ĐIỀu chỉnh cơ CẤu kinh tế nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà xuất bản khoa học xã HỘI


CHƯƠNG 2 ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG



tải về 1.9 Mb.
trang9/30
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.9 Mb.
#34383
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30

CHƯƠNG 2

ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG



I. NHỮNG YẾU TỐ CHỦ YẾU THÚC ĐẨY SỰ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG

1. Toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triển vùng


Từ một, hai thập niên lại đây nhiều vấn đề có tính toàn cầu đặt ra thu hút sự quan tâm chung của các quốc gia, trong đó, vấn đề nổi lên hàng đầu hiện nay là môi trường sống bị huỷ hoại do sự ấm lên của khí hậu và sự ô nhiễm, độc hại của môi trường với đời sống con người. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các nguồn lương thực, tài nguyên và năng lượng cũng trở thành vấn đề gay gắt trên phạm vi toàn cầu. Những vấn đề trên đặt ra những yêu cầu của việc củng cố và hoàn thiện một hệ thống quốc tế nhằm bảo vệ môi trường sống trên toàn cầu và việc tái sử dụng các nguồn lực của sự phát triển. Nhật Bản cũng đã và đang phải ,đối mặt với hàng loạt vấn đề nêu trên, đó đồng thời chính là những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng một kế hoạch tổng thể điều chỉnh lại cơ cấu lãnh thổ và sử dụng đất đai một cách hiệu quả hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhằm giải quyết những vấn đề không chỉ trong phạm vi Nhật Bản mà có tính chất toàn cầu.

Hơn nữa, do quá trình toàn cầu hoá về kinh tế gia tăng mạnh mẽ, lôi cuốn các quốc gia vào một mạng lưới kình tế chung, cho nên quan niệm về vùng tối ưu được lựa chọn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp đã vượt ra khỏi biên giới một quốc gia. Giữa các vùng lãnh thổ đã hình thành nên sự cạnh tranh lẫn nhau, mỗi vùng đều tối ưu hoá những ưu thế vốn có như chất lượng môi trường sống cao, sự phong phú và đa dạng của môi trường tự nhiên, nguồn trí lực lớn, tính hiệu quả của cơ sở hạ tầng công nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông chất lượng cao, hệ thống thông tin toàn cầu hiện đại. Do vậy, sự phát triển của vùng lãnh thổ luôn phải gắn với việc duy trì và tái tạo môi trường tự nhiên đồng thời phải đặt trong phân công lao động quốc tế mới trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay mới có thể đạt hiệu suất cao trong phát triển.

Để có thể phát triển vùng, đặc biệt là kinh tế vùng trong bối cảnh cạnh tranh có tính toàn cầu hoá hiện nay, Nhật Bản cần phải phát huy được hơn nữa những thế mạnh về nguồn nhân lực, nguồn vốn, khoa học- công nghệ. Tuy vậy trên thực tế, trong không ít lĩnh vực, tính hấp dẫn cũng như khả năng cạnh tranh quốc tế của Nhật Bản có chiều hướng giảm sút so với các nước Tây Âu cũng như so với một số nước lân cận khác thuộc Châu Á. Ví dụ như sân bay, bến cảng được xem là đầu mối ban đầu hết sức quan trọng đối với giao lưu hợp tác về nguồn nhân lực, vật lực cũng như đầu tư trực tiếp của Nhật Bản, nhưng khả năng cạnh tranh và sự thu hút trong lĩnh vực này còn yếu. Bên cạnh đó, việc phổ cập mạng lưới Internet siêu tốc độ, thư thương mại điện tử, công nghệ phần mềm vi tính, công nghệ di truyền học cũng là những lĩnh vực yếu kém so với các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khác trên thế giới. Có thể nhận thấy sự yếu kém trong công nghệ thông tin ở tỷ lệ phổ cập Internet của Nhật Bản chỉ chiếm: 36,9% - thấp hơn 13 nước khác không chỉ là Mỹ mà cả những nước như Hồng Kông, Xingapo và Đan Mạch, Aixơlen,v.v.., là những nước vốn có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn Nhật một cách đáng kể.

Các hoạt động quốc tế hoá của Nhật Bản chủ yếu được tập trung ở các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Tokyo, còn các vùng khác chủ yếu phụ thuộc vào các thành phố này về các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế. Ví dụ trong số những ngành công nghiệp chế tạo chủ yếu được tập trung ở vùng Đông Bắc Nhật Bản. Mật độ tập trung cao nhất là ở thành phố Nagoya và các vùng phụ cận. Đối lập với sự tập trung cao độ này là những vùng phía Tây với sự phát triển tương đối yếu kém của các ngành này. Các ngành dịch vụ liên quan đến IT, cũng tập trung chủ yếu ở Tokyo. Điều này đòi hỏi cần có sự điều chỉnh phát triển vùng để góp phần tích cực vào việc giải toả sự tập trung quá mức vào các đô thị lớn, nhằm tạo ra sự phát triển đồng đều hơn giữa các vùng cũng như góp phần vào sự phồn vinh chung của quốc gia.

Như vậy, với sự gia tăng của các nhân tố liên quan đến công nghệ thông tin, cũng như nhu cầu của việc duy trì và đa dạng hoá môi trường sống đã đặt ra những yêu cầu đối với sự chuyển đổi cơ cấu đất đai vùng lãnh thổ và thay đổi quan điểm phát triển về lượng với việc mở rộng quy mô, phạm vi vùng lãnh thổ, tăng cường sự liên kết, hợp tác và sử dụng một cách tối ưu nguồn tài nguyên đất đai của quốc gia.

2. Những hạn chế trong cơ cấu vùng lãnh thổ của Nhật Bản


Sự phát triển cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã dẫn đến sự tập trung quá mức về dân số và sự hình thành vành đai Thái Bình Dương với đơn cực là thành phố Tokyo. Cơ cấu này phản ánh sự phát triển có tính lịch sử của Nhật Bản nhằm đuổi kịp các nước Âu Mỹ trong thời hạn ngắn nhất. Nền kinh tế Nhật Bản như hiện nay là kết quả sự phát triển xung quanh một đơn cực là Tokyo và một đơn trục là vành đai Thái Bình Dương. Cơ cấu này là nguyên nhân của một loạt các vấn đề kinh tế - xã hội như sự lạc hậu, kém phát triển ở các vùng sâu, vùng xa, sự đơn điệu trong cuộc sống đô thị, sự huỷ hoại môi trường thiên nhiên và tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế trước những tai hoạ xảy ra trong phạm vi vùng.

a. Cơ cấu đất đai đơn cực, đơn trục

Cơ cấu đất đai đơn cực, đơn trục của Nhật Bản khi bước vào thập kỷ 90 được hình thành do sự quản lý tập trung của Chính phủ Nhật Bản nhằm xây dựng những ngành công nghiệp hoá chất và công nghiệp nặng, đáp ứng cho nhu cầu của chiến tranh. Do những vùng ven biển Thái Bình Dương có những vị trí thuận lợi cho việc nhập khẩu các nguồn nguyên liệu, nên các nhà máy, cơ sở hạ tầng cho công nghiệp đã được xây dựng ở đây. Những cơ sở công nghiệp bị tàn phá trong thời kỳ chiến tranh đã được khôi phục lại sau khi chiến tranh kết thúc. Với việc xây dựng lại những vùng này, ngày càng có nhiều người đến đây tìm việc làm. Sự phát triển của các vùng đô thị này đã hình thành một trục được gọi là “vành đai Thái Bình Dương”, nơi đã góp phần đưa Nhật Bản đến sự tăng trưởng cao của nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây nên nhiều vấn đề do sự quá tải về dân số. Sự dịch chuyển dân số vào trung tâm đã gây ra sự giảm sút dân số nghiêm trọng ở vùng ngoài vành đai này. Quá trình trên đã đưa đến việc hình thành cơ cấu đất đai đơn trục, đơn cực và sự phát triển thiên lệch giữa các vùng.

Cuối thời kỳ tăng trưởng cao, do sự quá tải về dân số cũng như nạn ô nhiễm môi trường ở vùng vành đai Thái Bình Dương, chính phủ đã ban hành những chính sách nhằm giảm sự tập trung quá mức những ngành công nghiệp nặng ở vùng này. Tuy nhiên, quá trình phi tập trung trên bị ngừng lại trong thời kỳ khủng hoảng dầu lửa lần 1 và 2. Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế ổn định, những ngành công nghiệp chế biến và lắp ráp lại phát triển mạnh mẽ nên đã tạo ra sự nhát triển bất cân đối trong khu vực vành đai này. Mặt khác, với sự phát triển của những ngành kinh tế dịch vụ, các công việc quản lý và điều hành ở cấp cao nhất của các công ty và các tổ chức tài chính ngày càng tập trung ở Tokyo. Quá trình này đã góp phần dẫn đến sự tập trung đơn trục của vùng này.

b. Sự phụ thuộc của các vùng đối với các thành phố lớn

Các doanh nghiệp ngoài vùng vành đai Thái Bình Dương hầu hết là những doanh nghiệp sản xuất giản đơn không có chức năng quản lý, chi phối hoặc có các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Các vùng này ngày càng phải đương đầu với cuộc cạnh tranh gay gắt trên phạm vi quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, đặc biệt là khi các doanh nghiệp này dịch chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài. Đối với tất cả các hoạt động giao dịch trong nước và quốc tế, những vùng này phụ thuộc chủ yếu vào các thành phố lớn. ở những vùng đồi núi ở hầu hết trong nước Nhật, thanh niên trẻ là lực lượng lao động chủ chốt trong trong cộng đồng lại dời lên thành phố, vì vậy dân số ở đây giảm xuống đáng kể. Kết quả là các vùng này khó có thể duy trì được các hoạt động kinh tế - xã hội một cách bình thường. Điều đó ảnh hưởng đến sinh kế của các người dân ở đây khi đất nông nghiệp, đồi rừng, như một bộ phận đất đai chủ yếu nhất không không được sử dụng một cách thích đáng, đồng thời cũng dẫn đến một loạt các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, đề phòng thiên tai và năng suất trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, trong vùng vành đai Thái Bình Dương, đặc biệt ở những thành phố lớn, do tập trung quá mức về dân số cũng như các chức năng kinh tế - xã hội khác nên đã dẫn đến sự xuống cấp của môi trường sống, ô nhiễm nguồn nước và không khí, ùn tắc giao thông. Trong quá trình công nghiệp hoá, đất nông nghiệp và đất rừng đã giảm xuống một cách đáng kể. Do vậy, con người ít có cơ hội gần gũi với thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày và các vùng tuy được xây dựng một cách hiện đại nhưng đơn điệu, rập khuôn giống nhau, không có sự khác biệt, đa dạng về văn hoá và lối sống giữa các vùng. Do sự chuyển biến về cơ cấu và hạ tầng công nghiệp, các khu công nghiệp, các nhà máy, nhà xưởng, sân bãi cho ngành đường sắt thường để trống không được sử dụng hết đã dẫn đến sự bất hợp lý, kém hiệu quả trong cơ cấu vùng lãnh thổ, đặc biệt tại những đô thị lớn. Bên cạnh chức năng là thủ đô của cả nước. Tokyo còn đảm nhiệm chức năng giao lưu quốc tế và là đầu mối quản lý của các doanh nghiệp ở thủ đô. Các vùng khác phụ thuộc rất lớn vào Tokyo. Vì vậy nếu một thiên tai hoặc một sự cố nghiêm trọng xảy ra ở Tokyo thì khả năng đình trệ các hoạt động trên toàn quốc là rất lớn. Ở đây, rõ ràng là việc duy trì cơ cấu đất đai như trên sẽ tác động tiêu cực lớn đến sự phát triển của Nhật Bản trong tương lai. Vì vậy, cơ cấu quốc thổ đơn cực, đơn trục trên tất yếu phải được thay đổi nhằm xây dựng lại một cơ cấu đất đai phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội đang biến đổi, với những chuyển biến trong nhận thức tầm vĩ mô, cũng như với những thành tựu trong công nghệ và xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 1.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương