ĐIỀu chỉnh cơ CẤu kinh tế nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà xuất bản khoa học xã HỘI


CHƯƠNG 3 TƯ NHÂN HÓA KHU VỰC KINH TẾ CÔNG CỘNG VÀ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN



tải về 1.9 Mb.
trang18/30
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.9 Mb.
#34383
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   30

CHƯƠNG 3

TƯ NHÂN HÓA KHU VỰC KINH TẾ CÔNG CỘNG VÀ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN


Khu vực kinh tế công cộng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một đất nước, đặc biệt trong phân phối lại thu nhập, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực - những nền tảng quan trọng của mọi hoạt động kinh tế. Khi chu kỳ phát triển kinh tế của một nước có những biểu hiện dao động thì khu vực kinh tế công cộng luôn được ưu tiên để duy trì sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. Ví dụ như ở Nhật Bản, vào nửa đầu của những năm 90, khu vực kinh tế công cộng đã góp một phần không nhỏ vào sự ổn định của nền kinh tế Nhật Bản lúc đó. Và như là một kết quả tất yếu, các khoản chi tiêu của khu vực kinh tế công cộng cũng như các khoản nợ của khu vực kinh tế này đã tăng lên một cách nhanh chóng. Và ngược trở lại, sự hồi phục chậm chạp của nền kinh tế Nhật Bản thời gian qua lại trở thành một thách thức đối với khu vực kinh tế công cộng. Vậy khu vực kinh tế công cộng này đã có sự điều chỉnh về vai trò, cơ cấu như thế nào, có hay không sự điều chỉnh giữa khu vực kinh tế công cộng và khu vực kinh tế tư nhân và sự điều chỉnh cơ cấu trong mỗi khu vực kinh tế này như thế nào?

I. KHU VỰC KINH TẾ CÔNG CỘNG


Vai trò của khu vực kinh tế công cộng đã có sự thay đổi đáng kể ở Nhật Bản và ở một số nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là kể từ sau Đại chiến thế giới thứ hai, khi chính phủ các nước chủ trương chuyển từ “nhà nước quân sự” sang “nhà nước phúc lợi”. Như chúng ta đã biết, nhà nước quân sự chỉ giới hạn vai trò của mình trong lĩnh vực quốc phòng quân sự, cảnh sát, toà án và một số lĩnh vực quan trọng khác ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Trong khi đó, nhà nước phúc lợi lại mở rộng vai trò của mình trong việc bảo vệ người lao động, thúc đẩy giáo dục, y tế và các vấn đề an sinh xã hội. Chính vì vậy mà sau Đại chiến thế giới thứ hai, tỷ lệ chi tiêu cho an sinh xã hội trong ngân sách được coi như là thước đo sự phát triển của khu vực kinh tế công cộng của một nước.

Hơn nữa, xét theo các tiêu thức về thu nhập, khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các thành phố lớn và các vùng địa phương đã giảm sút khá rõ. Năm 1975, thu nhập bình quân tính theo đầu người ở 3 thành phố lớn của Nhật Bản là 1 triệu 261 nghìn Yên, ở các vùng địa phương là 99 vạn 5 nghìn Yên, tức mức chênh lệch trên là 1,26 lần. Năm 1997, thu nhập trên ở 3 thành phố lớn là 3 triệu 538 nghìn Yên, ở các vùng địa phương là 2 triệu 854 nghìn Yên, tức mức chênh lệch là 1,24 lần. Như vậy, thu nhập tính theo đầu người tăng lên hàng năm, nhưng mức chênh lệch giữa các thành phố lớn và các vùng nông thôn có xu hướng giảm sút đáng kể.

Nhìn chung lại quá trình phát triển kinh tế vùng ở Nhật Bản đi từ sự tập trung phát triển ở một số thành phố trung tâm công nghiệp có những điều kiện thuận lợi cho sản xuất xuất khẩu chuyển dần sang chú ý sự phát triển chung của các vùng trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi vùng riêng biệt. Có thể thấy sự phát triển vùng tùy thuộc rất lớn vào trình độ phát triển kinh tế của quốc gia và vào vai trò của chính phủ. Ngay trong thời kỳ đầu của tiến trình công nghiệp hóa khó có thể đủ điều kiện phát triển đồng thời các khu vực, các vùng trong quốc gia, mà phải tập trung vào những vùng trọng điểm. Từ các vùng này sẽ tạo ra động lực, cơ sở cho sự đẩy mạnh phát triển kinh tế của các vùng và của cả quốc gia.

Bảng 17. Xu hướng giá trị lao động thuê dụng theo vùng

(đơn vị tỷ Yên)






1980

%

9/1985

%

1992

%

1995

%

2000

%

Hokkaido

238.793

2,3

218.977

2,0

252.118

2,3

242.247

2,34

218.133

2,37

Tohoku

927.966

9.0

1.054.390

9,7

1.179.272

10,6

1.036.231

10,04

981.467

10,68

Kanto

3.379.129

32,9

3.606.885

33,1

3.520.127

31,5

2.870.028

27,80

2.532.840

27,57

Hokuriku

1.725.579

16,8

1.968.998

17,1

1.947.323

17,7

361.509

3,50

327.160

3,56

Kinki

1.869.626

18,1

1.915.249

17,8

1.900.759

17,0

1.749.253

16,94

1.509.404

16,43

Shikoku

322.128

3,1

332.707

3,0

332.433

3,0

312.839

3,03

268.223

2,92

Kyushu

752.177

7,3

836.151

7,2

3.875.574

7,8

790.381

7,65

712.318

7,756

Tổng

10.291.917

100

11.172.829

100

11.157.466

100

10.320.583

100

9.183.833

100

Nguồn: Bảng Thống kê Công nghiệp (MITI) các năm tương ứng.

Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 1.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương