KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang99/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   93   94   95   96   97   98   99   100   101

Trả lời: Tại công văn số 4579/BGDĐT-VP ngày 25/8/2014

Theo quy định hiện hành của Nhà nước, con em nông dân thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo đang được vay vốn ưu đãi để theo học các trường đại học, cao đẳng theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

Trong những năm qua, mức cho vay luôn được các Bộ, ngành quan tâm nghiên cứu trình Chính phủ xem xét, quyết định nâng mức cho vay phù hợp với tình hình xã hội. Cụ thể: Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức vốn cho vay tối đa từ 800.000/tháng/HSSV lên 860.000/tháng/HSSV (Quyết định số 1344/QĐ-TTg ngày 26/8/2009); Năm 2010, điều chỉnh mức vốn cho vay tối đa từ 860.000/tháng/HSSV lên 900.000/tháng/HSSV (Quyết định số 2077/QĐ-TTg ngày 15/11/2010); Năm 2011, điều chỉnh mức vốn cho vay tối đa từ 900.000/tháng/HSSV lên 1.000.000/tháng/HSSV (Quyết định số 853/QĐ-TTg ngày 03/6/2011); Năm 2013, điều chỉnh mức vốn cho vay tối đa từ 1.000.000/tháng/HSSV lên 1.100.000/tháng/HSSV (Quyết định số 853/QĐ-TTg ngày 19/7/2013).

Trong thời gian tới, khi điều kiện kinh tế của đất nước được nâng lên, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ xem xét để có thêm các chính sách hỗ trợ cho con em nông dân (miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập...) có điều kiện theo học đại học.



93. Cử tri Thành phố Hà Nội kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động và những tồn tại, hạn chế của các trường điểm, trường chuyên theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời.

Trả lời: Tại công văn số 4361/BGDĐT-VP ngày 15/8/2014

1. Về trường chuyên

Tháng 9/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị toàn quốc các trường chuyên để tổng kết, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động và những tồn tại, hạn chế của trường chuyên theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội.

Hội nghị đã đánh giá, sau 42 năm xây dựng và phát triển, hệ thống trường chuyên đã có những đóng góp to lớn trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tạo nguồn đào tạo nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, hệ thống trường chuyên trong giai đoạn này đã bộc lộ một số hạn chế: Thiếu quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống trường chuyên trong cả nước; chương trình giảng dạy, kế hoạch giáo dục chưa được thiết kế phù hợp, việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động xã hội còn rất hạn chế; chất lượng học tập các môn ngoại ngữ, tin học nhiều trường chuyên chưa đạt yêu cầu; công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chuyên chưa có đổi mới, chưa phản ánh toàn diện khả năng học tập và rèn luyện của học sinh, còn nặng tái hiện kiến thức, thiếu các phương pháp đánh giá tiên tiến; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý thiếu các kỹ năng nghiên cứu phát triển chương trình, tài liệu; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của hầu hết các trường chuyên chưa tương xứng với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhân tài.

Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên và tạo điều kiện cho hệ thống trường chuyên phát triển, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020. Theo đó, mục tiêu là: Xây dựng và phát triển các trường trung học phổ thông chuyên thành một hệ thống cơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia, có trang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập để bồi dưỡng thành những người có lòng yêu đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; có ý thức tự lực; có nền tảng kiến thức vững vàng; có phương pháp tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tạo nguồn tiếp tục đào tạo thành nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế. Các trường trung học phổ thông chuyên là hình mẫu của các trường trung học phổ thông về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục”.

Sau 03 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tháng 8/2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị sơ kết, kết quả đánh giá như sau:

* Những mặt được: Trường chuyên tiếp tục có đóng góp to lớn trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước; Hệ thống trường chuyên từng bước được hoàn thiện98; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường THPT chuyên ngày càng được tăng cường, hoàn thiện; Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong các trường chuyên đã có chuyển biến đáng kể99, hàng năm, đều được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, năng lực dạy học đảm bảo đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; Chất lượng giáo dục tại các trường chuyên có nhiều chuyển biến tích cực100; việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ quản lý, học sinh được các trường chuyên đặc biệt chú trọng101.

-Việc tổ chức giao lưu, hợp tác với cơ sở giáo dục trong nước được các trường chuyên thực hiện tốt; việc giao lưu, hợp tác với cơ sở giáo dục nước ngoài đã được một số trường chuyên thực hiện.

* Hạn chế:

- Việc đầu tư xây dựng các trường chuyên trọng điểm có cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại, có chất lượng giáo dục ngang tầm với các trường trung học tiên tiến trong khu vực, quốc tế chưa được triển khai mạnh và chưa đạt được những kết quả rõ rệt;

- Công tác huy động các nguồn lực từ hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại; việc hợp tác, liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài về xây dựng chương trình, bồi dưỡng giáo viên các trường chưa được thực hiện tốt;

- Việc chú trọng các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy kỹ năng mềm cho học sinh; thí điểm dạy học môn Toán và các môn khoa học bằng Tiếng Anh; áp dụng chương trình giáo dục tiên tiến của nước ngoài còn nhiều hạn chế.

* Phương hướng nhiệm vụ trong giai đoạn tới

- Nâng cao chất lượng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường chuyên. Tập trung đổi mới hoạt động của các tổ/nhóm chuyên môn trong các trường chuyên. Tăng cường công tác tự bồi dưỡng; xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán làm nòng cốt cho các hoạt động chuyên môn; chú trọng bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình, tài liệu, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học.

- Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học của học sinh. Nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt Tiếng Anh trong nhà trường; tổ chức các hoạt động nhằm tăng khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cho giáo viên, học sinh; chuẩn bị tích cực đội ngũ giáo viên để thực hiện dạy học các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học bằng Tiếng Anh.

- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống. Đổi mới công tác thi học sinh giỏi, chọn đội tuyển tham gia kỳ thi Olimpic khu vực và quốc tế. Nâng cao chất lượng cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học và tuyển chọn đội tuyển tham gia Hội thi Intel ISEF quốc tế.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sự hợp tác giữa các trường chuyên trong từng khu vực, cả nước.

- Tranh thủ mọi nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các trường chuyên.

2. Về trường trọng điểm

Hiện nay, trong các văn bản chỉ đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo không quy định về tổ chức và hoạt động của loại hình trường “trọng điểm”. Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông toàn quốc được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).



94. Cử tri Thành phố Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay nhiều sinh viên sư phạm ra trường có trình độ chuyên môn yếu kém. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo của các trường sư phạm.

Trả lời: Tại công văn số 4670/BGDĐT-VP ngày 28/8/2014

Cùng với việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm chất người học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học; Đổi mới hình thức, phương pháp đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học, thực hiện đánh giá cả quá trình đào tạo…, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường sư phạm cùng tham gia nghiên cứu mô hình đào tạo giáo viên phổ thông của một số nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của giáo sinh cho phù hợp với chương trình, sách giáo khoa trong thời gian tới; Giao trách nhiệm cho các trường sư phạm trọng điểm tích cực tham gia vào việc nghiên cứu xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đang chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như: rà soát, củng cố mạng lưới, phát triển quy mô, hoàn thiện phương thức đào tạo của các trường sư phạm và các cơ sở đào tạo giáo viên; phát triển đội ngũ giảng viên các trường sư phạm; đổi mới công tác quản lý các cơ sở đào tạo giáo viên; tăng cường hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong đào tạo giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm; thực hiện định kì kiểm định, đánh giá đúng và công khai chất lượng các cơ sở đào tạo giáo viên làm cơ sở cho việc giám sát của xã hội và xây dựng các giải pháp thường xuyên nâng cao chất lượng đào tạo.

Về việc nâng cao chất lượng đầu vào của các trường sư phạm, quan tâm đến việc làm cho sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện các giải pháp thông qua các chính sách như:

- Nghiên cứu, triển khai Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011-2020. Thực hiện tốt chính sách miễn giảm học phí, đồng thời nghiên cứu đề xuất tăng chế độ học bổng cho sinh viên các trường sư phạm. Khuyến khích các địa phương ban hành các chính sách riêng nhằm thu hút nhà giáo, chuyên gia giỏi về công tác tại ngành giáo dục của địa phương;

- Giảm chỉ tiêu đào tạo khối ngành sư phạm; dừng đào tạo giáo viên theo hình thức từ xa; dừng tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên trung học phổ thông.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan tập trung xây dựng “Đề án đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số người làm việc và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo”.

Triển khai thực hiện Luật giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh việc phân cấp quản lí, giao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo; phát huy vai trò của Hội đồng trường; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lí giáo dục các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch các hoạt động của cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật nhằm tác động tích cực đến chất lượng sản phẩm đầu ra đối với sinh viên sư phạm.

 Để tăng cường quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các bộ tiêu chuẩn đánh giá và các quy trình kiểm định chất lượng giáo dục các cấp học; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng và Phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011 – 2020” (theo Quyết định số 4138/ QĐ-BGDĐT ngày 20/9/2010); Thành lập hai trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục thuộc đại học quốc gia Hà Nội và đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, công khai kết quả kiểm định chất lượng đào tạo.

95. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị xem xét tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012. Vì đến nay, Long An vẫn còn thiếu 200 phòng học và 30 nhà công vụ cho giáo viên. Kiến nghị tiếp tục bố trí vốn để thực hiện.

Trả lời: Tại công văn số 4276/BGDĐT-VP ngày 12/8/2014

Theo Quyết định số 2186/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ vốn thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2012, tổng số vốn thực hiện Đề án của tỉnh Long An là 364,298 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ là 218,579 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 145,719 tỷ đồng, với số phòng học đầu tư xây dựng giai đoạn 2008-2012 là 2.077 phòng.

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã giao bổ sung trái phiếu Chính phủ hỗ trợ các địa phương thanh toán trả nợ khối lượng các công trình đã được đầu tư xây dựng (trong đó, tỉnh Long An được phân bổ 23,465 tỷ đồng).

Đến nay, theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã đầu tư xây dựng được 1.785 phòng, đạt 85,9% kế hoạch cả giai đoạn (trên phạm vi cả nước, tổng số vốn đã huy động cho toàn Đề án mới chỉ giải quyết được 65% số phòng học và 40,8% nhà công vụ).

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014-2015 và lộ trình đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án.

Do điều kiện nguồn vốn Trung ương trong 2 năm 2014 và 2015 không thể đáp ứng nhu cầu vốn của Đề án, Đề án được điều chỉnh theo hướng ưu tiên đầu tư xây dựng cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tháng 4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án với đối tượng, quy mô và cơ chế huy động vốn cụ thể:

- Giai đoạn 2014 - 2015 (giai đoạn 1): Đầu tư xây dựng kiên cố hóa phòng học của trường mầm non tại các huyện nghèo thuộc Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững bền vững đối với huyện nghèo và tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, chịu ảnh hưởng bão lụt đã được phê duyệt tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012. Dự kiến tổng số 5.797 phòng học;

- Lộ trình đến năm 2020 (giai đoạn 2): Tổ chức rà soát, lập danh mục xây dựng kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên và lập kế hoạch đầu tư xây dựng theo định hướng ưu tiên: Xây dựng phòng học và nhà công vụ cho giáo viên còn lại của Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg; xây mới cho đủ 1 lớp/phòng đối với trường tiểu học; xây dựng mới để thay thế toàn bộ số phòng học bán kiên cố, phòng học tạm cho các trường mầm non, phổ thông; xây dựng mới các hạng mục công trình thuộc khu phục vụ học tập: phòng học bộ môn, phòng thiết bị, phòng hiệu bộ, phòng học đa năng, phòng thư viện, phòng y tế.

96. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Từ năm 2012, kinh phí cho chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đang bị cắt giảm dần, gây khó khăn cho địa phương trong việc hỗ trợ phổ cập giáo dục cho trẻ em, kiến nghị xem xét bổ sung thêm kinh phí thực hiện chương trình này nhằm tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học, cải thiện đời sống cho giáo viên.

Trả lời: Tại công văn số 4580/BGDĐT-VP ngày 25/8/2014

Để hỗ trợ công tác phổ cập giáo dục cho trẻ em tại các địa phương, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ đã ban hành nhiều chế độ chính sách quy định và hỗ trợ cho công tác phổ cập: Quyết định số 1210/QĐ -TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012-2015, Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi giai đoạn 2011-2015, Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 – 2015.

Trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, từ năm 2012-2014 đã hỗ trợ cho công tác phổ cập giáo dục cho trẻ thông qua Dự án 1 Hỗ trợ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, xóa mù chữ và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực  hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học là 2.205 tỷ đồng chiếm 85% vốn so cả giai đoạn 2012-2015. Do tổng số kinh phí toàn chương trình được phê duyệt giai đoạn 2012-2015 rất hạn hẹp, thực tế các năm qua còn bị cắt giảm do nền kinh tế khó khăn, nhiều chương trình không được cấp đủ vốn được phê duyệt ban đầu, nhưng tỷ trọng cấp vốn cho Dự án 1 về công tác phổ cập đạt cao nhất so giai đoạn 2012-2015.

Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục trình Chính phủ quan tâm để đảm đủ số vốn cho Dự án 1 đã được phê duyệt tại Quyết định 1210/QĐ-TTg.

Ngoài chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu hỗ trợ công tác phổ cập giáo dục mầm non theo thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV ngày 11/03/2013 hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non; làm việc với Ngân hàng Thế giới để xin tài trợ cho dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đến trường cho trẻ mầm non với giá trị tài trợ là 100 triệu USD với các cấu phần chủ yếu là hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 5 tuổi, chi lương và đào tạo cho giáo viên mầm non tại 63 tỉnh, thành phố. Tính đến ngày 30/4/2014, dự án đã giải ngân 20.156.120 USD, tương đương 420 tỷ đồng (đạt 20,2% so với tổng vốn của Dự án), giá trị giải ngân lũy kế từ tháng 7/2013 (thời điểm bắt đầu dự án) đến hết năm 2014 là: 47.923.920 USD, tương đương 990 tỷ đồng (đạt 47,9% so với tổng số vốn dự án).

Chương trình mục tiêu quốc gia chỉ là một nguồn kinh phí từ trung ương, ngoài ra còn có nhiều nguồn vốn khác huy động từ trung ương và địa phương như vốn ODA, chi đầu tư, chi thường xuyên, nguồn thu hợp pháp, các nguồn tài trợ khác... để hỗ trợ cơ sở vật chất trường học, đời sống giáo viên để thực hiện phổ cập giáo dục trẻ em.



Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học để tăng cường vốn đầu tư phát triển để hỗ trợ cơ sở vật chất trường học. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề xuất với Ngân hàng Thế giới xem xét tài trợ cho một dự án tiếp theo với mục tiêu là tăng cường cơ sở vật chất hỗ trợ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2016 – 2020. Đây sẽ là những nguồn vốn bổ sung quan trọng cho ngân sách địa phương nhằm thực hiện công tác phổ cập và duy trì phổ cập cho giáo dục trẻ em.

97. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri đánh giá cao những thành tựu của nền giáo dục nước nhà, đề nghị có giải pháp để nâng cao hơn nữa phẩm chất đạo đức của giáo viên và học sinh để không còn xảy ra trường hợp thầy đánh học trò hoặc ngược lại học trò đánh thầy cô như đã diễn ra trong thời gian qua.

Trả lời: Tại công văn số 4039/BGDĐT-VP ngày 31/7/2014

Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều giải pháp để nâng cao đạo đức nhà giáo và đẩy mạnh việc rèn luyện đạo đức cho học sinh, sinh viên:

Bộ đã ban hành quy định về đạo đức nhà giáo tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT; Ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và Chuẩn hiệu trưởng các cấp, trong đó, phẩm chất đạo đức được đặc biệt coi trọng; đã phát động nhiều phong trào trong Ngành góp phần nâng cao đạo đức nhà giáo cũng như góp phần tích cực trong việc rèn luyện đạo đức học sinh; tổ chức bồi dưỡng các nội dung về giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống, phương pháp kỷ luật tích cực...cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Hiện nay, để nâng cao hơn nữa phẩm chất đạo đức nhà giáo và chú trọng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục tăng cường các giải pháp:

- Tiếp tục lồng ghép, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động lớn của ngành: “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; thi đua “Dạy tốt, Học tốt”, “Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong trường học”. Triển khai thành nhiệm vụ thường niên các nội dung về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Đổi mới nội dung phương pháp dạy, học và thi cử, đặc biệt là với các môn học liên quan đến giáo dục đạo đức, giáo dục công dân. Đổi mới cách ra đề thi (nhất là các môn tự luận) theo hướng đề “mở” gắn với thực tế, với những tấm gương sáng về đạo đức nhằm bồi dưỡng hình thành nhân cách, nhận thức cho học sinh.

- Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc các trường hợp giáo dục bằng biện pháp tiêu cực, gây tổn thương đến thân thể và tinh thần của học sinh, vi phạm đạo đức nhà giáo.

- Tăng cường củng cố mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhà trường phổ thông102; Tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục cho học sinh, trong đó đề cao vai trò giáo dục đạo đức, trách nhiệm xã hội đối với học sinh.

- Phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể103 triển khai các chương trình phối hợp để cùng chăm lo hoạt động của nhà trường, tăng cường công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, thực hiện nếp sống văn hóa trong ứng xử giữa trò – thầy – cán bộ trong trường104...

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao nhằm tăng cường giáo dục thể chất và tinh thần cho học sinh, hướng học sinh đến các hoạt động tập thể lành mạnh, văn minh105.



98. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Hiện nay, tại Lào Cai loại hình trường THCS dân tộc bán trú, trường tiểu học dân tộc bán trú đã phát huy hiệu quả trong việc phát triển giáo dục phổ thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Để tạo điều kiện cho phát triển giáo dục vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đề nghị sớm trình sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục theo hướng quy định thêm loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú, trường tiểu học dân tộc bán trú và trường THCS dân tộc bán trú.

Trả lời: Tại công văn số 4059/BGDĐT-VP ngày 01/8/2014

Tại Khoản 1, Điều 61 của Luật Giáo dục 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009 quy định: Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Ngày 02/8/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú, trong đó có quy định các trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở. Trường phổ thông dân tộc bán trú được tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Được hưởng chính sách như đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học công lập, ngoài ra, trường còn được Nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị để đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục học sinh bán trú theo quy định.

99. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính và các Bộ ngành có liên quan sớm phân bổ kinh phí thực hiện chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 19 tháng 09 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP.



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   93   94   95   96   97   98   99   100   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương