ĐIỀu chỉnh cơ CẤu kinh tế nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà xuất bản khoa học xã HỘI



tải về 1.9 Mb.
trang22/30
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.9 Mb.
#34383
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   30

3. Cải cách trong quản lý


Theo kết quả điều tra của Cục Kinh tế Nhật Bản năm 1999, cơ cấu tổ chức công ty theo kiểu Nhật Bản từ trước tới nay đã bộc lộ một số nhược điểm như việc ra quyết định được thực hiện theo hình thức từ dưới lên; cơ cấu tổ chức quá nhiều tầng; và thiếu sự liên kết giữa hoạt động kinh doanh ở cấp cơ sở với tính độc lập trong thanh quyết toán... Có thể nói rằng, cho tới nay, việc tiến hành cải cách cơ cấu của các công ty vẫn còn chậm chạp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết hiện nay, đặc biệt là việc cải cách trong quản lý. Cho tới nay, việc ra quyết định vẫn theo cách thức từ dưới lên và mang nặng tính chất tập thể, hầu như không có cá nhân nào đứng ra tự chịu trách nhiệm trước một quyết định nào đó. Cải cách trong phương thức quản lý đòi hỏi phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm của người lãnh đạo, người lãnh đạo không được “ẩn mình” trong tập thể để quyết định bất kỳ một vấn đề nào. Ngay cả trong cách thức đánh giá, cách thức tính tiền lương và tiền thù lao đối với những người đứng đầu công ty cũng cần phải được xem xét lại. Chẳng hạn như chuyển từ chế độ hưởng theo thâm niên sang hưởng lương và thù lao theo trách nhiệm, hoặc căn cứ tính lương và thù lao là dựa vào thành tích mà công ty đạt được như thông qua giá trị cổ phiếu hoặc một vài chỉ số trên thị trường chứng khoán... Hiện nay một số công ty tư nhân đã thí điểm thành lập uỷ ban tiền lương bao gồm các thành viên ngoài công ty như mời lãnh đạo của công ty bạn hoặc công ty cạnh tranh để tham gia đánh giá và xem xét mức độ tiền lương mà lãnh đạo công ty được hưởng, công khai hoá các khoản thu nhập của người lãnh đạo. Như vậy, việc cải cách này trong quản lý sẽ góp phần tăng tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Hiện nay, một số công ty lớn đã bắt đầu bán cổ phiếu cho người nước ngoài và công ty nước ngoài. Có thể thấy rằng, số cổ phiếu do người nước ngoài nắm giữ ngày càng tăng, đặc biệt từ năm 1990, khi nền kinh tế Nhật Bản rơi vào, tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Nhật Bản bắt đầu mở rộng cửa đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng tại sao khi bản thân Nhật Bản đang dư thừa vốn trong nước lại mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào? Trước hết, đó là do sức ép từ bên ngoài yêu cầu Nhật Bản không chỉ mở cửa thị trường hàng hoá mà còn phải mở cửa thực sự đối với thị trường vốn. Thứ hai, Chính phủ Nhật Bản nhận thấy rằng, với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá và của công nghệ thông tin, nếu không thay đổi cách thức quản lý theo chiều dọc và cách thức kinh doanh theo kiểu Nhật Bản sang phương thức quản lý mới theo chiều ngang và phương thức kinh doanh linh hoạt theo kiểu phương Tây thì khó có thể vực lại được nền kinh tế đang suy thoái nghiêm trọng hiện nay và khó có thể đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Song song với việc mở cửa thị trường vốn là sự cho phép người nước ngoài được làm giám đốc công ty, một điều chưa từng thấy trong lịch sử phát triển kinh tế của Nhật Bản. Ví dụ, một trong những hãng ô tô hàng đầu của Nhật Bản là Nissan đã bán hơn một nửa cổ phần của mình cho hãng ô tô Reuneu nổi tiếng của Pháp, và Nissan Nhật Bản đã chấp nhận một giám đốc người Pháp quản lý công ty. Phải nói rằng, kể từ khi giám đốc người Pháp này lên làm quản lý thì trong bản thân hãng Nissan đã có nhiều sự thay đổi, hiệu quả sản xuất và kinh doanh của công ty đã tăng lên đáng kể, và bắt đầu lại có lãi kể từ sau khi nền kinh tế bong bóng tan vỡ. Sự thay đổi không chỉ diễn ra trong cung cách quản lý, trong cơ cấu sắp xếp tổ chức mà diễn ra trong cả cung cách làm việc của người làm công ăn lương và của công nhân trong quá trình sản xuất. Nếu trước đây, bất kỳ một sáng kiến nào cũng đều phải mất nhiều thời gian trước khi đi vào sản xuất thử. Nhưng với cách quản lý hiện nay thì bất kỳ sáng kiến cải tiến nào, bất kỳ một ý kiến đóng góp nào đều được ban lãnh đạo nghiên cứu ngay và đưa vào sản xuất thử nghiệm ngay. Thời gian từ khi đề xuất ý kiến hay sáng kiến đến khi tiến hành sản xuất thử và đưa ra thăm dò thị trường đã rút ngắn xuống còn một nửa. Như vậy, tính cạnh tranh của hãng Nissan được nâng cao và nhờ vậy đã dần lấy lại phần thị trường bị mất trước đây.

4. Cải cách về tuyển dụng, thuê mướn


Một vấn đề nổi cộm nữa trong cải cách cơ cấu là việc “tinh giản biên chế”, đơn giản hoá cơ cấu tổ chức (bảng 2). Có thể thấy rằng, trong vòng 3 năm tới, phần lớn các công ty lớn sẽ giảm từ 0% đến 10% số nhân viên của mình ở 2 bộ phận chính của công ty là bộ phận chế tạo, bán hàng và bộ phận quản lý, lập kế hoạch. Nguyên nhân của việc cắt giảm này là do cơ cấu tổ chức truyền thống không còn thích hợp với tình hình kinh doanh hiện nay của công ty nữa. Nếu trước đây, mỗi cá nhân trong công ty chỉ đảm nhận một công việc cụ thể nhất định và hầu như không biết công việc của người khác thì nay với chính sách “tinh giản biên chế” thì một người sẽ phải đảm nhận một vài công việc cùng một lúc. Như vậy, đối với người làm công ăn lương thì để tồn tại được trong công ty nhất thiết phải có năng lực thực sự và năng động. Họ phải thể hiện rõ mục tiêu, thành tích và vai trò của họ trong công việc. Một hệ thống đánh giá khách quan các kết quả công việc của người làm công ăn lương đang được một số công ty xây dựng nhằm phản ánh rõ mức độ thù lao mà họ được hưởng. Hiện nay, để tồn tại buộc mỗi nhân viên trong công ty phải nêu cao “tính cá nhân” của họ trong công việc cùng với tinh thần tự chịu trách nhiệm trong công việc, chứ không chỉ ẩn mình trong tập thể như trước đây. Các công ty tạo điều kiện và cơ hội cho nhân viên của mình tự đào tạo và nâng cao tay nghề để họ có thể tồn tại và cống hiến cho công ty.

Bảng 2. Tình hình thuê mướn của các công ty/doanh nghiệp

2.1. Số nhân viên bình quân của một công ty/doanh nghiệp lớn

(đơn vị: 100 người)




Năm 1995

Năm 1998

Năm 1999

Năm 2000

Ngành chế tạo

3.633

3.329

2.443

2.085

Ngành phi chế tạo

1.695

1.629

1.405

1.383

2.2. Bình quân số nhân viên sẽ tinh giản đối với 1 công ty/doanh nghiệp lớn

(đơn vị: 100 người)




Năm 1995 đến 1998

Năm 1998 đến 1999

Năm 1999 đến 2000

Ngành chế tạo

3.633

3.329

2.443

Ngành phi chế tạo

1.695

1.629

1.405

2.3. Số công ty/doanh nghiệp sẽ tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức nhân viên trong công ty/doanh nghiệp trong 3 năm tới

(% trong tổng số 1270 công ty/doanh nghiệp được điều tra)



Các bộ phận chế tạo và bán hàng

1

2

3

4

5



Các bộ phận quản lý, lập kế hoạch

1

2

3

4

5

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Chú giải:

1. Sẽ giảm trên 10% số nhân viên

2. Sẽ giảm từ 0% đến 10% số nhân viên

3. Không thay đổi

4. Tăng từ 0% đến 5% số nhân viên

5. Tăng trên 5% số nhân viên



Nguồn: Theo Báo cáo điều tra về hoạt động của công ty/doanh nghiệp năm 2001 của Cục Kế hoạch kinh tế.

Bảng 3: Tỷ lệ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm của

các công ty con của Nhật Bản ở khu vực châu Á

theo ngành nghề và thị trường xuất khẩu

Đơn vị: %






Tiêu thụ tại nước sở tại

XK sang Nhật Bản

XK sang các nước thứ 3

Tổng số xuất khẩu

Các ngành công nghiệp

1991

1994


1997

44,9

54,9


45,3

30,5

22,6


19,8

24,6

22,5


34,8

55,1

45,1


54,6

Ngành chế tạo

1991

1994


1997

63,9

66,9


54,7

9,8

10,8


15,8

26,4

22,3


29,5

36,2

33,1


45,3

Hóa học

1991

1994


1997

85,0

86,2


78,5

8,9

9,3


3,8

6,1

4,5


17,7

15,0

13,8


21,5

Đồ điện

1991

1994


1997

51,6

37,3


42,5

16,2

21,0


22,2

32,1

41,7


35,3

48,3

62,7


57,5

Máy xây dựng, vận chuyển

1991

1994


1997

89,7

86,6


74,4

1,9

5,5


5,3

8,3

7,9


20,3

10,2

13,4


25,6

Nguồn: Theo Báo cáo về hoạt động của các công ty nước ngoài của Cục Chính sách công nghiệp Bộ Công thương các năm 1991, 1994, 1997.

Tuy nhiên, việc “tinh giản biên chế”, cơ cấu lại tổ chức công ty không phải là được tiến hành một cách suôn sẻ, không phải ai cũng đồng tình với việc cải cách này, đặc biệt là những người làm công ăn lương ở độ tuổi 50. Trước đây, sau khi trở thành nhân viên của một công ty thì họ có thể yên tâm suốt đời về thu nhập cũng như các khoản phúc lợi khác, họ không cần phải lo lắng cho cuộc sống riêng của mình. Họ cho rằng, hết sức phục sự cho công ty thì ngược lại, công ty sẽ chăm lo và bảo đảm cho cuộc sống của họ. Nhưng hiện nay, điều này không còn được đảm bảo thực hiện như trước nữa. Những người có tuổi nhưng không có đủ trình độ chuyên môn sâu thì cũng sẽ được nghỉ việc mặc dù công ty vẫn đảm bảo ở một mức độ nào đó cuộc sống cho họ. Song điều này ngày càng trở nên khó khăn hơn khi số người có tuổi trong công ty, số người được hưởng lợi từ quỹ phúc lợi của công ty ngày càng tăng trong khi việc kinh doanh của công ty không còn thuận lợi như trước nữa. Chính việc tinh giản biên chế và tái cơ cấu tổ chức của công ty đã gây nên những cú sốc cho nhiều người trung niên. Họ vốn rất tin tưởng vào sự ổn định vốn có nên không có ý định tự đào tạo hay nâng cao tay nghề, đặc biệt là trong thời kỳ khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay. Chính vì vậy mà họ không thể cạnh tranh được với lớp trẻ, những người năng động và giàu sáng tạo, dễ dàng thích nghi với những biến đổi của cuộc sống và thế giới.

Chúng ta biết rằng, thông thường những công ty lớn ở Nhật Bản thường thuê hàng loạt những người mới tốt nghiệp đại học, tạo vị trí việc làm cho những người vừa tốt nghiệp vào mùa xuân hàng năm. Đây là phương pháp tuyển nhân viên chủ yếu của công ty lớn. Những công ty vừa và nhỏ thường thuê những người lao động đã có nghề bởi vì những người đã tốt nghiệp thích cố gắng tìm kiếm việc làm trong những công ty lớn. Tuy nhiên, các công ty cũng đã bắt đầu những cách thuê nhân công đa dạng hơn. Trong những năm gần đây, họ chấp nhận cả những người mới tốt nghiệp và cả những người đã có kinh nghiệm làm việc bởi vì hiện nay họ cần những nhân viên thật sự có kỹ năng cần thiết và những công nhân có khả năng chuyên môn hoá để đáp ứng được sự cạnh tranh khốc liệt và điều hành, giải quyết những hoạt động chuyên môn hoá phức tạp hơn.

Phương pháp thuê nhân công mới bao gồm thuê nhân công cho các vị trí trong suốt cả năm, dựa trên nền tảng cơ sở của nghề nghiệp và bộ phận hoặc theo khu vực và địa điểm làm việc. Một số công ty thuê hai lần trong một năm vào mùa xuân và mùa thu hay vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Điều này cho phép các công ty thuê được các dạng lao động đa dạng hơn. Ví dụ có thể thuê được những người thất bại trong việc tìm kiếm việc làm lần đầu ở kỳ thuê mùa xuân, những người quyết định chuyển vị trí công tác sau một vài năm sang công ty khác, những người tốt nghiệp ở các trường đại học nước ngoài, những người không phải là người Nhật. Việc thuê người dựa vào nghề nghiệp hay bộ phận, khu vực hay địa điểm làm việc đã làm cho lao động được tuyển dụng phù hợp với công việc của họ và giá trị thời gian họ bỏ ra hơn là vì sự ưa thích danh tiếng của công việc hay của công ty.

Trong xu hướng thuê dụng lao động có sự tăng lên tỷ lệ thu hút lao động không chính qui trong các công ty vừa và nhỏ lẫn cả ở các công ty lớn. Tình hình này là dễ hiểu bởi lẽ, trong quá trình cải cách chuyển đổi cơ cấu và phương hướng sản xuất, việc thuê dụng lao động không chính qui (những người làm ngoài giờ) là cần thiết để có thời gian khẳng định tính hiệu quả của cải cách và đây cũng là giải pháp của các công ty cắt giảm những chi phí cố định qua đó có thể gia tăng mức lợi nhuận. Ngoài ra do sự tăng lên nhu cầu và tính đa dạng của thị trường lao động cũng là yếu tố đẩy đến việc sử dụng lao động không chính qui ngày một tăng. Hiện nay, do những sự thay đổi theo chiều hướng cởi mở, tự do của thị trường lao động nên người lao động không bị gò ép vào một doanh nghiệp, ngoài thời gian chính họ muốn được lao động thêm, phát huy năng lực chuyên môn của mình qua đó tăng thu nhập chung cho cá nhân và gia đình. Đây là sự thay đổi khá ấn tượng trên thị trường lao động Nhật trong thời gian gần đây và điều này đã làm phá vỡ tính chất không lưu động theo chiều ngang trên thị trường lao động Nhật trong những thập kỷ trước.

Bảng 4: Mức tăng tỷ lệ sử dụng lao động không chính qui trong các loại qui mô doanh nghiệp

(tỷ lệ % trong tổng số lao động của doanh nghiệp)



Năm

1-29 người

30-39

100-499

Trên 500

1996

2000


30,0

34,7


23,8

28,8


19,5

24,8


14,1

19,1


Nguồn: Ministry of Public Management, Home Affairs, Posts and telecommunications statistics Bureau, Special labor for Survey.

Cùng với gia tăng sử dụng lao động không chính qui là việc thuê dụng lao động tạm thời cũng có sự điều chỉnh. Trước đây lao động tạm thời chủ yếu là lĩnh vực riêng của phụ nữ, thì từ sau năm 1999 với việc ban hành Luật Lao động tạm thời sửa đổi tỷ lệ nam giới trong dạng lao động này tăng lên khá mạnh. Sự điều chỉnh này xuất phát từ áp lực phải giảm chi phí lao động qua đó tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế ngày một gia tăng mạnh mẽ.

Chính do những điều chỉnh hoặc quá trình thuê mướn lao động như trên đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể số lượng lao động trung bình hàng năm trong mỗi qui mô công ty.

Bảng 5. Sự thay đổi số lượng lao động

theo qui mô doanh nghiệp

(Đơn vị 10 nghìn người)

Năm

1-29

30-99

100-499

Trên 500

Tổng cộng

1989

1990


1991

1992


1993

1994


1995

1996


1997

1998


1999

2000


1550

1589


1635

1659


1683

1679


1705

1735


1754

1755


1742

1726


742

771


793

806


823

829


839

860


873

845


843

859


741

776


815

833


840

858


864

889


905

901


890

889


1103

1148


1200

1254


1278

1282


1271

1252


1261

1268


1256

1274


4648

4806


4972

5086


5170

5203


5229

5287


5358

5334


5298

5322


Nguồn: Ministry of Public Management, Home Affairs, Posts and telecommunications statistics Bureau, Special labor for Survey.

Rõ ràng số lao động trong các công ty lớn có từ 500 người trở lên sau khi tăng liên tục từ cuối những năm 80 đã có chiều hướng giảm sút vào các năm 1995-1996. Sự giảm sút này ngoài lý do điều chỉnh thuê dụng lao động trong các công ty như nói trên, nó còn gắn liền với sự giảm sút số lượng công ty lớn, nhất là trong lĩnh vực chế tạo trên thị trương Nhật Bản. Riêng số lao động được sử dụng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có xu hướng tăng lên từ năm 1994, song sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nhu cầu tuyển mới không tăng, khi đó các doanh nghiệp lớn cũng phải cố gắng cầm chừng, họ đã tiến hành cắt giảm các hợp đồng với các doanh nghiệp nhỏ. Điều này dẫn đến tổng số lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng chống lại, thậm chí giảm sút. Đây cũng là điều giải thích cho sự gia tăng mạnh của tỷ lệ thất nghiệp trong những năm gần đây ở Nhật Bản. Trên thị trường lao động nhu cầu tìm việc làm luôn cao hơn cầu về lao động trong các doanh nghiệp.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 1.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương