ĐIỀu chỉnh cơ CẤu kinh tế nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà xuất bản khoa học xã HỘI



tải về 1.9 Mb.
trang27/30
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.9 Mb.
#34383
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

2. Xu hướng điều chỉnh cơ cấu vùng


Ở Nhật Bản có tới 26 trung tâm công nghệ được thành lập trên khắp đất nước. Các trung tâm này là nền tảng công nghệ địa phương, nó tạo ra sự phát triển mạnh mẽ kinh tế của các vùng ven biển Thái Bình Dương do tận dụng được nhiều lợi thế từ chính sách phát triển kinh tế hướng ngoại của chính phủ. Tuy nhiên, cho đến cuối thế kỷ XX, phát triển kinh tế vùng ven Thái Bình Dương tỏ ra kém hiệu quả: Các thành phố ven biển ních đầy các nhà máy, xí nghiệp, từ các tập đoàn công ty lớn cho đến các xí nghiệp nhỏ, dân cư tăng lên nhanh chóng, các dịch vụ bị tắc nghẽn, ô nhiễm môi trường, giá đất tăng cao, chi phí lao động tăng và nền kinh tế bong bóng xuất hiện. Rất nhiều công ty đã chuyển dịch vụ hoạt động sản xuất của mình về các vùng nông thôn, tuy nhiên do chính sách của chính phủ thiếu đồng nhất, sự chuyển dịch này chỉ mang tính sản xuất tự túc, khép kín, chưa thúc đẩy mạnh được kinh tế các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa phát triển.

Trong những năm tới đây, mục tiêu điều chỉnh phát triển vùng kinh tế ở Nhật Bản được chính phủ xác định trong Kế hoạch Phát triển tổng thể Quốc gia lần thứ 5 (1998 - 2015) là: bảo đảm phát huy tính đặc thù của từng vùng, tạo ra sự phát triển đa dạng, hài hòa của cả nền kinh tế với môi trường thiên nhiên, đẩy mạnh mở cửa hội nhập quốc tế. Nhằm đảm bảo mục tiêu trên, phát triển vùng trong 15 năm tới sẽ được triển khai theo những định hướng chính sau:



a. Hình thành những vùng dân cư có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng

Việc hình thành cộng đồng dân cư gắn liền với những điều kiện tự nhiên phong phú là một trong những vấn đề hàng đầu của việc hình thành lối sống mới thế kỷ XXI. Những vùng này bao gồm thị trấn vừa và nhỏ, những làng xã nông thôn ở những vùng núi và cao nguyên. Sự hợp tác hơn nữa trong và giữa các vùng sẽ cho phép các vùng này phát triển như là những vùng dân cư tự chủ với môi trường sống tự nhiên phong phú trong đó có mọi người sống cuộc sống thôn quê đầy đủ tiện nghi và với hệ thống dịch vụ đô thị thuận tiện.

Các vùng dân cư trên đây với những thị trấn vừa và nhỏ có chức năng như là những trung tâm và được bao quanh bởi các làng xã. Các thị trấn này sẽ cung cấp cho các làng xã xung quanh các dịch vụ y tế và thuốc thang, các cơ sở vật chất cho giáo dục và văn hoá và các dịch vụ đô thị khác bao gồm cả các dịch vụ đối với người tiêu dùng cũng như tạo các việc làm cho cư dân. Việc nâng cao chất lượng sống và việc làm trong các vùng dân cư này được đảm bảo bởi các biện pháp như: hình thành hệ thống công nghiệp mới dựa vào các ngành nông nghiệp, rừng và hải sản và việc sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực tự nhiên trong vùng.

Việc phát triển những ngành công nghiệp mới sẽ không phụ thuộc vào vị trí địa lý nhờ có việc sử dụng công nghệ thông tin hiện đại và nâng cao điều kiện sống và cơ sở hạ tầng trong vùng cũng như việc bảo vệ và quản lý môi trường tự nhiên ở các vùng thưa dân, ven biển và vùng núi.

Bên cạnh các giải pháp trên, việc tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin liên lạc và giao thông vận tải nhằm tăng cường sự hợp tác, trao đổi giữa các vùng này với các thành phố lớn được chú trọng. Thông qua sự giao lưu, hợp tác trên các vùng này có thể đem lại cho cư dân các dịch vụ văn hoá và y tế hiện đại của thành phố, tạo cho mọi người thích nghi với lối sống "đa nơi" ("multi - habitation" lifestyle) và lựa chọn cách thức "làm việc từ xa" (teleworking). Tập trung xây dựng các vùng không chỉ phát triển về kinh tế mà còn thành những vùng thắng cảnh quốc tế.

b. Cải tạo vùng đô thị

Vùng đô thị đã phát sinh hàng loạt vấn đề do sự quá tải về dân số và sự tập trung quá mức các chức năng hoạt động, đặc biệt là của các thành phố lớn. Các đô thị này sẽ được cải tạo thành nơi con người có thể sống đầy đủ và hoàn toàn tiện nghi, nơi mà mọi phương diện, nỗ lực của mọi người đều được đảm bảo và phát triển. Đồng thời các đô thị này cũng sẽ đóng góp một phần hết sức đáng kể vào sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.

Để có thể cải tạo đô thị thành những đô thị hiện đại, sẽ tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến sự lãng phí thời gian lớn trên đường đi làm, nạn ùn tắc giao thông, tái quy hoạch và sử dụng một cách triệt để những nơi có nhà cũ chật chội, hình thành những trung tâm cứu trợ thiên tai, cải tạo những khu đô thị, chú trọng đến môi trường tự nhiên ở những vùng đô thị. Đồng thời phân cấp một số chức năng nhất định của các khu trung tâm cho những nơi khác trong vùng. Sử dụng một cách có hiệu quả những khu đất đai còn ít sử dụng.

Mặt khác, để đáp ứng được những thay đổi trong nhu cầu xã hội và những chuyển biến trong phân công lao động quốc tế, sẽ tập trung củng cố và phát triển hơn nữa những công nghệ hiện đại và những kỹ năng lao động tiên tiến được tích luỹ từ các hoạt động của các khu công nghiệp, phát huy những lợi thế của các cơ sở vật chất ở các đô thị, thúc đẩy sự hình thành các doanh nghiệp và các hình thức sản xuất kinh doanh mới ở các vùng này.

Đồng thời với việc đổi mới, hoàn thiện các chức năng hoạt động của các đô thị và nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành công nghiệp, hình thành các "vùng thành phố trọng điểm" trong toàn nước Nhật như là các trung tâm với các chức năng đô thị hiện đại và như là các khu vực giao lưu quốc tế thuận tiện.

"Vùng thành phố trọng điểm" trên bao gồm vùng 3 đô thị lớn, các thành phố trục (hub cities) hoạt động như là các trung tâm cấp tỉnh và các thành phố trục cấp huyện, phủ (prefectual hub cities). Các thành phố trọng điểm này sẽ được phân định vai trò và các chức năng hoạt động, tiến hành hợp tác đa phương để giảm tải cho các vùng đô thị và đóng góp vào việc cải tạo các vùng đô thị này.



c. Hình thành các hành lang hợp tác vùng

Các thành phố hoặc khu tự trị (municipality) với những đặc thù riêng sẽ tiến hành hợp tác trên phạm vi rộng vượt ra khỏi ranh giới hành chính tỉnh thành, hình thành nên những liên vùng năng động và tự chủ. "Các hành lang hợp tác vùng" này sẽ được hình thành trên toàn nước Nhật.

Trong các hành lang hợp tác vùng, mỗi thành phố (khu) tự trị sẽ phân bổ các nguồn tài nguyên và phát huy những lợi thế của mình trên phạm vi rộng, vai trò vị thế của từng vùng cũng được phân định trong quá trình hợp tác giữa các vùng.

Cơ sở hạ tầng về giao thông, thông tin liên lạc trong hành lang hợp tác vùng sẽ được hình thành trên cơ sở trao đổi hợp tác nguồn nhân lực, thông tin và nguyên vật liệu. Các hoạt động văn hoá, công nghiệp và các hoạt động khác được mở ra trên một diện rộng và vượt khỏi phạm vi của cuộc sống thường ngày, đem lại cho mọi người sự thuận tiện hơn trong cuộc sống của họ. Sự hợp tác liên vùng sẽ thúc đẩy sự phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả các cơ sở vật chất trong các vùng, các hoạt động du lịch, những ngành công nghiệp mới cũng được khuyến khích phát triển, các cộng đồng dân cư theo vùng sẽ được hình thành. Hành lang hợp tác vùng sẽ tạo nên những địa bàn trong đó mỗi vùng với những khác biệt về văn hoá và lịch sử có thể hợp tác và định hướng sự hợp tác đó trên cơ sở phát huy lợi thế và bản sắc của vùng, tạo ra sự phát triển vùng một cách độc lập và năng động.



d. Hình thành khu vực hợp tác quốc tế trên quy mô lớn

- Sự hình thành khu vực hợp tác quốc tế trên quy mô lớn trong nhiều vùng của nước Nhật cho phép các vùng này có thể tồn tại được từ cạnh tranh vùng và thúc đẩy sự hợp tác liên vùng vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Những khu vực tay sẽ hoạt động độc lập với các thành phố như Tokyo và hình thành quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế gắn liền với việc phát huy quyền tự chủ của các khu vực đó.

Khu vực hợp tác quốc tế trên quy mô lớn sẽ có cơ sở hạ tầng tầm cỡ quốc tế. Với những đặc trưng nhất định về địa lý, về hiện trạng kinh tế xã hội, khu vực này sẽ lớn hơn một chút so với các khối vùng (regional blocks) và sẽ hình thành xung quanh các khu vực thành phố trọng điểm dựa trên hợp tác liên vùng.

Trong những khu vực này, một số lượng lớn các cơ sở vật chất sẽ được hình thành và sử dụng vào các hoạt động hợp tác quốc tế, đặc biệt là những cơ sở hạ tầng về giao thông như: sân bay, bến cảng thuận tiện cho việc thông thương với các nước vùng châu Á - Thái Bình Dương cũng như các cơ sở hạ tầng về thông tin liên lạc. Hơn nữa, mọi người cũng được khuyến khích phát triển các khả năng cần thiết cho giao lưu, hợp tác quốc tế. Kết quả là, ngày càng có nhiều mối quan hệ hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, khoa học, văn hoá, thể thao và du lịch. Thông qua các hoạt động hợp tác trên, mỗi vùng sẽ phát triển trong môi trường sống và làm việc có tính quốc tế và có sức hấp dẫn mà người dân ở đây có thể tự hào.

Sự hình thành khu vực hợp tác quy mô lớn sẽ thúc đẩy sự hình thành một cơ cấu kinh tế vùng năng động mới của Nhật Bản và sẽ là cơ sở cho việc tạo dựng một quốc gia mở đối với quốc tế thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế.

Các chiến lược như đã trình bày trên sẽ thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu cơ bản của Kế hoạch Phát triển tổng thể - những định hướng lớn cho thế kỷ XXI. Việc hình thành các vùng dân cư phong phú về điều kiện tự nhiên sẽ thúc đẩy các mối liên kết vùng ngoài những vùng đô thị bao gồm cả ở khu vực Thái Bình Dương, đảm bảo tính độc lập, tự chủ của vùng, tăng cường đóng góp đối với việc bảo tồn thiên nhiên. Kết quả là những vùng có sức hấp dẫn mà người dân có thể tự hào được hình thành trên khắp đất nước và cơ cấu vùng tối ưu về các mặt kinh tế - xã hội sẽ được hình thành.

Mặt khác, cuộc cải cách các vùng đô thị sẽ tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến sự quá tải dân số ở những vùng này, bao gồm cả ở Tokyo. Một môi trường sống đầy đủ tiện nghi sẽ được đảm bảo bởi các dịch vụ đô thị hiện đại nhất. Cơ cấu công nghiệp sẽ được thay đổi và vùng vành đai Thái Bình Dương và những vùng phụ cận sẽ phát triển thành vùng trục quốc gia phía Tây Nhật Bản. Việc hình thành vùng các thành phố trọng điểm sẽ góp phần biến đổi cơ cấu giữa các thành phố theo kiểu kim tự tháp với đỉnh chóp là thành Phố Tokyo thành cơ cấu mạng phẳng giữa các thành phố lớn, nhỏ và các thị trấn.

Việc tạo ra các hành lang hợp tác vùng sẽ làm tăng thêm sức sống cho các cộng đồng dân cư trong các vùng. Hành lang hợp tác đa phương vùng sẽ tạo thành bốn vùng trục quốc gia.

Hơn nữa, việc tạo ra các khu vực hợp tác quốc tế trên toàn nước Nhật sẽ làm tăng một cách đáng kể các cơ hội giao lưu có tính toàn cầu. Kết quả là mọi miền của nước Nhật cũng sẽ được mở cửa ra với thế giới và các vùng trục quốc gia cũng thể hiện được những đặc tính quốc tế hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.

Các định hướng phát triển chung trên sẽ được vận dụng cụ thể hoá vào các vùng kinh tế. Trong những năm tới đây Nhật Bản chú trọng vào phát triển hình thành 10 vùng kinh tế như sau: Hokkaido, Tohoku; Kanto, Chuba, Hokuriku, Kinki, Chugoku, Shikoku, Kyushu và Okinawa*.

Nhìn chung, các vùng kinh tế trọng điểm trên đều đã đạt đến trình độ công nghiệp hoá, là những vùng tập trung nhiều các đô thị - thành phố hiện đại, có cơ sở hạ tầng đạt chất lượng cao, các trung tâm công nghiệp và các nhà máy, xí nghiệp đủ mọi quy mô kích cỡ. Mỗi khu vực đều chứa đựng một số ngành kinh tế quan trọng. Chẳng hạn vùng Hokkaido là vùng tích trữ chiến lược nguồn tài nguyên sẵn có và nguồn nguyên nhiên liệu nhập khẩu; vùng Kanto là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp hiện đại nhất như hàng không, vũ trụ, điện tử, ô tô, chế tạo máy chính xác...; vùng Chugoku tập trung nhiều các trung tâm nghiên cứu chất lượng cao, các ngành kinh tế tri thức. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự chuyển dịch cơ cấu sẽ diễn ra như thế nào khi tất cả các khu vực trên đều tập trung dày đặc các nhà máy công nghiệp với trình độ phát triển công nghệ đa dạng? Chính sách dịch chuyển cơ cấu vùng của chính phủ có mối liên hệ mật thiết với chiến lược hướng vào phát triển kinh tế bên trong để khắc phục tình trạng "rỗng tuột" của nền kinh tế trong thập kỷ 90. Vấn đề nòng cốt là phải phát triển công nghệ địa phương thay vì việc nhập khẩu công nghệ và việc các công ty Nhật Bản đổ xô ra tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài. Trong tương lai, Tokyo và một số khu vực phụ cận sẽ phát triển theo mô hình giàu - sạch - đẹp - văn hoá đặc sắc - hài hoà với thiên nhiên. Kế hoạch phát triển kinh tế vùng sẽ thúc đẩy mạnh chuyển hướng từ phát triển đơn cực sang phát triển đa cực, từ phát triển theo chiều dọc chuyển sang phát triển theo chiều ngang và chiều sâu. Chính phủ đã phân theo từng trình độ phát triển của khu vực để đề ra những chính sách phát triển hợp lý. Nhìn chung, sự phân loại này là theo thứ tự như sau: (1) Khu vực đã công nghiệp hoá; (2) Khu vực vành đai Thái Bình Dương; (3) Khu vực đang phát triển; (4) Các khu vực khác. Ở khu vực (1) và (2), các thành phố hiện đại sẽ tiếp tục là nơi tiếp nhận các thế hệ công nghệ cao, phát triển mạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn, ủng hộ việc dịch chuyển các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ trung bình thấp và gây ô nhiễm về các tỉnh, và hiện đại hoá, các cơ sở công nghiệp hiện có. Các thành phố công nghiệp này sẽ tiếp tục trở thành hạt nhân cho sự phát triển của các khu vực khác. Chính phủ cũng có dự tính phát triển các dự án trẻ hoá khu đô thị thế kỷ XXI với mục đích xây dựng những khu đô thị với những khả năng tái sử dụng các chất thải tổng hợp đã qua xử lý, xây dựng các khu đô thị có cấu trúc an toàn chống chọi được với thiên tai, xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông quốc tế để giải quyết tắc nghẽn giao thông, xây dựng các công viên vành đai và các tuyến đường thông thoáng, áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin để cải tạo các trung tâm đô thị và các khu nhà ở đã cũ nát. Dự án phát triển này sẽ tạo cho các khu vực công nghiệp, các khu vực đô thị và thành phố lớn của Nhật Bản một sự phát triển năng động, hiệu quả, công suất và không ô nhiễm.

Ở khu vực (3) và (4), chính phủ đang có kế hoạch nâng cao tính độc lập của các địa phương trong việc tìm kiếm công nghệ để chấn hưng nền kinh tế địa phương. Đây là khu vực chưa có sự phát triển kinh tế hưng thịnh, đồng bộ, các vùng nông thôn, các vùng sâu vùng xa. Trong dự án nghiên cứu về các hệ thống cấp tỉnh đang được tiến hành ở Nhật Bản, trách nhiệm phát triển kinh tế đã được phân định rõ cho các địa phương dưới sự hỗ trợ chính sách từ phía chính phủ. Để có thể cạnh tranh có hiệu quả và khai thác các lợi thế đặc thù, hai khu vực kinh tế này cần hướng tới cải tạo và nâng cấp các khu đô thị - công nghiệp hiện có, xây dựng mới các ngành chế biến nông - lâm - thuỷ sản, hình thành cơ sở hạ tầng hiện đại để kết nối với các trung tâm công nghiệp và thành phố của khu vực (1) và (2), tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Mỗi khu vực sẽ có ngành công nghiệp mũi nhọn khác nhau, tạo động lực cho phát triển kinh tế vùng. Tokyo vẫn là cơ sở công nghệ chủ đạo để tạo nên hiệu ứng phát triển số nhân ra các vùng nông thôn và các vùng sâu vùng xa. Các biện pháp trên nhằm phá vỡ quy trình sản xuất tự túc, khép kín, quy mô nhỏ ở các vùng đang phát triển và chưa phát triển, thu hụt sự chuyển dịch công nghệ cơ bản nổi bật từ các thành phố Nhật Bản; góp phần tạo ra nền tảng công nghệ địa phương và đảm bảo sự cân đối trong cơ cấu công nghệ trên toàn quốc. Chính phủ cũng cần chấp nhận sự phát triển kinh tế vùng có sự tham gia của các công ty từ các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông Á, nhằm tạo nên hiệu quả toàn diện cho nền kinh tế chứ không nên phát triển theo hệ thống khép kín chỉ giới hạn cho các ngành và các công ty trong nước.

Xu thế điều chỉnh phát triển kinh tế vùng trong tương lai cho thấy Nhật Bản sẽ là một quốc gia có sự phát triển vùng cân đối, hợp lý và hiện đại. Vấn đề chính đáng được lưu tâm là làm thế nào để hình thành một mạng lưới giữa các khu vực ở xa và làm thế nào để hấp dẫn các năng lực công nghiệp của Tokyo và một số thành phố hiện đại về các vùng nông thôn. Những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ tin học và viễn thông có thể sẽ đem lại hiệu quả cho sự liên kết kinh tế vùng, phá bỏ những chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng và tạo nên một mạng lưới công nghiệp hiện đại đa dạng hơn ở nước Nhật.

Để quá trình chuyển dịch phát triển vùng theo đúng định hướng, chính phủ Nhật đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ phát triển tổng thể vùng trong 15 năm tới cụ thể như sau:

- Trợ cấp quốc gia

+ Trợ cấp khuyến khích tái phân vùng trong công nghiệp:

Đối với những dự án đầu tư liên quan đến tái phân bổ lại các nhà máy, xí nghiệp và các phương tiện sản xuất trong những vùng thu hút đầu tư công nghiệp, các trợ cấp được METI tiến hành đối với cả các công ty tư nhân và đối với cả các tổ chức công thuộc địa phương. Với mức tối đa là 200 triệu yên, các khoản trợ cấp này đã tạo điều kiện khả thi cho việc lắp đặt các phương tiện đặc biệt như các phương tiện phúc lợi hay môi trường. Mức trợ cấp tùy thuộc vào diện tích sàn nhà máy được xây mới hoặc nâng cấp mở rộng.



+ Trợ cấp lao động theo vùng:

Tỷ lệ trợ cấp lương do Bộ Lao động đảm bảo đối với các công ty tạo được cơ hội làm việc mới thông qua việc xây dựng và mở rộng các cơ sở sản xuất trong vùng đặc biệt ít có cơ hội việc làm. Trợ cấp cũng nhằm bù đắp chi phí lương và chi phí đầu tư hiện tại đối với các doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, tỷ lệ trợ cấp lương chiếm 1/4 trong năm thứ nhất, 1/6 trong năm thứ hai, 1/8 trong năm thứ 3. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỷ lệ bù đắp trên là 1/3, 1/4, và 1/6. Trợ cấp đầu tư được tính dựa trên ma trận với hai biến số lao động mới và tổng số đầu tư. Tỷ lệ trợ cấp lớn nhất là 10% chi phí đầu tư đến mức trần là 5 triệu yên cho việc tạo việc làm cho 20 nhân công và mức đầu tư thấp nhất là 50 triệu yên.

- Các chương trình cho vay

Công ty phát triển vùng Nhật Bản đã tiến hành cho vay ngắn hạn với quy mô từ 50 đến 80% chi phí cho các doanh nghiệp sắp xếp, phân bổ lại các nhà máy văn phòng và các phòng thí nghiệm trong các vùng cần thu hút đầu tư (công nghiệp). Cho vay trung hạn tự 5 – 10 năm với khả năng hoàn trả nợ đã hỗ trợ cho các dự án phát triển ở các vùng mỏ than và các vùng khác có triển vọng điều chỉnh cơ cấu vùng lãnh thổ. Cho vay dài hạn trong vòng 15 – 25 năm do Ngân hàng Phát triển Nhật Bản và Công ty Tài chính Phát triển Tohoku – Hokkaido (NEF) thực hiện đã đảm bảo 40 – 70% chi phí đầu tư cho các doanh nghiệp có sự tái phân bổ theo vùng lãnh thổ các chi nhánh, nhà máy của họ. Ban đầu các trường hợp cho vay của NEF là khuyến khích những ngành công nghiệp vùng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng trong những năm sau đó là hướng đến khuyến khích những ngành sử dụng những công nghệ mới và khuyến khích những chiến lược quan trọng đối với sự phát triển vùng. Các chính quyền địa phương cũng đã tiến hành một loạt các chương trình cho vay đối với việc mua (lại) đất, khai khẩn và phát triển đất đai, vốn đầu tư cho nhà máy và các thiết bị máy móc, quỹ kinh doanh,... tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, số nhân công được bổ sung và tổng mức đầu tư.

­- Hệ thống đòn bẩy về thuế

Có nhiều loại hình thuế đã được áp dụng trong những năm 1990 trở lại đây nhằm khuyến khích tái phân bổ tăng cường sử dụng đất đai hiệu quả hơn, đặc biệt là:



+ Các biện pháp thuế tái phân bổ (từ vùng Tokyo đến những vùng quy hoạch khác): các biện pháp đổi mới; thay thế tài sản (tỷ lệ giảm đáng kể 80% so với mức giảm các năm trước cao nhất là 36%), các biện pháp bù đắp sự giảm sút thu nhập.

+ Các biện pháp thuế khuyến khích lựa chọn địa điểm mới khấu hao đặc biệt (nhà xưởng 12% miễn trừ thuế sử dụng đất với đất trong quy hoạch, miễn trừ thuế mua lại bất động sản.

+ Các biện pháp tài chính khác của các cơ quan quản lý vùng: tài trợ cho các phương tiện cơ bản (core facilities) (Ngân hàng Phát triển Nhật Bản, Công ty phát triển Hokkaido Tohoku); cấp vốn không lãi suất NTT, cấp vốn hỗ trợ tái phân bổ lại, hỗ trợ tài chính nâng cấp các ngành công nghiệp (do các công ty tài chính doanh nghiệp nhỏ).

Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 1.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương