KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang101/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   93   94   95   96   97   98   99   100   101

Trả lời: Tại công văn số 4601/BGDĐT-VP ngày 26/8/2014

Quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các nghị quyết Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Triển khai Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động tổ chức nghiên cứu, xây dựng Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Công việc đã và đang được tiến hành theo từng bước với sự chuẩn bị thận trọng, chặt chẽ và thực hiện đồng bộ:

- Tổng kết, đánh giá chương trình và sách giáo khoa để rút kinh nghiệm trong việc tổ chức xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới: Tháng 7/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Hội nghị đã đánh giá ưu điểm, hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành so với yêu cầu của Nghị quyết 40, bất cập so với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, bất cập; rút ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa. Đồng thời đề xuất yêu cầu và nội dung đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015.

- Tổ chức nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm xây dựng, phát triển chương trình giáo dục phổ thông, các mô hình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực của một số nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới để học hỏi những tinh hoa và tiếp thu một cách phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam.

- Nghiên cứu mô hình đào tạo giáo viên phổ thông của một số nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới nhằm áp dụng vào các trường sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

- Tổ chức tập huấn cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về thiết kế Chương trình giáo dục phổ thông, biên soạn sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực với sự giúp đỡ của các tổ chức và chuyên gia quốc tế.

- Giao trách nhiệm cho các trường sư phạm trọng điểm tích cực tham gia vào việc nghiên cứu xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới.

- Nghiên cứu, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức xây dựng, thẩm định, triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.

- Hoàn thiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội.

- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực; đề xuất huy động sự tham gia rộng rãi của xã hội vào việc viết sách giáo khoa (gồm sách in và sách điện tử) trên cơ sở chương trình được phê duyệt;

Hiện nay, Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đang trong quá trình dự thảo và từng bước được hoàn thiện. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiếp tục tổ chức xin ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân thông qua các hình thức: Gửi văn bản trực tiếp xin ý kiến, tổ chức hội thảo, hội nghị tham vấn…

Thực hiện Kết luận của Chủ tịch Quốc hội tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 75/2014/QH13 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương bổ sung, hoàn thiện Đề án Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII sắp tới.

107. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị nâng hạn mức cho vay đối với học sinh, sinh viên, vì theo Quyết định số 1196/QĐ-TTg ngày 19/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên là 1,1 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên là thấp, không đảm bảo được việc sinh hoạt và học tập cho các đối tượng này.

Trả lời: Tại công văn số 3803/BGDĐT-VP ngày 22/7/2014

Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên của Thủ tướng Chính phủ quy định: “Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay” (Điều 5, Khoản 3).

Trong những năm qua, mức cho vay luôn được các Bộ, ngành quan tâm nghiên cứu trình Chính phủ xem xét, quyết định nâng mức cho vay phù hợp với tình hình xã hội, cụ thể:

- Năm 2009, khi học phí tăng từ 180.000 đồng lên 240.000đ, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức vốn cho vay tối đa từ 800.000/tháng/HSSV lên 860.000/tháng/HSSV (Quyết định số 1344/QĐ-TTg ngày 26/8/2009).

- Với việc điều chỉnh khung học phí mới theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức vốn cho vay tối đa từ 860.000/tháng/HSSV lên 900.000/tháng/HSSV (Quyết định số 2077/QĐ-TTg ngày 15/11/2010).

- Ngày 03/6/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 853/QĐ-TTg điều chỉnh mức vốn cho vay tối đa từ 900.000/tháng/HSSV lên 1.000.000/tháng/HSSV.

- Ngày 19/7/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 853/QĐ-TTg điều chỉnh mức vốn cho vay tối đa từ 1.000.000/tháng/HSSV lên 1.100.000/tháng/HSSV.

Về việc cử tri đề nghị nâng hạn mức cho vay đối với học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và đào tạo đã kiến nghị với Ngân hàng Chính sách xã hội tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vay cho phù hợp.

Trên đây là tổng hợp kết quả thực hiện 128 kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.


1 Xem thêm phụ lục kèm theo

2 Ngày 28/01/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 236/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổ chức ABG5 năm 2016 tại Việt Nam; ngày 13/11/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2177/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia chuẩn bị và tổ chức ABG5 năm 2016; ngày 04/4/2014, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 432/TTg-KGVX phân công Bộ trưởng Bộ VHTTDL làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia ABG5; ngày 08/4/2014, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 2374/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về việc tổ chức ABG5 năm 2016 tại Việt Nam.

3 Bao gồm các Bộ: Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Công an và Ủy ban nhân các tỉnh/thành: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Nam Định, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

4 Gồm các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Quốc phòng, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao và Ủy ban nhân dân các thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

5PISA là Chương trình quốc tế đánh giá học sinh do Tổ chức Họp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng, với 70 nước tham gia, bao gôm khôi OECD (hơn 30 nước) và các nước ngoài khối tự nguyện đăng ký. Chương trình PISA khảo sát học sinh lứa tuôi 15 đang theo học ờ tất cà các loại hình trường; Năm 2012 Việt Nam tham gia lần đầu kỳ thi PISA và đã đạt được thành tích rất khả quan: về lĩnh vực toán học, học sinh Việt Nam đứng thứ 17/65 nước tham gia; lĩnh vực đọc hiêu - 19/65, lĩnh vực khoa học - 8/65. Với kết quả này, Việt Nam đứng trong nhóm 20 nước có điểm các lĩnh vực cao nhất và cao hon điểm trung bình của các nước phát triển. Trong khu vực Đông Nam Á có 5 nước tham gia PISA 2012 là Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia thì Singapore có kết quả tốt nhất, sau đó là Việt Nam.

PASEC là Chương trình phân tích các hệ thống giáo dục của Hội nghị các bộ trường giáo dục các nước sử dụng tiếng Pháp nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh lóp 2 và lóp 5 ở 2 môn Toán và Tiếng Việt vào đầu năm học và cuôi năm học. Hiện nay có khoảng 24 nước đăng ký tham gia PASEC. Với kỳ thi này, học sinh tiểu học cùa Việt Nam cũng đạt được kết quà rất tốt. về kiến thức và kỹ năng cùa học sinh: tất cả các học sinh lớp 2 của Việt Nam, kể cả các học sinh yếu nhất, đều làm chủ được năng lực ỏ- cấp độ thấp và cao qua các bài kiểm tra môn tiếng Việt và môn Toán; ờ lớp 5: 90,7% học sinh đã có được cáo năng lực cần thiết ừong bài kiểm tra môn tiếng Việt (cấp độ 3 - đọc một băn bản để giải thích thông tin, phân tích và phát triển các ý tường bằng cách viết), 50,1% học sinh đã đạt được tất cà những năng lực cần thiết trong bài kiểm tra môn Toán (cấp độ 3 - lập luận, giài quyết những vấn đề của cuộc sống hàng ngày và biết những nguyên lý toán học trung cấp)...



6Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2014 có 2.148 thí sinh đoạt giải, đạt tỷ lệ 49,88%. Trong đó, Giải nhất 47; Giải nhì 437; Giải ba 799; Khuyến khích 865.

Kết quả thi học sinh quốc tế: Dự thi Olympic Vật lí Châu Á có 8/8 học sinh đoạt giải, gồm: 01 HCV, 04 HCB, 02 HCĐ và 01 Bằng khen; xếp thứ 4 trên tổng số 27 nước tham gia. Dự thi Olympic Tin học Châu Á, cả 6/6 thí sinh đều đoạt Huy chương Bạc. Theo cách xếp hạng huy chương (không chính thức), Việt Nam đứng thứ 7 toàn đoàn trong 29 nước tham gia. Tham dự Olympic Tiếng Nga quốc tế, đoàn học sinh Việt Nam có 5/5 học sinh đoạt giải: gồm 03 HCV, 02 HCB. Tham gia Olympic Toán quốc tế lần thứ 55, đội tuyển Việt Nam có 6/6 học sinh đoạt giải, gồm 03 HCV, 02 HCB và 01 HCĐ. Tham gia Olympic Vật lí quốc tế lần thứ 45, đội tuyển Việt Nam có 5/5 học sinh đoạt giải, gồm 03 HCV, 02 HCB; đoàn Việt Nam lọt vào tốp 5 đoàn có kết quả cao nhất của Olympic Vật lí quốc tế năm 2014. Tham gia Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 25 đội tuyển Việt Nam có 4/4 học sinh đều đoạt giải: 01 HCB và 03 HCĐ. Tham gia Olympic Tin học quốc tế lần thứ 26 đội tuyển Việt Nam có 4/4 học sinh đều đoạt giải: 02 HCB và 02 HCĐ. Tham gia Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 46: Việt Nam năm nay là nước chủ nhà ; cả 4/4 thí sinh đều đạt kết quả cao : 02 HCV, 02 HCB). Đặc biệt em Phạm Mai Phương, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam đoạt Huy chương Vàng với sổ điểm cao thứ 3 tính từ trên xuống, đây là thành tích cao nhất của học sinh Việt Nam trong các kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế từ trước đến nay. Đoàn Việt Nam dự Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế Intel ISEF 2014: đạt 2 giải Tư (chiếm 33% dự án đi dự thi): 01 dự án được giải đặc biệt do tổ chức Open Hearts của Ucraina trao tặng.



7Phương pháp hướng dẫn học sinh học tập, tiếp thu kiến thức dựa trên các hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm, tìm tòi khoa học, không học tập thụ động, máy móc theo lối truyền thống.

8 Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi); Luật đầu tư công; Luật hải quan (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa; Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi); Luật xây dựng (sửa đổi); Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật công chứng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam.

9 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật nhà ở (sửa đổi); Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật đầu tư (sửa đổi); Luật doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự; Luật căn cước công dân; Luật hộ tịch

10 Tính đến 30/6/2014, VAMC đã mua được nợ xấu từ 1.490 khách hàng của 34 TCTD với tổng số dư nợ gốc 51.842 tỷ đồng. Đến cuối tháng 5/2014, toàn ngành ngân hàng đã tích cực cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ với tổng dư nợ 313,85 nghìn tỷ đồng góp phần kiềm chế nợ xấu gia tăng và hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

11 Khu vực SXKD chính thức trong phân tích này được xác định bao gồm các đơn vị kinh tế cơ sở trong khu vực nhà nước hoặc các hộ kinh doanh cá thể/tập thể/doanh nghiệp tư nhân/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam; khu vực SXKD phi chính thức được xác định bao gồm các hộ kinh doanh cá thể, tập thể, doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam và khu vực này không bao gồm hộ gia đình thuê lao động làm thuê công việc gia đình.

12 Lao động phi chính thức trong phân tích này được xác định như sau: lao động phi chính thức (lao động làm các công việc phi chính thức) trong nền kinh tế là những người làm các công việc phi nông nghiệp: (i) không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng dưới dạng thỏa thuận miệng hoặc thời hạn hợp đồng dưới 3 tháng; và (ii) có hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên và không được hưởng bảo hiểm xã hội.

13 Văn bản số 3979/BKHĐT-TH ngày 24/6/2014 về lập kế hoạch đầu tư phát triển năm 2015, văn bản số 5318/BKHĐT-TH ngày 15/8/2014 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020.

14 Văn bản số 3979/BKHĐT-TH ngày 24/6/2014 về lập kế hoạch đầu tư phát triển năm 2015, văn bản số 5318/BKHĐT-TH ngày 15/8/2014 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020.

15 Mạng lưới bán hàng bình ổn Tết Giáp Ngọ 2014 có khoảng 10.000 điểm, tăng 2.000 điểm so với Tết Quý Tỵ 2013

16 Cụ thể: Xử lý vi phạm hành chính 45 triệu đồng đối với Công ty TNHH Nestle Việt Nam do kê khai thiếu sản phẩm trong năm 2013; truy thu NSNN 10,2 tỷ đồng tiền thuế năm 2013 đối với 4 công ty: TNHH Dinh Dưỡng 3A, TNHH Mead Johnson Nutrition Việt Nam, TNHH Friesland Campina Việt Nam và Cổ phần sữa Việt Nam. Tính đến nay đã có khoảng 469 mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi được công bố giá bán buôn tối đa, giá bán lẻ tối đa, giá đăng ký, giá bán lẻ khuyến nghị trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Sở Tài chính các địa phương. Giá bán sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi cơ bản thấp hơn giá trước khi áp dụng biện pháp bình ổn giá khoảng từ 0,3-26%.

17 Số dư quỹ BOG xăng dầu tính đến hết Quý I/2014 khoảng 842,016 tỷ đồng, Quý II/2013 khoảng 1.594,749 tỷ đồng

18 2002 tăng 2,8%, 2003 tăng 1,8%, 2004 tăng 7,72%, 2005 tăng 5,6%, 2006 tăng 4,4%, 2007 tăng 6,19%, 2008 tăng 19,78%, 2009 tăng 3,22%, 2010 tăng 4,84%, 2011 tăng 14,61%, 2012 tăng 2,22% và 2013 tăng 2,68%).

19 Giá bình quân tháng 1/2014 của xăng RON92 là 114,66 USD/thùng, tháng 2 và tháng 3 xoay quanh 116,53 – 116,7 USD/thùng; tháng 3 và tháng 4 xoay quanh mức 117,64 đến 117,96 USD/thùng và đạt mức cao 120,46 USD/thùng vào tháng 6/2014.


20 Sau khi Bộ Tài chính có văn bản điều hành ngày 26/2/2013 điều chỉnh tăng mức sử dụng quỹ Bình ổn giá để giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước.

21 Sau khi Bộ Tài chính có văn bản điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu ngày 28/3/2013.

22 Bình Dương, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, Điện Biên, Đà Nẵng, Tây Ninh, Tiền Giang, Hà Nội, Nam Định, Long An, Đắc Lắc, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Bắc Kạn, Bình Phước.

23 Công văn số 308/BTC-QLG gửi UBND các tỉnh Bình Dương, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, Điện Biên, Đà Nẵng, Tây Ninh, Tiền Giang, Hà Nội, Nam Định, Long An, Đắc Lắc, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Bắc Kạn, Bình Phước.

24 Theo báo cáo Tổ Điều hành thị trường trong nước tháng 2/2014, trong dịp Tết Giáp Ngọ 2014 có 42/63 địa phương thực hiện Chương trình bình ổn thị trường với tổng giá trị hỗ trợ ước khoảng 1.546 tỷ đồng.

25 Gồm Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition (Việt Nam); Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A; Công ty TNHH sữa Nestle Việt Nam; Công ty sữa TNHH Friesland Campina Việt Nam và Công ty Cổ phần sữa Việt Nam

26 Cụ thể: Xử lý vi phạm hành chính 45 triệu đồng đối với Công ty TNHH Nestle Việt Nam do kê khai thiếu sản phẩm trong năm 2013; truy thu NSNN 10,2 tỷ đồng tiền thuế năm 2013 đối với 4 công ty: TNHH Dinh Dưỡng 3A, TNHH Mead Johnson Nutrition Việt Nam, TNHH Friesland Campina Việt Nam và Cổ phần sữa Việt Nam.

27 2002 tăng 2,8%, 2003 tăng 1,8%, 2004 tăng 7,72%, 2005 tăng 5,6%, 2006 tăng 4,4%, 2007 tăng 6,19%, 2008 tăng 19,78%, 2009 tăng 3,22%, 2010 tăng 4,84%, 2011 tăng 14,61%, 2012 tăng 2,22% và 2013 tăng 2,68%).

28 Số dư quỹ BOG xăng dầu tính đến hết Quý II/2013 khoảng 55,467 tỷ đồng; Quý III/2013 khoảng 58,601 tỷ đồng; tính đến hết Quý IV/2013 khoảng 169,219 tỷ đồng. Số dư quỹ BOG xăng dầu tính đến hết Quý I/2014 khoảng 842,016 tỷ đồng, Quý II/2014 khoảng 1.594,749 tỷ đồng

29 GDP các năm từ 2010-2012 cập nhật lại theo liệu mới nhất do Tổng cục Thống kê công bố, trong đó: năm 2010 là 2.157.828 tỷ đồng; năm 2011 là 2.779.880 tỷ đồng; năm 2012 là 3.245.419 tỷ đồng.

30  Cụ thể: Năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Nhà xuất bản giáo dục đã in thành tờ rời gửi đến các Sở Giáo dục và Đào tạo để tổ chức cho giáo viên hướng dẫn học sinh đính chính sách giáo khoa; Năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP, yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai thực hiện hướng dẫn này từ năm học 2011–2012.

31  Cụ thể: Năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Nhà xuất bản giáo dục đã in thành tờ rời gửi đến các Sở Giáo dục và Đào tạo để tổ chức cho giáo viên hướng dẫn học sinh đính chính sách giáo khoa; Năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP, yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai thực hiện hướng dẫn này từ năm học 2011–2012.

32 Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020, theo đó điều chỉnh chỉ tiêu sinh viên/1 vạn dân từ 450 xuống còn 256; điều chỉnh giảm số lượng trường đại học, cao đẳng đến năm 2020 còn 460 trường.

33 Công văn số 1352/BGDĐT-GDĐH ngày 19/3/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

34 Như: Hộ sinh (trình độ cao đẳng), Năng lượng nguyên tử, Thương mại điện tử, An ninh mạng, Quản lý thủy sản…

35 Từ năm 2006 đến năm 2011 cả nước thành lập và nâng cấp 188 trường đại học và cao đẳng (trong đó 89 đại học, 99 cao đẳng), tính trung bình mỗi năm thành lập 31 trường; trong 2 năm 2012, 2013 số lượng trường đại học, cao đẳng thành lập đã giảm đáng kể (năm 2012 thành lập 03 trường đại học và 03 trường cao đẳng, trong đó có 02 trường của ngành Công an; năm 2013 thành lập 8 trường đại học, 4 trường cao đẳng, trong đó có 02 trường cao đẳng của Công an, 02 trường đại học của Quân đội).

36 Trong giai đoạn 2006- 2010 chỉ tiêu tuyển mới đại học, cao đẳng chính quy tăng bình quân 15%/năm (trong đó đại học tăng 11%, cao đẳng tăng 20%); Trong giai đoạn 2011-2014, chỉ tiêu tuyển sinh chính quy của các trường đại học, cao đẳng đã giảm bình quân 2,5%/năm, hệ vừa học vừa làm giảm bình quân 18%/năm.

37 Năm 2013 đã áp dụng đối với ngành khoa học sức khỏe và sư phạm.

38 Từ năm 2011 đến nay, số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng: Năm 2011 có 13.892 tiến sĩ, tăng so với 2010 là 10,5% ; năm 2012: 15.174 tiến sĩ, tăng so với năm 2011 là 9,2%; năm 2013: 16.530 tiến sĩ, tăng so với năm 2012 là 8,9%.

39 Kéo dài thời gian làm việc của giảng viên có trình độ tiến sĩ và học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư; chính sách về lương đối với Phó Giáo sư, Giáo sư.

40 Hiện có 5 thành viên tham gia Mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học; 06 thành viên tham gia Mạng lưới chất lượng châu Á – Thái Bình Dương; 02 thành viên tham gia Mạng lưới chất lượng ASEAN và 03 thành viên tham gia Mạng lưới các trường đại học ASEAN.

41 Năm 2010, Bộ đã rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng và đã dừng tuyển sinh của 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ và cảnh báo 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo khác do thiếu giảng viên cơ hữu.

Năm 2012, Bộ chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo không khắc phụ được tình trạng thiếu giảng viên

Năm 2012: Dừng tuyển sinh 161 ngành đào tạo thạc sĩ của 50 cơ sở đào tạo.

Năm 2013: Dừng tuyển sinh đối với 207 ngành đào tạo trình độ đại học của 71 cơ sở đào tạo.



Năm 2014, Bộ tiếp tục rà soát điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của hệ cao đẳng.

42 Như: kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính – ngân hàng. Thực tế trong những năm qua (2012, 2013, 2014) số thí sinh đăng ký vào các ngành này giảm 10% mỗi năm;

43 đã ký kết một số thỏa thuận hợp tác với một số tập đoàn và tổng công ty nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho sự gắn kết này như thoả thuận giữa Bộ GDĐT với Viettel, Ngân hàng BIDV, Tập đoàn Dầu khí..., ký kết thỏa thuận hợp tác về đào tạo nhân lực với Hiệp hội doanh nghiệp Đức, Nhật Bản và đang hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để ký kết với Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc. Theo thỏa thuận, Hiệp hội doanh nghiệp các nước ký kết sẽ hỗ trợ cho sinh viên trong bố trí nơi thực tập, chi trả lương trong thời gian thực tập, ưu tiên tuyển dụng khi tốt nghiệp và hỗ trợ đào tạo giáo viên cho các cơ sở đào tạo.

44 Công văn số 6817/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 11/8/2009 hướng dẫn mua sắm, sử dụng, bảo quản TBDH cấp Tiểu học và THCS; Công văn số 1356/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 19/3/2010 về việc hướng dẫn mua sắm sử dụng và bảo quản TBDH cấp THPT; Công văn số 7842/BGDĐT-CSVCTBTH về việc đầu tư mua sắm THDH của các cơ sở giáo dục.

45 Phương pháp hướng dẫn học sinh học tập, tiếp thu kiến thức dựa trên các hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm, tìm tòi khoa học, không học tập thụ động, máy móc theo lối truyền thống.


46 Cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động làm quen với ngoại ngữ của trẻ; giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngoại ngữ (hoặc cao đẳng ngoại ngữ) trở lên, đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hoặc tương đương và được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm mầm non; nội dung và tài liệu thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ phải được sở giáo dục và đào tạo thẩm định và cho phép thực hiện.

47 Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục và Thông tư số 28/2011/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT, Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập.

48 Công văn số 6221 /BGDĐT-GDMN ngày 10 / 9 / 2013 chỉ đạo về việc đảm bảo an toàn cho trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non; công văn số 9056/BGDĐT-GDMN ngày 18/ 12/ 2013 về việc tăng cường quản lý các cơ sở GDMN ngoài công lập…

49 Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học; Thông tư số 08/2011/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mở ngành đào tạo đại học: có ít nhất 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký.

50  Cụ thể: Năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Nhà xuất bản giáo dục đã in thành tờ rời gửi đến các Sở Giáo dục và Đào tạo để tổ chức cho giáo viên hướng dẫn học sinh đính chính sách giáo khoa; Năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP, yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai thực hiện hướng dẫn này từ năm học 2011–2012.

51  Cụ thể: Năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Nhà xuất bản giáo dục đã in thành tờ rời gửi đến các Sở Giáo dục và Đào tạo để tổ chức cho giáo viên hướng dẫn học sinh đính chính sách giáo khoa; Năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP, yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai thực hiện hướng dẫn này từ năm học 2011–2012.

52  Cụ thể: Năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Nhà xuất bản giáo dục đã in thành tờ rời gửi đến các Sở Giáo dục và Đào tạo để tổ chức cho giáo viên hướng dẫn học sinh đính chính sách giáo khoa; Năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP, yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai thực hiện hướng dẫn này từ năm học 2011–2012.

53 Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV; Quyết định số 60/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/11/2008 ban hành “Quy định Tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp”; Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT về tăng cường công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, HSSV; Nghị quyết liên tịch số 12/2008/NQLT-BGDĐT-TWĐTN ngày 28/3/2008 về tăng cường công tác giáo dục toàn diện HSSV và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường giai đoạn 2008-2012; Thông tư số 39/2010/TT-BGDĐT ban hành Quy định về việc đánh giá công tác học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Quyết định số 3704/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 10/9/2013 về Chương trình hành động của ngành Giáo dục triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011-2020; Chương trình  số 355/CTr-BGD ĐT-TWĐTN ngày 25/3/2013 về phối hợp hoạt động giữa ngành Giáo dục và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2017.

54 Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (tháng 9), Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình (tháng 10), Thanh niên với truyền thống tôn sư trọng đạo (tháng 11), học sinh tích cực phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội (tháng 5),...

55 Kế hoạch số 143/KH-BGDĐT ngày 29/3/2011 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2011 của ngành giáo dục; Kế hoạch số 355/KH-BGDĐT ngày 27/6/2011 về việc thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường năm 2011; Công văn số 6142/BGDĐT-PC ngày 16/9/2011 gửi các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp về việc triển khai Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; Công văn số 6143/BGDĐT-PC ngày 16/9/2011 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; Kế hoạch số 131/KH-BGDĐT ngày 28/01/2012 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 của ngành giáo dục; Kế hoạch số 5068/KH-BTP-BGDĐT ngày 6/7/2012 về khảo sát, đánh giá tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, tài liệu tham khảo phục vụ dạy và học pháp luật trong các trường trung học; Quyết định số 1141/QĐ-BĐHĐA ngày 29/3/2013 của Ban Điều hành Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường về triển khai Đề án giai đoạn 2013 – 2016; Quyết định số 1142/QĐ-BGDĐT ngày 29/3/2013 ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013 của ngành giáo dục...

561.Cụ thể: Năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Nhà xuất bản giáo dục đã in thành tờ rời gửi đến các Sở Giáo dục và Đào tạo để tổ chức cho giáo viên hướng dẫn học sinh đính chính sách giáo khoa; Năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP, yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai thực hiện hướng dẫn này từ năm học 2011–2012.

57 Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông từ năm học 2008-2009; Công văn số 6631/BGDĐT-GDTrH ngày 25/7/2008 về việc sử dụng sách giáo khoa phổ thông và tài liệu giảng dạy, học tập; Công văn số 2372/BGDĐT-GDTH ngày 11/4/2013 về việc sử dụng sách, tài liệu tham khảo trong trường phổ thông; Công văn số 92/BGDĐT-GDTH ngày 08/01/2014 về việc chấn chỉnh việc phát hành tài liệu tham khảo và đĩa hình trong trường tiểu học.


58 Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020.

59 Như: Hộ sinh (trình độ cao đẳng), Năng lượng nguyên tử, Thương mại điện tử, An ninh mạng, Quản lý thủy sản…

60 Từ năm 2006 đến năm 2011 cả nước thành lập và nâng cấp 188 trường đại học và cao đẳng (trong đó 89 đại học, 99 cao đẳng), tính trung bình mỗi năm thành lập 31 trường; trong 2 năm 2012, 2013 số lượng trường đại học, cao đẳng thành lập đã giảm đáng kể (năm 2012 thành lập 03 trường đại học và 03 trường cao đẳng, trong đó có 02 trường của ngành Công an; năm 2013 thành lập 8 trường đại học, 4 trường cao đẳng, trong đó có 02 trường cao đẳng của Công an, 02 trường đại học của Quân đội).

61 Trong giai đoạn 2006- 2010 chỉ tiêu tuyển mới đại học, cao đẳng chính quy tăng bình quân 15%/năm (trong đó đại học tăng 11%, cao đẳng tăng 20%); Trong giai đoạn 2011-2014, chỉ tiêu tuyển sinh chính quy của các trường đại học, cao đẳng đã giảm bình quân 2,5%/năm, hệ vừa học vừa làm giảm bình quân 18%/năm.

62 Năm 2013 đã áp dụng đối với ngành khoa học sức khỏe và sư phạm.

63 Từ năm 2011 đến nay, số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng: Năm 2011 có 13.892 tiến sĩ, tăng so với 2010 là 10,5% ; năm 2012: 15.174 tiến sĩ, tăng so với năm 2011 là 9,2%; năm 2013: 16.530 tiến sĩ, tăng so với năm 2012 là 8,9%.

64 Kéo dài thời gian làm việc của giảng viên có trình độ tiến sĩ và học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư; chính sách về lương đối với Phó Giáo sư, Giáo sư.

65 Hiện có 5 thành viên tham gia Mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học; 06 thành viên tham gia Mạng lưới chất lượng châu Á – Thái Bình Dương; 02 thành viên tham gia Mạng lưới chất lượng ASEAN và 03 thành viên tham gia Mạng lưới các trường đại học ASEAN.

66 Năm 2010, Bộ đã rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng và đã dừng tuyển sinh của 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ và cảnh báo 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo khác do thiếu giảng viên cơ hữu.

Năm 2012, Bộ chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo không khắc phục được tình trạng thiếu giảng viên. Năm 2012: Dừng tuyển sinh 161 ngành đào tạo thạc sĩ của 50 cơ sở đào tạo. Năm 2013: Dừng tuyển sinh đối với 207 ngành đào tạo trình độ đại học của 71 cơ sở đào tạo. Năm 2014, Bộ tiếp tục rà soát điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của hệ cao đẳng.



67 Đã ký kết một số thỏa thuận hợp tác với một số tập đoàn và tổng công ty nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho sự gắn kết này như thoả thuận giữa Bộ GDĐT với Viettel, Ngân hàng BIDV, Tập đoàn Dầu khí..., ký kết thỏa thuận hợp tác về đào tạo nhân lực với Hiệp hội doanh nghiệp Đức, Nhật Bản và đang hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để ký kết với Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc. Theo thỏa thuận, Hiệp hội doanh nghiệp các nước ký kết sẽ hỗ trợ cho sinh viên trong bố trí nơi thực tập, chi trả lương trong thời gian thực tập, ưu tiên tuyển dụng khi tốt nghiệp và hỗ trợ đào tạo giáo viên cho các cơ sở đào tạo.

68 Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020; theo đó điều chỉnh chỉ tiêu 450 sinh viên/ 1 vạn dân từ xuống còn 256 sinh viên/1vanj dân; điều chỉnh giảm số lượng trường đại học, cao đẳng đến năm 2020 còn 460 trường

69 Như: Hộ sinh (trình độ cao đẳng); Năng lượng nguyên tử, Thương mại điện tử, An ninh mạng, quản lý thủy sản…

70 Hiện có 5 thành viên tham gia Mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học; 06 thành viên tham gia Mạng lưới chất lượng châu Á – Thái Bình Dương; 02 thành viên tham gia Mạng lưới chất lượng ASEAN và 03 thành viên tham gia Mạng lưới các trường đại học ASEAN.

71 Như: kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính – ngân hàng. Thực tế trong những năm qua (2012, 2013, 2014) số thí sinh đăng ký vào các ngành này giảm 10% mỗi năm;

72 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT môn Thể dục quy định: “Từ lớp 4-5 có thêm môn tự chọn: Đá cầu, Ném bóng, Bóng đá, Bóng rổ, Bóng bàn, Cầu lông, Võ, Thể dục nhịp điệu, Bơi, Cờ vua,… . Đối với những trường có điều kiện và nhu cầu có thể dạy cho học sinh môn thể thao tự chọn ngay từ lớp 1 bằng cách giảm quỹ thời gian của phần trò chơi vận động”.


73 Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020; theo đó điều chỉnh chỉ tiêu sinh viên/ 1 vạn dân từ 450 xuống còn 256; điều chỉnh giảm số lượng trường đại học, cao đẳng đến năm 2020 còn 460 trường

74 Công văn số 1352/BGDĐT-GDĐH ngày 19/3/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

75 Như: Hộ sinh (trình độ cao đẳng); Năng lượng nguyên tử, Thương mại điện tử, An ninh mạng, quản lý thủy sản…

76 Trong giai đoạn 2006- 2010 chỉ tiêu tuyển mới đại học, cao đẳng chính quy tăng bình quân 15%/năm (trong đó đại học tăng 11%, cao đẳng tăng 20%); Trong giai đoạn 2011-2014, chỉ tiêu tuyển sinh chính quy của các trường đại học, cao đẳng đã giảm bình quân 2,5%/năm , hệ vừa học vừa làm giảm bình quân 18%/năm.

77 Năm 2013 đã áp dụng đối với ngành khoa học sức khỏe và sư phạm.

78 Kéo dài thời gian làm việc của giảng viên có trình độ tiến sĩ và học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư; chính sách về lương đối với Phó Giáo sư, Giáo sư

79 Hiện có 5 thành viên tham gia Mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học; 06 thành viên tham gia Mạng lưới chất lượng châu Á – Thái Bình Dương; 02 thành viên tham gia Mạng lưới chất lượng ASEAN và 03 thành viên tham gia Mạng lưới các trường đại học ASEAN.

80 Như: kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính – ngân hàng. Thực tế trong những năm qua (2012, 2013, 2014) số thí sinh đăng ký vào các ngành này giảm 10% mỗi năm;

81 đã ký kết một số thỏa thuận hợp tác với một số tập đoàn và tổng công ty nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho sự gắn kết này như thoả thuận giữa Bộ GDĐT với Viettel, Ngân hàng BIDV, Tập đoàn Dầu khí.... ký kết thỏa thuận hợp tác về đào tạo nhân lực với Hiệp hội doanh nghiệp Đức, Nhật Bản và đang hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để ký kết với Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc. Theo thỏa thuận, Hiệp hội doanh nghiệp các nước ký kết sẽ hỗ trợ cho sinh viên trong bố trí nơi thực tập, chi trả lương trong thời gian thực tập, ưu tiên tuyển dụng khí tốt nghiệp và hỗ trợ đào tạo giáo viên cho các cơ sở đào tạo.

82 PISA là Chương trình quốc tế đánh giá học sinh do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng, với 70 nước tham gia, bao gồm khối OECD (hơn 30 nước) và các nước ngoài khối tự nguyện đăng ký. Chương trình PISA khảo sát học sinh lứa tuổi 15 đang theo học ở tất cả các loại hình trường; Năm 2012 Việt Nam tham gia lần đầu kỳ thi PISA và đã đạt được thành tích rất khả quan: Về lĩnh vực toán học, học sinh Việt Nam đứng thứ 17/65 nước tham gia; lĩnh vực đọc hiểu - 19/65, lĩnh vực khoa học - 8/65. Với kết quả này, Việt Nam đứng trong nhóm 20 nước có điểm các lĩnh vực cao nhất và cao hơn điểm trung bình của các nước phát triển. Trong khu vực Đông Nam Á có 5 nước tham gia PISA 2012 là Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia thì Singapore có kết quả tốt nhất, sau đó là Việt Nam.

PASEC là Chương trình phân tích các hệ thống giáo dục của Hội nghị các bộ trưởng giáo dục các nước sử dụng tiếng Pháp nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 2 và lớp 5 ở 2 môn Toán và Tiếng Việt vào đầu năm học và cuối năm học. Hiện nay có khoảng 24 nước đăng ký tham gia PASEC. Với kỳ thi này, học sinh tiểu học của Việt Nam cũng đạt được kết quả rất tốt. Về kiến thức và kỹ năng của học sinh: tất cả các học sinh lớp 2 của Việt Nam, kể cả các học sinh yếu nhất, đều làm chủ được năng lực ở cấp độ thấp và cao qua các bài kiểm tra môn tiếng Việt và môn Toán; ở lớp 5: 90,7% học sinh đã có được các năng lực cần thiết trong bài kiểm tra môn tiếng Việt (cấp độ 3 - đọc một băn bản để giải thích thông tin, phân tích và phát triển các ý tưởng bằng cách viết), 50,1% học sinh đã đạt được tất cả những năng lực cần thiết trong bài kiểm tra môn Toán (cấp độ 3 - lập luận, giải quyết những vấn đề của cuộc sống hàng ngày và biết những nguyên lý toán học trung cấp)…




83 Phương pháp hướng dẫn học sinh học tập, tiếp thu kiến thức dựa trên các hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm, tìm tòi khoa học, không học tập thụ động, máy móc theo lối truyền thống.


84 Chỉ tính riêng cuộc thi toàn quốc năm 2014 vừa qua đã có 55 tỉnh/thành phố với 654 học sinh cùng 299 dự án tham gia

85 Tại các hội thi quốc tế, học sinh Việt Nam cũng giành được thứ hạng cao: Tại Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế - Intel ISEF 2012, lần đầu tiên đoàn Việt Nam dự thi và đã đoạt giải Nhất; năm 2013 và 2014 Việt Nam đều đoạt 2 giải Tư. Tại triển lãm sáng chế quốc tế dành cho thanh, thiếu niên 2014 (IYIE 2014) tổ chức tại Đài Loan, đoàn Việt Nam cũng đã đạt thành tích xuất sắc: 01 huy chương Vàng, 03 huy chương Bạc, 01 huy chương Đồng. Ngoài ra, 01 sáng chế của đoàn Việt Nam được nhận giải đặc biệt do Hiệp hội sáng chế Hồng Kông trao tặng.

86 Phương pháp hướng dẫn học sinh học tập, tiếp thu kiến thức dựa trên các hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm, tìm tòi khoa học, không học tập thụ động, máy móc theo lối truyền thống.


87 Tính đến thời điểm tháng 6/2014, cả nước mới có 18/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt 28,6% số tỉnh.

88 tại Khoản 6, Điều 65 có quy định: Cơ sở GDĐH thực hiện CTĐT chất lượng cao được thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo


89 về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công lập” trong lĩnh vực giáo dục đại học

90Năm 2010, Bộ đã rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng và đã dừng tuyển sinh của 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ và cảnh báo 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo khác do thiếu giảng viên cơ hữu. Năm 2012, Bộ chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo không khắc phụ được tình trạng thiếu giảng viên và dừng tuyển sinh 161 ngành đào tạo thạc sĩ của 50 CSĐT. Năm 2013, Bộ dừng tuyển sinh đối với 207 ngành đào tạo trình độ đại học của 71 cơ sở đào tạo và đang tiếp tục rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng đối với các trường cao đẳng.

91 Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015; Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015.

92 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP.

93 Như: Quyết định số 239/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BGD ĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015. Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT- BGDĐT- BTC hướng dẫn chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi, Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015, Thông tư  09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định 60/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 2123/QĐ-TTG phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 – 2015,

94 Như: Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDT bán trú; Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; Nghị định số 61/2006/NĐ-CP và Nghị định số 19/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; Nghị định số 134/2006/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng trung cấp thuộc hệ thông giáo dục quốc dân…

95 Từ năm 2011, việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài/nhiệm vụ KHCN cấp Bộ theo những nội dung mới của Thông tư số 12 về quản lý đề tài KHCN cấp Bộ (ban hành tháng 3 năm 2010) đã phát huy hiệu quả: đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, khắc phục hình thức xin - cho trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ

96 Trong năm vừa qua (đối với các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo), tiếp tục triển khai thực hiện 07 chương trình KHCN cấp Bộ về khoa học giáo dục, phát triển kinh tế xã hội địa phương và khoa học công nghệ, 247 đề tài/nhiệm vụ KHCN cấp Bộ, 11 dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ, 18 dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, 06 dự án nâng cao chất lượng tạp chí khoa học, 11 nhiệm vụ quỹ gen, 19 nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu song phương. Ngoài ra, hàng ngàn đề tài, nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở được triển khai, thu hút đông đảo giảng viên tham gia thực hiện. Năm 2013, con số thống kê chưa đầy đủ cho thấy đã có 1.265 bài báo là kết quả công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí quốc tế, gần 5.171 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước

97


 Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm; Công văn số 6890/BGDĐT-KHTC Hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo; Công văn số  5956/BGDĐT–KHTC về việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục; quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi; Quyết định số 41/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi;

2. Công văn số 296/TTr-PT ngày 18/4/2014 về việc Hướng dẫn thanh tra thi tốt nghiệp THPT năm 2014, Công văn số 3016/BGDĐT-TTr ngày 11/6/2014 về việc Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2014.

98 Đến năm học 2013-2014, tất cả 63 tỉnh, thành phố đã có trường THPT chuyên với 76 trường THPT chuyên và 04 khối THPT chuyên thuộc trường THPT với số học sinh chiểm khoảng 2,1% số học sinh THPT

99 Số cán bộ quản lý, giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn tăng từng năm. Đến năm 2013, số cán bộ quản lý có trình độ tiến sĩ đạt 7,6%, trình độ thạc sĩ 55,8% (so với năm 2010 tăng thêm được 03 tiến sĩ, 32 thạc sĩ); số giáo viên dạy môn chuyên có trình độ tiến sĩ đạt 1,23%, trình độ thạc sĩ 43% (so với năm 2010 tăng được 8 tiến sĩ, 799 thạc sĩ).

100 Năm học 2012-2013, xếp loại về học lực: loại giỏi chiếm 52,7%, khá 44,5%, trung bình 2,6%; xếp loại về hạnh kiểm: loại tốt chiếm 95,6%, khá 4,3%, trung bình 0,1%. Thi vào đại học, tỷ lệ bình quân hàng năm học sinh trúng tuyển vào đại học nguyện vọng 1 khoảng 90%.

Kết quả thi Olimpic quốc tế các môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học: Từ năm 2010 đến năm 2013 đoạt được 87 Huy chương, trong đó có 14 HCV, 34 HCB, 39 HCĐ. Thi Olimpic Vật lí Châu Á: Từ năm 2010 đến năm 2013 đoạt được 17 Huy chương, trong đó có 3 HCV, 7 HCB, 7 HCĐ. Thi Olimpic Tin học Châu Á: Năm 2013, lần đầu tiên Đoàn học sinh Việt Nam đăng ký dự thi đã dành được 5 Huy chương, trong đó có 1 HCV, 1 HCB, 3 HCĐ đứng thứ 4 toàn đoàn trong tổng số 21 nước tham gia với trên 500 thí sinh dự thi. Thi Intel ISEF: Năm 2012, đoàn Việt Nam tham gia Intel ISEF 2012 đoạt giải nhất lĩnh vực Điện và Cơ khí với đề tài “Xử lý nước mặn thành nước ngọt bằng kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời phục vụ cho sinh hoạt” của 3 học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam; năm 2013, đoàn học sinh Việt Nam tham gia Intel ISEF 2013 có 2 đề tài đoạt giải là: Hệ thống trồng rau nuôi cá tự động tại gia”, của nhóm học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh đoạt giải Tư lĩnh vực Điện và Cơ khí và “Nghiên cứu khả năng lọc vi khuẩn trong nước của màng vỏ trứng gà” của nhóm học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam đoạt giải Tư lĩnh vực Vật liệu và Công nghệ Sinh học. Năm 2014, các cuộc thi, kỳ thi đã được tổ chức mà Việt Nam tham gia (thành viên các đoàn đều là học sinh trường chuyên) như sau: Tại cuộc thi Intel ISEF 2014, dự án "Bảng hiển thị chữ nổi điện tử cho người khiếm thị" của nhóm học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh và Dự án “Nghiên cứu thu nhận Lipid từ sinh khối vi sinh vật lên men rơm rạ hướng tới nguyên liệu sản xuất Biodiesel” của nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam đạt giải Tư. Tại các kỳ thi Olimpic quốc tế: Olimpic toán quốc tế 2014 đoạt 03 huy chương Vàng, 02 huy chương bạc, 01 huy chương Đồng; Thi Olimpic Sinh học quốc tế 2014 đoạt 01 huy chương Bạc, 03 huy chương Đồng; Thi Olimpic Vật lí Châu Á 2014 đoạt 1 huy chương Vàng, 4 huy chương Bạc, 2 huy chương Đồng. Thi Olimpic Tiếng Nga quốc tế 2014 đoạt 03 huy chương Vàng, 02 huy chương Bạc. Thi Olimpic Tin học Châu Á 2014 đoạt 6 huy chương Bạc; Thi Olimpic Hóa học quốc tế 2014: đoạt 02 huy chương Vàng, 02 huy chương Bạc



101 Hiện có 20 trường chuyên thí điểm dạy học môn toán và các môn khoa học tự nhiên bằng Tiếng Anh, các trường chuyên tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học, tham gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật học sinh trung học cấp quốc gia tổ chức hàng năm.

102 Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23/12/2008 về tăng cường công tác phối hợp nhà trường - gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên.

103 Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Đài Truyền hình VN, Đài Tiếng nói Việt Nam….

104 Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

105 Hai năm một lần, Bộ GD&ĐT cùng TƯ Đoàn, Bộ VHTTDL và địa phương tổ chức qui mô cấp tòan quốc Hội thi Giai điệu tuổi hồng (cho HSPT), Hội thi Tiếng hát sinh viên (cho SV).

106 Bộ đã ban hành Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh Theo đó nêu rõ: việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh; Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học; Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Công văn số 5956/BGDĐT-KHTC ngày 20/9/2010 về việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục; Công văn số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18/10/2010 hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục; Công văn số 5584/BGDĐT-KHTC ngày 23/8/2011 chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tăng cường kiểm tra các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn; Công văn số 6794/BGD ĐT-TTr ngày 12/10/2012 đề nghị các đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo việc ban hành văn bản chỉ đạo phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương; Chỉ đạo các cấp chính quyền, các ngành liên quan phối hợp với các cơ quan quản lý giáo dục thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm…



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   93   94   95   96   97   98   99   100   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương