ĐIỀu chỉnh cơ CẤu kinh tế nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà xuất bản khoa học xã HỘI


CHƯƠNG I ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU NGÀNH



tải về 1.9 Mb.
trang2/30
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.9 Mb.
#34383
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

CHƯƠNG I

ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU NGÀNH



I. CƠ CẤU NGÀNH VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU NGÀNH Ở NHẬT BẢN HIỆN NAY

1. Cơ cấu ngành và các giai đoạn điều chỉnh cơ cấu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay


Khi xem xét cơ cấu ngành của một nền kinh tế, người ta có thể chia nền kinh tế thành 3 khu vực lớn là: Khu vực I bao gồm các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng; Khu vực II bao gồm toàn bộ các ngành công nghiệp chế tạo; và Khu vực III bao gồm các ngành dịch vụ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... Hiện nay, cũng có ý kiến cho rằng với sự ra đời và phát triển của “kinh tế tri thức”, một khu vực lớn mới của nền kinh tế đã được hình thành và người ta gọi đó là Khu vực IV bao gồm các ngành thông tin, ngành sản xuất tri thức và ngành sản xuất lý luận... Tuy nhiên, cách chia này vẫn chưa được áp dụng một cách phổ biến. Để cụ thể hoá hơn nữa, tuỳ theo mức độ và phạm vi nghiên cứu, người ta còn chia nền kinh tế thành các khu vực nhỏ hơn có thể chi tiết tới từng nhánh nhỏ của các ngành kinh tế. Ví dụ, ngành công nghiệp chế tạo có thể được chia thành các phân ngành như: cơ khí, chế tạo máy, hoá chất, thiết bị vận tải...; Hay chỉ riêng trong ngành chế tạo máy, cũng có thể chia thành các ngành như máy phát lực, máy quyền lực, máy công tác... Vì thế, để nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế Nhật Bản, trước hết chúng ta hãy xem nền kinh tế này bao gồm những ngành gì và chúng được phân nhóm như thế nào.

Theo thống kê kinh tế của Nhật Bản, các ngành của nền kinh tế Nhật Bản có thể được chia thành 3, 13, 32, thậm chí 98 hoặc nhiều hơn nữa các khu vực hoặc ngành sản xuất cụ thể. Tuy nhiên, trong công trình này chúng tôi sẽ chỉ tập trung nghiên cứu sự chuyển dịch của cơ cấu ngành của nền kinh tế Nhật Bản ở cấp vĩ mô dựa trên cơ sở các số liệu thống kê về các khu vực lớn của nền kinh tế. Bảng 1 phác họa một bức tranh tổng thể về cơ cấu các ngành của nền kinh tế Nhật Bản được phân nhóm theo 3 khu vực, 13 khu vực, và 32 khu vực theo thống kê chính thức của Nhật Bản.



Bảng 1: Cơ cấu ngành của nền kinh tế phân nhóm theo khu vực 1

PHÂN LOẠI THEO 3 KHU VỰC

PHÂN LOẠI THEO 13 KHU VỰC

PHÂN LOẠI THEO 32 KHU VỰC

1. Khu vực I

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp

2. Khai khoáng

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp

2. Khai khoáng

2. Khu vực II

3. Công nghiệp chế tạo

3. Chế biến lương thực

4. Các ngành dệt

5. Các ngành sản xuất bột giấy, giấy, và gỗ

6. Các ngành hóa chất

7. Các ngành sản xuất dầu mỏ và than

8. Các ngành sản xuất gốm, đá và đất sét

9. Các ngành sản xuất sắt và thép

10. Các ngành sản xuất kim loại màu

11. Các ngành chế tạo sản phẩm kim loại

12. Các ngành chế tạo máy móc chung

13. Các ngành chế tạo điện máy

14. Các ngành sản xuất thiết bị vận tải

15. Các ngành sản xuất công cụ chính xác

16. Các ngành sản xuất sản phẩm khác

4. Xây dựng

17. Xây dựng

Khu vực III

5. Cung cấp điện, khí đốt và nước

18. Cung cấp điện, khí đốt và sưởi ấm

19. Cung cấp nước và xử lý nước thải

6. Thương mại

20. Thương mại

7. Tài chính và bảo hiểm

21. Tài chính và bảo hiểm

8. Bất động sản

22. Bất động sản

9. Vận tải

23. Vận tải

10. Các phương tiện thông tin đại chúng

24. Các phương tiện thông tin đại chúng

11. Quản lý công cộng

25. Quản lý công cộng

12. Dịch vụ

26. Giáo dục và nghiên cứu

27. Y tế, sức khỏe và an toàn xã hội

28. Các dịch vụ công cộng khác

29. Dịch vụ kinh doanh

30. Dịch vụ cá nhân

31. Cung cấp văn phòng

13. Các hoạt động khác

32. Các hoạt động khác

1 1995 Input - Output Tables for Japan, Management and Coordination Agency, 3/2000, tr. 10.

Qua bảng 1 chúng ta có thể thấy cơ cấu các ngành của nền kinh tế Nhật Bản hiện nay đã được phát triển rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh các ngành công nghiệp hiện đại, trong đó có những ngành mới được xây dựng và phát triển trong những năm gần đây, còn có các ngành nghề truyền thống vốn đã từng tồn tại từ rất lâu đời như nông nghiệp, khai khoáng, dệt,.v.v…

Trong khoảng thời gian hơn nửa thế kỷ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua nhiều lần điều chỉnh cơ cấu. Những mốc quan trọng nhất đánh dấu các giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Nhật Bản có thể kể đến là: Sự phục hồi kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1955); Việc hoàn thành kế hoạch 10 năm tăng gấp đôi thu nhập quốc dân (1960 - 1970); Các cuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới (1971), khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất (1973 - 1975) và thứ hai (1979 - 1980); Sự lên giá mạnh của đồng Yên sau Hiệp ước Plaza (1985) và đặc biệt là trong những năm 1990 với sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng và kéo dài. Sau đây, chúng tôi xin điểm lại một số nội dung chủ yếu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Nhật Bản.

Thứ nhất, ở giai đoạn phục hồi kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1955), nhiệm vụ hàng đầu của chính phủ Nhật Bản lúc đó là phải khôi phục lại nền kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm đầu sau chiến tranh, mọi hoạt động của Chính phủ Nhật Bản đều bị đặt dưới sự kiểm soát của quân Đồng minh, mà chủ yếu là của Mỹ. Chỉ đến khi cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô diễn ra ngày càng gay gắt, và tiếp sau đó là sự bùng nổ của cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), các chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản mới thực sự thay đổi. Từ chỗ kiềm chế Nhật Bản, Mỹ đã ngày càng nỗ lực trong việc giúp đỡ Nhật Bản khôi phục kinh tế (kể cả việc gánh vác mọi chi phí quân sự cho Nhật Bản) với mong muốn biến Nhật Bản trở thành một đồng minh của Mỹ, một đầu cầu chiến lược quan trọng của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong điều kiện vô cùng thuận lợi đó, Chính phủ Nhật Bản đã tích cực đẩy mạnh công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế. Chính sách thay thế nhập khẩu là một trong những chính sách chủ yếu đã được thực hiện ở Nhật Bản trong giai đoạn này.

Chính sách thay thế nhập khẩu trước hết được bắt đầu bằng việc lựa chọn các ngành có khả năng tạo ra lợi thế so sánh mới để khuyến khích phát triển ở trong nước thay thế cho hàng nhập khẩu. Chính phủ Nhật Bản trong những năm ngay sau chiến tranh đã thực hiện chính sách sản xuất ưu tiên (1947 - 1950) nhằm khôi phục lại các ngành công nghiệp than, sắt và thép, và công nghiệp điện. Chính phủ đã nắm quyền kiểm soát một cách trực tiếp để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp này. Những phác thảo của chiến lược phát triển sau chiến tranh của Nhật Bản với việc chuyển trọng tâm của nền kinh tế từ công nghiệp nhẹ sang các ngành công nghiệp nặng và hoá chất có thể nhận thấy rõ trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Đến năm 1955, quy mô sản xuất của nền kinh tế Nhật Bản đã được phục hồi, tốc độ tăng GDP đã đạt được mức cao nhất của giai đoạn trước chiến tranh (1935 - 1936).



Thứ hai, sau khi nền kinh tế được phục hồi, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và khuyến khích các phát minh sáng chế. Nói một cách vắn tắt, các chính sách chuyển đổi cơ cấu này bao gồm việc phân bố lại lực lượng lao động để đạt được năng suất cao hơn, khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu bằng cách phát triển các thị trường nước ngoài, thực thi các chiến lược để đối phó với tình trạng thiếu tài nguyên thiên nhiên,.v.v... Và điều quan trọng hơn cả là tập trung vào việc đạt được hiệu quả của các ngành công nghiệp và tăng cường sức cạnh tranh quốc tế. Chính phủ đã thực hiện chính sách khuyến khích các ngành công nghiệp có khả năng xuất khẩu mạnh và tạo ra sự tăng trưởng cao cho nền kinh tế như sắt thép, chế tạo máy (bao gồm máy móc công cụ và các loại máy móc khác) và hóa chất. Chính sách phát triển các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu, còn được gọi là chính sách “chọn ra những người chiến thắng” (Picking - the - winers), đã được thực hiện rất thành công ở Nhật Bản. Và chính các ngành công nghiệp này đã dẫn dắt nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn tăng trưởng cao (1955 - 1973).

Thứ ba, trong những năm 1970 các chính sách công nghiệp và thương mại của Nhật Bản được tập trung trước hết vào việc khắc phục những hậu quả do các cuộc khủng hoảng tiền tệ và năng lượng thế giới gây ra nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự thua thiệt của các ngành công nghiệp suy thoái đã bị mất lợi thế cạnh tranh do giá cả của đầu vào gia tăng đồng thời hướng, nền kinh tế đi vào khai thác những lĩnh vực có khả năng tạo ra lợi thế so sánh mới.

Sau cú sốc Nixon và những cú sốc dầu mỏ, các ngành công nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản trong những năm 60 đã mất lợi thế do giá thành sản xuất tăng và lâm vào tình trạng suy thoái. Để thúc đẩy việc cải tổ cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực và tạo điều kiện cho các công ty tư nhân có thể tiếp tục phát huy được các khả năng của chúng, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành hàng loạt các điều luật và chính sách để chỉ đạo và khuyến khích chúng giảm công suất sản xuất và chuyển sang những hoạt động kinh doanh khác. Sự chỉ đạo chuyển hướng cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản trong thời kỳ này về cơ bản là chuyển dịch từ các ngành đã mất lợi thế so sánh (có đặc trưng là nặng và lớn (Heavy & Big - H&B) như sắt thép, đóng tàu, v.v.) sang các ngành có thể tạo ra những lợi thế so sánh mới (có đặc trưng là nhẹ và nhỏ (Light & Small - L&S) như chế tạo máy, ô tô, điện tử, v.v.).

Các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở trên đã có tác động quan trọng đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt là những thay đổi diễn ra trong nội bộ các ngành công nghiệp và các công ty. Sự thay đổi cơ cấu này thường được miêu tả như những thay đổi từ “nặng, dầy, dài, và to” sang “nhẹ, mỏng, ngắn và nhỏ”. Điều này cho thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ trong sản xuất từ các ngành H&B như kim loại cơ bản sang các ngành L&S như các thiết bị văn phòng, đồ dùng gia đình và dịch vụ.

Việc chuyển dịch theo hướng L&S thể hiện rõ ràng nhất trong sự mở rộng của các ngành công nghiệp chế tạo máy và các ngành dịch vụ. Do không phải chịu những ảnh hưởng bất lợi khi giá năng lượng tăng như trong các ngành H&B, các ngành L&S có khả năng kỹ thuật to lớn trong việc đáp ứng các loại nhu cầu đa dạng và trong sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng đối với các thiết bị tinh vi hơn. Thay vào việc sản xuất quy mô lớn một số ít các mặt hàng, các ngành L&S lại sản xuất quy mô nhỏ nhưng với một số lượng lớn các mặt hàng. Quy định sản xuất được thực hiện với giá thành sản phẩm thấp và tiêu tốn ít thời gian hơn. Có thể nói rằng sợ điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này là rất thành công.

Vào cuối những năm 1970 đầu những năm 1980, với sự thành công trong điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở trên, tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai đến nền kinh tế Nhật Bản chỉ ở mức độ nhỏ, và nền kinh tế đã nhanh chóng đi vào quỹ đạo phát triển ổn định trên một mức độ nào đó. Cùng với tác động của hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt và sự tự do hoá của thị trường vốn (1980), quan hệ giữa nền kinh tế Nhật Bản và nền kinh tế thế giới đã trở nên chặt chẽ hơn trước. Mâu thuẫn thương mại giữa Nhật Bản với các nước bạn hàng chủ yếu, đặc biệt là với Mỹ, nổi lên; Tokyo trở thành trung tâm tài chính của thế giới, và các thị trường tài chính trong nước cũng được phát triển.

Sự tiếp tục của cán cân mậu dịch thặng dư và đồng Yên yếu so với đồng đôla là đặc trưng của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm đầu thập kỷ 1980. Tuy nhiên, Hiệp ước Plaza với việc định giá lại đồng Yên vào tháng 9 - 1985 đã làm thay đổi hẳn tình hình này. Sự lên giá mạnh của đồng Yên sau năm 1985 đã tác động mạnh tới nền kinh tế Nhật Bản. Hiệp ước Plaza có thể được coi là một ranh giới kinh tế phân chia một cách rạch ròi các hoạt động kinh tế trước và sau năm 1985. Đồng Yên đã lên giá rất nhanh trong thời kỳ giữa mùa Thu năm 1985 và mùa Hè năm 1986. Mối hoài nghi về triển vọng của nền kinh tế Nhật - tương tự như bầu không khí sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất - đã mở đường cho những tín hiệu của một cuộc suy thoái. Tuy nhiên, từ quý IV - 1986 đến quý I - 1991, sự thịnh vượng kinh tế lại tiếp tục, đánh dấu một giai đoạn tăng trưởng dài nhất và cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất. Cùng với điều này đã xuất hiện cái gọi là nền kinh tế “bong bóng” mà đặc trưng cơ bản là sự tăng giá đất đai và bất động sản.

Sau sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng vào đầu những năm 1990, Nhật Bản đã trải qua một thời kỳ suy thoái dài nhất và nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự trì trệ đáng lo ngại của nền kinh tế trong thời kỳ này đã buộc chính phủ cũng như các công ty Nhật Bản phải tiến hành điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu của nền kinh tế.


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 1.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương