KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang94/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   90   91   92   93   94   95   96   97   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 3895/BGDĐT-VP ngày 25/7/2014

Tiếp theo việc rà soát các chuyên ngành trình độ tiến sĩ (2010) và trình độ thạc sĩ (2012), năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành rà soát 2.700 ngành đào tạo trình độ đại học của 242 cơ sở đào tạo về điều kiện đảm bảo chất lượng của các ngành đào tạo trình độ đại học, mà điều kiện tiên quyết là đội ngũ giảng viên cơ hữu.

Mục tiêu của đợt rà soát các ngành đào tạo trình độ đại học nhằm: nắm được thực trạng điều kiện đảm bảo chất lượng của các ngành đào tạo, nhất là đội ngũ giảng viên cơ hữu; Thống nhất cách thức quản lý ở cấp hệ thống và cấp trường; Dừng các ngành không đủ giảng viên cơ hữu để các trường có kế hoạch xây dựng bổ sung và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường, đảm bảo chất lượng đào tạo; Xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học phục vụ cho công tác quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả rà soát: có 207 ngành của 71 cơ sở đào tạo bị dừng tuyển sinh do không đảm bảo điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu theo quy định hiện hành (Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học; Thông tư số 08/2011/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mở ngành đào tạo đại học: có ít nhất 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký).

Ngày 25/01/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 452/BGDĐT-GDĐH thông báo dừng tuyển sinh đối với các ngành chưa đảm bảo điều kiện giảng viên cơ hữu của các cơ sở đào tạo. Theo đó đã nêu rõ: “Chậm nhất đến ngày 31/12/2015, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh của các ngành nêu trên được khắc phục, cơ sở đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để được xem xét cho phép tuyển sinh trở lại. Sau ngày 31/12/2015, căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Thông tư 08, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thu hồi Quyết định cho phép đào tạo của những ngành chưa khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ”.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ, một số cơ sở đào tạo đã kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh của các ngành và đã có báo cáo giải trình, đề nghị được tiếp tục tuyển sinh trở lại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiểm tra kỹ các minh chứng kèm theo báo cáo giải trình của các trường (báo cáo sắp xếp đội ngũ giảng viên cơ hữu, lý lịch khoa học, Quyết định tuyển dụng, bản sao văn bằng; kiểm tra, đối chiếu trong cơ sở dữ liệu giảng viên để không trùng lặp với giảng viên của các trường khác…).

Kết quả xử lý: Bộ đã cho phép một số ngành được đào tạo trở lại, với những lý do chủ yếu sau: Nhà trường chủ động bố trí lại đội ngũ; một số trường rà soát lại cơ cấu ngành đào tạo, dừng một số ngành để tập trung cho các ngành là thế mạnh và đủ lực lượng của trường; một số trường tuyển dụng được thêm giảng viên mới hoặc một số giảng viên của trường đã tốt nghiệp nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ bổ sung vào đội ngũ giảng viên nên đủ điều kiện; Một số trường trước đây báo cáo không chính xác đội ngũ giảng viên ở một số ngành nay báo cáo giải trình lại. Tất cả các báo cáo, giải trình đều phải có minh chứng cụ thể về từng giảng viên. Bộ không chấp nhận một giảng viên đăng ký cơ hữu ở nhiều trường.

Đối với ngành nghệ thuật, ngành ngoại ngữ cho phép áp dụng các biện pháp linh hoạt, đặc thù để huy động đội ngũ giảng viên trong giai đoạn quá độ (huy động giảng viên thỉnh giảng là người nước ngoài hoặc đề nghị bộ chủ quản điều động cán bộ quản lý đủ điều kiện đang công tác tại các cơ quan về trường tham gia giảng dạy…), hoàn toàn không có sự hạ thấp điều kiện đảm bảo chất lượng để cho tuyển sinh trở lại.

Thực tế, hầu hết các trường có ngành bị dừng tuyển sinh đều có báo cáo giải trình nhưng Bộ mới chỉ chấp nhận cho tuyển sinh trở lại những ngành nào đủ điều kiện, có minh chứng rõ ràng. Còn một số ngành vẫn chưa được tuyển sinh trở lại do các trường đã điều chỉnh cơ cấu ngành đào tạo, không tiếp tục kiện toàn để tuyển sinh trong giai đoạn này, hoặc chưa có căn cứ chứng minh đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định.

Trong thời gian từ nay đến hết năm 2015, các trường vẫn tiếp tục kiện toàn đội ngũ, báo cáo để được xem xét tuyển sinh trở lại theo đúng yêu cầu. Nếu đến hết năm 2015, trường nào không khắc phục được, Bộ sẽ kiên quyết thu hồi quyết định cho phép mở ngành đào tạo theo đúng quy định tại Điều 8, Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT (Năm 2012, Bộ GD-ĐT cũng đã thu hồi quyết định mở ngành đối với 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ).

Việc Bộ yêu cầu các trường báo cáo để rà soát, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng cũng là một biện pháp để thường xuyên nhắc nhở các trường phải duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng, xây dựng uy tín, “thương hiệu” trong đào tạo. Vì vậy, việc dừng tuyển sinh là biện pháp cần thiết để chấn chỉnh chất lượng đào tạo đối với các cơ sở chưa đảm bảo, nâng cao uy tín, niềm tin đối với hệ thống giáo dục đại học nói chung.

Từ năm 2014, Bộ sẽ yêu cầu các trường đại học phải công bố công khai danh sách đội ngũ giảng viên để không chỉ cơ quan quản lý nhà nước mà cả xã hội cùng giám sát chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên nhằm siết chặt kỷ cương, nâng cao chất lượng đào tạo đại học.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã và đang thực hiện Đề án 911 đến năm 2020 gửi đi đào tạo tại nước ngoài 20.000 tiến sĩ bằng ngân sách nhà nước; tiếp tục thực hiện Đề án 599 đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2020 (theo Quyết định 599/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ) nhằm hỗ trợ cho các trường trong việc đào tạo bổ sung cho đội ngũ giảng viên đại học.

41. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri băn khoăn về chất lượng chương trình đối với hệ đào tạo chuyên tu ở tất cả các ngành nghề, nhất là về lĩnh vực y tế, đề nghị có biện pháp quản lý, đào tạo chặt chẽ như hệ chính quy.

Trả lời: Tại công văn số 4662/BGDĐT-VP ngày 28/8/2014

Do nhu cầu nhân lực ngành y tế ở vùng xa, vùng sâu, vùng nông thôn còn thiếu nên trước đây có tồn tại hình thức đào tạo bác sĩ chuyên tu để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên, chương trình đào tạo này đã được dừng triển khai từ năm 2008 và thay vào đó là chương trình đào tạo liên thông theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Để nâng cao chất lượng đào tạo liên thông nói chung, cũng như đào tạo liên thông trong các ngành thuộc lĩnh vực y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 55/2012/TT- BGDĐT ngày 25/5/2012 về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học, theo đó quy định chặt chẽ điều kiện tuyển sinh, đào tạo và chất lượng đầu ra phải đạt chất lượng như sinh viên chính quy. Ngoài ra, do đặc thù trong lĩnh vực đào tạo nhân lực y tế, được sự thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế đã có công văn số 1915/BYT-K2ĐT ngày 08/4/2013 về việc hướng dẫn một số quy định về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học thuộc khối ngành Khoa học sức khỏe.

Xin báo cáo thêm với Đoàn đại biểu Quốc hội và cử tri tỉnh Vĩnh Long, theo Luật Giáo dục đại học năm 2012, quy định có 2 hình thức đào tạo hệ đại học là: Chính quy và không chính quy. Thực tế hiện nay, đối với ngành y không có chương trình đào tạo không chính quy (vừa làm vừa học) nữa.



42. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh, đến năm 2015 toàn quốc sẽ đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (tỉnh Lào Cai đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi năm 2013). Đề nghị tiếp tục xây dựng Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi giai đoạn 2015-2020 để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn mới.

Trả lời: Tại công văn số 4157/BGDĐT-VP ngày 07/8/2014

Theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, cả nước sẽ hoàn thành mục tiêu Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm của giáo dục mầm non còn thấp (về cơ sở vật chất, giáo viên…) so với các cấp học khác, việc huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp, cân đối các nguồn vốn không thực hiện được như kế hoạch đã đề ra, tiến độ thực hiện Phổ cập còn chậm87. Vì vậy, mục tiêu Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015 khó đạt được nếu không có sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các bộ, ngành và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các địa phương.

Đến hết năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015” và 5 năm thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg. Thông qua việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tham mưu với Chính phủ trong việc xây dựng chính sách phát triển giáo dục mầm non cho giai đoạn mới.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị những địa phương đã hoàn thành mục tiêu Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi tiếp tục đầu tư để giữ vững, nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phát triển vững chắc giáo dục mầm non dưới 5 tuổi, tạo nền tảng để Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi bền vững và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

43. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ tham mưu Chính phủ xem xét miễn, giảm học phí cho sinh viên thuộc hộ nghèo không đang theo học các chuyên ngành: Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lao, Phong, Tâm thần... như quy định tại Điều 4,5 Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 được sửa đổi, bổ sung tại các khoản 1,2,3,4,5,6,7,8 Điều 1 của Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 để giảm bớt gánh nặng cho gia đình - là động lực giúp các em tiếp tục học tập và hoàn thành khóa học, tạo điều kiện để các em có được việc làm ổn định nuôi sống bản thân và gia đình, giúp gia đình các em thoát nghèo bền vững.

Trả lời: Tại công văn số 4570/BGDĐT-VP ngày 25/8/2014

Theo quy định của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP thì sinh viên thuộc hộ nghèo không thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí. Tuy nhiên, hiện nay các sinh viên thuộc diện hộ nghèo khi học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đang được vay ưu đãi để học theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri và sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham mưu, đề xuất với Chính phủ xem xét để thực hiện miễn hoặc giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo khi có điều kiện phù hợp.

44. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015; Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, là chủ trương, chính sách quá trình thực hiện nảy sinh nhiều bất cập; trong đó có việc rườm rà, phức tạp về thanh, quyết toán số tiền hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ liên quan cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản và thuận tiện hơn cho người dân.

Trả lời: Tại công văn số 4571/BGDĐT-VP ngày 25/8/2014

Thực tế triển khai thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 ở các địa phương đã nảy sinh một số bất cập như cử tri đã nêu.

Để khắc phục những bất cập này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham mưu với Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP. Nghị định số 74/2013/NĐ-CP đã xác định rõ hơn đối tượng miễn, giảm học phí, hướng dẫn cụ thể về thủ tục hồ sơ, đặc biệt là đã thay đổi phương thức cấp bù tiền miễn, giảm học phí. Ngày 30/5/2014 Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP. Tại Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2014, thay thế Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH) đã quy định cụ thể các đối tượng chính sách, cơ quan chi trả, hồ sơ và quy trình thực hiện chính sách đảm bảo thuận lợi hơn và giảm thiểu thủ tục hành chính. Theo đó, người học được miễn, giảm học phí tại các cơ sở giáo dục, học sinh và gia đình người học không phải nhận tiền hỗ trợ, miễn giảm học phí tại các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội như trước đây. Điều này sẽ khắc phục những bất cập tại Thông tư số 29/2010/TTLT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH và giảm đáng kể thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người học.

45. Cử tri các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Kon Tum, Lạng Sơn kiến nghị: Theo Nghị định 74/2013/NĐ-CP, trẻ em mẫu giáo và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không thuộc diện hộ nghèo, sẽ không được miễn học phí, hỗ trợ chi phí học tập sẽ gây khó khăn cho việc huy động trẻ vùng sâu, vùng xa đến trường, đề nghị Chính phủ xem xét giữ nguyên đối tượng trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập như quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010.

Trả lời: Tại công văn số 4728/BGDĐT-VP ngày 29/8/2014

Căn cứ vào các kiến nghị của Đại biểu Quốc hội và cử tri các địa phương phản ánh về những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ, sau khi thống nhất với các bộ, ngành liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP. Theo đó, quy định việc miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo đối tượng (hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách) thay cho việc miễn, giảm và hỗ trợ theo địa bàn (vùng miền) nhằm đảm bảo sự thống nhất về chính sách và phù hợp với Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ghi nhận kiến nghị của cử tri. Thời gian tới, trong quá trình rà soát, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan tham mưu, đề xuất với Chính phủ soạn thảo Nghị định qui định chế độ học phí mới áp dụng từ năm học 2015-2016. Theo đó, sẽ nghiên cứu bổ sung đối tượng hưởng chính sách như kiến nghị của cử tri phù hợp với điều kiện ngân sách nhà nước.

46. Cử tri các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Nghệ An, Ninh Thuận, An Giang, Lai Châu, Gia Lai, Bình Dương kiến nghị: Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân tại khoản 2, điều 7 của Nghị định 49/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau: “Nhà nước cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn giảm học phí cho các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng đối với giáo dục mầm non, phổ thông; theo mức học phí quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP tương ứng với các nhóm ngành, nghề đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học)”. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện nên không có cơ sở giải quyết trợ cấp học phí đối với học sinh, sinh viên ngoài công lập theo quy định nói trên. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền kịp thời ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ.

Trả lời: Tại công văn số 4271/BGDĐT-VP ngày 12/8/2014

Để triển khai Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015, ngày 30/5/2014, liên Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký ban hành Thông tư số 20/2014/TTLT-BTC-BGDĐT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định trên.



47. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn của các ngành chức năng liên quan đến một số vấn đề được quy định trong Nghị định 49/2010/NĐ-CP, Nghị định 74/2013/NĐ-CP để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản và việc thực hiện được thuận lợi hơn.

Trả lời: Tại công văn số 4572/BGDĐT-VP ngày 25/8/2014

Để triển khai thực hiện Nghị định số 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 30/5/2014, Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BTC-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 30/5/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

Tại Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BTC-BGDĐT-BLĐTBXH (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2014, thay thế Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH) đã quy định cụ thể các đối tượng chính sách, cơ quan chi trả, hồ sơ và quy trình thực hiện chính sách đảm bảo thuận lợi hơn và giảm thiểu thủ tục hành chính.

48. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Nhiều ý kiến cho rằng việc Nghị định 74/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng thu hẹp đối tượng thụ hưởng chính sách đối với sinh viên, học sinh đang sinh sống tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn là chưa phù hợp. Thực tế khoảng cách giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo là rất khác nhau nên khi nhà nước chỉ có hỗ trợ sinh viên, học sinh thuộc hộ nghèo mà không hỗ trợ đối với sinh viên, học sinh thuộc hộ cận nghèo đang tạo ra sự so bì và gây khó khăn cho việc huy động trẻ em đến lớp của chính quyền địa phương. Cử tri kiến nghị Chính phủ nghiên cứu sửa đổi Nghị định 74/2013/NĐ-CP theo hướng bổ sung đối tượng sinh viên, học sinh thuộc hộ cận nghèo có gia đình đang sinh sống tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn được nhà nước hỗ trợ như sinh viên, học sinh thuộc hộ nghèo.

Trả lời: Tại công văn số 4597/BGDĐT-VP ngày 26/8/2014

Theo quy định của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 49/2010/NĐ-CP thì trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc hộ nghèo được miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập; Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc hộ cận nghèo được giảm 50% học phí.

Đối với học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo đang được Nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi để học theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, việc miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo và cận nghèo sống tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn là chưa thể thực hiện ngay được.



49. Cử tri các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Nam kiến nghị: Theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP về miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên: Học sinh các trường công lập được hưởng, học sinh các trường dân lập không được hỗ trợ là không hợp lý. Đề nghị Chính phủ sửa đổi lại Nghị định này cho phù hợp.

Trả lời: Tại công văn số 4598/BGDĐT-VP ngày 26/8/2014

Ngày 15/7/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Theo đó, tại khoản 11 Điều 1 đã bổ sung đối tượng miễn, giảm học phí là người học thuộc diện chính sách học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập (mức cấp bù học phí theo quy định của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP tương ứng với các cấp học và nhóm ngành nghề đào tạo).



50. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Mức học phí ở các cấp học quá cao so với thu nhập của người dân nên gây khó khăn cho các phụ huynh cho con em đến trường. Đề nghị tăng cường chính sách miễn giảm học phí cho các đối tượng khó khăn, học sinh ở vùng sâu, vùng xa....

Trả lời: Tại công văn số 4599/BGDĐT-VP ngày 26/8/2014

Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 đã quy định nguyên tắc xác định học phí và khung học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Theo đó: Nguyên tắc xác định mức học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông là phải phù hợp với điều kiện của từng địa bàn dân cư và khả năng đóng góp thực tế của người dân, đồng thời cũng phân chia các vùng là thành thị, nông thôn và miền núi để bảo bảo mức học phí phù hợp đối với từng đối tượng theo địa bàn (vùng miền); Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, mức thu học phí xác định theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học.

Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã quy định các đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập là: con của người có công với nước; trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; học sinh, sinh viên mồ côi; học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề và trung cấp chuyên nghiệp… Chính sách này thể hiện sự ưu tiên và quan tâm của Chính phủ đối với người học diện chính sách và các đối tượng khó khăn.

51. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Xem xét không nên tăng học phí ở các trường đại học mà nên chú trọng chất lượng đào tạo.

Trả lời: Tại công văn số 4663/BGDĐT-VP ngày 28/8/2014

Trong những năm qua, ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo tuy tỷ lệ lớn song giá trị thực tế so với nhu cầu thực hiện giáo dục và đào tạo còn thấp, trong khi quy mô học sinh, sinh viên lớn, lương tối thiểu được điều chỉnh tăng hàng năm nên suất đầu tư trên người học còn rất thấp. Không đảm bảo cơ cấu chi cho hoạt động giảng dạy học tập nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo.

Trong khi đó, để nâng cao chất lượng đào tạo thì cơ sở đào tạo phải được đầu tư, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng như: đầu tư tăng cường phát triển đội ngũ giảng viên, tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý; đổi mới chương trình đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.... Thực tế đầu tư chưa tương xứng với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo; mức học phí hiện hành không còn phù hợp nữa.

Mặc dù, Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ tài chính, song thiếu cơ chế khuyến khích các đơn vị tăng thu, thực hiện tiết kiệm chi tiêu của các cơ sở đào tạo đều bị khống chế theo quy định về mức thu học phí, lệ phí theo quy định của Chính phủ.

Thực hiện Luật Giáo dục đại học năm 201288, Thông báo kết luận số 37/TB-TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 9/8/2012 của Chính phủ89, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Đề án “Thí điểm thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đào tạo, đào tạo chất lượng cao, học phí cao giai đoạn 2013-2017”. Quan điểm, định hướng của Đề án là chủ động trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính và thực hiện có lộ trình việc xoá bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ; thực hiện chuyển đổi cơ chế cấp phát kinh phí sang hình thức đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế- kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại hình dịch vụ để các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về kinh phí chi thường xuyên.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đại học, bao gồm cả chỉ tiêu và học phí; thể hiện rõ vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong chính sách hỗ trợ, phát triển trong từng giai đoạn các ngành đào tạo trọng yếu đối với quốc gia, nhưng gặp khó khăn trong việc tuyển sinh; điều chỉnh mức học phí với các ngành có quy mô đào tạo lớn; thực hiện chương trình tín dụng sinh viên, cho phép các trường tự xác định và công khai mức học phí; khuyến khích đào tạo chất lượng cao, chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học.

Vì vậy, việc xem xét tăng mức học phí cho phù hợp và có lộ trình là điều cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo.

52. Cử tri các tỉnh Kon Tum, Lai Châu kiến nghị: Đề nghị xem xét sửa đổi Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015 theo hướng:

- Tăng mức hỗ trợ cho trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn, hoặc cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế từ 120.000 đồng/tháng lên mức 250.000 đồng/tháng.

- Quy định mức hỗ trợ bằng bao nhiêu phần trăm của mức lương tối thiểu để không phải điều chỉnh khi có biến động về giá của thị trường và sau mỗi lần tăng lương tối thiểu.



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   90   91   92   93   94   95   96   97   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương