ĐIỀu chỉnh cơ CẤu kinh tế nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà xuất bản khoa học xã HỘI



tải về 1.9 Mb.
trang23/30
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.9 Mb.
#34383
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   30

5. Di chuyển vốn


Như chúng ta đã biết, vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng “trống rỗng” bên trong đặc biệt trầm trọng. Tình trạng này là do các công ty bắt đầu ồ ạt di chuyển cơ sở sản xuất ra bên ngoài. Thực tế, các công ty Nhật Bản đã bắt đầu di chuyển sản xuất ra bên ngoài từ những năm 50 và 60. Ngay từ thời kỳ đầu của quá trình “xuất khẩu vốn”, các công ty đã chú trọng vào thị trường châu Á, đặc biệt là các ngành sản xuất đồ điện công nghiệp và gia dụng, chế tạo máy, hoá học... Lý do gì buộc các công ty phải di chuyển như vậy? Thứ nhất, đó là do nhu cầu đầu tư trong nước đã vượt quá cung đầu tư của các công ty. Thứ hai, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng vượt quá cung về tiêu dùng. Thứ ba, do nhu cầu quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các nước, nhất là sau Hiệp nghị Plaza năm 1985. Việc xúc tiến đầu tư sang các nước đang phát triển, đặc biệt là sang các nước châu Á đã giúp cho các công ty Nhật Bản cắt giảm chi phí như chi phí về tiền lương chi phí về nguyên vật liệu... Đồng thời cũng giúp cho các công ty mở rộng thị trường tiêu thụ; tiết kiệm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu do có thể tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có tại chỗ. Có thể thấy rằng, việc đầu tư vốn ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản là một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng bế tắc hiện nay - đó là giảm chi phí tiền lương trong nước và giải quyết được tình trạng hàng hoá sản xuất ra không có nơi tiêu thụ (bảng 3). Qua số liệu về tỷ lệ tiêu thụ hàng hoá của các công ty con của Nhật Bản đầu tư vào thị trường châu Á có thể thấy rằng, một tỷ lệ lớn hàng hoá sản xuất tại các nước châu Á đều được tiêu thụ ngay tại thị trường nước sở tại hoặc xuất khẩu sang các nước thứ 3 và chỉ có một tỷ lệ nhỏ được xuất khẩu trở lại thị trường Nhật Bản.

Xu hướng gần đây cho thấy các doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự điều chỉnh trong thị trường đầu tư. Đối với các công ty lớn thường có các dự án qui mô nên chuyển đổi thị trường đầu tư chậm hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên thực tế trong những năm qua nhiều doanh nghiệp nhỏ đã rút lui khỏi thị trường EU và Mỹ. Điều này gắn liền với việc giảm mức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp này trên thị trường bản địa. Chẳng hạn trên thị trường Anh, hoạt động kinh doanh của các SME Nhật Bản sau khi phục hồi vào năm 1999 lại bị giảm sút ngay vào những năm sau. Trên thị trường Mỹ tình trạng cũng không có gì khả quan hơn vì vào thời kỳ 1999 - 2000 tình hình kinh tế Mỹ bộc lộ những khó khăn và có chiều hướng giảm sút. Đối với thị trường Trung Quốc, nửa cuối những năm 90 đã xuất hiện cao trào kinh doanh mới của các doanh nghiệp Nhật trên địa bàn này, song gần đây do những thay đổi trong điều kiện kinh doanh gắn liền với việc bãi bỏ một số ưu đãi và có những qui định chặt chẽ hơn về thuế cũng dẫn đến tình trạng một số SME rút khỏi thị trường này.

Trên thực tế mặc dù Nhật Bản khuyến khích tự do hoá về vốn và mở rộng thị trường đầu tư song mới chỉ là “mở cửa ra bên ngoài”. Thị trường vốn và đầu tư trong nước vẫn còn là đóng cửa đối với nguồn vốn từ bên ngoài. Điều này phần nào là do bản thân nguồn vốn trong nước đã quá dư thừa nên Nhật Bản không có nhu cầu tiếp nhận thêm nguồn vốn từ bên ngoài. Mặt khác, có thể lý giải điều này là do tính chất khép kín của các công ty Nhật Bản. Người Nhật vốn coi công ty như gia đình mình, không muốn tiếp nhận người ngoài. Do vậy, mà các công ty Nhật Bản nói riêng và nền kinh tế Nhật Bản nói chung vẫn luôn đóng cửa đối với bên ngoài. Điều này được thể hiện rất rõ khi ta nhìn lại lịch sử phát triển kinh tế của Nhật Bản, trong những năm gần đây chính phủ Nhật đã có sự quan tâm hơn đối với đầu tư nước ngoài. Điều này thể hiện rõ trong chương trình cải cách của chính phủ Ông Koizumi xem thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những giải pháp khắc phục tình trạng trì trệ của nền kinh tế. Ở tầm vĩ mô chính phủ đã công bố Luật Ngoại hối sửa đổi cho phép tự do hoá hoàn toàn giao dịch ngoại hối và xoá bỏ nhiều qui định nhằm làm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh. Do vậy trên thực tế từ năm 1988 lại đây dòng FDI vào Nhật Bản đã tăng cao. Theo số liệu thống kê năm 1998 tổng kim ngạch FDI vào Nhật đạt 1340 tỷ yên, gấp hai lần năm 1997. Các năm 1999 và 2000, hàng năm FDI tăng lên so với mức của năm trước khoảng 1.000 tỷ yên.

Điều cần thấy là, tuy mức FDI vào Nhật có tăng trong những năm gần đây, song so với mức FDI đổ vào thị trường khác như Mỹ thì mức FDI vào Nhật là rất nhỏ bé. Sự nhỏ bé này còn thể hiện ở tỷ trọng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do các công ty có vốn đầu tư nước ngoài bán trên thị trường Nhật Bản. Năm 1994 các công ty có vốn nước ngoài chiếm 1,2% tổng số hàng hoá và dịch vụ bán ra, năm 1998 là 1,4%.


6. Công ty xuyên quốc gia


Quá trình tự do hoá về vốn và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài đã hình thành nên một số tập đoàn công nghiệp lớn mang tính chất xuyên quốc gia như tập đoàn công nghiệp Sumitomo, hãng máy tính hàng đầu Fujitsu, tập đoàn công nghiệp Nisho Iwai... Và tất nhiên, việc “tinh giản biên chế”, tái cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các công ty xuyên quốc gia này. Các tập đoàn, công ty lớn đã phải thu hẹp quy mô sản xuất ở nước ngoài, giảm nhân công, thậm chí giảm nhân công ở những nước có mức lương thấp chỉ bằng 1/10 mức lương chi trả cho một công nhân Nhật Bản. Trước đây, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của các tập đoàn công nghiệp lớn này đều chịu sự quản lý về vốn cũng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ tại Nhật Bản thì nay, do quá trình tái cơ cấu, các tập đoàn đều thành lập đại diện của mình ở từng khu vực địa lý như Fujitsu châu Á, đặt trụ sở tại Philippin, hay Sumitomo châu Á… Việc tách ra như vậy sẽ tạo thuận lợi hơn cho quản lý cũng như cho kinh doanh. Khi vấn đề nảy sinh tại khu vực nào thì trụ sở công ty tại khu vực đó sẽ chịu trách nhiệm xem xét và giải quyết, sau đó mới thông báo cho công ty mẹ tại Nhật Bản biết. Tuy nhiên, việc phân cấp này cũng không phải là tuỳ tiện mà giới hạn ở một số vấn đề nhất định. Các văn phòng khu vực phải tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh, tự hạch toán kinh doanh và chỉ được công ty mẹ hỗ trợ hoặc can thiệp trong trường hợp xảy ra sự bất khả kháng như những biến động về chính trị, thiên tai ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh…

Một trong những xu hướng thay đổi đáng chú ý trong các doanh nghiệp lớn ở Nhật Bản thời gian gần đây là sự tái xuất hiện của dạng công ty nắm cổ phần. Theo luật Chống độc quyền năm 1947, các công ty thực hiện nghiệp vụ tài chính không được sở hữu cổ phần của mình và công ty có quan hệ cạnh tranh, chúng chỉ được phép sở hữu dưới cổ phần phát hành của công ty khác. Các công ty phi tài chính không được phép sở hữu cổ phần và công ty nắm cổ phần bị cấm hoạt động. Tuy vậy, theo Luật mới sửa đổi năm 1997, công ty nắm cổ phần lại được phép thành lập. Luật này tạo điều kiện cho các tổ hợp kinh doanh liên kết với nhau thông qua hình thành các công ty con. Các công ty trong cùng một tổ hợp không chỉ sở hữu cổ phần tương hỗ và cổ phần ổn định của các công ty khác trong tổ hợp mà còn sở hữu cổ phần tương hỗ và ổn định của các công ty bên ngoài tổ hợp.



Bảng 6: Sở hữu cổ phần của các công ty trong tổ hợp Mitsubishi

(% trong tổng số cổ phần phát hành của công ty)






Trong tập đoàn

Ngoài tập đoàn

Năm

Sở hữu cổ phần tương hỗ

Sở hữu cổ phần ổn định (sở hữu chủ là thành viên tổ hợp)

Sở hữu cổ phần tương hỗ

Sở hữu cổ phần ổn định (do ngân hàng và công ty bảo hiểm nắm)

1986

1987


1988

1989


1990

1991


1992

1993


1994

1995


16,2

16,5


16,7

17,0


17,7

17,8


18,3

17,9


18,0

17,8


21,8

21,4


21,4

21,3


22,2

22,3


22,5

22,6


22,4

22,1


10,6

10,9


10,6

11,7


12,1

12,6


12,9

13,2


12,8

12,3


34,4

33,3


31,1

32,2


33,5

34,2


34,9

35,3


34,1

33,3


Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Số 3/2002, tr.21

Với việc tái thiết lập công ty cổ phần đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chéo các dịch vụ kinh doanh của nhau. Đây là giải pháp rất có ý nghĩa cho tiến trình tái cơ cấu và khôi phục kinh doanh. Thực tế hiện nay các công ty xem việc bán cổ phần sở hữu tương hỗ và ổn định là một hướng để tái thiết công ty.

Bên cạnh nắm chéo các cổ phần, xu hướng sáp nhập cũng có sự gia tăng trong những năm qua, nhất là từ sau khủng hoảng tài chính: Nhiều điều tra phân tích gần đây cho thấy phương cách sáp nhập kiểu up - down khá phổ biến trong các ngành bán dẫn, công nghệ thông tin.... Kiểu sáp nhập này cũng đưa đến hình thành những công ty không lồ có khả năng cạnh tranh cao.

Kết quả của tiến trình cải cách công ty ở cả khu vực nhà nước và tư nhân ở Nhật Bản trong hơn một thập kỷ qua nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh chưa đạt được hiệu quả cao như mong đợi. Điều này thể hiện ở chỉ số năng suất và lợi nhuận trong các công ty không được cải thiện, thậm chí vẫn có chiều hướng giảm sút. Chính sự kém hiệu suất trong cải cách công ty làm cho tình hình kinh tế càng thêm phức tạp. Nhìn chung trước đây khu vực tư nhân đóng vai trò rất lớn trong gia tăng thu nhập, thì cả thập kỷ vừa qua mức độ đóng góp có chiều hướng giảm. Khu vực kinh tế công cộng cũng không có cải thiện đáng kể và hơn nữa tỷ phần đóng góp quá nhỏ bé. Do vậy, cũng không thể tạo ra sự thay đổi trong sự gia tăng thu nhập nói chung của toàn xã hội.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 1.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương