KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang96/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   93   94   95   96   97   98   99   100   101

Trả lời: Tại công văn số 4666/BGDĐT-VP ngày 28/8/2014

Trong những năm qua, công tác quy hoạch các cơ sở đào tạo đại học và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ sở đào tạo đang chuyển hướng đào tạo từ việc đào tạo dựa trên nguồn lực sẵn có sang đào tạo gắn với nhu cầu xã hội để tránh tình trạng đào tạo ồ ạt, tràn lan giảm chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, việc chất lượng đào tạo thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, do một số nguyên nhân sau đây:

- Sự gắn kết giữa nhà trường và đơn vị sử dụng lao động còn hạn chế. Nhà trường đào tạo dựa trên nguồn lực sẵn có của trường mà chưa chú trọng đến đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.

- Chất lượng đào tạo của một số cơ sở đào tạo còn hạn chế đặc biệt là những cơ sở đào tạo mới được thành lập hoặc nâng cấp. Cơ cấu quy mô đào tạo theo ngành nghề chưa hợp lý, nhiều cơ sở tập trung vào các ngành đào tạo dễ tuyển sinh, chi phí đầu tư ít như các ngành kinh tế gây mất cân đối trong đào tạo.

- Mạng lưới các cơ sở đào tạo đại học chưa cân đối về số lượng và ngành nghề đào tạo. Công tác quy hoạch nguồn nhân lực của các địa phương chưa sát thực tế; Công tác dự báo và khuyến cáo thị trường lao động, công tác tư vấn, hướng nghiệp còn hạn chế.

- Công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp chồng chéo dẫn đến phân tán nguồn lực đầu tư, đặc biệt đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Để nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện một số giải pháp như sau:

- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo đẩy mạnh việc đào tạo theo nhu cầu xã hội phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và quy hoạch chung của ngành và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cụ thể ở từng địa phương.

- Thực hiện điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 nhằm phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam, định hướng quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nhân lực của các địa phương.

- Cảnh báo xã hội về nhu cầu nhân lực của một số lĩnh vực đã bão hoà để người học có sự định hướng. Tạm dừng mở các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” như tài chính ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh.

- Triển khai đào tạo nhân lực cho các vùng kinh tế, khu kinh tế trọng điểm, các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện các chính sách khuyến khích nhà trường đào tạo và người học vào học các ngành xã hội có nhu cầu sử dụng cao nhưng có ít người vào học như các ngành về nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên môi trường. Tổ chức triển khai đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực đào tạo mới ở Việt Nam như: Năng lượng nguyên tử, Thương mại điện tử...

- Thay đổi cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng, ngân sách nhà nước sẽ đảm bảo chi phí đào tạo cho những ngành ít có khả năng xã hội hoá và đang thiết hụt nhân lực (đào tạo ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật, công nghệ, nghệ thuật truyền thống, điện hạt nhân,…) và giảm dần sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với những ngành dư thừa nhân lực và có khả năng xã hội hóa cao.

- Chỉ đạo, đôn đốc các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở đào tạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 895/CT-BGDĐT ngày 12/3/2013 về việc thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển xã hội giai đoạn 2013-2015.

- Xây dựng cơ chế đặc thù đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các khu công nghiệp, khu kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực.

79. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Cử tri ngành giáo dục phản ánh thời gian qua việc thi chuyển ngạch từ giảng viên lên giảng viên chính, từ giảng viên chính lên giảng viên cao cấp ở các trường đại học và cao đẳng gặp nhiều khó khăn do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ tạm dừng việc tổ chức thi. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ sớm có quy định cho phép các trường đại học có quyền tổ chức thi theo khu vực để đảm bảo quyền lợi cho giảng viên.

Trả lời: Tại công văn số 4623/BGDĐT-VP ngày 27/8/2014

Luật viên chức được Quốc hội ban hành ngày 15/11/2010 đã quy định việc quản lý viên chức từ chế độ ngạch, bậc sang quản lý theo hạng chức danh nghề nghiệp. Sau khi có các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật viên chức (Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai xây dựng dự thảo Thông tư ban hành quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực cùng Bộ Nội vụ thực hiện các công việc tiếp theo trong việc ban hành Thông tư nói trên theo đúng qui định. Sau khi ban hành Thông tư và ban hành Quy định nội dung và hình thức thi thăng hạng đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hướng dẫn và tổ chức thi thăng hạng đối với các giảng viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn.

66. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ phối hợp với các Bộ, ngành chức năng và các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp... để có những giải pháp khả thi gắng kết giữa đào tạo, tuyển dụng và sử dụng lao động để sinh viên sau khi ra trường có việc làm và làm đúng ngành nghề được đào tạo.

Trả lời: Tại công văn số 4667/BGDĐT-VP ngày 28/8/2014

Vấn đề sinh viên ra trường có việc làm và được làm đúng ngành nghề đã đào tạo là vấn đề đang được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thị trường lao động; việc quy hoạch phát triển nhân lực của các địa phương, bộ/ngành; ảnh hưởng của nền kinh tế; tâm lý xã hội (tâm lý “chuộng bằng cấp”); thói quen “đi xin việc”, “tìm việc” sau khi tốt nghiệp ra trường vào các cơ quan nhà nước, ở tại các thành phố lớn mà chưa có ý chí, hoài bão “tự thân lập nghiệp”, tự mình tạo ra việc làm cho bản thân và xã hội. Mặt khác, nguyên nhân từ các cơ sở đào tạo là không tổ chức nghiên cứu nhu cầu đào tạo, chỉ đào tạo những gì trường có khả năng, chưa đào tạo những ngành xã hội cần, trách nhiệm đối với người học, đối với xã hội chưa cao.

Để khắc phục tình trạng trên, ngày 22/7/2011, Thủ trướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam. Trên cơ sở của Quy hoạch này, các Bộ, ngành và địa phương xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực cho của đại phương và ngành đến năm 2020.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tập trung thực hiện Kế hoạch hành động của Ngành giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có việc xây dựng các đề án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Mặt khác, Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các sai phạm trong tổ chức và quản lý đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tổ chức điều tra về việc làm, dự báo nhu cầu nhân lực để có kế hoạch phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành học phù hợp các nhu cầu việc làm hiện nay.

67. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị tiếp tục xem lại chế độ thâm niên của đội ngũ giáo viên đã tham gia dạy học vào những thời điểm đất nước ta còn khó khăn, nay đã nghỉ hưu, nhưng không được hưởng chế độ thâm niên như đội ngũ giáo viên đương nhiệm và mới nghỉ hưu là không công bằng.

Trả lời: Tại công văn số 4115/BGDĐT-VP ngày 06/8/2014

Chính sách về phụ cấp thâm niên nhà giáo được thực hiện như sau:

- Nhà giáo nghỉ hưu từ ngày 01/9/1988 đến ngày 31/12/1993 được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong lương hưu theo quy định tại Quyết định số 309/CT ngày 09/12 /1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về chế độ phụ cấp thâm niên cho giáo viên và cán bộ giảng dạy;

- Nhà giáo nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động trước ngày 31/8/1988 đã được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong lương hưu theo quy định tại Nghị định số 27/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời điều chỉnh mức lương hưu và mức trợ cấp đối với các đối tượng hưởng chính sách xã hội;

- Nhà giáo nghỉ hưu từ tháng 01/1994 đến tháng 5/2011 được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu theo quy định tại Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg ngày 30/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nhà giáo nghỉ hưu từ tháng 6/2011 được hưởng chế độ theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

Như vậy, những nhà giáo nghỉ hưu trước đây đã có phụ cấp thâm niên nhà giáo trong lương hưu theo quy định tại các văn bản nêu trên.

68. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đối với trường dân lập mầm non, đề nghị nghiên cứu có chế độ hỗ trợ cơ sở vật chất, đồ chơi, hỗ trợ giáo viên dạy hợp đồng được hưởng phụ cấp đứng lớp như đối với các trường công lập.

Trả lời: Tại công văn số 4758/BGDĐT-VP ngày 07/8/2014

1. Về việc hỗ trợ cơ sở vật chất, đồ chơi cho các trường mầm non

Trong những năm qua, việc hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất đối với giáo dục mầm non ngoài công lập được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường đã có các chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất về đất đai, xây dựng và cho thuê cơ sở vật chất, chính sách hỗ trợ tín dụng, thuế. Một trong những tồn tại lớn hiện nay là vấn đề tổ chức thực hiện ở các địa phương.

Hiện nay, để tiếp tục đẩy mạnh việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát và đề nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ, trong đó tập trung những nội dung:

- Chính sách dành quỹ đất cho phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập;

- Xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập thuê;

- Nhà nước và các cá nhân, tổ chức cùng góp vốn đầu tư và vận hành các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập (hình thức hợp tác công tư – PPP);

- Chính sách tín dụng và thuế ưu đãi;

- Khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ phát triển các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.



2. Việc hỗ trợ giáo viên mầm non dạy hợp đồng được hưởng phụ cấp đứng lớp như đối với các trường công lập

Vấn đề này đã được quy định tại các văn bản sau đây:

- Tại Điều 6 Thông tư số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV ngày 11/3/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định: Giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (trong định mức giáo viên được cấp có thẩm quyền phê duyệt) có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ sở mầm non công lập, được xem xét để chuyển xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

- Giáo viên mầm non được chuyển xếp lương theo Thông tư số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.



69. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Về định mức kinh phí đào tạo trên đầu sinh viên hiện nay 8 triệu/1 sinh viên, rất thấp so với tình hình thực tế, đề nghị nâng lên 1,5 hoặc 2 lần. Ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư cho các trường đại học địa phương để tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ.

Trả lời: Tại công văn số 4773/BGDĐT-VP ngày 25/8/2014

1. Về kiến nghị nâng định mức kinh phí lên 1,5 hoặc 2 lần:

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận thấy việc phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng bình quân trên sinh viên còn thấp, chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, đồng thời triển khai Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 9/8/2012 của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu xây dựng Đề án “Xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học”; Nghị định quy định phương thức và tiêu chí phân bổ nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục đại học công lập, trong đó sẽ tính toán, xác định lại định mức chi phí đào tạo trên 1 sinh viên cho phù hợp với thực tế hiện nay và áp dụng phương thức phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục đại học theo các tiêu chí gắn với chất lượng đào tạo, mô hình tổ chức, chỉ tiêu đào tạo sinh viên chính quy... nhằm đảm bảo sự công bằng trong việc phân bổ ngân sách cho các cơ sở giáo dục đại học.

Theo đó, sau khi các văn bản này được ban hành thì định mức phân bổ kinh phí đào tạo sẽ phù hợp với thực tế hiện nay.



2. Về ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư cho các trường địa phương để tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/06/2014 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, trong đó:

- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan xây dựng “Đề án đổi mới cơ chế đầu tư cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề”;

- Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xây dựng “Đề án huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2015 - 2020”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan, sớm nghiên cứu xây dựng các đề án trên nhằm hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở giáo dục và đào tạo nói chung, trong đó có các trường của địa phương, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ.

70. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện cho Tây Ninh đào tạo theo địa chỉ sử dụng chuyên ngành bác sĩ đa khoa. Vì hiện nay Tây Ninh hiện đang thiếu trầm trọng đội ngũ bác sĩ đa khoa (hiện có 456 bác sĩ trong hệ thống các cơ sở y tế công lập chiếm tỉ lệ 4,22 bác sĩ/10.000 dân); trong khi đó sinh viên Tây Ninh học bác sĩ đa khoa không nhiều, hiện tại đã thiếu và trong tương lai có nhiều bác sĩ lớn tuổi phải nghỉ hưu nên càng thiếu trầm trọng.

Trả lời: Tại công văn số 4731/BGDĐT-VP ngày 29/8/2014

Đảm bảo nhân lực ngành y tế cho vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân là hết sức cần thiết. Trong thời gian qua, Bộ Giáo và Đào tạo đã hỗ trợ các địa phương đào tạo nhân lực y tế theo địa chỉ sử dụng bằng cách đồng ý cho chuyển những học sinh không trúng tuyển tại trường đăng ký dự thi sang các trường đào tạo ngành y với điều kiện điểm thi của thí sinh bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn vào ngành đào tạo đó.

Bên cạnh chính sách đào tạo theo địa chỉ sử dụng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thực hiện Đề án đào tạo nhân lực cho Tây Bắc, Tây Nguyên (bao gồm cả Tây Ninh), Tây Nam Bộ; trong đó, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tây Nguyên được giao nhiệm vụ đào tạo nhân lực y tế cho tỉnh Tây Ninh.

Việc thực hiện các giải pháp trên sẽ giải quyết được phần nào nhu cầu bức thiết về nguồn nhân lực y tế của địa phương.

Trong thời gian tới, để tăng cường nguồn nhân lực cho ngành y tế của tỉnh Tây Ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh có ý kiến với UBND tỉnh Tây Ninh làm việc với Bộ Y tế để có quy hoạch nhân lực chung cho ngành y tế của tỉnh, trong đó cần xác định rõ nhu cầu nhân lực thay thế những người sẽ về hưu theo từng giai đoạn và nhân lực bổ sung. Đồng thời, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo và gửi qua Ban Chỉ đạo Tây Nguyên để thống nhất kế hoạch đào tạo cùng với các tỉnh khác trên địa bàn. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục hỗ trợ tỉnh trong công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương.

71. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị có chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số đối với trường bán trú ở các trường dân lập như các trường công lập.

Trả lời: Tại công văn số 4574/BGDĐT-VP ngày 25/8/2014

Trong rà soát, xây dựng tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số (hỗ trợ về tài chính và ưu tiên trong tuyển sinh), Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn chú ý đến học sinh, sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số học ở các trường ngoài công lập để không bỏ sót đối tượng (Nghị định 49/2010/NĐ-CP về miền, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có quy định về hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên dân tộc thiểu số).

Theo các quy định trên, kênh cấp phát ngân sách để thực hiện chính sách đi theo đối tượng, không phận biệt đối tượng đang học ở khu vực công lập hay ngoài công lập, là cách làm hợp lý, hiện đang được thể hiện trong các chính sách mới. Tuy vậy, học sinh bán trú theo quy định hiện nay chỉ tổ chức ở các trường phổ thông công lập và hệ thống trường công lập có trách nhiệm phải thu hút hết các đối tượng vào học. Do đó, đối với học sinh bán trú ở các trường dân lập, như kiến nghị của cử tri, là chưa thực hiện được trong thời điểm hiện nay.

Đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số đang học tại các trường đại học, cao đẳng, được thực hiện theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.



72. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị kiến nghị: Cử tri bức xúc trước hành vi bạo hành, ngược đãi trẻ em tại một số nhóm giữ trẻ tư nhân, tự phát được báo chí phản ánh trong thời gian qua, kiến nghị Nhà nước quan tâm phát triển hệ thống trường mầm non công lập để người dân có thể gửi con em với mức học phí phù hợp với nguồn thu nhập.

Trả lời: Tại công văn số 4732/BGDĐT-VP ngày 29/8/2014

Thời gian qua, Chính phủ đã quan tâm ban hành nhiều chính sách phát triển giáo dục mầm non91. Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi (nguồn kinh phí chi thường xuyên, kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kiên cố hóa trường học, nguồn ODA... để hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non). Đến nay, cả nước có 13.867 trường mầm non (trường công lập chiếm 88%, trường ngoài công lập 12%).

Bên cạnh đó, Nhà nước còn ban hành các cơ chế, chính sách để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non, để huy động các lực lượng, các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục mầm non92; Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để thực hiện các chính sách phát triển giáo dục mầm non.

Tuy nhiên, hiện nay, ở một số thành phố lớn và các tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất do tăng dân số cơ học nhanh, nhu cầu gửi con (đặc biệt là trẻ độ tuổi dưới 36 tháng) của những người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, là rất lớn. Các trường mầm non công lập tuy tăng về số lượng hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gửi con ở độ tuổi nhà trẻ. Việc quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất chưa đi đôi với quy hoạch hạ tầng cơ sở, khu dân sinh, trường học…, chưa dành đất xây dựng trường mầm non phục vụ cho con em công nhân, người lao động.

Vì vậy, phụ huynh thường tìm đến các nhóm lớp tư thục với mức học phí thấp, thời gian trông giữ trẻ linh hoạt (có thể gửi nửa ngày, cả ngày hoặc qua đêm), gần khu nhà trọ, tiện lợi cho việc đưa đón con... trong số đó có không ít nhóm lớp được mở ra tự phát, không xin phép chính quyền địa phương, không đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, người chăm sóc trẻ; ở một số nơi, chính quyền địa phương chưa quan tâm quản lý, kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh, dẫn đến một số sự việc đau lòng trẻ bị bạo hành, gây ảnh hưởng về thể chất và tinh thần đối với trẻ.

Trước thực trạng bạo hành trẻ em ở một số nhóm, lớp tư thục chưa được cấp phép, nhiều địa phương (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương...) đã vào cuộc, kiểm tra, rà soát và có giải pháp cho vấn đề này. Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 14/6/2014 về Hỗ trợ giáo dục mầm non Thành phố Hồ Chí Minh”, trong đó ưu tiên bố trí vốn, dành quỹ đất để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp cho mầm non công lập; thực hiện tốt chính sách xã hội hóa giáo dục, đồng thời ban hành chính sách địa phương nhằm khuyến khích, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục mầm non; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, người chăm sóc trẻ; có chế độ hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Ngày 20/3/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020”. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp các bộ, ngành Trung ương tiếp tục khảo sát để tham mưu ban hành cơ chế chính sách theo hướng xã hội hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để phát triển trường, lớp mầm non ở khu công nghiệp, khu chế xuất, rà soát hoàn thiện các văn bản về quản lý các trường, lớp mầm non ngoài công lập....

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục đề nghị các tỉnh, thành phố quan tâm phát triển trường, lớp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; cân đối, dành quỹ đất đủ diện tích tối thiểu theo quy định để xây dựng trường, lớp, đảm bảo đủ phòng học, phòng chức năng theo quy định của Điều lệ trường mầm non; tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các cơ sở giáo dục mầm non.



73. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Tiếp tục quan tâm thực hiện chính sách phát triển giáo dục mầm non, xem xét cấp kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho nhóm trẻ 2 tuổi đang học tại các lớp mầm non có tổ chức bán trú.

Trả lời: Tại công văn số 4575/BGDĐT-VP ngày 25/8/2014

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành nhiều chính sách ưu tiên phát triển giáo dục mầm non93. Bên cạnh việc ưu tiên bố trí nguồn ngân sách nhà nước, Nhà nước còn dành các nguồn kinh phí khác như: Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn xổ số kiến thiết, chương trình kiên cố hóa trường học, nguồn ODA...để hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non.

Đối với đề xuất cấp kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho nhóm trẻ 2 tuổi đang học tại các lớp mầm non có tổ chức bán trú, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu để đề xuất với Chính phủ. Tuy nhiên, trong tình hình ngân sách nhà nước đang gặp nhiều khó khăn, việc huy động các nguồn lực tham gia đầu tư giáo dục mầm non, trong đó có sự chia sẻ của cha mẹ học sinh là rất cần thiết. Bên cạnh đó, tỷ lệ huy động cho nhóm trẻ 2 tuổi đang thấp (khoảng 23%). Vì vậy, trước mắt cha mẹ học sinh sẽ chi trả ăn trưa cho nhóm trẻ 2 tuổi, Ngân sách Nhà nước sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên mầm non, trang thiết bị để tăng tỷ lệ huy động cho nhóm trẻ 2 tuổi đến trường.  

74. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị quan tâm chăm lo việc học hành cho con em đồng bào vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo… quan tâm giải quyết chính sách, chế độ thỏa đáng cho đội ngũ giáo viên.



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   93   94   95   96   97   98   99   100   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương