KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang2/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   101

Ủy ban Kinh tế được biết vụ việc kiến nghị, khiếu nại của một số công dân phường Dương Nội, quận Hà Đông liên quan việc thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn phường đã được UBND quận Hà Đông, UBND thành phố Hà Nội tiếp nhận, xem xét. Thanh tra Chính phủ cũng đã có Kết luận số 1078/KL ngày 4/5/2012 về vấn đề này.


Tiếp thu ý kiến của cử tri thành phố Hà Nội, Ủy ban Kinh tế sẽ nghiên cứu, xem xét đề xuất nội dung cử tri nêu trên khi Quốc hội thảo luận về Chương trình giám sát trong thời gian tới.

6. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Đề nghị Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật đối với việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; về giá điện, chất lượng điện sinh hoạtl; việc thi hành pháp luật đối với việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; về giá điện, chất lượng điện sinh hoạt.

Trả lời: Tại công văn số 2082/UBKT13 ngày 11/9/2014

Tiếp thu ý kiến của cử tri tỉnh Hà Nam, Ủy ban Kinh tế sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét đề xuất vấn đề cử tri nêu trên khi Quốc hội thảo luận về Chương trình giám sát trong thời gian tới.



7. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị Quốc hội xem xét, có định hướng, sớm có Nghị quyết mới về đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (hiện nay nhiều chương trình, mục tiêu về nông nghiệp, nông thôn chưa đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và hiệu quả chưa cao.

Trả lời: Tại công văn số 2081/UBKT13 ngày 11/9/2014

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương ngày 05/8/2008 đã nêu rõ nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng… Nghị quyết cũng khẳng định cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, thông tin hoá, thay thế lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu để sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản. Do đó, vấn đề quân tâm, đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã và đang được triển khai, thực hiện trong thời gian qua.

Về kiến nghị của cử tri, Ủy ban Kinh tế xin tiếp thu và sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét đề xuất khi Quốc hội thảo luận về những vấn đề liên quan trong thời gian tới.

8. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Đề nghị các cơ quan của Quốc hội giám sát công trình Hầm đường bộ đèo Cả nằm trên Quốc lộ 1A có tổng mức đầu tư 15.603 tỷ đồng, đây là công trình có ý nghĩa quan trọng của đất nước.

Trả lời: Tại công văn số 2083/UBKT13 ngày 11/9/2014

Tiếp thu ý kiến của cử tri tỉnh Phú Yên, Ủy ban Kinh tế sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét đề xuất vấn đề cử tri nêu trên khi Quốc hội thảo luận về Chương trình giám sát trong thời gian tới.



9. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị bổ sung quy định “tất cả các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vn ODA, trái phiếu Chính phủ bắt buộc phải được Quốc hội, HĐND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư và giám sát thực hiện d án” vào dự án Luật đầu tư công.

Trả lời: Tại công văn số 2097/UBKT13 ngày 175/9/2014

Thực hiện Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII và Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2013 và Chương trình xây dụng luật, pháp lệnh năm 2014, dự án Luật đầu tư công do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo, Ủy ban Kinh tế chủ trì thẩm tra đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu và thông qua tại kỳ họp thứ bảy (ngày 18/6/2014), có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Luật đầu tư công quy định việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, quản lý nhà nước về đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. Trong đó tại Điều 17 của Luật quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp. Tại Chương V (từ Điều 86 đến Điều 105) cũng quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động đầu tư cồng trong đó có trách nhiệm giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.



10. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị Quốc hội tăng cường công tác giám sát vấn đề tăng giá liên tục các mặt hàng xăng, dầu, than, gas, điện nước... đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người dân.

Trả lời: Tại công văn số 2100/UBKT13 ngày 17/9/2014

Tiếp thu ý kiến của cử tri tỉnh Tây Ninh, Ủy ban Kinh tế sẽ nghiên cứu, xem xét vấn đề cử tri nêu trên và có ý kiến đề xuất khi Quốc hội thảo luận về Chương trình giám sát trong thời gian tới.



12. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị sửa đổi Luật doanh nghiệp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, tạo thuận lợi hơn cho việc thành lập doanh nghiệp, bình đẳng về thủ tục thành lập doanh nghiệp, gia nhập thị trường giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên của doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, quy định thấm tra hồ sơ pháp lý, địa điểm của địa chỉ trụ sở chính và địa điểm thực hiện dự án đối với doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp. Đồng thời đề nghị sửa đối Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư theo hướng tách Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành 02 thủ tục độc lập.

Trả lời: Tại công văn số 2098/UBKT13 ngày 17/9/2014

Thực hiện Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII và Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2013 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, dự án Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo, Ủy ban Kinh tế chủ trì thẩm tra đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ bảy (tháng 05/2014), dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ tám (tháng 10/2014) tới đây. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự án Luật, Ủy ban Kinh tế và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và của các cử tri, trong đó cũng có những ý kiến như cử tri nêu trên. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Kinh tế đang tiếp tục tích cực phối hợp nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến đóng góp và hoàn thiện dự án Luật để chuẩn bị trình Quốc hội.



13. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Quốc hội bỏ quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 16 của Luật Hợp tác xã về chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên. Vì điều luật này không áp dụng cho quỹ tín dụng nhân dân. Đồng thời kiến nghị bỏ quy định tại khoản 2, Điều 48 của Luật hợp tác xã về tài sản của Hợp tác xã, liên Hiệp hợp tác xã vì quỹ đầu tư phát triển không nằm trong quỹ không chia như Điều 48 của Luật Hợp tác xã quy định.

Trả lời: Tại công văn số 2099/UBKT13 ngày 17/9/2014

Luật hợp tác xã (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2013. Vì vậy, kiến nghị nêu trên của cử tri Ủy ban Kinh tế sẽ tổng hợp, xem xét khi Quốc hội đưa dự án Luật hợp tác xã vào chương trình sửa đối trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thời gian tới.



ỦY BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Cử tri các tỉnh Phú Yên, TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Đăk Nông kiến nghị: Theo dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, từ năm 2016 trở đi thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu nữ đối với cán bộ, công chức, viên chức (nữ từ 55 lên 60 tuổi và nam từ 60 lên 62 tuổi); từ năm 2020 trở đi sẽ thực hiện tăng tuổi hưu đối với các nhóm đối tượng còn lại, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam. Qua các buổi tiếp xúc, nhiều ý kiến cử tri không đồng tình với lý do nếu không tăng tuổi nghỉ hưu, nguy cơ vỡ Quỹ BHYT sẽ rất lớn, mà chưa đưa ra được cơ sở khoa học để chứng minh sự cần thiết để tăng tuổi nghỉ hưu. Cử tri đề nghị Quốc hội quan tâm.

Trả lời: Tại công văn số 3231/UBVĐXH13 ngày 25/9/2014

Vlộ trình tăng tuổi nghỉ hưu trong Luật bảo hiểm xã hội; cân nhắc việc nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động vì lý do “vỡ quỹ bảo hiểm xã hội”...., trong dự thảo Luật trình ra Quốc hội, Chính phủ có đề xuất lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, tăng thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu nhằm khắc phục tình trạng tuổi nghỉ hưu thấp dẫn tới thời gian đóng bảo hiểm xã hội ngắn nhưng thời gian hưởng lương hưu dài do tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên. Tuy nhiên, qua thảo luận, đa số ý kiến Đại biểu Quốc hội không tán thành lộ trình tăng thời gian đóng bảo hiểm xã hội và nâng tuối nghỉ hưu của người lao động như dự thảo Chính phủ trình và đề nghị thực hiện theo đúng quy định tại Điều 187 Bộ luật lao động. Do đó, dự thảo luật sẽ được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri về vấn đề này.

2. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Cử tri đề nghị Quốc hội sớm thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội vể bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.

Trả lời: Tại công văn số 3233/UBVĐXH13 ngày 25/9/2014

Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, dự án Luật bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ bảy (tháng 5/2014). Hiện nay, các cơ quan hữu quan của Quốc hội đang tích cực nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật để bảo đảm chất lượng và tiến độ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ tám (tháng 10/2014).



3. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Đề nghị tăng cường công tác giám sát các cơ sở khám chữa bệnh cho nhân dân nói chung và người khám có thẻ Bảo hiểm y tế nói riêng.

Trả lời: Tại công văn số 3232/UBVĐXH13 ngày 25/9/2014

Năm 2013, Quốc hội đã giám sát tối về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế BHYT giai đoạn 2008-2012 và Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng đã tổ chức giám sát về việc này.



Trong thời gian tới, Ủy ban về các vấn đề xã hội sẽ tiến hành giám sát việc tổ chức thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có giám sát các cơ sở khám chữa bệnh cho nhân dân nói chung và người khám có thẻ bảo hiếm y tế nói riêng.

4. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, đề nghị tính tiền lương hưu được hưởng là tiền lương trung bình của cả quá trình công tác là không hợp lý, vì tính như vậy thì lương hưu của các đối tượng được hưởng rất thấp, không đảm bảo được những sinh hoạt tối thiểu trong tình hình hiện nay. Đề nghị giữ nguyên cách tính lương hưu như quy định hiện hành.

Trả lời: Tại công văn số 3235/UBVĐXH13 ngày 25/9/2014

Về kiến nghị giữ nguyên cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu như hiện hành, không tính bình quân cả quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Hiện nay việc tính bình quân toàn bộ thời gian tham gia BHXH đế tính lương hưu đã được áp dụng với khu vực tư. Để đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng và mục tiêu bình đẳng, việc thay đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội thuộc khu vực công là cần thiết, tuy nhiên cần có lộ trình điều chỉnh dần một cách hợp lý để không làm giảm mức hưởng lương hưu của người lao động thuộc khu vực công, tạo sự đồng thuận xã hội. Trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, hiện các cơ quan chức năng của Quốc hội đang nghiên cứu các phương án điều chỉnh để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

5. Cử tri các tỉnh/thành phố An Giang, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Lào Cai, Ninh Thuận, Tiền Giang, Tây Ninh, Phú Yên kiến nghị: Về sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình, cử tri kiến nghị:

- Về độ tuổi kết hôn: Đa số cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ đề nghị Quốc hội giữ nguyên như Luật hiện hành, “nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi” là phù hợp, bởi thực tế độ tuổi này thể chất, tinh thần phát triển đầy đủ, có thể đảm nhận trách nhiệm làm cha, làm mẹ, xây dựng một gia đình mới. Tuy nói về bình đẳng giới, nhưng không có nghĩa là cào bằng độ tuổi kết hôn giữa nam và nữ, nên có sự bình đẳng giới cho phụ nữ; phụ nữ là thế yếu nên khi kết hôn cần sự che chở của người chồng. Vì vậy, nam giới phải lớn tuổi hơn nữ giới, như vậy mới có sự bình đẳng giới. Có ý kiến, để phù hợp với đặc thù cũng như phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, cần có quy định rõ độ tuổi kết hôn đối với đối tượng là người dân tộc thiểu số kết hôn là: “nữ 16 tuổi, nam 18 tuổi”;

- Về ly thân: Đa số cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ cho rằng, không nên đưa quy định ly thân bắt buộc phải ra tòa vào Luật hôn nhân và gia đình. Bởi qua kinh nghiệm làm công tác tuyên truyền vận động phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc. Khi vợ, chồng đưa ra quyết định ly thân, tự thỏa thuận giữa 02 vợ chồng không phải ra tòa thì cơ mai hàn gắn tình cảm cao hơn, khi được sự giúp đỡ của gia đình, tư vấn viên, các tổ chức xã hội…. đây là yếu tố rất quan trọng để bảo vệ những đứa con, hôn nhân gia đình của các cặp vợ chồng sống trong tình trạng “ly thân tự thỏa thuận”. Luật quy định ly thân bắt buộc phải ra tòa, thì các cặp vợ chồng ly thân khó hàn gắn lại. Nếu quyết định ly thân phải ra tòa, thì nên để các cặp vợ chồng đó giải quyết bằng cách ra tòa ly hôn.

Hiện nay, các cặp vợ chồng trẻ có tỷ lệ ly hôn rất cao. Đề nghị nghiên cứu nhiều Đề án, chương trình và dành kinh phí để Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp thực hiện công tác tuyên truyền tư vấn Hôn nhân gia đình cho các cặp vợ chồng trẻ.

- Về mang thai hộ: Đa số cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ cho rằng, dự thảo Luật có quy định mang thai hộ là một giải pháp mang tính nhân văn, nhằm tạo điều kiện cho các cặp vợ, chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con để thực hiện quyền làm cha mẹ. Tuy nhiên, để tránh những trường hợp có thể xảy ra, làm thiệt thòi cho đứa trẻ, người mang thai hộ, hoặc người nhờ mang thai hộ. Dự thảo Luật cần quy định cụ thể: người nhờ mang thai hộ, trường hợp qua đời mà đứa bé chưa được sinh ra, hoặc đã sinh ra mà chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ, thì đứa bé vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với tài sản của bên nhờ mang thai hộ, nhằm đảm bảo quyền lợi cho đứa bé. Trường hợp người nhờ mang thai hộ không nhận con do thay đổi ý định nuôi đứa trẻ; hoặc người mang thai hộ không giao con, không thực hiện theo cam kết ban đầu; trường hợp đứa trẻ sinh ra bị dị tật, người nhờ mang thai hộ không thừa nhận đứa trẻ; trường hợp người mang thai hộ chưa sinh đứa bé mà cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ ly hôn, thì quyền và nghĩa vụ của cặp vợ chồng? Quyền và nghĩa vụ của người mang thai hộ? Việc bảo hộ đối với đứa bé như thế nào? cần quy định rõ…; Có quy định rõ người mang thai hộ muốn thăm, gặp gỡ đứa bé…; Đề nghị quy định giới hạn đối tượng mang thai hộ là người thân của người nhờ mang thai hộ, nhằm bảo vệ cho người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ, nếu xử lý không khéo người nhờ mang thai hộ sẽ dễ bị mất chồng; còn người mang thai hộ bị ảnh hưởng về tâm lý, tình cảm và có nhiều người lợi dụng vì mục đích thương mại….; Dự thảo Luật quy định cụ thể văn bản thỏa thuận giữa người nhờ và người nhận mang thai hộ là loại thỏa thuận gì? Nội dung thỏa thuận này có trái với quan niệm đạo đức truyền thống, tính nhân văn không? Biện pháp pháp lý ràng buộc các bên và chế tài pháp lý trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận? Hiện chưa có quy định điều chỉnh vấn đề này.

- Về hôn nhân “đồng giới”: Đa số cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ đề nghị không nên đưa hôn nhân đồng giới vào dự thảo Luật. Bởi vì:

+ Mọi công dân không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc…đều được pháp luật bảo hộ; nhưng hôn nhân là phải duy trì nòi giống; hôn nhân đồng giới không có khả năng sinh sản. Không công nhận, nếu họ sống chung với nhau có mâu thuẫn về tài sản, tranh chấp thì có Luật dân sự giải quyết;

+ Nếu công nhận hôn nhân đồng giới, thì xã hội sẽ phát sinh nhiều vấn đề mới như: Hôn nhân đồng giới ảo; ảnh hưởng đến phong tục tập quán; nhiều tệ nạn xã hội; ảnh hưởng đến chất lượng dân số…

Trả lời: Tại công văn số 3237/UBVĐXH13 ngày 25/9/2014

  1. Một số kiến nghị liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình

  • V độ tuổi kết hôn: quy định tại Điều 8 “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. Quy định này về cơ bản đã kế thừa quy định về độ tuổi của Luật hiện hành và bổ sung cụm từ “từ đủ” để bảo đảm sự thống nhất với quy định của pháp luật dân sự về người thành niên; Luật không quy định hạ độ tuổi kết hôn của đồng bào dân tộc thiểu số vì nếu bổ sung quy định này sẽ gây xung đột pháp luật về quyền trẻ em, không bảo đảm sự phát triển giống nòi, các điều kiện về khả năng xây dựng, chăm lo cuộc sống gia đình, đồng thời không phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta cũng như thành quả quá trình vận động nhân dân tuân thủ pháp luật và xóa bỏ các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.

  • V ly thân: Luật đã không quy định vấn đề này.

Về mang thai hộ: Là một vấn đề mới được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình, tiếp thu ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội và thực tiễn cuộc sống, từ Điều 94 đến Điều 100 của Luật quy định đầy đủ quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ cũng như bên mang thai hộ nhờ mục đích nhân đạo: Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ.

Việc giới hạn đối tượng mang thai hộ cũng đã được tiếp thu quy định tại Điều 95 của Luật: đối tượng người được nhờ mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ (điểm a, khoản 3); Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chằng thì phải có sự đồng ỷ bằng văn bản của người chồng (điểm d, khoản 3) và đồng thời phải được tư vẩn về y tế, pháp lý, tâm lý (điếm đ, khoản 3).

- Vhôn nhân đng giới: Luật hôn nhân gia đình không quy định vấn đề này và khẳng định tại khoản 2, Điều 8 “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

  1. Một số kiến nghị liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế

- Về đề nghị thanh toán bảo hiểm y tế khám, điều trị bệnh ở các tuyến 100% mức trung bình; tăng mức đóng bảo hiểm y tế; thực hiện thanh toán bảo hiểm y tế 100% cho thương binh...Tại điểm a, khoản 1, Điều 22 đã quy định thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh cho đối tượng là người có công với cách mạng (bao gồm cả đối tượng là thương binh); ngoài ra Luật cũng giao Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế tại khoản 2, Điều 20.

  • V tên gọi, quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế, trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế, trách nhiệm của Bộ ngành và y ban nhân dân, quản quỹ bảo hiểm y tế và xử lý kết dư, mức hưởng bảo hiểm y tể.... . Sau khi cân nhắc và thảo luận kỹ lưỡng tại Kỳ họp thứ 6 và thứ 7 của Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thống nhất lấy tên Luật là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo him y tế. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế đã được thông qua tại Kỳ họp 7 Quốc hội khóa XIII.

+ Tại khoản 1, Điều 2 Luật đã khẳng định “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc” và có những quy định khác để đảm bảo mọi người dân đều tham gia bảo hiểm y tế.

+ Khoản 8 Điều 2 Luật này cũng quy định về Gói dịch vụ y tế cơ bản như sau “Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả là những dịch vụ y tế thiết yếu để chăm sóc sức khỏe, phù họp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế”

+ Quốc hội quyết định không quy định cụ thể Hội đồng tư vấn chính sách quốc gia về bảo hiểm y tế trong Luật mà giao quyền chủ động cho Bộ trưởng Bộ Y tế, khi thấy cần thiết thì thành lập Hội đồng này; việc xử lý kết dư quỹ bảo hiểm y tế, khoản 3, Điều 35 quy định lộ trình như sau: “Từ ngày Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020 thì 80% chuyển về quỹ dự phòng, 20% chuyển về địa phương”, “Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, phần kinh phí chưa sử dụng hết được hạch toán toàn bộ vào quỹ dự phòng để điều tiết chung”.

+ Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi được quy định tại khoản 3, Điều 8: “Ủy ban nhân dân cấp xã phải lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em đồng thời với việc cấp giấy khai sinh”.

+ Về mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định tại khoản 3, Điều 22: “Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước; Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016”.

+ Luật cũng quy định người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được ngân sách nhà nước mua bảo hiểm y tế tại khoản 3, Điều 12.



6. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Về góp Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội:

+ Đề nghị sửa đổi quy định về việc giữ lại 2% quỹ ốm dau, thai sản tại điểm a, mục 1, Điều 9 theo hướng cho phép đơn vị sử dụng lao động nộp hết cho cơ quan BHXH để thuận lợi trong việc theo dõi, quản lý và chi trả chế độ cho người lao động.

+ Nên quy định đóng BHXH theo thu nhập và người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

+ Mức lương hưu cần thay đổi linh hoạt phù hợp với sự biến động của giá cả thị trường để đảm bảo cuộc sống cho những cán bộ, công chức đã nghỉ hưu.

+ Chỉ thực hiện BHXH một lần đối với các trường hợp: Trước khi ra nước ngoài định cư hoặc đã hết tuổi lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.


tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương