ĐIỀu chỉnh cơ CẤu kinh tế nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà xuất bản khoa học xã HỘI


Những yếu tố chủ yếu tác động đến sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế từ đầu thập niên 90 đến nay



tải về 1.9 Mb.
trang3/30
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.9 Mb.
#34383
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

2. Những yếu tố chủ yếu tác động đến sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế từ đầu thập niên 90 đến nay


a. Bối cảnh quốc tế và khu vực:

Bước vào thập niên 90, sau khi Liên Xô bị tan rã, xu thế hoà bình và phát triển đã trở thành chủ đề chính của thời đại. Hình thức chủ yếu của cạnh tranh quốc tế đã chuyển từ chạy đua vũ trang thời kỳ chiến tranh lạnh sang cạnh tranh kinh tế. Có thể nói rằng dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế và cách mạng khoa học công nghệ không ngừng phát triển, tính dựa dẫm vào nhau, bổ sung cho nhau của nền kinh tế các nước vốn đã khá phát hiện lại càng gia tăng mạnh mẽ. Và chính quá trình toàn cầu hoá và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng chặt chẽ đã làm cho các hoạt động hợp tác và cạnh tranh giữa các quốc gia cũng như giữa các công ty trên thế giới ngày càng phức tạp và đa dạng. Đặc biệt là xu hướng tự do hoá về thương mại và đầu tư đã trở thành đặc trưng của sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây, làm cho các hoạt động thương mại và đầu tư của các quốc gia và các công ty trong khu vực cũng ngày càng mang tính quy định, bổ sung cho nhau như một chỉnh thể thống nhất. Quá trình này đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia, trong đó có Nhật Bản.



Thứ nhất; có thể nói xu hướng toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế là nhân tố đầu tiên tác động đến việc thiết lập chiến lược phát triển kinh tế của các nước. Dù biện minh dưới hình thức nào và thay đổi hoạt động theo cách thức gì thì mục tiêu cuối cùng của các hoạt động kinh tế cũng là lợi nhuận, thị phần, và gia tăng ảnh hưởng quốc tế. Và để đạt được những mục đích này, các quốc gia phải bắt kịp, thích ứng, và thậm chí phải đón đầu được với những triển vọng phát triển mới của nền kinh tế thế giới.

Thứ hai, trong quá trình toàn cầu hoá, tiến bộ công nghệ nói chung, đặc biệt là sự bùng nổ của cuộc cách mạng tin học trong những năm gần đây đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tin học trong nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là nhân tố nổi bật giúp cho việc điều hành một cách dễ dàng các hoạt động kinh tế phân tán ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới bằng cách sử dụng rộng rãi các thiết bị tin học. Nhờ đó, các quốc gia phát triển và các nhà kinh doanh không những có thể mở rộng các hoạt động kinh tế về quy mô ra nước ngoài, mà còn có thể tăng cường các hoạt động về chiều sâu, đổi mới về phương thức tổ chức và quản lý... Theo sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự trao đổi và thông tin lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện. Chính vì thế, hoạt động thương mại và đầu tư không những đã có thể phát triển rộng khắp đến những khu vực và các nền kinh tế trên khắp thế giới mà còn có thể tiến sâu hơn vào những vùng sâu, vùng xa và những nơi héo lánh mà trước đây không thể có điều kiện vươn tới được.

Thứ ba, dưới tác động của toàn cầu hoá và cách mạng tin học, các quá trình liên kết khu vực và toàn cầu cũng đang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi các quốc gia phải sử dụng tối ưu các nguồn lực để hội nhập có hiệu quả vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế. Các tiến trình này sẽ làm nảy sinh nhu cầu kết hợp chặt chẽ giữa các chính sách thương mại với đầu tư và viện trợ, đẩy mạnh tự do hoá thương mại bằng cách dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia... Các nước phát triển có điều kiện thực hiện các chiến lược đầu tư và thương mại mà trước kia luôn bị các hàng rào bảo hộ phong toả thông qua việc đặt các chi nhánh ở nước ngoài và cho phép các chi nhánh đó thực hiện đầu tư trực tiếp và mở rộng buôn bán sang các nước thứ ba.

Ngoài những tác động của quá trình toàn cầu hoá kinh tế như đã đề cập đến ở trên, có thể kể ra một số biến động khác đáng chú ý đã và đang có tác động mạnh đến sự phát triển của mỗi nước, trong đó có Nhật Bản. như:

(1) Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (1997 - 1998) đã đẩy nhiều nước trong khu vực lâm vào tình trạng khó khăn hơn bao giờ hết. Hầu hết các quốc gia trong khu vực này, kể cả Nhật Bản, đã phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ ngăn chặn suy thoái kinh tế, và nhiều nước đã phải thực hiện các giải pháp tình thế hoặc thay đổi các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Chính vì thế mà quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu và khu vực đã gặp không ít trở ngại do mỗi quốc gia phải lui vào thế thủ, thị trường thế giới trở nên khó dự đoán và độ nhạy cảm cao hơn. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng này không phải là một cuộc khủng hoảng đơn thuần hay có tính chu kỳ, mà nó chính là sự bộc lộ cụ thể của những hạn chế và bất cập của mô hình kinh tế Đông Á vốn đem lại thành công cho các quốc gia trong khu vực này trong nhiều thập kỷ vừa qua. Theo các nhà phân tích kinh tế, một mặt, đó chính là những yếu kém thực sự, tiềm ẩn trong mô hình kinh tế vốn có; mặt khác, đó là sự không tương ứng của mô hình này với hoàn cảnh quốc tế đang thay đổi nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, việc xác định lại mô hình phát triển, hay ít nhất là xem xét lại những chiến lược phát triển dài hạn đã được vạch ra trước đây là việc làm hết sức cần thiết cho các nước trong khu vực.

(2) Nhờ những cải cách và điều chỉnh mạnh mẽ vào cuối thập kỷ 80, nền kinh tế Mỹ trong thập kỷ 90 đã phát triển khá ngoạn mục tạo ra một thách thức mới cho các nước lớn, trong đó có Nhật Bản. Với sự thành công kinh tế này, ở Mỹ đã xuất hiện lý luận về “kinh tế mới” và Mỹ muốn các nước áp dụng lý luận này. Đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, Mỹ đã yêu cầu các nước trong đó có Nhật Bản phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa thể chế kinh tế, đẩy mạnh tự do hoá, giảm sự can thiệp của chính phủ và tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân,.v.v…



b. Những khó khăn kinh tế của Nhật Bản:

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, khi nền kinh tế thế giới bước vào một thời kỳ mới, thì cũng đồng thời là lúc nền kinh tế Nhật Bản phải đứng trước một loạt những khó khăn và thách thức mới, đặc biệt là nhiều lợi thế mà Nhật Bản có được trong thời kỳ tăng trưởng cao đã mất đi.

Sự đổ vỡ của nền kinh tế “bong bóng” vào đầu những năm 1990 đã đẩy nền kinh tế Nhật Bản vào một thời kỳ có thể nói là hết sức ảm đạm trong suốt hơn một thập kỷ qua. Những ngành kinh tế bị tác động nghiêm trọng nhất là ngân hàng, tài chính và bất động sản. Sự yếu kém của các ngành này đã ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế và gây ra sự trì trệ của hầu hết các ngành khác. Ở Nhật Bản, bất động sản luôn là tài sản thế chấp của các công ty lớn nhỏ dùng để vay tiền của các ngân hàng. Vào cuối nhưng năm 1980, cùng với việc đồng Yên lên giá mạnh sau Hiệp ước Plaza năm 1985, giá bất động sản ở Nhật Bản cũng tăng vọt. Việc kinh doanh bất động sản đã trở thành một ngành đem lại những món lợi lớn một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, các công ty đã đổ xô vào vay vốn để kinh doanh bất động sản, và các ngân hàng cũng sẵn sàng nhận thế chấp để cho các công ty vay. Việc vay mượn và thế chấp này đã trở thành một hoạt động kinh tế hết sức sôi nổi ở Nhật Bản vào cuối những năm 1980. Tuy nhiên, khi giá bất động sản giảm đi đột ngột vào đầu những năm 1990, hàng loạt công ty kinh doanh bất động sản đã bị phá sản, và do đó không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đã vay. Chẳng hạn, theo thống kê trên sổ sách của Bộ tài chính, vào giữa những năm 1990, tổng số nợ khó đòi của các ngân hàng Nhật Bản đã lên tới 400 tỷ đôla1. Trong khi đó những tài sản mà các công ty này đã thế chấp để vay vốn ngân hàng cũng ngày càng bị mất giá nghiêm trọng.

Tình trạng nói trên một mặt khiến cho các ngân hàng và công ty tài chính Nhật Bản hết sức lao đao, hàng loạt tổ chức tín dụng đã bị đổ vỡ. Thậm chí 11 ngân hàng mạnh nhất của Nhật Bản lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã phải giảm khả năng hoạt động còn 90% vào các năm 1994 - 1995. Riêng ngân hàng Sumitomo, lớn nhất thế giới, tuyên bố lỗ tới 3 tỷ đôla vào đầu năm 1995. Mặt khác, tình trạng này còn làm tăng độ rủi ro của các ngân hàng Nhật Bản và làm suy sụp lòng tin của giới đầu tư vốn trong nước và ngoài nước vào thị trường tài chính Nhật Bản. Nhiều tổ chức tiền tệ nước ngoài đã rút vốn khỏi Nhật Bản và chuyển sang các khu vực khác ít chịu sự rủi ro hơn. Nỗi lo lắng lớn nhất đối với thị trường tài chính Nhật Bản là số lượng cổ phiếu giao dịch không tăng. Trong thời kỳ cực thịnh của nền kinh tế “bong bóng”, người ta đã ước đoán số lượng cổ phiếu giao dịch tại Thị trường chứng khoán Tokyo lên tới 3 tỷ một ngày, song trong những năm 1990 con số thực tế chỉ đạt từ 200 đến 300 triệu tức là bằng 10%. Điều này đã khiến cho các công ty chứng khoán, mà việc kinh doanh chủ yếu là dựa vào thu phí giao dịch, lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Hậu quả nan giải nhất là trong khi nền kinh tế Nhật Bản rất cần vốn để đầu tư phục hồi sản xuất thì các ngân hàng lại không muốn và không thể cho các công ty vay được do số nợ khó đòi quá lớn đã làm cho các ngân hàng giảm hẳn lòng tin vào các nhà kinh doanh sản xuất.

Tất cả những khó khăn chồng chất kể trên đã đẩy nền kinh tế Nhật Bản vào một thời kỳ suy thoái nghiêm trọng và kéo dài chưa từng có kể từ sau miến tranh thế giới thứ hai đến nay. Hiện tượng “Không tăng trưởng kinh tế” thể hiện ở tốc độ tăng trưởng rất thấp, thậm chí dưới số không đã đè nặng lên nước Nhật trong suốt những năm này. Sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp Nhật Bản đã suy giảm một cách rõ rệt và nhanh chóng. Theo đánh giá về năng lực cạnh tranh của các nước do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố, sức cạnh tranh của Nhật Bản từ chỗ dẫn đầu thế giới đã tụt xuống đứng thứ ba sau Mỹ và Xingapo vào năm 1994, lùi xuống vị trí thứ tư vào năm 1995, và lại tụt xuống một cách thảm hại xếp vị trí thứ 13 vào năm 19962. Và theo cuộc điều tra của Viện Phát triển quản lý quốc tế (International Institute of Management Development (IMD)) tại Lausanne về các hoạt động kinh tế toàn cầu, vị trí của Nhật Bản hiện nay đã tụt xuống thứ 18. Người Nhật Bản đã tỏ ra hết sức bi quan, và rất nhiều câu hỏi liên quan đến tiềm năng tăng trưởng của nước này đã được đặt ra.

Cùng với sự suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế, đồng Yên Nhật Bản cũng trở nên không ổn định, đặc biệt là sự tăng giá đột ngột của đồng Yên tới 20% so với đồng đôla, từ 105 Yên ăn một đôla lên tới mức 79 Yên ăn một đôla vào giữa năm 1995, đã làm cho tình trạng đầu tư trong nước càng trở nên tồi tệ hơn sự lên giá mạnh của đồng Yên đã làm xói mòn khả năng cạnh tranh của hàng hoá Nhật Bản không chỉ ở các thị trường nước ngoài mà ngay cả ở thị trường trong nước do các mặt hàng nhập khẩu rẻ hơn từ các nước khác đổ vào. Đồng Yên tăng giá đã nâng cao rất nhiều sức mua của Nhật Bản trên thị trường thế giới, đến mức có người đã hoảng hốt nghĩ rằng Nhật Bản có thể mua được cả nước Mỹ khi giá hàng nhập khẩu đã trở nên “rất rẻ” đối với Nhật Bản. Điều này làm cho người tiêu dùng Nhật Bản được lợi trên thực tế, song giới sản xuất kinh doanh đã bị thua lỗ nghiêm trọng, đặc biệt là bộ phận các xí nghiệp chế tạo kể cả cho nhu cầu trong nước lẫn xuất khẩu. Họ thực sự phải đối mặt với những thách thức nghiệt ngã do chênh lệch giá trong và ngoài nước quá lớn. Hàng nhập khẩu tăng nhanh trong khi đó hàng loạt công ty sản xuất không bán được hàng trong nước hoặc không xuất khẩu được bởi vì sự lên giá của đồng Yên đã làm triệt tiêu rất nhiều lợi thế trước đây của họ. Sự mất lợi thế của Nhật Bản được biểu hiện cụ thể trên một số khía cạnh chủ yếu như sau:



Thứ nhất, giá thành sản xuất trong nước tăng lên một cách khủng khiếp. Những năm 1990 đã trở thành những năm mà kết cấu giá thành các mặt hàng sản xuất ở Nhật Bản trở nên cao đến mức chưa từng có. Cụ thể là: giá đất xây dựng cao nhất thế giới, giá nông phẩm cao nhất thế giới, giá sức lao động cao nhất thế giới, thu phí các phương tiện công cộng cao nhất thế giới. Giá thành sản xuất cao đã làm giảm mạnh khả năng cạnh tranh của các công ty và xí nghiệp Nhật Bản, đồng thời cũng tạo điều kiện cho hàng hoá nước ngoài dễ thâm nhập hơn vào thị trường Nhật Bản.

Thứ hai, nhu cầu trong nước giảm mạnh do cả đầu tư tư nhân lẫn tiêu dùng cá nhân đều giảm. Về đầu tư tư nhân, có thể nói đây là một trong những cấu thành quan trọng của nhu cầu trong nước. Biểu hiện rõ nhất của nhu cầu đầu tư tư nhân là sự tiến triển của đơn vị đặt hàng máy móc và tình hình xây dựng nhà xưởng. Trong suất thập kỷ 90, nhu cầu về máy móc của các công ty Nhật Bản đã giảm đi đáng kể so với thời kỳ trước đó. Tình hình xây dựng nhà xưởng lại còn tồi tệ hơn nữa, gần như giảm liên tục trong suốt các năm không trừ năm nào. Nhu cầu tái thiết mạnh khu vực Kansai sau trận Đại động đất Hanshin cũng không bù đắp được sự giảm sút nhu cầu xây dựng nhà xưởng nói chung trong toàn quốc vào nửa sau của những năm1990. Đầu tư tư nhân giảm là do: nhiều công ty đã thu hẹp đầu tư trong nước và mở rộng đầu tư ra nước ngoài để đối phó với việc đồng Yên lên giá; các ngân hàng và các tổ chức tài chính không muốn cho các công ty vay thêm tiền để đầu tư do họ còn quá nhiều nợ khó đòi mà chưa có cách gì giải quyết được; lợi nhuận của các công ty giảm mạnh đối với những vụ đầu tư trong nước; đồng Yên tăng giá đã làm cho năng lực cạnh tranh trong nước giảm sút, kinh doanh trì trệ kéo dài. Về tiêu dùng cá nhân, do kinh tế trì trệ, thu nhập bị cắt giảm nên chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân của người Nhật Bản trong suất những năm 1990 cũng ở trong một tình trạng hết sức tồi tệ. Người dân Nhật Bản trong những năm này luôn ở trong tình trạng lo sợ về kinh tế bấp bênh không ổn định. Do vậy, họ đã phải hạn chế tiêu dùng nhằm dành tiền để đề phòng những bất trắc có thể xẩy ra cả về việc làm lẫn thu nhập. Chính vì vậy mà doanh số bán ra của các cửa hàng ở Nhật Bản trong những năm này cũng giảm đi đáng kể. Điều này không chỉ có tác động tiêu cực đến các ngành sản xuất cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn ảnh hưởng đến cả các nguồn hàng nhập khẩu, đặc biệt là những sản phẩm nhập khẩu có liên quan đến nhu cầu thiết yếu hàng ngày như rau quả, thực phẩm, cà phê, chè...

Theo một công bố ngày 21 - 4 - 1995 của cơ quan điều phối thuộc Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản, nhìn chung người tiêu dùng Nhật Bản trước tình trạng kinh tế suy thoái và sự tăng giá của đồng Yên đều đã phải thắt chặt hơn nữa tiêu dùng của họ. Trong một cuộc thăm dò được tiến hành trên một số lượng lớn các hộ tiêu dùng với tất cả các loại hàng hoá thông thường, người ta đã thấy rằng, trong phần đông các gia đình có thu nhập bằng tiền lương và tiền công do làm thuê theo thời vụ thì khuynh hướng tiêu dùng đã giảm đi 77%. Tâm lý của người tiêu dùng trong những năm này đều cho rằng tình hình giá cả hàng hoá là quá đắt đỏ tại thị trường trong nước. Điều này đã khiến họ tự cắt giảm chi tiêu và tăng cường tiết kiệm. Chính vì thế mà tỷ lệ tiết kiệm có lúc đã lên tới 77%3.

Kể từ khi nền kinh tế “bong bóng” sụp đổ, các chính phủ Nhật Bản kế tiếp nhau đã thực hiện rất nhiều biện pháp cả gói và các chương trình cải cách kinh tế với tổng chi phí lên tới hàng trăm nghìn tỷ Yên. Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã duy trì một tỷ lệ lãi suất thấp tới mức chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản (0,5%) trong suốt nhiều năm liên tục và thậm chí hiện nay đã xuống tới mức xấp xỉ con số không nhằm phục hồi và lấy lại sinh khí cho nền kinh tế. Đây chính là những biện pháp can thiệp của chính phủ mà theo lý thuyết của Keynes thì, có thể tạo ra những đòn bẩy cho nền kinh tế. Nhưng những biện pháp này đã tỏ ra không mấy hiệu quả trước một nền kinh tế đã trở nên quá yếu đuối như nền kinh tế Nhật Bản hiện nay. Cùng với các biện pháp kích cầu của chính phủ, để đối phó với tình trạng sản xuất trì trệ, các công ty Nhật Bản đã và đang thực hiện các giải pháp như:

(1) Cắt giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí lao động. Trong suốt những năm 1990, các công ty Nhật Bản đã hết sức hạn chế việc tuyển thêm công nhân mới, giảm công nhân hợp đồng, khuyến khích những người cao tuổi về hưu sớm, và ép các xí nghiệp vừa và nhỏ làm thầu khoán phải giảm tối đa các chi phí sản xuất phụ tùng. Kết quả là thất nghiệp gia tăng và các công nhân thường xuyên còn được tuyển mộ phải làm thêm giờ song tiền lương lại không được tăng một cách tương ứng. Chính vì thế, trong suốt những năm 1990, những cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm tại các công sở nhà nước lẫn khu vực tư nhân cho những người dân Nhật Bản ở độ tuổi lao động, đặc biệt là những sinh viên mới và đang chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, đã trở nên rất khó khăn. Đối với những ai lần đầu tiên đi tìm kiếm công ăn việc làm thì quả thật là hy vọng rất mỏng manh.

Bởi vì phần đông các công ty Nhật Bản trong những năm này luôn ở trong tình trạng suy thoái, họ phải thu nhỏ quy mô hoạt động kinh doanh để tránh tổn thất và sa thải công nhân. Một bộ phận các công nhân được thuyên chuyển tới các xí nghiệp vừa và nhỏ với những công việc mang tính chất tạm thời.

(2) Tiến hành thu hẹp và giảm đầu tư vào nhiều khâu sản xuất cần nhiều lao động, không còn cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, đồng thời chuyển chúng sang các nước Đông Á. Đó là các ngành sản xuất phụ tùng ô tô; lắp ráp đồ điện; điện tử, dệt... Hướng thích ứng này đã dẫn tới nguy cơ của sự “trống rỗng” nền công nghiệp trong nước mà các sách báo đã đề cập đến rất nhiều. Theo các số liệu thống kê của 14 ngành công nghiệp, tỷ lệ đầu tư ra nước ngoài trong những năm giữa thập kỷ 90 bình quân đều đạt trên 27%, vượt xa mức 1,8% vào năm 1986. Trong đó công nghiệp chế tạo tăng mạnh nhất. Ví dụ, đầu tư ra nước ngoài trong ngành chế tạo ô tô đã tăng từ 4,8% năm 1986 lên 38,1% năm 19954. Tỷ trọng sản xuất ở nước ngoài (chỉ mối quan hệ giữa tổng mức tiêu thụ của các xí nghiệp ở nước ngoài thuộc ngành chế tạo với tổng mức tiêu thụ của ngành chế tạo trong nước) đã tăng từ 3% năm 1985 lên 6,4% năm 1990 và 7,4% năm 1993, trong đó ngành sản xuất máy điện tăng lên 12,6%, máy móc vận tải tăng lên 17,3%5.

(3) Tăng cường nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, bán thành phẩm và linh kiện, đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất từ những cơ sở chế tạo của Nhật Bản ở nước ngoài và nâng cao hơn nữa giá cả hàng xuất khẩu để bù lại những thiệt hại do sự tăng giá của đồng Yên gây ra. Ví dụ trong năm 1995, nhiều công ty xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng giá hàng xuất khẩu từ 10 - 15%. Điều này đã khiến cho hàng nhập khẩu dễ có điều kiện thâm nhập hơn vào thị trường Nhật Bản trong khi đó hàng xuất khẩu từ Nhật Bản lại khó được chấp nhận hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu của Nhật Bản trong năm 1995 chỉ tăng có 2,6% so với 5,1 % vào năm 1994, trong khi đó, nhập khẩu tăng tới 9,2% so với 8,4% vào năm 1994. Do xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng, cán cân mậu dịch thặng dư của Nhật Bản đã giảm đi đáng kể. Song điều đáng nói là trong khi thặng dự mậu dịch với Mỹ và EU giảm đi thì thặng dư mậu dịch của Nhật Bản với châu Á vẫn liếp tục tăng nhanh, chứng tỏ châu Á ngày càng trở thành một thị trường xuất khẩu quan trọng của Nhật. Ví dụ, xuất khẩu của Nhật Bản sang châu Á trong 6 tháng đầu năm 1995 đã lên tới 99,8 tỷ đôla, cao hơn cả xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ và EU cộng lại (97,3 tỷ đôla)6.

(4) Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới. Đồng thời tiến hành đào tạo lại lao động, hợp nhất các cơ sở sản xuất không có hiệu quả, hoặc bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài.v.v…



Tất cả những biện pháp của chính phủ cũng như của giới kinh doanh kể trên, mặc dù chưa tạo ra một sự phục hồi thực sự cho nền kinh tế song đã có những tác động rất lớn làm thay đổi một cách sâu sắc cơ cấu các ngành của nền kinh tế Nhật Bản. Các phần tiếp theo sẽ đề cập đến những thay đổi này.

Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 1.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương