ĐIỀu chỉnh cơ CẤu kinh tế nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà xuất bản khoa học xã HỘI



tải về 1.9 Mb.
trang20/30
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.9 Mb.
#34383
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   30

4. Quá trình tư nhân hoá


Vào giữa những năm 80, chính phủ đã nhận thấy cần phải thay đổi vai trò của khu vực kinh tế công cộng, nhằm mục đích là tăng tính hiệu quả của khu vực kinh tế này. Một trong những giải pháp mà Chính phủ Nhật Bản lựa chọn là việc tư nhân hoá khu vực kinh tế công cộng này. Tư nhân hoá ở Nhật Bản được hiểu như thế nào? Theo định nghĩa thì tư nhân hoá là việc bán sở hữu của nhà nước cho cá nhân và các tổ chức tư nhân, xoá bỏ hạn chế về pháp luật, nới lỏng các quy chế, thể chế. Tư nhân hoá ở Nhật Bản còn được hiểu là cải tạo các công ty quốc doanh thành công ty cổ phần hoặc thành các “pháp nhân chuẩn y”1 thuộc sở hữu tư nhân, hoặc cải tạo các công ty hợp doanh thành công ty tư nhân hoàn toàn.

Để thúc đẩy nhanh quá trình tư nhân hoá này, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện một số cải cách sửa đổi sau. Trước hết, chính phủ đã sửa đổi, ban hành một số luật lệ và kiểm soát sự phát triển lành mạnh trong lĩnh vực tài chính và nới lỏng quy chế ở một số lĩnh vực khác. Thứ hai, chính phủ đã điều chỉnh lại luật pháp, chế độ thuế, kế toán tài chính và một số hệ thống khác như một nền tảng cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế. Sự thay đổi này còn do yêu cầu của quá trình toàn cầu hoá và sự phát triển của công nghệ thông tin. Thứ ba, chính phủ yêu cầu các tổ chức/đoàn thể/công ty có sự tự điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở áp dụng những thành tựu của công nghệ thông tin. Thứ tư, chính phủ cũng yêu cầu các công ty phải có sự thay đổi, điều chỉnh trong quản lý và cung cấp các dịch vụ xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Có thể nói rằng, quá trình tư nhân hoá và nới lỏng quy chế ở Nhật Bản đã được bắt đầu từ năm 1964, khi Uỷ ban Cải cách hành chính lâm thời đầu tiên được thành lập dưới sự chỉ đạo của Nội các Ikeda. Đến năm 1980 đã có 181 luật lệ và quy định được sửa đổi, tuy nhiên đã không có sửa đổi lớn nào. Quá trình tư nhân hoá và nới lỏng quy chế chỉ thực sự được thúc đẩy nhanh vào thời kỳ của Nội các Nakasone (1982-1987). Lúc này, Uỷ ban Cải cách hành chính lâm thời lần thứ 2 được thành lập do ông Doko, Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) đứng đầu đã đề nghị tư nhân hoá ba doanh nghiệp lớn là Công ty Đường sắt quốc gia Nhật Bản (JNR) (tư nhân hoá vào năm l987), Công ty Liên doanh độc quyền Nhật Bản (JMC, thuốc lá và muối) (tư nhân hoá vào năm 1985) và Công ty Điện thoại, điện tín quốc gia Nhật Bản (NTTPC) (tư nhân hoá vào năm 1985) (bảng 1).



Bảng 1: Quá trình tư nhân hóa và nới lỏng một số quy chế từ

năm 1982 đến năm 1998

Năm

Tiến trình

1983

- Kéo dài thời gian kiểm tra đối với xe ô tô 4 chỗ mới từ 2 năm lên 3 năm.

1985

- Tư nhân hóa Công ty Liên doanh Điện tín và điện thoại Nhật Bản và ban hành Luật Kinh doanh viễn thông.

- Tư nhân hóa Công ty Liên doanh độc quyền (JMC, thuốc lá và muối).

- Xóa bỏ việc kiểm soát thuê mướn người lao động của các công ty.


1987

- Tư nhân hóa Công ty Đường sắt Nhật Bản (JNR).

- Tư nhân hóa Công ty Hàng không Nhật Bản (JAL).



1989

- Tư nhân hóa tỷ lệ lãi suất đối với những tiền gửi cố định quy mô lớn.

1990

- Nới lỏng quy định về vận tải đường bộ.

1992

- Mở rộng quyền thuê đất cố định.

- Sửa đổi Luật Kinh doanh đối với các cửa hàng bán lẻ.

- Sửa đổi Luật về các tiêu chuẩn xây dựng.


1993

- Nới lỏng các quy định về xây dựng.

- Cho phép bán rượu tại các cửa hàng bán lẻ.

- Giảm phí taxi và nới lỏng một số quy định có liên quan.


1994

- Tự do hóa phí bán cổ phiếu trên 1 tỷ Yên.

- Nới lỏng giờ mở cửa và đóng cửa hàng ngày đối với các cửa hàng bán lẻ.

- Tự do hóa tỷ lệ tiền gửi chung.


1995

- Bắt đầu thực hiện JIS theo tiêu chuẩn thế giới.

- Bãi bỏ việc kiểm soát thời gian đối với những khoản tiền gửi cố định.

- Kéo dài thời gian có hiệu lực của hộ chiếu từ 5 năm lên 10 năm.


1996

- Đưa ra các phương pháp tiêu chuẩn so sánh đối với các chi phí về điện và gas.

- Cho phép thầu lại đối với việc cung cấp thức ăn cho bệnh viện.

- Xóa bỏ các biện pháp tạm thời đối với việc nhập khẩu các sản phẩm dầu công nghiệp đặc biệt.

- Giới hạn phạm vi hoạt động của các nhà môi giới bảo hiểm.

- Xóa bỏ việc kiểm soát giao dịch tài sản đối với các ngân hàng tín dụng.

- Xóa bỏ một số biện pháp bắt buộc liên quan đến việc phát hành trái phiếu công ty.

- Tự do hóa việc kết nối trong nước giữa các mạng công và các đường dây đặc biệt.


1997

- Ban hành quy chế kiểm soát chất lượng đối với kết cấu xây dựng.

- Sửa đổi Luật đối với việc quy hoạch thành phố và Luật đối với các tiêu chuẩn xây dựng.

- Kiểm tra lại việc thiết kế lại hệ thống nước sạch.

- Xóa bỏ độc quyền về muối.

- Sửa đổi Luật Về các tiêu chuẩn công nghiệp.

- Sửa đổi Luật Công ty kinh doanh viễn thông.

- Sửa đổi Luật Công ty NTT.

-Sửa đổi Luật Ngoại hối.

- Tự do hóa điện thoại đường dài quốc tế.

- Sửa đổi Luật Chống độc quyền.

- Xóa bỏ việc kiểm soát giao dịch tài sản đối với các Quỹ phúc lợi xã hội.


1998

- Tự do hóa Luật Trao đổi hàng hóa (tự do hóa tiền hoa hồng).

- Sửa đổi Luật Tòa án.

- Cho phép các luật sư nước ngoài hoạt động tại Nhật Bản.

- Xóa bỏ Luật Công ty điện tín và Điện thoại quốc tế (KDD) và tư nhân hóa hoàn toàn KDD.

- Sửa đổi Luật Về phương tiện vận chuyển trên bộ.

- Sửa đổi Luật chống độc quyền lần II.

- Sửa đổi Luật Truyền tin (giảm chi phí đối với việc sử dụng vệ tinh).

- Sửa đổi Luật Đường cao tốc quốc gia.

- Tự do hóa tiền hoa hồng đối với việc bán cổ phiếu.

- Sửa đổi Luật Giáo dục.

- Sửa đổi Luật Cấp bằng giáo viên.

- Sửa đổi Luật đối với các tiêu chuẩn về xây dựng lần II.

- Sửa đổi Luật đối với kế hoạch sử dụng đất.

- Xóa bỏ Luật kinh doanh đối với các cửa hàng bán lẻ lần II.



Nguồn: Cơ quan quản lý và hợp tác (1998), Sách trắng về việc bãi bỏ quy định.

Sau khi tiến hành tư nhân hoá 3 doanh nghiệp lớn nêu trên, hàng năm Uỷ ban Cải cách hành chính lâm thời lại kiến nghị sửa đổi, và nới lỏng thêm các luật lệ, quy định, đặc biệt việc bãi bỏ và nới lỏng quy chế được chú trọng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống, chuyển đổi cơ cấu công nghiệp sang cơ cấu thị trường hơn, cho phép các công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường Nhật Bản, quốc tế hoá các hệ thống hành chính và cơ chế tổ chức…

Vào đầu những năm 90, khi chính phủ đang chú trọng vào việc chuyển từ “chính phủ lớn” sang “chính phủ nhỏ” thì việc bãi bỏ quy định, tư nhân hoá, phân quyền, cải cách tài chính, cơ cấu lại các bộ ngành, công bố thông tin được đặc biệt quan tâm hơn. Các lĩnh vực như đất đai, nhà ở, thông tin và viễn thông, phân phối thương mại, vận tải, nhập khẩu, tài chính, chứng khoán và bảo hiểm, y tế, giáo dục, năng lượng, việc làm và lao động, vệ sinh công cộng, chất thải công nghiệp và môi trường… được ưu tiên hàng đầu. Đã có 1.901 luật lệ, quy định được yêu cầu sửa đổi và nới lỏng. Ví dụ, tách quyền giám sát ngân sách với ngân hàng để giảm bớt quyền hạn của Bộ Tài chính, hay sửa đổi chế độ bảo hiểm tài chính, chăm sóc y tế đối với người già nhằm ứng phó với xã hội đang bị lão hoá…

Qua bảng 1, ta có thể nhận thấy quá trình tư nhân hoá hay sự chuyển giao giữa “công” và “tư” ở Nhật Bản mới chỉ diễn ra ở một số lĩnh vực quan trọng như giao thông - vận tải, hàng không và thông tin. Các lĩnh vực khác như bảo hiểm, y tế, giáo dục vẫn chưa thực sự được chú trọng và quan tâm nhiều. Mặc dù, tỷ lệ các công ty tư nhân trong các lĩnh vực này khá lớn song việc chuyển giao “công” và “tư” chưa được đề cập tới. Phải chăng, đó là một hình thức “xã hội chủ nghĩa” theo kiểu Nhật bản, nơi mà y tế và giáo dục phổ thông, hai lĩnh vực quan trọng của một đất nước được coi là gần như miễn phí, hay thực chất là sự đóng góp của người dân hầu như không đáng kể. Về giáo dục phổ thông hiện nay ở Nhật Bản là phổ cập hết cấp II. Về chi phí y tế thì hiện nay người dân chỉ phải đóng góp 20% tổng chi phí khám chữa bệnh? còn 80% là do nhà nước thanh toán thông qua chế độ bảo hiểm y tế (cho đến tháng 4 năm 2000, tỷ lệ này là 10/90). Tư nhân hoá mạnh hai lĩnh vực này có thể sẽ đưa đến một sự xáo trộn xã hội quá lớn đối với Nhật Bản, và như vậy Nhật Bản khó có thể thành công trong việc nỗ lực xây dựng một nhà nước phúc lợi thực sự. Tuy vậy, việc tư nhân hoá các trường công hay bệnh viện công cũng được đề cập tới một vài năm gần đây song chưa được sự ủng hộ của chính phủ. Bởi lẽ, y tế và giáo dục là hai lĩnh vực quan trọng nhất của khu vực kinh tế công cộng, và chính phủ vẫn muốn duy trì vai trò của mình trong hai lĩnh vực này nhằm đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của khu vực kinh tế này nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, quá trình tư nhân hoá này cũng gặp phải những khó khăn, trở ngại như gia tăng thất nghiệp và giảm vai trò của công đoàn lao động (hiện nay tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản đạt mức chưa từng có trong lịch sử là hơn 5%); giảm bớt các dịch vụ ở vùng xa; tăng sự chọn lọc giữa các công ty do có sự cạnh tranh, song đó vẫn là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển kinh tế.


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 1.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương