ĐIỀu chỉnh cơ CẤu kinh tế nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà xuất bản khoa học xã HỘI



tải về 1.9 Mb.
trang25/30
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.9 Mb.
#34383
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

2. Nhân tố bên trong


a. Cơ cấu nền kinh tế tuy đã có sự điều chỉnh nhưng vẫn chưa cân đối và thiếu hiệu quả

Trong thập kỷ 50 và 60, nền kinh tế Nhật Bản phát triển dựa trên một cơ cấu kinh tế trong đó các ngành công nghiệp nặng và hoá chất giữ vai trò chủ đạo, còn các ngành có trình độ khoa học - kỹ thuật cao chỉ chiếm một tỷ trọng thấp. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng lượng, thu hút nhiều lao động, gây ô nhiễm môi trường và phụ thuộc đáng kể vào thị trường nước ngoài. Một mặt, cơ cấu kinh tế đó là đã góp phần làm cho Nhật Bản trở thành một "siêu cường" kinh tế với tổng sản phẩm quốc dân và sản xuất công nghiệp phát triển trên dưới 10% và nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 sau Mỹ trong thế giới công nghiệp phát triển. Nhưng mặt khác, việc phát triển không hợp lý cơ cấu kinh tế đó, đặc biệt từ những năm 80, khi những điều kiện làm chỗ dựa và tạo thuận lợi cho cơ cấu kinh tế đó mất đi, đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn kinh tế - xã hội và những khả năng bùng nổ khủng hoảng kinh tế gia tăng. Trong những năm 90 Nhật đã thực hiện hàng loạt chương trình kích thích kinh tế, thực hiện phi điều chỉnh nhằm phục hồi kinh tế. Tuy nhiên các giải pháp có tính chất tiệm tiến, chủ yếu nhằm vào kích cầu, chứ chưa thực sự tạo ra cuộc cải tổ cơ cấu triệt để. Chính vì vậy nền kinh tế vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái.

Rõ ràng, nếu giữ nguyên cơ cấu kinh tế hiện nay, Nhật Bản không thể nào giải quyết được những nhiệm vụ quan trọng cấp bách, mà trước hết là duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Thực tế, trong thập kỷ 90, hiệu quả hoạt động của nền kinh tế Nhật Bản đã giảm sút rõ rệt. Mặc dù tỷ lệ tích luỹ vẫn chiếm trên 30% GDP, nhưng tốc độ phát triển kinh tế đã chậm lại đáng kể, chỉ bằng 1/2 - 1/3 so với thập kỷ trước đó. Các ngành kinh tế quốc dân như đóng tàu, luyện kim, hoá chất, dệt, ô tô, đồ điện gia đình... trong những năm gần đây đã lâm vào trình trạng khủng hoảng triền miên. Cơ cấu kinh tế cũ thực sự đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.

Mặc dù Nhật đã chú trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế song vẫn còn chậm chạp so với một số quốc gia tư bản phát triển, thậm chí còn thua kém cả Xingapo nhất là trong tỷ lệ của nhóm III trong cơ cấu GDP. Sự chậm chạp này có nhiều lý do, một trong những lý do đó là sự trì trệ, ràng buộc lợi ích lẫn nhau của các tập đoàn, các nhóm xã hội do cơ chế cũ, hiện vẫn tồn tại, đẻ ra. Điều đó cho thấy việc cải tổ cơ cấu cần tiến hành đồng thời với cải tổ cơ chế kinh tế nói riêng, cơ chế quản lý xã hội nói chung.

Điều cũng cần thấy là, cho đến cuối thập kỷ 80. Chính phủ Nhật Bản đã chuyển dịch vốn đầu tư cho xây dựng nhà ở bất động sản và thị trường chứng khoán. Điều này đã đưa đến sự tăng trưởng kinh tế cao cho Nhật Bản do giá tài sản tăng vọt. Nhưng sự đổ vỡ của nền kinh tế "bong bóng" vào đầu thập kỷ 90, đem lại những vết thương nặng cho nền kinh tế Nhật Bản, mà đáng chú ý là những khoản nợ khó đòi tăng cao. Kết quả là nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài và làm giảm sự triệt để cũng như làm chậm đi tiến trình của cuộc cải cách cơ cấu kinh tế.

b. Nền kinh tế hiện nay đang trong giai đoạn bước ngoặt từ mô hình "dượt đuổi" sang tự tìm tòi sáng tạo để tạo ra sự phát triển nhịp nhàng

Trong nhiều thập niên qua, cơ cấu kinh tế theo mô hình truyền thống và áp đặt đã phát huy được tác dụng, đưa Nhật Bản trở thành cường quốc lớn thứ hai trên thế giới. Mô hình truyền thống đó thể hiện ở ba điểm cơ bản sau:



+ Nền kinh tế phát triển theo hướng lấy các ngành công nghiệp nặng làm nòng cất, tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng lượng và đang chuyển dần sang các ngành công nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao, tiêu tốn ít nguyên nhiên liệu và lao động sống.

+ Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng "một trục", lấy Tokyo làm tâm điểm và phát triển rộng ra vành đai kinh tế Thái Bình Dương. Cơ cấu này ưu tiên đón nhận những tiềm năng kỹ thuật công nghệ từ bên ngoài để phát triển các khu vực kinh tế dọc ven biển Thái Bình Dương.

+ Hệ thống công ty Nhật Bản có phong cách quản lý đặc thù và nét văn hoá riêng.

Cho đến nay, kinh tế Nhật Bản ở trong thời kỳ có tính chất bước ngoặt lịch sử trọng đại, đó là chuyển từ mô hình đuổi kịp các nước phương Tây sang mô hình "phát triển nhịp nhàng". Tình hình hiện tại cho thấy sự suy thoái kinh tế đã làm cho cơ cấu kinh tế Nhật Bản chưa đủ sức thích nghi với tình hình mới. Các ngành công nghiệp hiện đại trong mô hình "đuổi kịp phương Tây", mặc dù đã có tính hợp lý và đã phát huy được tác dụng trong thời gian gần đây, nhưng vẫn mới chỉ dừng ở trình độ nghiên cứu ứng dụng, còn coi nhẹ nghiên cứu cơ bản. Điều này dẫn đến hậu quả là ưu thế trong các ngành công nghệ mũi nhọn ngày càng suy giảm. Cơ chế quản lý công ty vẫn có phần khép kín, kém hiệu quả. Sức sống và sức sáng tạo của công ty tỏ ra chưa đáp ứng kịp nhu cầu quản lý kinh doanh hiện đại. Cơ cấu kinh tế vùng tuy đã có sự điều chỉnh, song về cơ bản chưa thoát khỏi tính chất "một trục" đã tỏ ra mất cân đối và đem lại nhiều hậu quả về ô nhiễm, quá tải dân số, quá tải nhu cầu nước sạch... Đây là những kết quả của mô hình phát triển cũ, một thời đã tạo cho Nhật Bản bước phát triển đầy ấn tượng. Song khi môi trường kinh doanh thay đổi, mục tiêu đuổi kịp Tây Âu đã hoàn thành, Nhật tỏ ra lúng túng, chậm chạp trong xác định bước đi tiếp theo, nên đã ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Vấn đề đặt ra hiện nay, rõ ràng phải có cải cách tổng thể cơ cấu kinh tế theo hướng hình thành một nền kinh tế mới kinh tế tri thức.

3. Điều chỉnh cơ cấu là nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh lớn hơn của nền kinh tế


Trên thực tế, tiền lương danh nghĩa của một công nhân Nhật Bản năm 1997 đã gấp 5,7 lần so với năm 1970, và tiền lương giờ của một công nhân Nhật Bản đã cao hơn so với một công nhân Anh hay Pháp, đuổi kịp và vượt Mỹ và Đức. Về thời gian làm việc trung bình hàng năm, một công nhân Nhật Bản hiện chỉ còn có 1.993 giờ so với 2.108 giờ năm 1980. Tất cả đã làm cho chi phí lao động sống trong một đơn vị sản phẩm tăng lên tương đối, làm giảm phần nào sức cạnh tranh của hàng Nhật Bản và phần lợi nhuận của các công ty Nhật Bản so với trước. Để bù lại cho việc tăng lương, giảm giờ làm các nhà kinh doanh Nhật Bản đã tìm mọi cách để nâng cao năng suất và cường độ lao động. Một trong những điều kiện quyết định để nâng cao năng suất lao động là nâng cao trình độ kỹ thuật của nền sản xuất. Tuy vậy, trong những năm gần đây tốc độ tăng năng suất lao động của Nhật Bản đã thấp xa so với các nước công nghiệp phát triển khác, do có sự cạn kiệt nguồn phát triển theo chiều sâu đã diễn ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Muốn tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng năng suất lao động, Nhật Bản phải chuyển dần sang một cơ cấu kinh tế mới. Đó là cơ cấu kinh tế dựa trên những bước nhảy vọt về khoa học và công nghệ. Trong lĩnh vực công nghệ tin học, nhất là về chương trình bảo đảm phần mềm, Nhật Bản vẫn còn thua Mỹ. Hiện nay, trong số 20 công ty tin học hàng đầu thế giới, thì Mỹ chiếm 16 công ty, còn lại 4 công ty là của Nhật Bản. Trong các ngành công nghiệp vật liệu mới và công nghệ sinh học, Nhật Bản có phần nào còn thua kém các nước Tây Âu và Mỹ. Vì vậy đầu tư sâu cho khoa học - công nghệ và phát triển các ngành nghề mới là một trong những mục tiêu nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế Nhật Bản.

Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 1.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương