ĐIỀu chỉnh cơ CẤu kinh tế nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà xuất bản khoa học xã HỘI


CHƯƠNG 4 DỰ BÁO ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ



tải về 1.9 Mb.
trang24/30
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.9 Mb.
#34383
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   30

CHƯƠNG 4

DỰ BÁO ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ

NHẬT BẢN THỜI GIAN TỚI


Hậu quả từ sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng trong thập kỷ 90 ở Nhật Bản khiến nhiều người lo ngại về tương lai của nền kinh tế phát triển vào loại bậc nhất này ở châu Á. Tỷ lệ tăng trưởng GDP suy giảm liên tục kể từ năm 1991, nợ khó đòi tăng nhanh, các ngành kinh tế trụ cột bị ảnh hưởng và suy thoái kinh tế ngày càng hiện rõ. Mặc dù Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra hàng loạt các chương trình cải cách cơ cấu kinh tế nhằm vực dậy nền kinh tế đang bị ốm yếu, song Chính phủ của ông Hashimoto và hiện nay là Thủ tướng Koizumi vẫn chưa tìm ra được phương hướng cải cách tích cực và hiệu quả để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và nâng cao khả năng sản xuất của nền kinh tế. Người ta dự đoán nếu sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Nhật Bản diễn ra một cách triệt để và suôn sẻ, nền kinh tế Nhật Bản sẽ phục hồi và đạt mức tăng trưởng dự báo là 2,8% trong giai đoạn 2001 - 2010 và 2,4% trong giai đoạn 2011 - 2025. Còn nếu điều chỉnh cơ cấu kinh tế vẫn diễn ra trì trệ như hiện nay, nền kinh tế Nhật Bản sẽ rơi vào giai đoạn giảm sút liên tục, với mức tăng trưởng dự báo là 1,3% giai đoạn 2001 - 2010 và 0,6% giai đoạn 2011 -2025. Không biết sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Nhật Bản có thành công hay không, nhưng đây là một tiến trình mang tính tất yếu nhằm duy trì sức mạnh của nền kinh tế trong thế kỷ XXI.

I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NHỮNG NĂM TỚI

1. Nhân tố bên ngoài


a. Sự phát triển của khoa học - công nghệ

Theo dự báo, ở thế kỷ XXI khoa học - công nghệ sẽ có sự phát triển vượt bậc. Trong những năm gần đây, những tiến bộ của khoa học - công nghệ đã tạo ra những lợi ích thiết thực, những phương thức sản xuất hoàn toàn mới mà trước đây loài người chưa hình dung ra được. Trong vòng 30 năm cuối thập kỷ XX, lượng kiến thức mà nhân loại thu thập được về khoa học - công nghệ bằng tổng số thu được trong hai nghìn năm trước đó. Dự báo đến năm 2020, lượng kiến thức về khoa học - công nghệ sẽ tăng gấp 3 - 4 lần so với hiện nay. Những dự báo đều thống nhất cho rằng, trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, 3 ngành công nghệ phát triển nhất sẽ là công nghệ thông tin truyền thông, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu xây dựng.



Bảng 6: Sở hữu cổ phần của các công ty trong tổ hợp Mitsubishi

(% trong tổng số cổ phần phát hành của công ty)




Trong tập đoàn

Ngoài tập đoàn

Năm

Sở hữu cổ phần tương hỗ

Sở hữu cổ phần ổn định (sở hữu chủ là thành viên tổ hợp)

Sở hữu cổ phần tương hỗ

Sở hữu cổ phần ổn định (do ngân hàng và công ty bảo hiểm nắm)

1986

16,2

21,8

10,6

34,4

1987

16,5

21,4

10,9

33,3

1988

16,7

21,4

10,6

31,1

1989

17,0

21,3

11,7

32,2

1990

17,8

22,2

12,1

33,5

1990

17,8

22,3

12,6

34,2

1992

18,3

22,5

12,9

34,9

1993

17,9

22,6

13,2

35,3

1994

18,0

22,4

12,8

34,1

1995

17,8

22,1

12,3

33,3

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 3/2002, tr. 21

Với việc tái thiết lập công ty cổ phần đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chéo các dịch vụ kinh doanh của nhau. Đây là giải pháp rất có ý nghĩa cho tiến trình tái cơ cấu và khôi phục kinh doanh. Thực tế hiện nay các công ty xem việc bán cổ phần sở hữu tương hỗ và ổn định là một hướng để tái thiết công ty.

Bên cạnh nắm chéo các cổ phần, xu hướng sáp nhập cũng có sự gia tăng trong những năm qua, nhất là từ sau khủng hoảng tài chính. Nhiều điều tra phân tích gần đây cho thấy phương cách sáp nhập kiểu up - down khá phổ biến trong các ngành bán dẫn, công nghệ thông tin... Kiểu sáp nhập này cũng đưa đến hình thành những công ty khổng lồ có khả năng cạnh tranh cao.

Kết quả của tiến trình cải cách công ty ở cả khu vực nhà nước và tư nhân ở Nhật Bản trong hơn một thập kỷ qua nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh chưa đạt được hiệu quả cao như mong đợi. Điều này thể hiện ở chỉ số năng suất và lợi nhuận trong các công ty không được cải thiện, thậm chí vẫn có chiều hướng giảm sút. Chính sự kém hiệu suất trong cải cách công ty làm cho tình hình kinh tế càng thêm phức tạp. Nhìn chung trước đây khu vực tư nhân đóng vai trò rất lớn trong gia tăng thu nhập, thì cả thập kỷ vừa qua mức độ đóng góp có chiều hướng giảm. Khu vực kinh tế công cộng cũng không có cải thiện đáng kể và hơn nữa tỷ phần đóng góp quá nhỏ bé. Do vậy, cũng không thể tạo ra sự thay đổi trong sự gia tăng thu nhập nói chung của toàn xã hội.

Ngày nay, sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra Internet. Chính hệ thống này đã loại bỏ các yếu tố mà trước đây con người khó vượt qua được như chi phí sản xuất, không gian và thời gian, và đang mở ra kỷ nguyên mạng thông tin toàn cầu, lấy thị trường toàn cầu làm mục tiêu và động lực phát triển. Công nghệ thông tin đã làm thay đổi phương thức sản xuất, hình thức kinh doanh và đổi mới căn bản môi trường cạnh tranh kinh tế. Trong thế kỷ tới, sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông sẽ còn kéo theo sự phát triển của các kho lưu trữ dữ liệu, thông qua các đĩa siêu cỡ, kho lưu trữ DRAM và hệ thống máy xử lý cực nhỏ. Xa lộ thông tin sẽ phát triển nhanh chóng, có ảnh hưởng cực lớn đến sản xuất và phát triển kinh tế trong tương lai, tác dụng của nó sẽ không thua kém cuộc cách mạng về đường sắt hay điện khí hoá. Xa lộ thông tin cao tốc tới hàng loạt các kỹ thuật mới và cao cấp như kỹ thuật vi điện tử, kỹ thuật cáp quang, kỹ thuật sinh vật, kỹ thuật không gian, kỹ thuật công trình biển... sẽ trở thành nhân tố có tính chất quyết định, thúc đẩy tiến trình hiện đại hoá kinh tế của các nước trong vài thập kỷ tới.

Công nghệ sinh học ngày nay cũng đã tạo ra các khả năng nhận biết và chuyển dịch giữa các loại vật liệu và các loài sinh vật. Do đó nó đã phá vỡ giới hạn tự nhiên, tạo ra những cơ thể mới, tạo ra mối liên kết mới giữa các nhà sản xuất và những người nông dân ở các quốc gia giàu tài nguyên, và mối liên hệ giữa ngành công nghiệp với các ngành công nghiệp như hoá dược, chế biến thực phẩm. Sang thế kỷ XXI, các công nghệ sinh học bao gồm cả công nghệ gen, công nghệ chế tạo men, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ sinh hoá, cũng sẽ có sự phát triển mạnh mẽ. Công nghệ vật liệu mới sẽ sản sinh ra một thời đại mới. Trong thế kỷ tới, sự phát triển với tốc độ cao của ngành vũ trụ đòi hỏi những hợp chất chịu được nhiệt độ lớn, những hợp chất vỏ bọc nhẹ, những vật liệu kết cấu phi cacbon chống nhiệt cao. Vật liệu composit, hợp kim nhẹ, vật liệu gốm và vật liệu siêu dẫn sẽ là những vật liệu chủ yếu của thế kỷ tới.

Nhìn chung, giới nghiên cứu đều nhìn nhận được sự phát triển và vai trò quan trọng của khoa học - công nghệ trong thế kỷ XXI. Đó là thế kỷ có những máy vi tính siêu nhỏ đa chức năng, giờ làm việc được rút ngắn rất nhiều, và những kỹ thuật hiện đại sẽ giúp con người sống thoải mái hơn, an toàn hơn và tiện nghi hơn. Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học - công nghệ chắc chắn sẽ làm biến đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế của mỗi nền kinh tế. Trong những năm qua, mặc dù Nhật Bản đã có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển khoa học - công nghệ, khoảng cách công nghệ giữa Nhật Bản và các nước Âu, Mỹ đã thu hẹp rõ rệt thậm chí Nhật Bản còn vượt trước các nước này trong một số lĩnh vực quan trọng, nhưng khoảng cách đó chưa phải đã hết, đặc biệt trong những lĩnh vực công nghệ cao cấp. Điều đó đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến địa vị và sức cạnh tranh của hàng Nhật trên thị trường thế giới. Trong xu thế phát triển của khoa học - công nghệ như hiện nay, buộc Nhật Bản phải đẩy mạnh sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và có những chính sách phát triển công nghệ thích hợp để nâng cao sức mạnh của nền kinh tế, duy trì địa vị thống trị ở châu Á và trên thị trường thế giới.

b. Sự gia tăng của xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá

Thế kỷ XXI sẽ mang lại cho sự phát triển kinh tế thế giới những cục diện mới và những hình thức liên kết kinh tế mới. Nền kinh tế toàn cầu hoá sẽ mở rộng và đan xen với nền kinh tế khu vực hoá. Sự phát triển của khoa học - công nghệ sẽ có ảnh hưởng lớn đến xu thế này. Mỗi sự kiện kinh tế nảy sinh ở một nước hoặc một khu vực nào đó trên thế giới sẽ có ảnh hưởng ngay lập tức đến toàn thế giới. Toàn cầu hoá sẽ có sự đóng góp của các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức kinh tế tài chính khu vực toàn cầu, vai trò của chính phủ trong điều chỉnh kinh tế của từng nước. Đồng thời với sự phát triển toàn cầu hoá kinh tế thế giới, ưu thế khu vực hoá cũng tăng lên rất nhanh. Các tổ chức kinh tế mang tính khu vực sẽ không ngừng xuất hiện và trở thành "thành luỹ" của nền kinh tế thế giới. Sự phát triển kinh tế của các nước lớn không thể làm tan rã sự phát triển của khu vực hoá, mà trái lại nó tạo điều kiện cho xu thế khu vực hoá ngày càng gia tăng.

Sự gia tăng của xu thế toàn cầu hóa và khu vực hoá trong thời gian tới sẽ tác động trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nhật Bản, cụ thể là:

Thứ nhất, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích ứng sẽ giúp Nhật Bản tận dụng được những cơ hội thuận lợi của xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá. Ngày nay, sức hấp dẫn của hàng Nhật Bản đang chuyển dần về một số nước như NIEs, ASEAN khi Nhật Bản vẫn đi sau Mỹ và các nước Tây Âu trong một số sản phẩm công nghệ mới. Toàn cầu hoá cũng có nghĩa là thúc đẩy mạnh hơn tiến trình tự do hoá thương mại, đầu tư và chuyển dịch lao động tạo cho Nhật Bản những cơ hội tận dụng tốt hơn các nguồn lực bên ngoài để phát huy khai thác tốt hơn nguồn lực bên trong cho tăng trưởng. Vì vậy, để giữ vững được vị thế đã có trên các thị trường khu vực và quốc tế và để mở rộng ra các thị trường bên ngoài khác, Nhật Bản phải có sự đầu tư thích hợp cho khoa học - công nghệ, nhằm duy trì vị trí cạnh tranh của sản phẩm và đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.

Thứ hai, toàn cầu hoá và khu vực hoá mang đặc trưng là quá trình vừa thúc đẩy sự gia tăng hợp tác song cũng mở rộng thêm phạm vi cạnh tranh. Thông qua toàn cầu hoá, nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẽ có điều kiện xâm nhập vào nền kinh tế Nhật Bản và các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm thị trường đầu tư và buôn bán ở bên ngoài. Điều này buộc các doanh nghiệp Nhật Bản phải thay đổi phương thức kinh doanh sao cho hiệu quả và hợp lý hơn và buộc người dân Nhật Bản phải có sự thay đổi nếp sống truyền thống để thích ứng hơn với tình hình mới.

Thứ ba, toàn cầu hoá sẽ tạo ra nguồn vốn đầu tư nước ngoài khá lớn đổ vào nền kinh tế trong nước. Như vậy mô hình kinh tế Nhật Bản cần phải có sự điều chỉnh theo xu hướng mở cửa nền kinh tế trong nước hơn nữa, phá bỏ những hạn chế, rào cản đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài. Nhật Bản cần phải có sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế bên trong, đặc biệt ở những khu vực còn được bảo hộ cao như nông nghiệp hay ở những vùng kinh tế chưa được chú trọng phát triển... để tận dụng những lợi thế do toàn cầu hoá mang lại trong những thập kỷ tới.

Thứ tư, toàn cầu hoá và khu vực hoá tuy mang lại cho Nhật Bản nhiều điều kiện có lợi hơn nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, nhưng cũng đặt ra cho Nhật Bản không ít những thách thức và trở ngại do chính sách dựa quá nhiều vào việc nhập khẩu kỹ thuật nước ngoài. Trong môi trường kinh tế cạnh tranh quyết liệt, muốn trở thành một nước lớn trong khu vực và trên thế giới, Nhật Bản phải chú trọng phát triển nền kinh tế bên trong để giải quyết tình trạng kinh tế "bong bóng", tạo nên những tiến bộ công nghệ mang tính đột phá của riêng mình để khắc phục những hạn chế tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn và nhập khẩu công nghệ đem lại.

c. Xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản trong vài thập kỷ tới sẽ chịu nhiều tác động từ chính sự phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo nhiều dự đoán kinh tế thế giới, trong những năm tới tăng trưởng sẽ không cao như những năm trước đây đã nhiều nền kinh tế đã bước vào giai đoạn chín muồi và đang phải thực hiện cải cách điều chỉnh sang các lĩnh vực mới. Trong giai đoạn quá độ này khó có thể tạo ra những bước nhảy vọt về tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới.

Trong xu thế chung của nền kinh tế thế giới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn sẽ là khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới cùng cạnh tranh với các khu vực kinh tế khác trên thế giới, đặc biệt là khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ và thị trường thống nhất châu Âu. Theo đà phục hồi của nhiều nước châu Á sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997 và sự lớn mạnh dần lên của Trung Quốc, sang thế kỷ XXI nền kinh tế thế giới sẽ chuyển sang vành đai kinh tế châu Á - Thái Bình Dương bởi các lý do chủ yếu là: khu vực này có thể mở ra một thị trường rộng lớn, có các loại mô hình phát triển khác nhau, có tiềm năng kinh tế cực lớn, chiếm tới hơn 50% dân số của thế giới và 45% GDP, có nhiều nguồn năng lượng lớn như dầu mỏ, khí đốt... và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Xu thế này có tác động tích cực đến sự cải cách kinh tế của Nhật Bản giúp Nhật Bản, khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài. Sự tăng trưởng của kinh tế thế giới và sự nổi lên của khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho Nhật Bản đi lên, đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn hơn đối với kinh tế Nhật Bản, đòi hỏi Nhật Bản phải có những cố gắng trong cải cách phát triển.


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 1.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương