KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang91/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   87   88   89   90   91   92   93   94   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 4620/BGDĐT-VP ngày 27/8/2014

1. Về việc thực hiện đổi mới tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có yêu cầu: Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan: Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội; Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học...”.

Để nhằm đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, chuyển từ kiểm tra kiến thức sang đánh giá năng lực người học, với mục đích xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và là căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng trong tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Phương án tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia (thay Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng) và đang lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, các cơ sở giáo dục, đào tạo và của toàn xã hội để hoàn thiện Phương án và nếu nhận được đồng thuận cao thì sẽ công bố Phương án, báo cáo Chính phủ để triển khai áp dụng.

2. Về các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Lịch sử

Thực tế hiện nay, việc dạy và học môn Lịch sử ở phổ thông còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân cơ bản là: nội dung môn học còn nặng nề, hàn lâm và thiếu tính thực tế; phương pháp dạy học chậm đổi mới, chưa có sức lôi cuốn, khơi nguồn cảm hứng cho học sinh; việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập còn thiên về học thuộc lòng con số và sự kiện, ít tạo cho học sinh thói quen độc lập suy nghĩ.

Để khuyến khích học sinh học và yêu thích môn Lịch sử, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện những giải pháp, trong đó chú trọng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá:

- Phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy và học môn Lịch sử nhằm tạo hứng thú, cảm hứng học lịch sử cho học sinh; chú trọng giáo dục truyền thống dân tộc, lòng yêu nước, niềm tự tin dân tộc, giúp nuôi dưỡng tâm hồn, tính nhân văn, rèn luyện ý chí, bồi dưỡng ý thức đối với đất nước, dân tộc;

- Đổi mới phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: Không yêu cầu học thuộc lòng sự kiện và ghi nhớ máy móc các con số; thực hiện thi, kiểm tra thông qua đánh giá năng lực và phẩm chất được hình thành của học sinh theo hướng tăng dần các yêu cầu vận dụng kiến thức, ra đề “mở” gắn với các vấn đề thời sự của đất nước để học sinh được vận dụng kiến thức tổng hợp, trình bày ý kiến cá nhân…;

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm liên quan đến lịch sử của đất nước, quê hương nơi học sinh học tập;

- Vinh danh học sinh giỏi đoạt giải quốc gia môn Lịch sử; trao học bổng cho sinh viên ngành Sử có thành tích học tập xuất sắc nhằm động viên khích lệ các em;

- Tổ chức cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” đối với học sinh phổ thông nhằm tạo điều kiện để các em tìm hiểu truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, góp phần nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, xác định ý thức trách nhiệm của chủ nhân tương lai trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.



23. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục Đào tạo cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới áp dụng phương pháp giảng dạy vào môn Lịch sử trong cấp học phổ thông vì qua thực tế cho thấy tỷ lệ học sinh chọn thi tốt nghiệp môn lịch sử rất thấp.

Trả lời: Tại công văn số 4359/BGDĐT-VP ngày 15/8/2014

Thực tế hiện nay, việc dạy và học môn Lịch sử ở phổ thông còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân cơ bản là: nội dung môn học còn nặng nề, hàn lâm và thiếu tính thực tế; phương pháp dạy học chậm đổi mới, chưa có sức lôi cuốn, khơi nguồn cảm hứng cho học sinh; việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập còn thiên về học thuộc lòng con số và sự kiện, ít tạo cho học sinh thói quen độc lập suy nghĩ.

Tuy nhiên, việc lựa chọn môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (trong đó có việc lựa chọn thi tốt nghiệp môn Lịch sử) của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố liên quan đến định hướng nghề nghiệp tương lai của các em (gắn với các khối thi trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng) có ý nghĩa quyết định. Học sinh thường có xu hướng lựa chọn môn thi tốt nghiệp trùng với các môn của khối thi vào đại học, cao đẳng.

Để khuyến khích học sinh học và yêu thích môn Lịch sử, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện những giải pháp đồng bộ giúp cho học sinh có động cơ, hứng thú học môn lịch sử, trong đó chú trọng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá:

- Phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy và học môn Lịch sử nhằm tạo hứng thú, cảm hứng học lịch sử cho học sinh; chú trọng giáo dục truyền thống dân tộc, lòng yêu nước, niềm tự tin dân tộc, giúp nuôi dưỡng tâm hồn, tính nhân văn, rèn luyện ý chí, bồi dưỡng ý thức đối với đất nước, dân tộc;

- Đổi mới phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: Không yêu cầu học thuộc lòng sự kiện và ghi nhớ máy móc các con số; thực hiện thi, kiểm tra thông qua đánh giá năng lực và phẩm chất được hình thành của học sinh theo hướng tăng dần các yêu cầu vận dụng kiến thức, ra đề “mở” gắn với các vấn đề thời sự của đất nước để học sinh được vận dụng kiến thức tổng hợp, trình bày ý kiến cá nhân…;

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm liên quan đến lịch sử của đất nước, quê hương nơi học sinh học tập;

- Vinh danh học sinh giỏi đoạt giải quốc gia môn Lịch sử; trao học bổng cho sinh viên ngành Sử có thành tích học tập xuất sắc nhằm động viên khích lệ các em;

- Tổ chức cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” đối với học sinh phổ thông nhằm tạo điều kiện để các em tìm hiểu truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, góp phần nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, xác định ý thức trách nhiệm của chủ nhân tương lai trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

24. Cử tri các tỉnh An Giang, Quảng Trị kiến nghị: Đề nghị tiếp tục đưa nội dung môn lịch sử vào sách giáo khoa lớp ba để dạy cho các em biết các nhân vật lịch sử của nước nhà; hiện nay lớp ba đã đưa tiếng nước ngoài vào dạy, tại sao không đưa lịch sử vào dạy.

Trả lời: Tại công văn số 3932/BGDĐT-VP ngày 25/7/2014

Trong chương trình, sách giáo khoa hiện hành, nội dung giáo dục về một số nhân vật lịch sử của nước nhà đã được tích hợp vào nội dung dạy học một số môn học ở các lớp 1, 2, 3 (như môn Tiếng Việt ở lớp 3); đến lớp 4, lớp 5, ngoài nội dung tích hợp vào một số môn học khác, nội dung lịch sử được dạy học chủ yếu trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí nhằm giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử của Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay.

Dự kiến trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới sau năm 2015, nội dung giáo dục lịch sử tiếp tục được tích hợp vào một số môn học ở các lớp 1, 2, 3; lên các lớp 4, 5, ngoài nội dung tích hợp vào một số môn học khác, nội dung dạy học tìm hiểu các sự kiện, nhân vật lịch sử Việt Nam tiêu biểu sẽ được dạy học ở môn Tìm hiểu xã hội thông qua các câu chuyện lịch sử. Điều này phù hợp với xu thế quốc tế và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học Việt Nam.

25. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, có chiến lược để cân đối giữa đào tạo và sử dụng tránh lãng phí.

Cử tri đề nghị Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ về nhà ở, trang thiết bị, cơ sở vật chất làm việc... để thu hút trọng dụng nhân tài có trình độ cao từ nước ngoài về làm việc tại Việt Nam.

Trả lời: Tại công văn số 4657/BGDĐT-VP ngày 28/8/2014

1. Về việc cân đối giữa đào tạo và sử dụng để tránh lãng phí

Thời gian qua, để đảm bảo việc đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của đất nước, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm, tránh lãng phí ngân sách cũng như chi phí của xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ ngành đã và đang triển khai một số giải pháp sau:

- Thay đổi mô hình phát triển giáo dục đại học từ chú trọng phát triển số lượng sang mô hình chú trọng chất lượng và hiệu quả, như:

+ Chủ động rà soát và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học cho phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam, định hướng quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nhân lực của các địa phương68.

+ Đề nghị các bộ, ngành và địa phương rà soát lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học.

+ Dừng tiếp nhận hồ sơ nâng cấp, thành lập mới các trường đại học, cao đẳng từ nay đến năm 2015.

+ Dừng mở ngành đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, kế toán, tài chính ngân hàng ở các khu vực Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Phối hợp với các bộ, ngành để mở ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội69.

+ Tách bạch thủ tục và quy trình thành lập trường thành 2 giai đoạn: Quyết định thành lập và cho phép hoạt động đào tạo; Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện thành lập trường một cách chặt chẽ, không để tình trạng trường mới thành lập không đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, đất đai, đội ngũ giảng viên được hoạt động đào tạo.

- Thực hiện đổi mới công tác xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học (chính quy, vừa học vừa làm), thạc sỹ, tiến sỹ trên cơ sở các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên cơ hữu, diện tích sàn xây dựng); điều chỉnh quy mô đào tạo của từng nhóm ngành cho phù hợp với nhu cầu nhân lực của từng lĩnh vực kinh tế và các địa phương.

- Tạm dừng việc bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp cử nhân muốn trở thành giáo viên trung học phổ thông từ năm 2014.

- Chỉ đạo các trưởng đổi mới công tác xây dựng chương trình đào tạo trong đó có sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà sử dụng lao động; xây dựng và công bố chuẩn đầu ra theo từng ngành đào tạo. Triển khai xây dựng một số trường đại học xuất sắc, chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, chương trình đào tạo kỹ sư theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ( POHE)...

- Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong các trường đại học, cao đẳng: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học tăng cường đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ. Từ năm 2011 đến nay, số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng; Tham mưu ban hành một số chính sách có tính chất đột phá cho đội ngũ giảng viên. Đồng thời, Bộ đã xây dựng cơ sở dữ liệu về đội ngũ giảng viên cơ hữu của từng trường theo ngành đào tạo làm cơ sở quản lý và sắp tới sẽ công bố công khai cơ sở dữ liệu này để xã hội giám sát.

- Thành lập hai trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục thuộc đại học quốc gia Hà Nội và đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, công khai kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; Tham gia mạng lưới kiểm định khu vực và quốc tế 70.

- Tiếp tục công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo, các ngành đào tạo; kiên quyết dừng tuyển sinh những cơ sở không đảm bảo chất lượng; phối hợp với các địa phương để giải quyết khó khăn cho các nhà đầu tư (đất đai, giảng viên cơ hữu…).

- Đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án Thí điểm tự chủ tài chính cho 4 trường đại học và đang xây dựng đề án Đổi mới cơ chế tính giá dịch vụ cho các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, làm cơ sở đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong thời gian tới theo hướng tự chủ về tài chính; tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo, điều chỉnh mức học phí, thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo để đảm bảo chất lượng và đào tạo theo nhu cầu xã hội.

- Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực để điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực, tăng cường sự phối hợp gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động.

- Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin về thị trường lao động kết hợp với việc quy hoạch nguồn nhân lực sát thực tế theo từng giai đoạn, theo ngành nghề và từng trình độ đào tạo. Tăng cường cảnh báo về dấu hiệu “bão hòa” nhân lực ở một số ngành/lĩnh vực71.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan nghiên cứu, tổ chức điều tra về việc làm, hỗ trợ công tác tư vấn tuyển sinh của các trường đại học cao đẳng, giúp cho người học có cơ sở lựa chọn những ngành nghề có khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở đào tạo triển khai mạnh mẽ đào tạo theo nhu cầu xã hội, tạo sự gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động; Xây dựng tiêu chí và chỉ số đánh giá công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, cơ chế phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực.

Với những giải pháp đã áp dụng nêu trên, từ năm 2011 quy mô tuyển sinh đại học đã dần đi vào thế ổn định (không tăng trưởng nóng nữa), chất lượng giáo dục đào tạo có có sự chuyển động tiến bộ: Theo bảng xếp hạng đại học thế giới (QS World University Rankings) năm 2014, lần đầu tiên, Việt Nam có ba cơ sở giáo dục đại học được lọt vào danh sách, gồm Đại học Quốc gia Hà Nội thuộc nhóm 161-170, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm 191-200 và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 251-300. Hai năm trước đây, Việt Nam chỉ mới có Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp trong nhóm 201-250.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai mạnh mẽ một số giải pháp sau:

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục theo hướng: Xây dựng cơ chế đầu tư, ưu đãi về đất đai, vốn để hỗ trợ các cơ sở ngoài công lập; Xây dựng cơ chế cho thuê cơ sở vật chất ở các cơ sở công lập sau khi quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trường học; Xây dựng chính sách đảm bảo sự công bằng về hỗ trợ cho nhà giáo và sinh viên trong các cơ sở đào tạo, không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập.

- Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin về thị trường lao động; thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực sát thực tế, theo từng giai đoạn, theo ngành nghề và theo trình độ đào tạo… để làm cơ sở cho việc quy hoạch hệ thống trường, quy hoạch ngành đào tạo, định hướng cho các cơ sở đào tạo xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo và người học có cơ sở lựa chọn ngành học.

- Triển khai các đề án trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW để góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên.

2. Về việc thu hút nhân tài có trình độ cao về Việt Nam làm việc

Bộ Chính trị đã có Kết luận số 86/KL-TW ngày 24 tháng 01 năm 2014 về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ có trình độ cao từ nước ngoài về làm việc tại Việt Nam, cụ thể:

- Sinh viên Việt Nam ở trong nước và nước ngoài có kết quả học tập, nghiên cứu và rèn luyện xuất sắc được cấp học bổng đào tạo, được hỗ trợ kinh phí trở về nước làm việc, nếu có nguyện vọng.

- Cán bộ khoa học trẻ trong và ngoài nước được phát hiện ngay từ cơ sở đào tạo và trong thực tiễn công tác ở cơ quan, đơn vị; chú trọng các ngành kinh tế - kỹ thuật, nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu công nghệ nguồn, quốc phòng, an ninh,... hàng năm được đánh giá, lựa chọn đủ tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất trình cấp có thẩm quyền đưa vào diện thực hiện chính sách; được cấp kinh phí bồi dưỡng kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, quản lý nhà nước theo chương trình quy định; được giới thiệu với các cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng để xem xét, tuyển dụng.

- Được hưởng chính sách tuyển dụng trực tiếp không qua thi tuyển và các chính sách đào tạo bồi dưỡng sau tuyển dụng, tạo điều kiện bố trí công tác và môi trường làm việc thuận lợi, được đầu tư trang thiết bị làm việc để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, được tiếp cận, khai thác thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn và nghiên cứu khoa học, được quy hoạch bổ nhiệm và hưởng lương ưu đãi.

- Về nhà ở: Được thuê nhà công vụ hoặc vay tiền mua nhà trả góp từ Ngân hàng chính sách

Kết luận của Bộ Chính trị về chính sách phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là đồng bộ, đủ sức thu hút, trọng dụng nhân tài. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao sẽ phối hợp với các bộ, ban ngành tham mưu trình Chính phủ để triển khai thực hiện, đáp ứng được các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

26. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Bộ Giáo dục nên đưa môn bơi lội vào chương trình giảng dạy của cấp 1 và coi đây là một môn học giống như những môn học khác. Vì địa hình nước ta hệ thống sông ngòi chằng chịt, người dân (đặc biệt là trẻ em) cần phải biết bơi để tự vệ bản thân mình khi gặp nạn dưới nước.

Trả lời: Tại công văn số 4090/BGDĐT-VP ngày 05/8/2014

Hiện nay, trong chương trình môn Thể dục, môn bơi được bố trí là môn tự chọn để các trường căn cứ vào điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên tổ chức dạy học môn này72. Từ năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn các sở Giáo dục và Đào tạo triển khai công tác phòng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010-2015 (công văn số 664/BGDĐT-CTHSSV). Ngoài ra, trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học, Bộ đều nhắc nhở các địa phương phương chú trọng thực hiện việc này. Đồng thời, hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên phối hợp với các Bộ, ngành và các tổ chức xã hội tổ chức các lớp tập huấn nâng cao về kỹ năng dạy bơi và cứu đuối nước cho các giáo viên dạy bơi cốt cán của các tỉnh.

Tuy vậy, việc triển khai dạy bơi cho học sinh trong nhà trường hiện nay còn nhiều hạn chế, chủ yếu là do các nhà trường không có địa điểm tổ chức dạy bơi cho các em. Và do vậy, công tác phòng chống tai nạn đuối nước ở đa số địa phương mới chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền về nhận thức cho học sinh và các bậc phụ huynh.

Để tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước, trong thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo các địa phương: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng xã hội, đặc biệt là đối với các bậc cha mẹ học sinh về phòng, chống tai nạn đuối nước cho các trẻ em, học sinh; Có biện pháp cảnh báo, nhắc nhở các trẻ em, học sinh, nhất là những em chưa biết bơi, không tự mình đi tắm ở những nơi nguy hiểm và không có sự giám sát của người lớn; Quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng bể bơi, đào tạo đội ngũ giáo viên dạy bơi trong nhà trường; Tăng cường công tác xã hội hóa, đẩy mạnh sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo mọi điều kiện để trẻ em, học sinh được tham gia học bơi.



27. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Chương trình đào tạo nên dành thời gian hợp lý giữa hoạt động ngoại khóa, thực hành kỹ năng nhằm phát huy lý luận vào thực tiễn.

Trả lời: Tại công văn số 4658/BGDĐT-VP ngày 28/8/2014

Sau 20 năm đổi mới và 3 năm thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục 2010 – 2020”, giáo dục đại học Việt Nam đã phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình và các hình thức đào tạo, bước đầu điều chỉnh cơ cấu hệ thống, cải tiến chương trình, quy trình đào tạo, huy động được nhiều nguồn lực và tăng cường mạnh mẽ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, những thành tựu của giáo dục đại học Việt Nam chưa vững chắc, chưa mang tính hệ thống và cơ bản, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới; Chương trình đào tạo chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, khoa học – công nghệ; văn hoá – xã hội trong khu vực và trên thế giới; nội dung đào tạo nặng về truyền thụ lý thuyết một chiều, nhẹ về thực hành, chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao trình độ ngoại ngữ và hoạt động xã hội) cho người học;

Để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp:

- Điều chỉnh quy mô và cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chú trọng chất lượng và gắn với thị trường lao động: Hoàn thiện lại quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng; điều chỉnh việc thành lập và nâng cấp các trường đại học, cao đẳng với yêu cầu đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu về nhân lực phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của quốc gia và của từng vùng. Đến nay, quy mô của hệ thống giáo dục đại học đã đi vào ổn định ở mức 2,2 triệu sinh viên. Quy mô của hệ vừa làm vừa học, đào tạo liên thông giảm. Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, nhất là về đội ngũ giảng viên đã được các nhà trường quan tâm cải thiện;

- Thực hiện việc giao cho các cơ sở giáo dục đại học quyền tự chủ gắn liền với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh, dứt điểm các sai phạm trong việc thực hiện cam kết khi thành lập trường và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; Yêu cầu các nhà trường rà soát chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo, làm cơ sở xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới;

- Chỉ đạo triển khai rộng rãi đào tạo theo tín chỉ ở các cơ sở giáo dục đại học, tạo điều kiện cho sinh viên chủ động thực hiện chương trình học tập của mình, qua đó các nhà trường đổi mới công tác quản lý, các giảng viên đổi mới phương pháp giảng dạy;

- Tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Nhiều trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đã có website riêng và thường xuyên cập nhật, phát triển các nội dung mang tính chuyên môn, học thuật để tuyên truyền, trao đổi thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu, học liệu.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ động, tích cực tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động của Ngành giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: “Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học rà soát, điều chỉnh, xây dựng chương trình đào tạo bảo đảm thống nhất, liên thông theo từng ngành, nhóm ngành, nhóm nghề đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nghiên cứu tiếp nhận, chuyển giao chương trình đào tạo từ các nước tiên tiến cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học của Việt Nam”.



28. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo mở rộng bậc học phổ thông trung học, hiện nay tại các vùng nông thôn, khoảng 30% đến 40% các em tốt nghiệp phổ thông cơ sở không được tiếp tục theo học, ngoài một số ít đi làm phụ giúp gia đình thì số còn lại dễ vướng vào các tệ nạn xã hội.

Trả lời: Tại công văn số 4505/BGDĐT-VP ngày 21/8/2014

Hiện nay, hệ thống các trường trung học phổ thông đã được phát triển rộng khắp ở các tỉnh/thành phố trong cả nước, trung bình mỗi quận/huyện có từ 2-3 trường trung học phổ thông, đặc biệt ở các thành phố lớn, những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển có từ 4-5 trường trung học phổ thông. Ngoài những trường trung học phổ thông công lập, hệ thống trường trung học phổ thông ngoài công lập cũng được xây dựng ở hầu khắp các tỉnh/thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Theo số liệu thống kê giáo dục năm 2013, cả nước có 2.425 trường trung học phổ thông, trong đó trường trung học phổ thông công lập là 2.064 trường và 361 trường trung học phổ thông ngoài công lập. Ngoài ra, còn có hệ thống các Trung tâm Giáo dục thường xuyên phủ khắp từ cấp quận/huyện trở lên, dạy theo chương trình trung học phổ thông, đáp ứng nhu cầu học tập cho những học sinh không đủ điều kiện theo học tại các trường trung học phổ thông mà vẫn có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên.

Với hệ thống trường trung học phổ thông như vậy, có thể nói ngành giáo dục đã đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu học tập của học sinh.

Tuy nhiên, thực tế ở một số địa phương, vẫn còn có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở không học lên trung học phổ thông. Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, học sinh phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình. Với những học sinh này, các em đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở với trình độ văn hóa nhất định để có thể học nghề hoặc đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.



29. Cử tri các tỉnh Tiền Giang, An Giang kiến nghị: Thực trạng phổ cập trung học phổ thông là chủ trương đúng đắn của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai thực hiện chủ trương này đang gặp nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến việc phấn đấu học tập của các em; Bởi thực tế hiện nay, tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm, không được làm đúng ngành nghề đã được đào tạo đã ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của phụ huynh và học sinh trong việc phấn đấu để tiếp tục học tập ở các bậc học phổ thông và các bậc học tiếp theo. Cử tri kiến nghị Bộ có giải pháp thiết thực để việc thực hiện chủ trương này được thuận lợi và hiệu quả, tạo được sự đồng thuận hơn và hiệu quả hơn, tạo được sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng của đại đa số người dân và học sinh.


tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   87   88   89   90   91   92   93   94   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương