KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang95/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   91   92   93   94   95   96   97   98   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 4730/BGDĐT-VP ngày 29/8/2014

Chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa 120.000 đồng/tháng cho các cháu mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ có thời hạn thực hiện đến hết năm 2015.

Mức hỗ trợ như hiện nay, so với thời giá thực tế của bữa ăn, còn thấp, chưa đảm bảo khẩu phần ăn trưa cho các cháu trong một tháng. Tuy nhiên, đây là “chính sách hỗ trợ”, tức là Nhà nước chỉ hỗ trợ thêm để gia đình bớt khó khăn, có thêm nguồn lực lo bữa ăn cho các cháu ở trường. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình cần có đóng góp thêm để đảm bảo bữa ăn cho các cháu. Việc cử tri đề nghị nâng mức hỗ trợ là chính đáng; tuy nhiên, trong khi ngân sách nhà nước còn rất hạn hẹp, đề nghị này là chưa thực hiện được.

Về việc đề nghị: Quy định mức hỗ theo phần trăm của mức lương tối thiểu để không phải điều chỉnh khi có biến động về giá của thị trường là một phương pháp tốt để bảo đảm giá trị thực tế của chính sách. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng đối với những chính sách dài hạn, mang tính chất hỗ trợ thường xuyên. Đối với chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg được thực hiện với thời hạn ngắn, lại mang tính giai đoạn, do đó không nhất thiết phải tính theo mức lương tối thiểu, mặc dù có ảnh hưởng do tác động của giá cả thị trường.



Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ghi nhận các ý kiến phản ánh của cử tri. Trong thời gian tới, triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ sẽ phối hợp với các Bộ, ngành rà soát, hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục mầm non, trong đó có việc điều chỉnh mức hỗ trợ cho trẻ em mẫu giáo.

53. Cử tri các tỉnh Yên Bái, Kon Tum kiến nghị: Hiện nay ở tỉnh Yên Bái có khoảng 600 học sinh có hộ khẩu cư trú tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn được Ủy ban Dân tộc miền núi công nhận tại các quyết định (Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008 về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II; Quyết định số 325/QĐ-UBDT ngày 19/10/2009 về việc phê duyệt bổ sung thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực II vào diện đầu tư chương trình 135 giai đoạn II) đang học ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở thuộc các xã vùng II, do nhà ở xa trường không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày (phải ở nội trú tại trường) nhưng không được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú.

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc miền núi xem xét bổ sung nhóm đối tượng này được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định 85/2010/QĐ-TTg.

Trả lời: Tại công văn số 4057/BGDĐT-VP ngày 01/8/2014

Ngày 21/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, theo đó, đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bao gồm:

a) Học sinh tiểu học và trung học cơ sở bán trú đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

b) Học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở công lập khác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do nhà ở xa trường, địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày được xét duyệt theo quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong điều kiện hiện nay, do ngân sách còn khó khăn, Nhà nước tập trung đầu tư hỗ trợ cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở học tại các cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (vùng III). Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chính sách theo quy định tại Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Quyết định cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

54. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị có chính sách miễn học phí 100% cho học sinh thuộc diện cận nghèo nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.

Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh các hộ cận nghèo; giảm học phí cho học sinh các hộ thoát nghèo ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Trả lời: Tại công văn số 4673/BGDĐT-VP ngày 28/8/2014

Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 đã quy định giảm 50% cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ghi nhận kiến nghị của cử tri về việc đề nghị miễn học phí 100% cho học sinh diện cận nghèo, giảm học phí cho học sinh các hộ thoát nghèo ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Khi điều kiện kinh tế của đất nước được nâng lên, nguồn ngân sách nhà nước có khả năng chi trả, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham mưu, đề xuất với Chính phủ xem xét quyết định để có chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng này cho phù hợp.

55. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị bỏ thủ tục xác nhận dân tộc khi làm thủ tục miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, vì giấy khai sinh và hộ khẩu đã thể hiện dân tộc.

Trả lời: Tại công văn số 4600/BGDĐT-VP ngày 26/8/2014

Ngày 30/5/2014 Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 49/201/NĐ-CP. Trong Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục để được miễn học phí đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số không có thủ tục xác nhận dân tộc mà chỉ có bản sao chứng thực giấy khai sinh và hộ khẩu thường trú.



56. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Đề nghị sớm triển khai thực hiện Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2013, nhưng hiện nay, các nhà giáo, cán bộ quản lý chưa được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại khoản 2, Điều 1 của Nghị định này.

Trả lời: Tại công văn số 3934/BGDĐT-VP ngày 25/7/2014

Thực hiện Nghị định số 19/2013/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 19/9/2013 liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1, Nghị định số 19/2013/NĐ-CP. Hiện nay, các địa phương trên cả nước đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện chính sách quy định tại các văn bản nêu trên.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang đã có công văn hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai, rà soát các trường hợp nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc đối tượng hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP để tổ chức thực hiện chính sách này.

57. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Đề nghị xem xét, sửa đổi Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT- BNV-BTC ngày 19/9/2013 của liên bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn khoản 1 và khoản 2 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/2/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để có chính sách phù hợp, đảm bảo cho giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn đủ điều kiện chuyển ra khỏi vùng khó khăn (3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam) nhưng chưa được chuyển ra khỏi vùng khó khăn; hoặc có nguyện vọng công tác gắn bó lâu năm.

Trả lời: Tại công văn số 3935/BGDĐT-VP ngày 25/7/2014

Nhà nước đã quy định chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hết thời hạn công tác ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (3 năm đối với nữ, 5 năm đối với nam) như sau:

- Đối với trường hợp nhà giáo hết thời hạn công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo thời hạn luân chuyển ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền chưa được sắp xếp, luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thì tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% hệ số lương của bậc theo chức danh nghề nghiệp hiện hưởng (Khoản 1, Điều 2 Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT- BNV-BTC).

- Đối với các trường hợp nhà giáo khác sau khi hưởng phụ cấp thu hút đủ 5 năm thì tiếp tục được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 116/2011/NĐ-CP và một số chính sách khác theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ.



58. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Hiện nay, giáo viên mầm non phải dạy 2 buổi/ngày, đề nghị sớm có văn bản hướng dẫn và có chế độ lên lớp 02 buổi/ngày đối với ngành học mầm non.

Trả lời: Tại công văn số 4058/BGDĐT-VP ngày 01/8/2014

Hiện nay, chế độ đối với giáo viên mầm non lên lớp 02 buổi/ngày được thực hiện theo các văn bản sau:

- Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào qui định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non. Theo đó, đối với các giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02/buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 06 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng qui định để qui đổi đảm bảo làm việc 40/giờ/tuần; đối với các giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01/buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng qui định để qui đổi đảm bảo làm việc 40/giờ/tuần.

- Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 9/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, trong đó có qui định về các tính tiền lương thừa giờ cho giáo viên mầm non dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ khác nghiên cứu, rà soát các văn bản hiện hành để soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Viên chức và Nghị định số 29/NĐ-CP về quy định số lượng, vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục mầm non làm căn cứ để sắp xếp và bố trí, sử dụng và có chế độ đãi ngộ đội ngũ giáo viên mầm non theo đúng năng lực và khung thời gian làm việc.

59. Cử tri các tỉnh Tiền Giang, Long An và thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri phản ánh, Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg ngày 30/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu. Theo đó, tại Điều 2 quy định đối tượng áp dụng là “Nhà giáo nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội hoặc giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm, tàu huấn luyện của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học công lập”. Cử tri cho rằng, quy định này là không công bằng đối với những người có phần lớn thời gian đứng lớp, trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập nhưng trước khi về hưu đã chuyển sang làm công tác chuyên môn, quản lý tại các sở hoặc các phòng giáo dục, đào tạo cấp quận, huyện. Đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi quy định này nhằm đảm bảo công bằng.

Trả lời: Tại công văn số 4114/BGDĐT-VP ngày 06/8/2014

Về kiến nghị nêu trên, Hội Cựu giáo chức Việt Nam (tại văn bản số 05/CGC ngày 14/02/2014) đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và bổ sung đối tượng hưởng trợ cấp quy định tại Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg là các nhà giáo làm công tác quản lý giáo dục các cấp đã nghỉ hưu, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề xuất bổ sung các đối tượng trên là đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu.

Ngày 25/6/2014, Thường trực Chính phủ đã họp về kiến nghị của Hội Cựu giáo chức Việt Nam về việc trợ cấp cho nhà giáo làm công tác quản lý giáo dục đã nghỉ hưu sau năm 1994, sau khi nghe ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận (tại Thông báo số 250/TB-VPCP), như sau:

Chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu quy định tại Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg ngày 30/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ là phù hợp với Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của Quốc hội, bảo đảm hài hòa với các chính sách quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ và ở một số ngành nghề khác”.



60. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Về nâng cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa thành Trường Đại học Công thương Miền Trung. Đến nay, Trường cơ bản đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để nâng cấp thành trường đại học và đã hoàn tất các thủ tục liên quan theo quy định. Kiến nghị sớm thẩm định và cho phép thành lập.

Trả lời: Tại công văn số 4664/BGDĐT-VP ngày 28/8/2014

Theo điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc giai đoạn 2006-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 thì từ năm 2013 đến năm 2020, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có khoảng 88 trường (38 trường đại học, 50 trường cao đẳng). Theo thống kê, hiện nay toàn vùng đã có 39 trường đại học (đã vượt so với quy hoạch đến năm 2020).

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã có 2 trường đại học là Trường Đại học Xây dựng Miền Trung (trực thuộc Bộ Xây dựng), Trường Đại học Phú Yên (trực thuộc tỉnh) để đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Thực tế, quy mô đào tạo đại học, cao đẳng của các trường trên địa bàn Phú Yên không lớn, nguồn tuyển sinh giới hạn và nhu cầu còn thấp.

Căn cứ điều chỉnh Quy hoạch và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì việc nâng cấp thành lập thêm một trường đại học tại tỉnh Phú Yên là chưa phù hợp với mạng lưới các trường đại học, cao đẳng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên có ý kiến với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc phối hợp với Bộ Công thương đầu tư các điều kiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng công nghiệp Tuy Hòa.

61. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Công tác đào tạo đại học, sau đại học ở nước ta còn nhiều bất cập, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, nhiều sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường kiểm tra, quản lý các cơ sở giáo dục đại học để nâng cao chất lượng đào tạo; đồng thời, xem xét điều chỉnh sắp xếp lại quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, hạn chế cho phép thành lập mới các ngành, nghề xã hội không có nhu cầu .

Trả lời: Tại công văn số 4665/BGDĐT-VP ngày 28/8/2014

Thực tế hiện nay còn tồn tại tình trạng sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm trái với chuyên ngành đào tạo. Nguyên nhân của tình trạng này là:

Về khách quan: Trong tình hình suy thoái kinh kế toàn cầu và khu vực cùng khó khăn của nền kinh tế trong nước, tình trạng doanh nghiệp tái cơ cấu hoạt động, phá sản, thu hẹp hoạt động kinh doanh diễn ra trên diện rộng ảnh hưởng tới việc làm của người lao động. Đối với sinh viên mới ra trường, một phần do kinh nghiệm trong công việc còn hạn chế, chưa có đủ kỹ năng do việc đào tạo còn tập trung vào học thuật và lý thuyết vì vậy tìm việc làm càng khó khăn hơn.

Về chủ quan: Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo chưa quan hệ chặt với thị trường lao động chưa nắm bắt được nhu cầu nhân lực; Việc đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành, trường đào tạo là do học sinh tự quyết định, tuy nhiên lại thiếu thông tin dự báo nguồn nhân lực, thông tin về thị trường lao động …; Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương chưa sát thực; Năng lực học tập của một số học sinh thấp, chất lượng chưa cao.

Để đảm bảo việc đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của đất nước, góp phần tạo ra việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ ngành đang triển khai một số giải pháp sau:

- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020 tại Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 nhằm phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam, định hướng quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nhân lực của các địa phương đồng thời đảm bảo việc thành lập các cơ sở giáo dục đại học và từng bước ổn định quy mô đào tạo đến năm 2020 của các trường đạt hiệu quả và chất lượng.

- Thực hiện quyết liệt hậu kiểm đối với các trường mới được thành lập; tăng cường, kiểm tra giám sát việc xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên theo cam kết và có chế tài xử lý, tùy theo mức độ vi phạm để đình chỉ hoạt động, giải thể đối với những trường vi phạm quy định của pháp luật và cam kết thành lập trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra chấn chỉnh công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo, các điều kiện về đảm bảo chất lượng đào tạo gắn với nâng cao chất lượng đào tạo90; đồng thời tăng cường giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan nghiên cứu, tổ chức điều tra về việc làm, dự báo nhu cầu nhân lực. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông báo tình hình đào tạo các ngành nghề và điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh; tạm dừng mở mới các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” (như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán…), đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, hạn chế thành lập mới các trường đại học đào tạo các ngành này; đưa ra các khuyến nghị về đăng ký, lựa chọn ngành nghề cho các học sinh trước kỳ thi đại học, cao đẳng.

- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo rà soát, điều chỉnh và giảm quy mô và xác định ngành nghề đào tạo cho phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương và nhu cầu xã hội. Trên cơ sở nhu cầu nguồn nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cân đối trong việc cho phép mở ngành đào tạo đối với những ngành cần thiết cho nhu cầu phát triển của đất nước cũng như xem xét hạn chế những ngành có nhu cầu đào tạo dự kiến sẽ bão hòa trên từng vùng kinh tế.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông để hỗ trợ công tác tư vấn tuyển sinh của các trường đại học cao đẳng, giúp cho người học có cơ sở lựa chọn những ngành nghề có khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

- Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực để điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực, tăng cường sự phối hợp gắn kết giữa các cơ sở đào đạo với các đơn vị sử dụng lao động.



62. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu tăng biên chế giáo viên cho bậc THCS, quan tâm nâng mức lương đối với giáo viên hợp đồng trong các nhà trường.

Trả lời: Tại công văn số 4037/BGDĐT-VP ngày 31/7/2014

1. Về đề nghị nghiên cứu tăng biên chế giáo viên cho bậc THCS

Trong những năm qua, việc thực hiện định mức biên chế viên chức đối với cấp học THCS thực hiện theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập (tỷ lệ giáo viên /lớp là 1,9) và Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập (tỷ lệ giáo viên /lớp là 2,2). Triển khai thực hiện Luật Viên chức số 58/2010/QH12 và Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đang tiến hành xây dựng thông tư liên tịch quy định vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trong các trường chuyên biệt công lập. Trong đó, sẽ đề cập giải quyết các vấn đề mà cử tri Lạng Sơn phản ánh, chú trọng đến việc xác định các vị trí việc làm, số lượng người làm việc ở mỗi vị trí việc làm đảm bảo thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục ở mỗi cấp học.

2. Về đề nghị quan tâm nâng mức lương đối với giáo viên hợp đồng trong các nhà trường

Theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ: “Giáo viên hợp đồng trong các nhà trường” (như ý kiến cử tri nêu) phải được tuyển dụng theo vị trí việc làm và được xếp lương theo thang bảng lương của viên chức ngành giáo dục và đào tạo. Cơ sở giáo dục phải thực hiện việc tuyển dụng viên chức (giáo viên) và xếp lương cho người được tuyển dụng theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ.

Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các bộ, ngành sẽ nghiên cứu đề xuất chính sách tiền lương theo tinh thần: mức lương của nhà giáo được hưởng trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp; phụ cấp theo tính chất công việc, theo vùng; phụ cấp thâm niên nghề nghiệp tính cho thời gian trực tiếp giảng dạy.



63. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, hàng năm thông báo kịp thời về địa phương những sinh viên mới nhập học, đang học và ra trường để quản lý trong công tác tuyển quân đúng luật định.

Trả lời: Tại công văn số 4621/BGDĐT-VP ngày 27/7/2014

Triển khai thực hiện Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15/3/2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ, liên Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13/9/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2007/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 175/TTLT-BQP-BGDĐT để nhằm nâng cao chất lượng tuyển quân xây dựng Quân đội bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo sự công bằng trong thực hiện nghĩa vụ quân sự và đúng với quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.

Thông tư liên tịch số 175/TTLT-BQP-BGDĐT quy định rõ: Trách nhiệm của giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường, viện trưởng các viện nghiên cứu:

- Kiểm tra, tiếp nhận và bàn giao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân cho ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở. Thời hạn bàn giao là ba mươi ngày kể từ khi nhà trường khai giảng khoá học.

- Thông báo cho ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở danh sách công dân ra trường trước sáu mươi ngày để chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự về ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú hoặc làm việc sau khi ra trường.

- Thông báo kịp thời cho ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú và nơi nhà trường đặt trụ sở những công dân hết thời hạn học tập tại trường đối với hệ đào tạo chính quy tập trung, bị buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập liên tục quá sáu tháng để đưa ra khỏi danh sách những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Hàng năm, trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều hướng dẫn các nhà trường và các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện tốt việc đăng ký, di chuyển nghĩa vụ quân sự cho học sinh, sinh viên nam theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 175 và Thông tư số 13. Khi học sinh, sinh viên ra trường, hoặc bị buộc thôi học, bỏ học các nhà trường phải làm thủ tục chuyển giao Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự về Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công dân cư trú hoặc làm việc sau khi ra trường, để cơ quan quân sự địa phương tiến hành gọi các công dân còn trong độ tuổi nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, để triển khai và thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự và Nghị định của Chính phủ, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Thông tư hướng dẫn rất cụ thể để các địa phương, các nhà trường và các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện. Đề nghị các địa phương chỉ đạo các nhà trường, các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn thực hiện nghiêm túc những quy định trong các văn bản hướng dẫn.



64. Cử tri tỉnh Bạc Liêu kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chấn chỉnh lại công tác quy hoạch và đào tạo bậc học cao đảm bảo theo hướng có yêu cầu thì đào tạo, tránh tình trạng các trường đua nhau đào tạo ồ ạt, tràn lan, nhất là bậc đại học, trên đại học nhưng thực chất chất lượng nguồn nhân lực chưa tương xứng với bằng cấp đào tạo, khi được phân công sử dụng nhất là trong cơ quan Nhà nước không hiệu quả.


tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   91   92   93   94   95   96   97   98   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương