ĐIỀu chỉnh cơ CẤu kinh tế nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà xuất bản khoa học xã HỘI


Sự chuyển biến trong nhận thức về tạo lập cuộc sống hài hoà gắn với thiên nhiên



tải về 1.9 Mb.
trang10/30
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.9 Mb.
#34383
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   30

3. Sự chuyển biến trong nhận thức về tạo lập cuộc sống hài hoà gắn với thiên nhiên


Từ những thập kỷ 50 - 60 trở lại đây, Nhật Bản đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong phát triển kinh tế và là cường quốc thứ 2 trên thế giới. Nhưng đồng thời Nhật Bản cũng phải đương đầu với một loạt các vấn đề liên quan đến đời sống của người dân, môi trường, văn hoá và công nghiệp. Chính thực trạng đó đã tác động đến người dân, làm cho nhận thức về lối sống có chuyển biến đáng kể, không chỉ nhằm đạt đến sự nâng cao về mặt lượng (mức sống) mà cả về mặt chất lượng của cuộc sống bao gồm,cả sự cân đối hài hoà giữa các hoạt động kinh tế - xã hội của con người với tự nhiên. Ngày nay, bên cạnh những thành tựu về kinh tế và sản xuất vật chất, người Nhật đã có sự chú ý hơn đến những giá trị tinh thần như sự giao tiếp giữa người và người, quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Những hệ thống chuẩn mực và thói quen được hình thành trong xã hội trong những thập kỷ qua đã đặt trọng tâm vào coi trọng sự phát triển kinh tế và tôn trọng kinh nghiệm - thứ bậc. Những hệ thống này đã không thích ứng được với sự biến đổi theo thời gian và một ở một chừng mực nhất định chúng đã hạn chế sự tự do lựa chọn cuộc sống của mọi người và cũng hạn chế sự phát triển của một số ngành công nghiệp mới. Để khắc phục những hạn chế trên, sự nới lỏng điều tiết đã đem lại nhiều cơ hội lựa chọn hơn đối với các doanh nghiệp cũng như với người tiêu dùng, đồng thời cũng tăng quyền tự chủ và tính độc lập đối với các cơ quan chính quyền địa phương. Trong lĩnh vực giáo dục khuynh hướng đào tạo nhằm phát triển tính sáng tạo và sự chuyên sâu nghề nghiệp của từng cá nhân cũng được chú trọng. Những chuyển biến khác cũng được thể hiện trong việc tuyển dụng nhân công thông qua các cuộc cải cách thể chế tạo sự nới lỏng dễ dàng trong đầu vào và phát huy hơn nữa tính tự chủ sáng tạo của người lao động.

Do quá trình đô thị hoá mà những cơ hội tiếp xúc với môi trường thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày càng giảm sút, vì vậy xu hướng hiện nay là muốn gắn cuộc sống của con người với môi trường tự nhiên hơn là với các tiện nghi vật chất thường ngày. Số người theo xu hướng đó ngày càng gia tăng và họ muốn có một nơi gần gũi với thiên nhiên để có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi và nuôi dạy con cái. Đối với họ, tự nhiên ở đây không phải là một cái gì để chiếm đoạt. bòn rút mà phải thiết lập một quan hệ mới giữa con người và thiên nhiên, trong đó con người phải khắc phục những tổn thất của chính sự khai thác thiên nhiên và phải duy trì bảo vệ nó.

Với những chuyển biến trong nhận thức trên, con người ngày càng chú trọng đến những giá trị mới về văn hoá và lối sống mới, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu đối với sự qui hoạch, định hướng chiến lược phát triển quốc thổ cũng như sự thay đổi cơ cấu đất đai nhằm có thể thực hiện được lối sống mới và mối quan hệ tương tác mới với tự nhiên.


4. Sự giảm sút dân số và xã hội người cao tuổi


Động thái biến đổi dân số là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch triển vọng về quốc thổ. Sự giảm sút dân số trong những thập kỷ vừa qua ở Nhật Bản được biểu hiện rõ rệt không chỉ ở các thành phố lớn, các trung tâm mà cả những vùng sâu, vùng xa - nơi hầu như chưa có những dịch vụ văn minh của cuộc sống đô thị. Điều đó đã gây những hạn chế đối với việc bảo tồn, sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực về đất đai cũng như đến các mặt phát triển kinh tế xã hội khác. Chẳng hạn, xét trong tất cả các độ tuổi trong toàn quốc trong vòng 50 năm qua dân số đã giảm xuống 21%, độ tuổi lao động (từ 15 - 64 tuổi) giảm xuống 36%. Nếu xét từng vùng riêng biệt, trong thời kỳ tăng trưởng cao, từ thành thị đến nông thôn, dân số không có sự biến đổi đáng kể, nhưng trong những năm gần đây, mức độ tập trung dân số khu vực Tokyo và những quận, huyện trực thuộc thành phố tương đối cao. Kết quả là số người trong độ tuổi lao động ở các thành phố, thị trấn, làng xã thuộc những vùng trong bán kính 1 giờ1 đã giảm từ 40 - 60%, đối với các lứa tuổi khác từ 50 - 70%. Đối với các vùng lớn như Hokhaido, Shikoku có tỷ lệ giảm dân số lớn từ 30 - 40%.

Sự lão hoá dân số đã tăng lên một cách tương đối nhanh chóng trong tất cả các vùng của nước Nhật, cứ 3 người có một người cao tuổi. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến việc hình thành các hệ thống phúc lợi chăm sóc người cao tuổi mà cả sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung cũng như đến sự phân bổ và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia trong đó có đất đai. Do vậy, việc điều chỉnh lại quy hoạch phát triển vùng nhằm tạo sự phát triển kinh tế rộng khắp, tránh sự lệ thuộc các vùng vào một số trung tâm là rất cần thiết.


II. SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG

1. Các giai đoạn của sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng


Lịch sử phát triển vùng của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai nói chung được chia thành 4 giai đoạn phục hồi kinh tế (1945 - 1955), tăng trưởng cao (1955 - 1973), tăng trưởng ổn định (1975 - 1985) và tái cơ cấu công nghiệp (1985 - đến nay). Trong mối giai đoạn sự phát triển vùng có những đặc thù khác nhau và sự phát triển này được định hướng bởi các kế hoạch phát triển tổng thể tương ứng các giai đoạn (bảng 1).

Bảng 1: Các Kế hoạch Phát triển tổng thể của Nhật Bản (đến năm 1998)




KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ QUỐC GIA LẦN 1

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ QUỐC GIA LẦN 2

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ QUỐC GIA LẦN 3

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ QUỐC GIA LẦN 4

Thời gian quyết định

10/1962

5/1969

11/1977

6/1987

Năm mục tiêu đạt được

1970

1985

1987

2000

Bối cảnh

1. Tăng trưởng kinh tế cao

1. Tăng trưởng kinh tế cao

1. Tăng trưởng kinh tế bền vững

1. Sự tập trung của dân số và các hoạt động của Tokyo




2. Sự quá tải của thành phố và sự khác biệt ngày càng gia tăng

2. Sự tập trung dân số và công nghiệp ở các thành phố lớn

2. Sự chênh lệch về dân số và công nghiệp

2. Vấn đề lao động trong tỉnh tùy theo sự biến đổi trong cơ cấu công nghiệp




3. Kế hoạch thu nhập đúng

3. Vi tính hóa, quốc tế hóa và công nghệ hiện đại

3. Sự hạn chế của nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng

3. Quốc tế hóa

Mục tiêu

Sự phát triển đồng đều giữa các vùng

Gia tăng (khuyếch trương) khả năng phát triển đồng đều tất cả các vùng

Tổng điều chỉnh môi trường sống

Xây dựng quốc gia đa cực

Phương thức phát triển

Kế hoạch phát triển căn bản

Kế hoạch dự án quy mô lớn

Kế hoạch thực hiện

Kế hoạch mạng thông tin

Nguồn: “Small Business Monographi, Osaka University of Economics,p 4” và “Grand design for the 21st century”, 3-1998.

a. Thời kỳ khôi phục kinh tế (1945 - 1955)

Sau năm 1945, vấn đề cơ bản cần được ưu tiên chú trọng là khôi phục một cách nhanh nhất các cơ sở công nghiệp của Nhật Bản. Sự phát triển công nghiệp sau chiến tranh tập trung vào các thành phố lớn cho phép các ngành công nghiệp mới khai thác các cơ sở hạ tầng công nghiệp đang tồn tại. Quá trình tái thiết và hiện đại hoá đã tập trung vào bốn khu công nghiệp chủ yếu là Tokyo, Osaka, Nagoya và Yokohama.

Trong những năm 1950, vấn đề môi trường đô thị đã có được sự chú ý nhiều hơn trong những khu vực trung tâm thành phố. Chính phủ ban hành quy định nhằm hạn chế việc đặt các nhà máy ở các trung tâm của thành phố. Tuy vậy, trên thực tế của quá trình phát triển kinh tế, xu hướng tập trung vẫn gia tăng mạnh trong thời kỳ này.

b. Thời kỳ tăng trưởng cao (1955 - 1973)

Thời kỳ tăng trưởng cao đã đem lại sự thịnh vượng nhưng cũng sớm phát sinh các hạn chế như sự tập trung quá mức về dân số và các chức năng kinh tế tại các thành phố lớn và gia tăng sự chênh lệch về thu nhập giữa các vùng. Những biện pháp đầu tiên liên quan đến những quy định hạn chế đối với ngành xây dựng và việc mở rộng các nhà máy lớn trong 4 khu công nghiệp lớn và khuyến khích phát triển công nghiệp ngoài vùng Tokyo đã được triển khai. Nhiều cơ sở công nghiệp mới quy mô vừa đã được phát triển ở những vùng có quy mô vừa đan xen ở giữa bốn vùng công nghiệp lớn dọc theo biển Thái Bình Dương.

Năm 1962 Nhật Bản đã thông qua Kế hoạch Phát triển tổng thể Quốc gia lần thứ nhất nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai ở cấp quốc gia. Mục đích cơ bản ở đây là thúc đẩy “sự phát triển cân đố các nền kinh tế vùng” thông qua việc giảm bớt sự cách biệt giữa các vùng, nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo dự trữ cần thiết các nguồn tài nguyên cho các vùng. Trên cơ sở kế hoạch tổng thể, chính phủ đã ban hành các quy định tập trung vào các hướng sau:

* Gia tăng sự kiểm soát, điều hành đối với việc xây dựng các nhà máy mới trong những vùng dân số quá đông, và phải có những giải pháp phân bố các doanh nghiệp này trong vùng.

* Xây dựng chiến lược phát triển cực tăng trưởng nhằm hình thành các thành phố công nghiệp vùng trong 15 vùng ngoài vành đai Thái Bình Dương.

* Thực hiện các giải pháp kích thích kinh tế trong “những vùng phát triển”.

Sự gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế kéo theo sự quá tải về dân số và ô nhiễm môi trường đã dẫn đến việc hình thành Kế hoạch Phát triển tổng thể lần 2 vào năm 1969. Với mục tiêu chính là “mở rộng phạm vi phát triển trên toàn nước Nhật”, trọng tâm của kế hoạch là khuyến khích việc xây dựng các dự án phát triển quy mô lớn và cơ sở hạ tầng công nghiệp bên ngoài các khu đô thị lớn. Các dự án này bao gồm các công trình xây dựng các sân bay trọng yếu góp phần xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao và xây dựng các đường cao tốc, đường tầu cao tốc (shinkansen) và mạng lưới viễn thông phục vụ cho sự phát triển công nghiệp ở các vùng mới như Kyoto và Niigata.

Tiếp theo việc thực hiện kế hoạch trên, Luật Khuyến khích tái phân bố công nghiệp đã được thông qua năm 1972. Đây là một trong những văn bản pháp luật quan trọng trong hệ thống các chính sách vùng của Nhật Bản. Các công ty tiến hành sắp xếp, bố trí lại địa điểm sản xuất kinh doanh ở những vùng đã quy hoạch thông qua các hình thức tài trợ, cho vay lãi suất thấp, miễn trừ thuế, khấu hao đặc biệt (spectial depreciation allowanees) và bảo lãnh cho vay. Mục đích là thúc đẩy sự phát triển các vùng thông qua việc xác định lại các “định mức và điều kiện căn bản đối với sự phát triển”, do vậy đã góp phần hạn chế mức giảm dân số và sự chênh lệch thu nhập của các vùng này so với các vùng đô thị lớn khác. Quan điểm điều chỉnh lại được quy định cho từng vùng như mức doanh thu của công nghiệp đóng tàu, tổng số đất dành cho các nhà máy và các chỉ tiêu khác liên quan điều chỉnh đất đai. Ba vùng được xem là “vùng khuyến khích điều chỉnh”(relocation promotion region) là Tokyo, Nagoya và Osaka và 27 tỉnh cùng 701 thành phố tự trị được coi là “vùng kém phát triển” (underdeveloped regions).

Đây cũng là lần đầu tiên vấn đề môi trường được đưa vào chính sách công nghiệp. Kế hoạch trong thời kỳ này là nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên và đảm bảo “sự kết hợp hài hoà giữa con người và tự nhiên”. Kế hoạch này cũng phản ánh sự thay đổi trong nhận thức của Nhật Bản trước những vấn đề như môi trường, xã hội và văn hoá.

c. Giai đoạn tăng trưởng ổn định (1975 - 1985)

Cuộc khủng hoảng dầu lửa cuối năm 1973 đã dẫn đến sự thay đổi đột ngột khuynh hướng đất đai công nghiệp. Với việc chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng ổn định, sự phát triển các doanh nghiệp mới giảm xuống, sự phân tán các doanh nghiệp đến các vùng khác nhau tạm thời đình chỉ. Sự di cư đến các vùng này cũng giảm. Mặc dù có những nỗ lực đổi mới trong việc khuyến khích hình thành những vùng công nghiệp vào giữa và cuối những năm 70, nhưng việc tái điều chỉnh tới những vùng xa hơn như Hokkaido, Kyushu và Shikoku vẫn chưa được chấp thuận và những quan điểm chính sách có tính cấp tiến mới chỉ dừng lại xem xét ở cấp chính phủ.

Kế hoạch Phát triển tổng thể Quốc gia lần 3 được đệ trình và chấp thuận năm 1977 là kế hoạch chủ yếu về môi trường dân cư, hình thành một quốc gia của các thành phố cây xanh. Việc xây dựng các thành phố mới dựa trên thành tựu của ngành xây dựng nhà ở và các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao được chú ý triển khai.

Các thể chế luật pháp cũng được tiếp tục ban hành. Năm 1983, Luật Technopolis (về sự kết hợp giữa phát triển khoa học công nghệ cao, đặc biệt công nghệ thông tin với phát triển vùng) được ban hành nhằm thúc đẩy sự phát triển vùng dựa trên các tổ hợp ngành công nghiệp có công nghệ cao trong các vùng được quy hoạch.



d. Tái cơ cấu công nghiệp (từ năm 1985 đến cuối những năm 90)

Kế hoạch phát triển tổng thể Quốc gia lần thứ 4 được hình thành nhằm tập trung giải quyết tình trạng tập trung quá mức về dân cư và các hoạt động kinh tế ở vùng Tokyo. Kế hoạch này nhằm sử dụng đất đai quốc gia theo kiểu “đa cực” với sự đổi mới trong đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt mạng lưới trao đổi công nghệ thông tin.

Thời kỳ này Nhật Bản khuyến khích tập trung những ngành hỗ trợ công nghiệp như công nghiệp phần mềm vi tính, thiết kế và xử lý thông tin cũng như những ngành công nghiệp dịch vụ và những ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao khác, mục đích là nhằm tạo điều kiện cho sự ra đời của các loại hình cơ cấu công nghiệp hiện đại trong các vùng. Tổng cộng có tới 16 ngành được khuyến khích, bao gồm dịch vụ cho thuê; cho thuê các công cụ và máy công nghiệp; cho thuê các phương tiện và máy văn phòng, sửa chữa máy, phần mềm vi tính, dịch vụ xử lý thông tin, dịch vụ cung cấp thông tin, đại lý quảng cáo, trưng bày triển lãm, tẩy rửa các thiết bị công nghiệp, thiết kế, tư vấn quản lý xí nghiệp, thiết kế máy, kỹ thuật máy, thí nghiệm khoa học tự nhiên. Các lĩnh vực này được ưu đãi như cấp vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ về thuế và được mua đất với giá trợ cấp.

Luật cơ bản về vùng năm 1992 thể hiện sự chú trọng hơn nữa đến sự phát triển kinh tế phi tập trung. Theo định hướng của quốc gia, các cấp quản lý tỉnh lỵ có thể thiết kế “vùng cơ bản”, trong đó các thành phố (khu vực) tự trị sẽ kết hợp cùng nhau khai thác tiềm năng sáng tạo của vùng.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 1.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương