KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang92/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   88   89   90   91   92   93   94   95   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 4360/BGDĐT-VP ngày 15/8/2014

Thực hiện Chỉ thị 61- CT/TW ngày 28/12/2000 của Bộ Chính trị về Phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS), có quy định “Những nơi đã hoàn thành phổ cập THCS cần tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục THCS, tổ chức phân luồng sau cấp học này và tùy theo điều kiện có thể tiến hành phổ cập bậc trung học (trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề)”. Như vậy, việc thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học đối với các địa phương là không bắt buộc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ với các mức độ cao hơn so với trước đây (mức độ 1, mức độ 2 và mức độ 3) và đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện, kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, dự kiến ban hành quý 3 năm 2014. Trong nội dung Nghị định, thay vì đặt ra yêu cầu phổ cập giáo dục trung học, đã đề ra yêu cầu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3: “Tỉ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%. Điều này phù hợp với với mục tiêu đã xác định trong Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020”.

30. Cử tri các tỉnh Phú Yên, Hà Nam kiến nghị: Phối hợp với các ngành tiến hành khảo sát và rà soát kỹ nhu cầu thực tế từ các ngành nghề của xã hội để lập chương trình khung giáo dục và phân bổ tuyển sinh các ngành nghề cho phù hợp, khắc phục việc đào tạo tự phát; có chính sách liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để đào tạo theo nhu cầu, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm.

Trả lời: Tại công văn số 4659/BGDĐT-VP ngày 28/8/2014

1. Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các bên cung cấp nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và điều tiết vĩ mô chưa chặt chẽ dẫn đến hiện tượng thiếu thừa nguồn nhân lực, thiếu sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, người học sau tốt nghiệp khó tìm kiếm việc làm, trong khi nhiều tổ chức, doanh nghiệp không tuyển được lao động phù hợp.

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do: Trong thời gian dài, mô hình phát triển giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, chỉ chú trọng về tăng số lượng, chưa chú ý đúng mức đến các điều kiện đảm bảo chất lượng và nhu cầu xã hội; Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo theo khả năng của mình, chưa chú ý đến nhu cầu nhân lực của xã hội, địa phương; Chương trình đào tạo chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, khoa học – công nghệ; văn hoá – xã hội trong khu vực và trên thế giới; nội dung đào tạo nặng về truyền thụ lý thuyết một chiều, nhẹ về thực hành, chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao trình độ ngoại ngữ và hoạt động xã hội) cho người học…

Những hạn chế, yếu kém trên đã dẫn đến quy mô tuyển sinh (và theo đó là quy mô sinh viên tốt nghiệp hàng năm) tăng nhanh, trong khi chất lượng đào tạo còn thấp và không được chú ý nâng cao. Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai một số việc như sau:

- Thay đổi mô hình phát triển giáo dục đại học từ chú trọng phát triển số lượng sang mô hình chú trọng chất lượng và hiệu quả, cụ thể: Chủ động rà soát và tham mưu Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học cho phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam, định hướng quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nhân lực của các địa phương73. Dừng tiếp nhận hồ sơ nâng cấp, thành lập mới các trường đại học, cao đẳng từ nay đến năm 201574; Phối hợp với các bộ, ngành để mở ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội75;

- Thực hiện đổi mới công tác xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học (chính quy, vừa học vừa làm), thạc sĩ, tiến sĩ trên cơ sở các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên cơ hữu, diện tích sàn xây dựng)76; điều chỉnh quy mô đào tạo của từng nhóm ngành cho phù hợp với nhu cầu nhân lực của từng lĩnh vực kinh tế và các địa phương77;

- Chỉ đạo các trường đổi mới công tác xây dựng chương trình đào tạo trong đó có sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà sử dụng lao động; xây dựng và công bố chuẩn đầu ra theo từng ngành đào tạo. Triển khai xây dựng một số trường đại học xuất sắc, chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, chương trình đào tạo kỹ sư theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE)...;

- Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong các trường đại học, cao đẳng: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học tăng cường đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ. Từ năm 2011 đến nay, số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng; Tham mưu ban hành một số chính sách có tính chất đột phá cho đội ngũ giảng viên78.

- Thành lập hai trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục thuộc đại học quốc gia Hà Nội và đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, công khai kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; Tham gia mạng lưới kiểm định khu vực và quốc tế 79.

- Tiếp tục công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo, các ngành đào tạo; kiên quyết dừng tuyển sinh những cơ sở không đảm bảo chất lượng; phối hợp với các địa phương để giải quyết khó khăn cho các nhà đầu tư (đất đai, giảng viên cơ hữu…).

- Đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án Thí điểm tự chủ tài chính cho 4 trường đại học và đang xây dựng đề án Đổi mới cơ chế tính giá dịch vụ cho các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, làm cơ sở đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong thời gian tới theo hướng tự chủ về tài chính; tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo, điều chỉnh mức học phí, thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo để đảm bảo chất lượng và đào tạo theo nhu cầu xã hội.

- Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực để điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực, tăng cường sự phối hợp gắn kết giữa các cơ sở đào đạo với các đơn vị sử dụng lao động.

- Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin về thị trường lao động kết hợp với việc quy hoạch nguồn nhân lực sát thực tế theo từng giai đoạn, theo ngành nghề và từng trình độ đào tạo. Tăng cường cảnh báo về dấu hiệu “bão hòa” nhân lực ở một số ngành/lĩnh vực80.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan nghiên cứu, tổ chức điều tra về việc làm, hỗ trợ công tác tư vấn tuyển sinh của các trường đại học cao đẳng, giúp cho người học có cơ sở lựa chọn những ngành nghề có khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở đào tạo triển khai mạnh mẽ đào tạo theo nhu cầu xã hội, tạo sự gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động81; Xây dựng tiêu chí và chỉ số đánh giá công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, cơ chế phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực.

2. Về vấn đề việc làm của sinh viên tốt nghiệp

Thực tế hiện nay, một số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường không có việc làm, hoặc làm việc trái ngành nghề được đào tạo.

Nguyên nhân cơ bản là: Thị trường lao động của Việt Nam đã được hình thành nhưng còn sơ khai, chưa có đủ thể chế để hoạt động hiệu quả. Các trung tâm hỗ trợ tìm kiếm việc làm, sàn giao dịch việc làm… tuy đã được thành lập ở các địa phương, nhưng chưa trở thành kênh kết nối chặt chẽ, thường xuyên giữa các nhà sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và người lao động. Các nhà sử dụng lao động chưa tích cực, chủ động phối hợp với các nhà trường để đặt hàng đào tạo; người lao động, trong đó có sinh viên tốt nghiệp chưa có thói quen tìm việc trên các sàn giao dịch việc làm. Việc quy hoạch phát triển nhân lực của các địa phương, bộ/ngành còn mang tính hình thức, chưa sát thực tế, dẫn đến công tác thông tin và dự báo (tăng, giảm) nhu cầu sử dụng lao động (theo ngành nghề và trình độ đào tạo) gặp nhiều khó khăn, chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời. Cùng với việc nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhu cầu về nhân lực trên thị trường lao động rất đa dạng, thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và thường xuyên thay đổi theo tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Thực tế những năm vừa qua, kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, nên nhu cầu nhân lực giảm mạnh.

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tâm lý “chuộng bằng cấp”; còn phổ biến thói quen “đi xin việc”, “tìm việc” sau khi tốt nghiệp ra trường vào các cơ quan nhà nước, ở tại các thành phố lớn mà chưa có ý chí, hoài bão “tự thân lập nghiệp”, tự mình tạo ra việc làm cho bản thân và xã hội.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các bộ, ngành và các địa phương sẽ triển khai mạnh mẽ một số giải pháp sau:

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục theo hướng: Xây dựng cơ chế đầu tư, ưu đãi về đất đai, vốn để hỗ trợ các cơ sở ngoài công lập; Xây dựng cơ chế cho thuê cơ sở vật chất ở các cơ sở công lập sau khi quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trường học; Xây dựng chính sách đảm bảo sự công bằng về hỗ trợ cho nhà giáo và sinh viên trong các cơ sở đào tạo, không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập.

- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển kinh tế để tăng việc làm; hoàn thiện các thể chế, các yếu tố của thị trường lao động; tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin về thị trường lao động;

- Thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực sát thực tế, theo từng giai đoạn, theo ngành nghề và theo trình độ đào tạo… để làm cơ sở cho việc quy hoạch hệ thống trường, quy hoạch ngành đào tạo, định hướng cho các cơ sở đào tạo xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo và người học có cơ sở lựa chọn ngành học.

- Thực hiện các giải pháp hữu hiệu để thu hút lao động qua đào tạo từ nơi thừa (các thành phố lớn, vùng đã phát triển) đến làm việc ở nơi có nhu cầu.

- Triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cho vay vốn từ Quỹ quốc gia và việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo lại cho người lao động mất việc, chuyển nghề.

- Triển khai các đề án trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ để góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên.



31. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm thực hiện đại trà việc dạy ngoại ngữ cho các em học sinh cấp tiểu học (từ lớp 4 trở lên).

Trả lời: Tại công văn số 4091/BGDĐT-VP ngày 05/8/2014

Để đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm tạo bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1400/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”. Trong đó đã quy định mục tiêu và lộ trình triển khai việc dạy học ngoại ngữ ở cấp tiểu học như sau:

Triển khai thực hiện chương trình giáo dục 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 môn ngoại ngữ bắt buộc ở các cấp học phổ thông. Từ năm 2010 - 2011 triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% số lượng học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015 - 2016; 100% vào năm 2018 - 2019”

Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, khảo sát và bồi dưỡng năng lực giáo viên; triển khai dạy Chương trình thí điểm Tiếng Anh tiểu học tại 92 trường tiểu học của 20 tỉnh/thành phố. Qua 3 năm thí điểm, số lượng học sinh được duy trì và nhân rộng, số lượng và chất lượng giáo viên đạt chuẩn tại các trường thí điểm từng bước được nâng cao. Bên cạnh đó, từ năm học 2011-2012, các tỉnh đã bước đầu triển khai dạy đại trà lớp 3, lớp 4 ở các trường có đủ điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất theo phương châm triển khai chắc chắn, không chạy theo số lượng và thành tích; chỉ triển khai dạy Tiếng Anh 4 tiết/tuần ở các trường 2 buổi/ngày có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực giáo viên (có năng lực Tiếng Anh tối thiểu bậc B1 và được tập huấn về phương pháp dạy học) và sỹ số học sinh không vượt quá 35 học sinh/lớp.

Đến hết năm học 2012-2013, Bộ đã triển khai dạy Tiếng Anh 4 tiết/tuần cho 291.020 học sinh lớp 3 và 92.147 học sinh lớp 4.

Đến hết năm học 2013-2014, đã triển khai dạy Tiếng Anh 4 tiết/tuần cho 455.754 học sinh lớp 3, 291.020 học sinh lớp 4 và 92.147 học sinh lớp 5.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phối hợp, chỉ đạo giải quyết các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất và học sinh tiểu học của tỉnh đáp ứng đủ các điều kiện để có thể tổ chức dạy học Tiếng Anh ở tiểu học đảm bảo chất lượng theo nhu cầu và kế hoạch của tỉnh.

40. Cử tri các tỉnh Thái Bình, Cao Bằng và thành phố Cần Thơ kiến nghị: Chi phí đào tạo đại học quá tốn kém cho người đi học đặc biệt là con em nông dân, nông thôn. Nhưng khi tốt nghiệp ra trường lại không xin được việc, phải làm trái ngành, trái nghề … gây lãng phí cho Nhà nước, thiệt hại cho nhân dân. Đề nghị Nhà nước sớm có giải pháp khắc phục tình trạng này.

Trả lời: Tại công văn số 4660/BGDĐT-VP ngày 28/8/2014

Để hỗ trợ người học đặc biệt là con em nông dân, nông thôn trong việc chi trả chi phí học tập tại các cơ sở giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 49/2010/NĐ-CP về miễn giảm học phí, trong đó bổ sung nội dung cấp trực tiếp tiền miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc đối tượng chính sách học tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập.

Trong quá trình thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và các ban ngành liên quan tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong học sinh, sinh viên và gia đình; hướng dẫn các nhà trường làm thủ tục xác nhận để học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được vay vốn thông qua hộ gia đình. Phối hợp tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành về tín dụng đào tạo tại một số tỉnh, thành phố trong toàn quốc và tổ chức giao ban, nắm tình hình, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện. Chính sách tín dụng đào tạo đã hỗ trợ đáng kể cho sinh viên khó khăn về kinh tế, giúp sinh viên yên tâm học tập, các trường đảm bảo tốt công tác giảng dạy.

Khắc phục tình trạng một số sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm trái với chuyên ngành đào tạo, tránh lãng phí ngân sách cũng như chi phí của xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ ngành đang triển khai một số giải pháp sau:

- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020 tại Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 nhằm phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam, định hướng quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nhân lực của các địa phương.

- Thực hiện quyết liệt hậu kiểm đối với các trường mới được thành lập; tăng cường, kiểm tra giám sát việc xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên theo cam kết và có chế tài xử lý, tùy theo mức độ vi phạm để đình chỉ hoạt động, giải thể đối với những trường vi phạm.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với việc tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tuyển sinh của các cơ sở đào tạo trong việc đảm bảo các điều kiện về đảm bảo chất lượng đào tạo phù hợp với chủ trương phát triển quy mô đào tạo gắn liền với nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời tăng cường giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan nghiên cứu, tổ chức điều tra về việc làm, dự báo nhu cầu nhân lực. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông báo tình hình đào tạo các ngành nghề và điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó có ngành sư phạm; tạm dừng mở mới các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” (như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán…), đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, hạn chế thành lập mới các trường đại học đào tạo các ngành này; đưa ra các khuyến nghị về đăng ký, lựa chọn ngành nghề cho các học sinh trước kỳ thi đaị học, cao đẳng.

- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo rà soát, điều chỉnh và giảm quy mô và xác định ngành nghề đào tạo cho phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương và nhu cầu xã hội. Trên cơ sở nhu cầu nguồn nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cân đối trong việc cho phép mở ngành đào tạo đối với những ngành cần thiết cho nhu cầu phát triển của đất nước cũng như xem xét hạn chế những ngành có nhu cầu đào tạo dự kiến sẽ bão hòa trên từng vùng kinh tế.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông để hỗ trợ công tác tư vấn tuyển sinh của các trường đại học cao đẳng, giúp cho người học có cơ sở lựa chọn những ngành nghề có khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

- Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực để điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực, tăng cường sự phối hợp gắn kết giữa các cơ sở đào đạo với các đơn vị sử dụng lao động.

33. Cử tri tỉnh Tiền Giang, Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có biện pháp sớm khắc phục tình trạng quá tải về chương trình, nội dung giáo dục đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở như hiện nay, khiến không ít học sinh vất vả, còn phụ huynh lại lo lắng.

Trả lời: Tại công văn số 4092/BGDĐT-VP ngày 05/8/2014

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XI và các nghị quyết Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động điều chỉnh một số quan điểm chỉ đạo, triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông theo chương trình hiện hành. Cụ thể như sau:

1) Điều chỉnh nội dung chương trình dạy học

- Đã chủ động rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản, loại bỏ những phần trùng lặp, hàn lâm, xa rời thực tế; những nội dung chưa cần thiết và không phù hợp với trình độ, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

- Giao quyền, hướng dẫn cho nhà trường và giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn địa phương.

2) Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và các hoạt động giáo dục

- Chỉ đạo đổi mới quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường thông qua việc tổ chức giao lưu giáo viên dạy giỏi, thi dạy các chủ đề tích hợp; đổi mới sinh hoạt chuyên môn, công tác dự giờ, rút kinh nghiệm và xây dựng chương trình giáo dục của nhà trường.

- Phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử, Hội Nhà văn, Hội Toán học, Hội Vật lý, các cơ sở đào tạo giáo viên, cơ quan quản lý giáo dục và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với các di sản văn hóa, lịch sử và thực tiễn địa phương.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học, theo đó, tất cả các trường học ở những nơi có điện đã được kết nối Internet và trong giai đoạn 2014-2016 sẽ tiếp tục nâng cấp đường truyền bằng cáp quang. Thông qua mạng Internet, giáo viên, học sinh trên cả nước, đặc biệt là ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận, chia sẻ kiến thức và nội dung bổ ích, các bài giảng hay của các giáo viên trên khắp mọi miền đất nước.

- Tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học nhằm kết nối giữa học sinh phổ thông với các nhà khoa học của các trường đại học, các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.

3) Đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh

- Đổi mới từng bước cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng: Giảm dần yêu cầu học thuộc lòng, chú trọng vận dụng kiến thức tổng hợp bằng cách ra đề thi theo hướng tăng dần các yêu cầu vận dụng sáng tạo, ra đề “mở” gắn với các vấn đề thực tiễn, thời sự của đất nước để học sinh trình bày ý kiến cá nhân trên cơ sở tổng hợp, vận dụng kiến thức được học, qua đó đánh giá đúng chất lượng học tập và năng lực của học sinh.

- Đổi mới công tác tổ chức thi học sinh giỏi quốc gia, lựa chọn học sinh giỏi dự thi quốc tế: Tách công tác quản lý nhà nước khỏi hoạt động ra đề thi, chấm thi và tuyển chọn học sinh giỏi; phối hợp với các hội khoa học (Hội Toán học, Hội Vật lý...) đổi mới công tác thi, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia theo thông lệ quốc tế.

- Tham gia các chương trình đánh giá quốc tế về kết quả học tập của học sinh (PISA và PASEC) và đạt được kết quả rất khả quan82; tách bạch việc đánh giá chất lượng giáo dục với kết quả thi của cá nhân từng học sinh nhằm khắc phục căn bản bệnh thành tích, tạo động lực thường xuyên đổi mới cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh và điều chỉnh chính sách giáo dục.

4) Mở rộng thí điểm áp dụng có chọn lọc một số kinh nghiệm và mô hình giáo dục tiên tiến của một số nước trên thế giới phù hợp với Việt Nam

- Triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột”83 ở 350 trường tiểu học của 63 tỉnh/thành phố và 120 trường THCS của 12 tỉnh/thành phố.

- Triển khai dự án mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) với định hướng lấy người học làm trung tâm ở 63 tỉnh/thành phố với 1.447 trường tiểu học tham gia. Đang chuẩn bị để triển khai thí điểm mô hình VNEN cấp THCS trong năm học 2014-2015.

Việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và mô hình trường học mới đã làm cho các hoạt động sư phạm trong nhà trường được đổi mới căn bản, từ tổ chức quản lý lớp học với sự tham gia của phụ huynh học sinh và cộng đồng đến cách dạy, cách học, cách kiểm tra đánh giá, đồng nghĩa với việc từ bỏ được tư duy và cách làm cũ đã ăn sâu bám rễ.

- Triển khai rộng rãi chương trình tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục ở 34 tỉnh với 183.412 học sinh của 2.392 trường tiểu học tham gia. Năm học 2014-2015 đã có thêm 5 tỉnh đăng ký tham gia chương trình này. Việc áp dụng chương trình này cho thấy năng lực tiếng Việt của học sinh tăng lên, học sinh biết chữ nhanh, viết đúng chính tả, không tái mù chữ sau kỳ nghỉ hè và năm học sau.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ động, tích cực triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8, khóa XI và Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu: ”Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lưa tuổi, trình độ và ngành nghề, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân...”.

34. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Đề nghị đưa nội dung luật giao thông vào giảng dạy trong tất cả các cấp học và xem đây là chương trình bắt buộc.



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   88   89   90   91   92   93   94   95   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương