KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang1/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   86

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI



BAN DÂN NGUYỆN

**********



KỲ HỌP THỨ TÁM, QUỐC HỘI KHÓA XIII

(20/10/2014 – 28/11/2014)

TẬP HỢP KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT, TRẢ LỜI
Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI ĐẾN KỲ HỌP THỨ BẢY, QUỐC HỘI KHÓA XIII


(TẬP II)

Hà Nội, tháng 11/2014

MỤC LỤC

STT

CƠ QUAN, TỔ CHỨC

TRANG



Bộ Giao thông vận tải

2



Bộ Nội vụ

101



Bộ Công thương

162



Bộ Tài nguyên và Môi trường

260



Bộ Công an

310



Bộ Quốc phòng

385



Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

412



Bộ Xây dựng

449



Bộ Tư pháp

487



Bộ Thông tin và Truyền thông

513



Bộ Khoa học công nghệ

540



Bộ Ngoại giao

545



Ủy ban Dân tộc

550



Thanh tra Chính phủ

557



Tòa án nhân dân tối cao

596



Viện kiểm sát nhân dân tối cao

659



Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

676



Ngân hàng chính sách xã hội

707



Bảo hiểm xã hội Việt Nam

712



Đài truyền hình Việt Nam

716



Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

723


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. Cử tri các tỉnh An Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đối với vùng miền núi, biên giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và giúp cho việc đi lại của người dân được thuận tiện.

Trả lời: Tại công văn số 11130/BGTVT-KHĐT ngày 5/9/2014

Khu vực miền núi, biên giới có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh của cả nước. Hệ thống giao thông trong khu vực đóng một vai trò quan trọng cho việc đi lại và vận tải hàng hoá, phục phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong những năm vừa qua, Bộ GTVT đã tập trung đầu tư cải tạo nâng cấp các tuyến đường theo thứ tự ưu tiên trong khu vực miền núi và biên giới từ các nguồn vốn khác nhau như trái phiếu Chính phủ (TPCP), tín dụng ưu đãi, vốn xây dựng cơ bản (XDCB), vốn ODA, vốn đặc biệt (216) và các nguồn vốn huy động khác kể cả lồng ghép chương trình 135, bước đầu đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Hầu hết các tuyến đường huyết mạch và nhiều công trình trọng điểm đã và đang được đầu tư xây dựng đưa vào cấp, cơ sở hạ tầng GTVT nhất là đường bộ đã được cải thiện một cách đáng kể, góp phần phát triển KT-XH và xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi, biên giới với đồng bằng. Tuy vậy, cơ sở hạ tầng GTVT vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Đây là khu vực nghèo, khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư là khó khăn, nguồn vốn đầu tư chủ yếu là ngân sách. Tuy nhiên, nguồn vốn NSNN và có tính chất NS còn hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư cho khu vực miền núi, biên giới rất lớn (giai đoạn 2012-2015 cho các dự án đang triển khai và bị đình hoãn hiện còn thiếu khoảng 14.500 tỷ đồng và triển khai các dự án khác cần khoảng 30.000 tỷ đồng).Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, Chỉ thị 14/CT-TTg, ngày 28/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN và vốn TPCP và Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủvề những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014. Nhiều dự án trong khu vực thuộc diện phải đình hoãn dẫn đến công trình phát sinh hư hỏng, phương tiện đi lại khó khăn, mất an toàn giao thông. Mặc dù vậy, năm 2013 Bộ GTVT đã huy động đầu tư theo hình thức BOT cho các dự án như: cầu Việt Trì mới (khởi công đầu năm 2013); tuyến cao tốc Thái Nguyên - Bắc Kạn (dự kiến khởi công năm 2015) và một số tuyến khác Bộ GTVT đang tích cực tìm kiếm nguồn ODA từ các nhà tài trợ quốc tế để nâng cấp và mở rộng hệ thống đường giao thông địa phương, tạo được sự kết nối tốt hơn với hệ thống cơ sở hạ tầng trung ương, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và từng bước thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Bộ GTVT lập kế hoạch trên cơ sở ưu tiên bố trí vốn để đầu tư xây dụng các công trình giao thông trong khu vực này để đáp ứng nhu cầu phát triển.



2. Cử tri các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa kiến nghị: Cử tri tán thành chủ trương mở rộng QLA để đảm bảo an toàn, thuận tiện cho việc lưu thông. Tuy nhiên, cử tri đề nghị tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc giải phóng mặt bằng, đền bù, mở rộng, thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng của công trình, tránh để xảy ra tình trạng đường vừa thi công xong đã xuống cấp, hư hỏng, phải sửa chữa lại gây tốn kém, lãng phí cho ngân sách cũng như gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

Trả lời: Tại công văn số 10823/BGTVT-CQLXD ngày 29/8/2014

Tuyến QL1 là tuyến giao thông huyết mạch có vai trò rất quan trọng trong lưu thông, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ nhiều năm trước đây, tuyến QL1A chủ yếu chỉ đầu tư cải tạo hoặc sửa chữa từng đoạn tuyến. Việc đầu tư không đồng bộ như vậy chỉ đáp ứng trước mắt và tức thời về vấn đề lưu thông đảm bảo an toàn, nhưng không thể đáp ứng phù hợp với nhu cầu lưu thông thực tế đang ngày càng tăng trong điều kiện phát triển và hội nhập kinh tế của đất nước hiện nay. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương sử dụng mọi nguồn lực để triển khai đầu tư xây dựng mở rộng tuyến QL1 nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Việc triển khai Dự án mở rộng QL1A có sự chỉ đạo sâu sát và quyết liệt Thủ tướng Chính phủ, trong đó bao gồm cả về công tác giải phóng mặt bằng và quản lý chất lượng.

Thực hiện các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã triển khai nhiều đề án, giải pháp cụ thể, đồng thời phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh nhằm tăng cường công tác quản lý, kiểm tra công tác đền bù GPMB, quản lý chất lượng thi công công trình. Chẳng hạn như:

- Ký cam kết giữa Bộ GTVT với từng địa phương, trong đó có tỉnh Bình Định về công tác GPMB và triển khai thi công, trong đó, thành lập Tổ chỉ đạo với thành phần là Lãnh đạo Bộ GTVT và Lãnh đạo Tỉnh cùng các cơ quan chức năng chính để chỉ đạo, kiểm soát và xử lý kịp thời, đảm bảo tiến độ và chất lượng của Dự án.

- Ban hành các Quy chế triển khai các dự án mở rộng QL1, trong đó, yêu cầu và quy định các nội dung liên quan đến công tác quản lý thực hiện các dự án mở rộng QL1A;

- Triển khai các nội dung đề án quản lý, đánh giá, phân loại và lựa chọn các nhà thầu thi công, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, áp dụng trực tiếp vào dự án mở rộng QL1A;

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác GPMB và triển khai dự án bằng các giải pháp, hành động và nội dung chỉ đạo cụ thể như: Lãnh đạo Bộ GTVT phối hợp với UBND Tỉnh kiểm tra thực tế và làm việc ít nhất 01 lần/ tháng để rà soát và chỉ đạo cụ thể về tiến độ và thực hiện công tác GPMB, triển khai thi công và quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình; Lãnh đạo Bộ, các cơ quan chức năng và quản lý của Bộ GTVT họp kiểm điểm và chấn chỉnh tình hình thực hiện ít nhất 01 lần/ tháng; Các cơ quan chức năng của Bộ, Ban QLDA thường xuyên kiểm tra xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ để xử lý giải quyết theo quy định…

Trên đoạn QL1 đoạn qua tỉnh Bình Định, có 03 dự án gồm: 01 dự án sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ (TPCP) - Đoạn km 1153-km1212+400 và 02 dự án BOT: Bắc Bình Định – km1125-km1153, Nam Bình Định – km1212+400-km1265 (trong đó có 13Km thuộc tỉnh Bình Định). Cho đến nay, công tác quản lý chất lượng và tiến độ thi công về cơ bản được quản lý chặt chẽ và chỉ đạo kịp thời. Về công tác GPMB, Lãnh đạo Bộ GTVT đã thường xuyên, phối hợp với UBND Tỉnh cùng kiểm tra, rà soát và tháo gỡ những tồn tại vướng mắc. Tuy nhiên, tiến độ bị chậm so với yêu cầu ban đầu và nội dung chỉ đạo của Chính phủ do có những tồn tại vướng mắc đặc thù ( tồn tại từ Dự án ADB3, JICA, điều chỉnh thiết kế…)

Với tầm quan trọng của một Dự án trọng điểm và được sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Bộ GTVT đã và đang nỗ lực, quyết tâm triển khai dự án mở rộng QL1, trong đó có các dự án trên địa bàn tỉnh Bình Định, đảm bảo yêu cầu chất lượng thi công công trình, an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

Trong thời gian tiếp tục triển khai các dự án, Bộ GTVT rất mong được sự quan tâm, phối hợp giám sát chặt chẽ, phản ánh kịp thời những vấn đề tồn tại từ cử tri địa phương để kịp thời chỉ đạo khắc phục, nhằm hoàn thành Dự án theo mục tiêu, chỉ đạo từ Chính phủ, đáp ứng yêu cầu của nhân dân.

3. Cử tri các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên kiến nghị: Đề nghị quan tâm, đầu tư nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 29 qua địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên, vì đã xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Trả lời: Tại công văn số 10541/BGTVT-KHĐT ngày 25/8/2014

Quốc lộ 29 từ cảng Vũng Rô, tỉnh Phú Yên đến cửa khẩu Đắk Ruê, tỉnh Đắk Lắk, dài 290,462km (Km0 - Km290+462), trong đó: Đoạn từ Km0 - Km178+062 được Bộ GTVT nâng lên thành quốc lộ từ tháng 6/2011; Đoạn từ Km178+062 - Km290+462 (trong đó đi trùng đường Hồ Chí Minh từ Km671+200 - Km677+600, dài 6,4km) mới được Bộ GTVT nâng lên thành quốc lộ từ tháng 01/2014, nhằm tạo điều kiện góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng giữa tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk, quy mô theo quy hoạch được duyệt đoạn từ Km0 - Km178+062 là đường cấp IV, 2 làn xe. Đoạn còn lại từ Km178+062 - Km290+462 chưa được bổ sung vào quy hoạch do mới được nâng cấp từ tỉnh lộ thành quốc lộ. Về cơ bản hiện trạng đoạn tuyến từ Km0 - Km178+062 đã có quy mô cấp IV, 2 làn xe phù hợp theo quy hoạch được duyệt, chỉ còn 9km đoạn qua tỉnh Phú Yên có quy mô đường cấp V, VI. Trong đó, Bộ GTVT đã cho phép dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đoạn từ cầu Ea Đrông đến thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, do chưa xác định được nguồn vốn nên chưa triển khai dự án.

Hiện nay, Bộ GTVT đang tập trung mọi nguồn lực để triển khai các dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, phấn đầu hoàn thành trong năm 2016. Do vậy, việc đầu tư nâng cấp, mở rộng QL29 sẽ được Bộ GTVT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào thời điểm thích hợp, riêng đoạn từ cầu Ea Đrông đến thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tìm kiếm nguồn vốn để triển khai dự án.

Để đảm bảo ATGT trong quá trình khai thác, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiến hành công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ năm 2014 bằng nguồn vốn bảo trì đường bộ, cụ thể:

- Đoạn qua tỉnh Phú Yên sẽ tiến hành sửa chữa các đoạn bị hư hỏng: Xây dựng tường hộ lan Km0 - Km109; cải tạo nút giao thông tại Km29+300 và Km65+700; sửa chữa đoạn Km0+300 - Km1+390; Km35 - Km37+700; Km48 - Km64; Km66+600 - Km75+600.

- Đoạn qua tỉnh Đắk Lắk sẽ tiến hành sửa chữa cục bộ nền, mặt đường, cống các đoạn: Km109+790 - Km134+200; Km160 - Km161+200; Km161+500 - Km162; Km162+900 - Km163+500; Km164+400 - Km165; Km168+400 - Km169+200; Km172+800 - Km173+600; Km174 - Km174+800; Km175+350 - Km175+500; Km175+800 - Km176 và Km177+200 - Km178+062.



4. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông cho tỉnh An Giang theo hướng hiện đại để phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời: Tại công văn số 10656/BGTVT-KHĐT ngày 26/8/2014

Dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, dự báo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, Bộ GTVT đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên tất cả các lĩnh vực: đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa. Hiện nay, trên cơ sở nhu cầu vận tải và điều kiện nguồn lực, Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành sắp xếp thứ tự ưu tiên các công trình, tập trung nguồn vốn để đầu tư hoàn thành dứt điểm các công trình quan trọng cấp bách phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các địa phương có công trình đi qua cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung.

Đối với tỉnh An Giang, tình hình đầu tư các công trình giao thông vận tải do trung ương quản lý đến thời điểm hiện nay như sau:

1. Về lĩnh vực đường bộ: Trên địa phận tỉnh An Giang có 4 tuyến Quốc lộ đi qua (QL91: 90Km; N1: 42,2Km; QL80: 1,2Km; QL91C: 34Km) và 01 đường cao tốc sẽ được đầu tư trong tương lai.

- Đối với Quốc lộ 91 đoạn qua tỉnh An Giang: Tổng chiều dài khoảng 90km (Km51-Km141+231), được quy hoạch theo quy mô đường cấp III đồng bằng, trong đó:

+ Đoạn Km51-Km113+071: Đã hoàn thành đầu tư theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.

+ Đoạn Châu Đốc – Tịnh Biên (Km113+071-Km141+231): Đã cơ bản hoàn thành toàn bộ dự án từ tháng 5 năm 2014 với quy mô đường cấp IV đồng bằng.

Ngoài ra, hiện nay Bộ GTVT đang triển khai dự án kiên cố hóa sạt lở Quốc lộ 91 đoạn qua địa phận tỉnh An Giang trong đó xử lý kiên cố hóa một số vị trí sạt lở, xây dựng tuyến tránh từ cầu Bình Mỹ đến cầu Cây Dương (chiều dài khoảng 5km) đảm bảo việc lưu thông an toàn trên tuyến, đã khởi công xây dựng từ tháng 12 năm 2013, dự kiến hoànthành cuối năm 2015.

- Đối với tuyến N1: Chiều dài 42,2km, được quy hoạch theo quy mô đường cấp IV đồng bằng, trong đó đoạn Tân Châu – Châu Đốc đã được Bộ GTVT phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng tuyến N1 từ Đức Huệ đến Châu Đốc từ năm 2011, tuy nhiên thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ dự án chưa được bố trí vốn để triển khai thi công; đoạn Tịnh Biên – Tri Tôn đã được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng trong dự án cải tạo nâng cấp tuyến N1 đoạn Tịnh Biên – Hà Tiên, đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng năm 2011.

- Đối với Quốc lộ 91C: Chiều dài 34Km, được quy hoạch theo quy mô đường cấp IV đồng bằng. Đây là Đường tỉnh 956 mới được Bộ GTVT chuyển thành quốc lộ từ năm 2011 với quy mô hiện trạng là đường cấp IV (Bn=9m, Bm=6m) cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu vận tải. Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai thi công cầu Long Bình để kết nối với Campuchia, dự kiến hoàn thành trong năm 2015.

- Về đường cao tốc: Theo quy hoạch được duyệt, trên địa phận tỉnh An Giang sẽ xây dựng tuyến cao tốc trục ngang Sóc Trăng – Cần Thơ – Châu Đốc đi qua, dự kiến sẽ được đầu tư sau năm 2020.

2. Về đường thủy nội địa: Theo Quy hoạch tổng thể giao thông ĐTNĐ quốc gia, qua địa phận tỉnh An Giang có các tuyến đường thủy chính: Tuyến đường thủy phía Bắc xuyên Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên (hành lang đường thủy số 2) dài 253km và tuyến Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò) dài 320 km được quy hoạch cấp III đường thủy nội địa.

Đối với tuyến Sài Gòn - Kiên Lương đã được hoàn thành đầu tư nâng cấp năm 2004 trong dự án Hai tuyến đường thủy phía Nam, trong đó đoạn qua tỉnh An Giang được đầu tư nâng cấp 3km kênh Rạch Sỏi và cảng Bình Long. Đối với tuyến hành lang đường thủy số 2, hiện đang được thực hiện đầu tư, trong đó đoạn qua tỉnh An Giang được đầu tư các hạng mục nâng cấp các cầu qua kênh, nạo vét và mở rộng kênh Tri Tôn dài 63km đạt cấp III đường thủy.

Đối với các tuyến sông khác do trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh, hàng năm Bộ vẫn đang chỉ đạo Cục Đường thủy nội địa bố trí vốn sự nghiệp kinh tế đường sông để nạo vét các bãi cạn, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.

3. Về hàng hải: Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cảng biển An Giang được quy hoạch là cảng tổng hợp địa phương (Loại II) với bến chính tại Mỹ Thới, tiếp nhận tàu trọng tải từ 5.000 đến 10.000 tấn. Hiện tại, với hệ thống bến cảng cứng và bến phao, điểm chuyển tải phụ trợ, cảng biển An Giang đã có đủ năng lực tiếp nhận tàu có trọng tải theo quy hoạch. Sau khi dự án Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu hoàn thành (dự kiến cuối năm 2015), luồng vào cảng biển An Giang có thể đáp ứng cho tàu biển có trọng tải đến 10.000 tấn đầy tải ra, vào làm hàng, đáp ứng tốt mục tiêu xuất, nhập khẩu hàng hóa phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang.

4. Về hàng không: Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên địa phận tỉnh An Giang được quy hoạch sân bay An Giang có quy mô nhỏ phục vụ bay chuyên dụng và bãi đáp trực thăng, trên cơ sở đó, Bộ GTVT đã phê duyệt Quy hoạch sân bay An Giang từ năm 2011. Đề nghị UBND tỉnh An Giang phối hợp với các cơ quan tham mưu của Bộ nghiên cứu, huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng sân bay An Giang vào thời điểm thích hợp.

Như vậy, với Quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên 04 lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không đã được phê duyệt cũng như tình hình đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh An Giang như đã nêu trên cho thấy kết cấu hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh An Giang đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng hiện đại.

5. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Hiện nay, Quốc lộ 91 và 91C đã xuống cấp và quá tải. Đề nghị quan tâm sớm đầu tư nâng cấp và mở rộng, nhằm tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời: Tại công văn số 10189/BGTVT-KHĐT ngày 18/8/2014

1. Đối với Quốc lộ 91:

Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quốc lộ 91 từ Cần Thơ đến Tịnh Biên (An Giang) dài 142 km, đi qua thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang sẽ được hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe. Đến nay tình hình đầu tư toàn tuyến như sau:

- Đoạn qua địa phận thành phố Cần Thơ:

+ Đoạn từ Ngã tư Bến xe - Trà Nóc (Km0-Km7): UBND thành phố Cần Thơ đã phê duyệt dự án đầu tư mở rộng Quốc lộ 91 đoạn từ Ngã tư Bến xe - Trà Nóc theo quy mô đường phố chính cấp II, Bn=37m với Tổng mức đầu tư là 1.399 tỷ đồng, đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ, dự án nằm trong danh mục đình hoãn.

Thực hiện Thông báo số 144/TB-VPCP ngày 01/4/2013 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Thành phố Cần Thơ, Bộ GTVT đã có văn bản số 4495/BGTVT-KHĐT ngày 21/5/2013 gửi UBND thành phố Cần Thơ về việc Bộ sẽ tiếp nhận lại dự án, UBND thành phố Cần Thơ đang hoàn thiện các thủ tục liên quan để tổ chức bàn giao. Sau khi tiếp nhận lại dự án, Bộ GTVT sẽ tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý chung cho các dự án đình hoãn theo hướng sẽ đề nghị tiếp tục ưu tiên vốn để triển khai dự án.

+ Đoạn Km7-Km14: Được đầu tư trong dự án WB5 với quy mô đường đô thị (Bn=37m) nguồn vốn vay của ngân hàng Thế giới. Dự án đã được triển khai thi công từ tháng 10/2013, dự kiến hoàn thành trong năm 2015.

+ Đoạn Km14 –Km51: Đang được đầu tư mở rộng, nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp III theo hình thức BOT, đã khởi công ngày 9/3/2014, dự kiến hoàn thành trong năm 2015.

- Đoạn qua địa phận tỉnh An Giang:

+ Đoạn Km51-Km61: Đã hoàn thành đầu tư theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng từ năm 2002, hiện vẫn đang khai thác bình thường và đáp ứng được nhu cầu vận tải.

+ Đoạn Nguyễn Trung Trực – Bến Thủy (Km61-Km113+071): Đã hoàn thành đầu tư theo quy mô đường cấp III đồng bằng từ năm 2007.

+ Đoạn Châu Đốc – Tịnh Biên (Km113+071-Km141+231): Được đầu tư bằng nguồn vốn TPCP theo quy mô đường cấp IV đồng bằng. Dự án triển khai thi công từ năm 2009, đã cơ bản hoàn thành cuối năm 2013.

Ngoài ra, hiện nay Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam triển khai dự án kiên cố hóa sạt lở quốc lộ 91 đoạn qua địa phận tỉnh An Giang trong đó xử lý kiên cố hóa một số vị trí sạt lở, xây dựng tuyến tránh từ cầu Bình Mỹ đến cầu Cây Dương (chiều dài khoảng 5km) đảm bảo việc lưu thông an toàn trên tuyến. Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 12 năm 2013, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2015.

2. Đối với Quốc lộ 91C:

Quốc lộ 91C đoạn qua tỉnh An Giang dài 35,5Km (từ Km0+00 đến Km35+500), đây là Đường tỉnh 956 mới được Bộ GTVT chuyển thành quốc lộ từ năm 2011 với quy mô hiện trạng Bn=9m, Bm=6m.

Trong bối cảnh tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 1792/CT-TTg và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ thì giai đoạn hiện nay chưa thể cân đối được kinh phí để đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91C. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Bộ GTVT ghi nhận kiến nghi của cử tri và sẽ triển khai đầu tư vào thời điểm thích hợp khi điều kiện nguồn lực cho phép.



6. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải phải đảm bảo an toàn, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các tuyến cầu, đường đã và đang được thi công nhằm phục vụ tốt hơn việc đi lại của người dân và không gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương