ĐIỀu chỉnh cơ CẤu kinh tế nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà xuất bản khoa học xã HỘI


II. NHỮNG THAY ĐỔI CHỦ YẾU VỀ CƠ CẤU NGÀNH XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN VĨ MÔ



tải về 1.9 Mb.
trang4/30
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.9 Mb.
#34383
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

II. NHỮNG THAY ĐỔI CHỦ YẾU VỀ CƠ CẤU NGÀNH XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN VĨ MÔ


Xét trên phương diện vĩ mô, qua các số liệu thống kê, chúng ta có thể nhận thấy rất rõ cơ cấu các ngành của nền kinh tế Nhật Bản trong hơn một thập kỷ qua đã có những thay đổi chủ yếu như sau:

1. Sự thay đổi về tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế


Kể từ đầu thập kỷ 90 đến nay, vị trí và vai trò của các ngành trong nền kinh tế Nhật Bản đã có những thay đổi rất đáng kể. Điều này được thể hiện rất rõ qua các số liệu thống kê về tỷ trọng (hay đóng góp) của các ngành vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản. Sự thay đổi về tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế Nhật Bản được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, tỷ trọng trong GDP của các ngành thuộc khu vực I và khu vực II giảm mạnh, trái lại tỷ trọng của các ngành thuộc khu vực III lại tăng nhanh. Điều này được thể hiện rõ trong bảng 2.

Bảng 2: Sự thay đổi tỷ trọng trong GDP của các khu vực lớn của nền kinh tế Nhật Bản (Tỷ lệ % tính theo giá trị hiện hành)




1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

Khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệpvà khai khoáng

2,8

2,5

2,4

2,2

2,3

2,1

2,0

1,8

1,7

1,6

1,5

Khu vực II (các ngành chế tạo và xây dựng)

36,3

36,1

34,9

33,3

31,9

31,2

30,9

30,8

29,7

29,2

29,0

Khu vực III (ngân hàng, vận tải, thông tin, dịch vụ…)

60,9

61,4

62,7

64,5

65,8

66,7

67,1

67,4

68,6

69,2

69,5

Tổng cộng

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Nguồn: METI, tính toán từ các số liệu thống kê về các ngành kinh tế Nhật Bản, 2000.

Qua bảng 2 chúng ta có thể thấy sự giảm đi một cách rõ rệt tỷ trọng của các ngành thuộc khu vực I và khu vực II, và sự tăng lên một cách vững chắc tỷ trọng của các ngành thuộc khu vực III trong GDP của Nhật Bản. Trong vòng một thập kỷ từ 1990 đến 2000, tỷ trọng của các ngành thuộc khu vực I trong GDP đã giảm từ 2,8% (1990) xuống còn l,5% (2000); tỷ trọng của các ngành thuộc khu vực II đã giảm từ 36,3% (1990) xuống còn 29% (2000); trái lại, tỷ trọng của các ngành thuộc khu vực III đã tăng từ 60,9% (1990) lên 69,5% (2000). Một điều đáng nói ở đây là sự giảm hoặc tăng về tỷ trọng của các khu vực trong GDP của Nhật Bản đã diễn ra một cách vững chắc theo thời gian, có nghĩa là tỷ trọng của năm sau luôn giảm (hoặc tăng) so với năm trước, trừ tỷ trọng của khu vực I năm 1994 có tăng chút ít so với năm 1993.



Theo xu thế phát triển chung của các nền kinh tế trên thế giới, trong thời kỳ công nghiệp hoá, khi nền kinh tế càng phát triển thì tỷ trọng của các ngành thuộc khu vực I ngày càng giảm đi, còn tỷ trọng của các ngành thuộc khu vực II và III sẽ ngày càng tăng lên. Và khi nền kinh tế đã phát triển đến một giai đoạn nhất định (có thể gọi đó là thời kỳ “hậu cộng nghiệp”) thì cùng với sự tiếp tục giảm đi tỷ trọng của khu vực I, tỷ trọng của khu vực II cũng bắt đầu giảm đi còn tỷ trọng của khu vực III vẫn tiếp tục tăng mạnh. Từ đây có thể cho rằng nền kinh tế Nhật Bản trong thập kỷ 90 và hiện nay đã ở vào thời kỳ hậu công nghiệp, với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng của các ngành thuộc khu vực III.

Thứ hai, sự giảm tỷ trọng trong GDP của khu vực (bao gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và khai khoáng) chủ yếu là do sự giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp đóng góp của các ngành lâm nghiệp, ngư nghiệp và khai khoáng vào GDP cũng theo xu hướng ngày càng giảm. Nhưng các ngành này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong GDP nên những thay đổi của chúng có thể coi là không đáng kể. Theo các số liệu thống kê, tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP đã giảm liên tục qua các năm, từ l,9% (l990) xuống 1,2% (1999); tỷ trọng của ngành ngư nghiệp đã giảm từ 0,4% (1990) xuống 0,2% (1999); tỷ trọng của ngành khai khoáng đã giảm từ 0,3% (1990) xuống 0,1% (1999); tỷ trọng của ngành lâm nghiệp giữ mức không đổi là 0,1% trong suốt những năm 1990.

Thứ ba, tương tự như các ngành thuộc khu vực I, hầu như tỷ trọng của tất cả các ngành trong khu vực II của nền kinh tế Nhật Bản kể từ đầu những năm 1990 đến nay đều nằm trong xu hướng giảm hoặc biến động không đáng kể. Trừ ngành sản xuất các sản phẩm dầu mỏ và than là có tỷ trọng tăng chút ít trong GDP, không có ngành nào khác thuộc khu vực II ở vào xu hướng tăng tỷ trọng trong GDP. Những ngành công nghiệp chủ chốt của khu vực II như xây dựng, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thiết bị vận tải... đều có xu hướng giảm tỷ trọng trong GDP. Theo các số liệu thống kê, tỷ trọng của ngành xây dựng đã giảm liên tục qua các năm từ 9,8% (1990) xuống 7,5% (2000); tỷ trọng của ngành luyện kim đen (sắt thép) cũng giảm từ 1,6% (1990) xuống 0,9% (2000); tỷ trọng của ngành chế tạo máy thông thường đã giảm từ 3,0% (1990) xuống 2,1% (2000); tỷ trọng của ngành chế tao điện máy và thiết bị điện đã giảm từ 4,4% (1990) xuống 3,8% (2000); tỷ trọng của ngành hoá chất đã giảm từ 2,1% (1990) xuống 1,8% (2000); và tỷ trọng của ngành sản xuất các thiết bị vận tải đã giảm từ 2,6% (1990) xuống 2,2% (2000)... Chi tiết xem bảng 3.

Bảng 3: Sự thay đổi tỷ trọng trong GDP của một số ngành chủ yếu thuộc khu vực II của nền kinh tế Nhật Bản (%)




1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

Sắt thép

1,6

1,6

1,5

1,3

1,2

1,2

1,2

1,2

1,0

0,9

0,9

Kim loại màu

1,0

1,0

1,0

0,9

0,9

0,9

0,9

0,8

0,8

0,7

0,7

Máy móc thông thường

3,0

3,0

2,8

2,4

2,2

2,3

2,3

2,4

2,2

2,0

2,1

Điện máy và thiết bị điện

4,4

4,4

4,0

3,8

3,7

3,9

4,0

4,1

3,8

3,9

3,8

Thiết bị vận tải

2,6

2,5

2,4

2,3

2,2

2,2

2,3

2,2

2,3

2,3

2,2

Hóa chất

2,1

2,1

2,1

2,0

1,9

2,9

1,9

1,9

1,8

1,9

1,8

Xây dựng

9,8

9,6

9,3

9,3

9,0

8,2

8,0

7,9

7,7

7,5

7,5

Nguồn: Như Bảng 2.

Sự suy giảm tỷ trọng của các ngành thuộc khu vực II phản ánh một thực tế là hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò hàng đầu trong sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong những thập kỷ trước đây đã lâm vào tình trạng đình đốn khi nền kinh tế Nhật Bản ở trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng và kéo dài kể từ đầu thập kỷ 90 đến nay. Trong những năm này, rất nhiều công ty Nhật Bản đã hoặc bị phá sản hoặc phải thu nhỏ quy mô sản xuất sa thải công nhân để tồn tại, hoặc phải chuyển hướng sang kinh doanh các mặt hàng khác có lợi hơn. Vấn đề này sẽ được đề cập đến một cách chi tiết trong phần tiếp theo.



Thứ tư, khác với khu vực I và khu vực II, các ngành thuộc khu vực III có sự biến động không theo một xu hướng nhất quán. Đa số các ngành thuộc khu vực này có tỷ trọng tăng trong GDP trong đó có những ngành tăng rất mạnh, nhưng cũng có những ngành có tỷ trọng giảm đáng kể, và có những ngành tỷ trọng hầu như không thay đổi. Những ngành có tỷ trọng lớn trong khu vực III bao gồm: thương mại (bán buôn và bán lẻ), tài chính và bảo hiểm, bất động sản, vận tải, thông tin liên lạc, và các ngành dịch vụ. Những ngành có tỷ trọng tăng nhanh nhất trong những năm 1990 là các ngành dịch vụ bao gồm các hoạt động dịch vụ xã hội và cộng đồng, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ cá nhân.

Theo các số liệu thống kê, tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong GDP của Nhật Bản đã tăng từ 16,1 % (1990) lên 19,9% (2000), tăng hơn 3%. Trong đó, tăng nhiều nhất là các dịch vụ kinh doanh (từ 5,6% năm 1990 lên 7,7% năm 2000), tiếp theo đến các dịch vụ xã hội và cộng đồng (từ 3,1% năm 1990 lên 4,5% năm 2000). Tỷ trọng của các dịch vụ cá nhân hầu như không đổi hoặc chỉ tăng rất ít (từ 7,4% năm 1990 lên 7,7% năm 2000). Trong ngành thương mại thì thương mại bán buôn tăng (từ 7,8% năm 1990 lên 8,9% năm 2000) trong khi đó tỷ trọng của thương mại bán lẻ hầu như không thay đổi (bình quân tăng 5,6% trong suốt những năm 1990). Các ngành thuộc khu vực III có tỷ trọng giảm là vận tải và buôn bán bất động sản (trừ dịch vụ cho thuê nhà). Tỷ trọng của ngành vận tải trong GDP năm 1995 là 5,3% đã giảm dần qua các năm còn 4,6% vào năm 2000; tỷ trọng của các ngành bất động sản (không kể dịch vụ cho thuê nhà) đã giảm từ 2,2% (l990) xuống 1,9% (2000). Chi tiết về sự chuyển dịch cơ cấu của một số ngành chủ yếu trong khu vực III được chỉ rõ trong bảng 4.



Bảng 4: Sự thay đổi tỷ trọng trong GDP của một số ngành chủ yếu thuộc khu vực III của nền kinh tế Nhật Bản (%)




1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

Thương mại

- Bán buôn

- Bán lẻ


13,2

7,8


5,4

14,0

8,5


5,6

14,4

8,8


5,6

14,4

8,8


5,6

14,8

9,0


5,8

15,2

9,3


5,9

15,2

9,4


5,9

15,5

9,8


5,7

15,0

9,6


5,4

14,3

8,9


5,4

14,3

8,9


5,4

Tài chính và bảo hiểm

5,8

5,6

5,5

5,4

5,9

5,9

5,7

5,8

5,7

5,7

6,5

Bất động sản

- Cho thuê nhà

- Bất động sản


10,6

8,4


2,2

10,6

8,5


2,1

11,0

8,9


2,1

11,6

9,5


2,1

12,0

9,9


1,8

12,0

10,1


1,9

12,0

10,2


1,8

12,1

10,3


1,8

12,4

10,6


1,9

12,7

10,8


1,9

12,8

10,9


1,9

Vận tải

5,0

5,1

5,2

5,2

5,2

5,3

5,0

4,8

4,7

4,7

4,6

Thông tin liên lạc

1,6

1,5

1,5

1,6

1,6

1,8

1,9

2,0

2,0

1,8

1,9

Dịch vụ

- Dịch vụ xã hội

- Dịch vụ kinh doanh

- Dịch vụ cá nhân



16,1

3,1


5,6

7,4


16,4

3,1


6,0

7,3


17,1

3,2


6,4

7,4


17,6

3,4


6,5

7,6


17,5

3,6


6,5

7,6


17,7

3,8


6,7

7,2


18,1

3,9


6,9

7,3


18,4

4,1


6,9

7,4


19,4

4,3


7,5

7,6


19,7

4,4


7,6

7,7


19,9

4,5


7,7

7,7


Nguồn: Như bảng 2

Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 1.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương