổng hợp thành phố Bắc Giang, sân golf Yên Dũng (xã Tiền Phong, xã Yên Lư) và các khu đô thị, các KCN, CCN tiểu vùng.

7/ Tiếp tục xây dựng, nâng cấp trường Đại học Ngô Gia Tự, các trường cao đăng, trường dạy nghề, chú trọng chất lượng và xây dựng một số đô thị trong vùng theo thứ tự ưu tiên như Bích Động, Vôi và Nếnh….



oval 37

Khu

Đô thị BG


canvas 33

KCN,CCN

Sơ đồ 3: Tương tác các khu chính vùng đồng bằng

c. Xây dựng không gian khu phía Tây tỉnh

* Mục tiêu: Xây dựng không gian kinh tế khu vực phía Tây tỉnh trở thành vùng kinh tế trọng điểm trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế gần Thủ đô Hà Nội, kết nối với tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên thông qua hệ thống giao thông đồng bộ, liên hoàn.

* Định hướng phát triển: Phát triển không gian khu phía Tây tỉnh với việc xây dựng thị trấn Thắng lên thị xã và là trung tâm (nâng lên đô thị cấp III) cùng một số đô thị quan trọng khác đảm bảo thống nhất trong tỉnh, trên cơ sở gắn kết hài hoà giữa đô thị hiện tại với phần đô thị phát triển mới; kế thừa hợp lý cơ sở vật chất hiện có. Xây dựng khu vực phát triển mới đảm bảo nhu cầu trước mắt đồng thời đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững trong t­ơng lai. Đảm bảo thị xã Thắng giữ trò điều phối phát triển vùng và nâng cao hiệu quả các khu KCN, CCN, khu dịch vụ, tham gia mạnh mẽ cụm tương hỗ cơ khí, điện tử vùng Hà Nội trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh đất đai và đặc biệt là dân số, lao động, tạo ra động lực mới phát triển KT-XH.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, thời gian điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, tập trung vào các điểm nhấn như sau:

1/ Xây dựng thị xã Thắng đảm bảo vai trò điều phối phát triển vùng với các điểm nhấn là khu dân cư, khu công quyền, công viên, KCN và khu dịch vụ, đào tạo nghề để khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế đất đai, vị trí và đông dân, lao động và thuộc vùng Hà Nội.

- Trên cơ sở khai thác lợi thế của các trục đường QL37, các ĐT 296, 295, đặc biệt là sự kết nối với các tuyến đường trọng điểm phát triển kinh tế quốc gia như QL3, QL2, đường cao tốc mới dự kiến (Nối Hà Nội- Thái Nguyên) chạy qua địa phận huyện Hiệp Hoà để phát triển kinh tế - xã hội và đô thị, gắn đô thị với vùng thành phố Hà Nội, các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Thái Nguyên, thành phố Hà Nội, gắn thị trấn với các trung tâm phát triển kinh tế chính của vùng lân cận như các khu công nghiệp lớn, khu đô thị, các trung tâm thương mại dịch vụ, khu du lịch lớn....

- Trong tương lai, thị trấn Thắng sẽ hình thành với 5 khu đô thị chính gồm: Khu đô thị phía đông, phía nam, tây nam, phía tây và khu đô thị phía Bắc. Đồng thời, xây dựng một hệ thống đa trung tâm gồm: Trung tâm hành chính huyện (tương lai là trung tâm thị xã); trung tâm các khu đô thị; trung tâm thương mại dịch vụ.

- Tổ chức hệ thống giao thông đồng bộ, với việc xây dựng tuyến tránh dạng vành đai đi xung quanh thị trấn. Mạng đường giao thông đô thị được xây dựng chủ yếu theo mạng hình sao kết hợp vành đai, mạng phía tây dọc theo trục 296 được bố trí theo dạng ô cờ. Các tuyến đường hiện trạng sẽ được nâng cấp và mở rộng đáp ứng đủ lưu lượng mà tuyến đường đảm nhận trong quy hoạch.



Khu công quyền Khu thương mại




Chính quyền đô thị

KCN, KDV Khu công viên giải trí


Sơ đồ 4: Một số khu ưu tiên xây dựng thị xã Thắng


2/ Tham gia tích cực Cụm tương hỗ cơ khí tại khu vực Vĩnh Phúc, Hà Nội (xe máy, ô tô, ống thép v.v), điện tử tại Bắc Ninh, Thái Nguyên trên cơ sở xây dựng KCN Châu Minh - Mai Đình với diện tích 207 ha đã có chủ trương thành lập của Thủ tướng Chính phủ và đã có quy hoạch chi tiết. Nâng cao hiệu quả sử dụng các CCN thu hút doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm này, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, mạng sản xuất.

3/ Xây dựng CCN, làng nghề gắn liền với phát triển sản phẩm chủ lực dệt may, da giầy, chế biến nông sản v.v nhằm nâng cao đời sống, giảm nghèo cho nhân dân nhờ khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh về tài nguyên, gần vùng Hà Nội, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động.

4/ Từng bước hình thành Cụm tương hỗ sản phẩm gà đồi Yên Thế chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế giữa các doanh nghiệp, HTX, trang trại và hộ gia đình, chú trọng đặc biệt khâu liên doanh, liên kết giữa người sản xuất, chế biến, siêu thị lớn tại Hà Nội, Thái Nguyên và xuất khẩu.

5/ Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng các khu du lịch văn hóa lịch sử như khu di tích lịch sử quốc gia Hoàng Hoa Thám, khu di tích lịch sử quốc gia An toàn khu Hiệp Hòa và một số đền, chùa có giá trị văn hoá lịch sử để phát triển dịch vụ du lịch trên cơ sở phát triển giao thông và phát huy tiềm năng, lợi thế.

6/ Xây trường, trung tâm dạy nghề vùng này, chú trọng đến chất lượng và xây dựng một số đô thị trong vùng theo thứ tự ưu tiên như Cao Thượng, Nhã Nam, Bố Hạ và Kép, Cầu Gồ…

d. Xây dựng không gian tiểu vùng phía Đông (miền núi tiềm năng)

* Mục tiêu: Xây dựng thị xã Chũ (cấp IV) cùng một số đô thị khác đảm bảo tính thống nhất đô thị và điều phối phát triển vùng, xây dựng, đưa vào hoạt động cụm tương hỗ sản phẩm nông sản Chũ và nâng cao hiệu quả hoạt động CCN, khu dịch vụ, trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh đất đai, nguồn nước, tài nguyên rừng và dân số, lao động, tạo động lực phát triển KT-XH, giảm nghèo, chuyển đổi nghề nghiệp và đảm bảo quốc phòng an ninh.



* Định hướng phát triển: Phát triển tiểu vùng phía Đông tỉnh (chủ yếu gồm 03 huyện Lục Ngạn, Lục Nam và Sơn Động) với việc nâng cấp thị trấn Chũ lên thị xã là trung tâm điều phối vùng trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp (trong đó trọng tâm là lâm nghiệp và cây ăn quả); du lịch và công nghiệp chế biến nông, lâm sản với 02 trục phát triển chính là quốc lộ 31 và đường tỉnh 293 giao cắt với quốc lộ 279 và các tuyến đường tỉnh trong khu vực. Từng bước hình thành cụm tương hỗ nông sản Chũ (với trọng tâm là vải thiều, na, hồng...); nâng cao hiệu quả hoạt động các cụm công nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến lâm sản (gỗ). Phát triển du lịch với một hệ thống giao thông kết nối các địa điểm du lịch là khu Tây Yên Tử, Khe Rỗ, hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần, Suối Mỡ...

Để đạt được mục tiêu nêu trên, thời gian điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, tập trung vào các điểm nhấn như sau:

1/ Đẩy mạnh xây dựng thị xã Chũ, đảm bảo vai trò trung tâm điều phối phát triển vùng miền núi của tỉnh, tập trung vào khu công quyền, khu dân cư, công viên và khu thương mại điểm nhấn, tạo động lực phát triển vùng phía Tây Bắc và giảm sự chênh lệch trong phát triển giữa các vùng.

Trong tương lai, Chũ sẽ phát triển với các tiểu khu đô thị gồm:

- Tiểu khu đô thị Chũ hiện hữu với các trục giao thông chính là quốc lộ 37; đường tỉnh 289. Trong đó, các điểm nhấn không gian chủ yếu gồm Trung tâm hành chính; quảng trường trung tâm, trung tâm văn hóa và trung tâm thương mại.

- Tiểu khu đô thị Nghĩa Hồ - Thanh Hải với các điểm nhấn là khu thể thao hỗn hợp và nhà vườn; trung tâm dịch vụ vận tải.

- Tiểu khu Trù Hựu – Quý Sơn phát triển là trung tâm thương mại với các điểm nhấn là khu phố thương mại, chợ nông sản, công viên vải thiều, tổ hợp các công trình văn hóa thương mại.

- Tiểu khu đô thị Đông Nam Dương với điểm nhấn là trung tâm văn hóa, du lịch theo hướng truyền thống.

- Tiểu khu đô thị Tây Nam Dương với điểm nhấn là trung tâm du lịch, thể thao.

Khu công quyền Khu thương mại



Chính quyền đô thị

Cụm tương hỗ NS Khu công viên giải trí


Sơ đồ 5: Một số khu ưu tiên xây dựng thị xã Chũ


2/ Lấy phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp phụ trợ, du lịch văn hóa, sinh thái và các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao làm động lực, hạt nhân cho sự phát triển.

Tập trung xây dựng Cụm tương hỗ nông nghiệp tại Lục Ngạn với các sản phẩm chủ lực là vải thiều, na, cam Đường Canh, cam Vinh v.v trên cơ sở hợp tác giữa các doanh nghiệp, trang trại và hộ gia đình trong trồng, thu hái chế biến và thương mại, tạo ra sự khác biệt về chất lượng, năng suất.



group 2

Sơ đồ 6: Cụm tương hỗ nông sản cao cấp Chũ
3/ Tiếp tục xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động các CCN, làng nghề, nhằm góp phần quyết định chuyển lao động nông nghiệp sang lao đông công nghiệp (chế biến nông, lâm sản, dệt may, cơ khí), xây dựng gắn liền với nâng cao đời sống, giảm nghèo nhanh, bền vững cho nhân dân nhờ khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh.

4/ Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng các khu du lịch văn hóa lịch sử, khu di lịch sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam), khu hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần, khu di tích Chùa Am Vãi (Lục Ngạn), khu du lịch sinh thái Khe Rỗ, khu du lịch sinh thái tâm linh Tây Yên Tử (Sơn Động), tạo tuyến du lịch trên cơ sở phát triển giao thông và phát huy tiềm năng, lợi thế.

5/ Xây dựng một số đô thị trong vùng theo thứ tự ưu tiên như thị trấn Đồi Ngô huyện Lục Nam, thị trấn Thanh Sơn huyện Sơn Động với chức năng là đô thị dịch vụ - thương mại và công nghiệp,...

e. Quan điểm, định hướng xây dựng nông thôn mới:

* Mục tiêu chiến lược: Tạo ra bộ mặt nông thôn mới, nâng cao mức sống nhân dân trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển mạng sang sản xuất hàng hoá, cùng sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn. Đến năm 2015 có 10% xã và đến năm 2020 là 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Xây dựng nông thôn mới phải theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và quy hoạch ngành.

- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; Có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh CN-DV.

- Gắn phát triển nông thôn với xây dựng đô thị, xây dựng xã hội dân chủ, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ; An ninh trật tự được giữ vững và đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng cao.

- Tạo ra vùng nông nghiệp theo hướng chuyên canh, kết hợp với việc hình thành, phát triển trung tâm cụm dân cư gắn với huyện lỵ, các cụm, điểm CN, hệ thống thị trấn, thị tứ trong vùng.

- Tập trung chỉ đạo quy hoạch, xây dựng nông thôn mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm theo đúng tiến độ, kế hoạch đã được phê duyệt, gắn chặt với phát triển hàng hóa chủ lực, tạo sức sống mới.

- Chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang CN, XD, DV là khâu then chốt thông qua phối kết hợp giữa các chương trình đào tạo nghề cho nông dân và chương trình dạy nghề trong chương trình xây dựng nông thôn mới v.v.



Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương