ĐIỀu chỉnh cơ CẤu kinh tế nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà xuất bản khoa học xã HỘI



tải về 1.9 Mb.
trang29/30
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.9 Mb.
#34383
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

KẾT LUẬN


Qua sự phân tích trình bày ở trên có thể đưa ra một vài nhận xét về sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hoá như sau:

1. Từ cuối những năm 1980 trở lại đây, cơ cấu kinh tế Nhật Bản đã có những thay đổi nhất định theo xu hướng chuyển dịch dần sang phát triển lĩnh vực và sản phẩm của nền kinh tế mà kinh tế tri thức và ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trên phương diện cơ cấu ngành, tỷ trọng về giá trị và lao động trong các ngành thuộc khu vực III (ngân hàng, vận tải, thông tin, dịch vụ) đều gia tăng, ngược lại với xu hướng giảm sút về tỷ trọng của khu vực I và II. Điều này cho thấy kinh tế Nhật Bản trong thời gian những năm 1990 lại đây đang chuyển sang thời kỳ hậu công nghiệp. Trong bản thân mỗi ngành cũng đã và đang có điều chỉnh sang tập trung vào sản xuất sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, nhất là các sản phẩm tin học. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của một số phân ngành mới cũng như các sản phẩm mới, chẳng hạn loại hình dịch vụ Internet, thư điện tử, điện thoại có màn hình kỹ thuật số, các sản phẩm điện tử kỹ thuật số, máy tính cá nhân màn hình tinh thể lỏng... Sự xuất hiện của các loại hình kinh doanh mới có khả năng đáp ứng ngày càng thuận lợi hơn nhu cầu của con người đã thúc đẩy các nhà đầu tư tập trung vào các ngành này. Trong khi đó những ngành truyền thống, vốn là trụ cột của sự phát triển trong thời kỳ trước như chế tạo máy, đồ điện, v.v... một mặt được hiện đại hoá, đổi mới quy trình công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh, mặt khác, (cũng là hướng chủ đạo); được chuyển sang vùng, quốc gia khác.

2. Trên phương diện cơ cấu vùng trong thời gian hơn một thập kỷ qua cũng có chuyển biến đáng kể. Nền kinh tế đưa vào một trục, tập trung vào một số trung tâm công nghệ cao ven Thái Bình Dương, đặc trưng cho những năm 1960 và 1970 đang chuyển tới hình thành một cơ cấu vùng kinh tế mới theo bốn trục liên kết toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản. Sự chuyển dịch cơ cấu vùng này phản ánh một quan điểm phát triển mới của Nhật Bản phát triển bền vững. Hẳn chúng ta còn nhớ vào thời kỳ tăng trưởng cao, Nhật tập trung mọi cố gắng nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, do vậy trên thực tế mức tăng GDP cao nhưng theo đó nảy sinh hàng loạt vấn đề xã hội và ô nhiễm môi trường. Từ những năm 1980 tại đây, với quan điểm phát triển bền vững, gắn với thiên nhiên đã tạo ra những vùng kinh tế - sinh thái môi trường hợp lý. Hơn nữa với sự chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế theo hướng mở cửa hội nhập đã tạo cho các vùng có điều kiện phát huy tiềm năng vốn có, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng. Điều này đã làm giảm áp lực của làn sóng di dân vào trung tâm đô thị những năm 1960 và 1970. Đây là kinh nghiệm đáng chú ý trong phát triển vùng kinh tế của Nhật.

3. Quá trình tư nhân hoá ở Nhật Bản được đẩy mạnh vào cuối những năm 1980 với việc tiến hành tư nhận hoá ba doanh nghiệp lớn của nhà nước là JNR, JMC, NTTPC. Trong những năm 1990, Nhật Bản chủ yếu tập trung cải cách thể chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực công cộng và mở cửa thị trường nội địa. Tuy nhiên bản thân quá trình này cũng có hạn chế do nền kinh tế suy thoái và sự bất ổn của tình hình chính trị. Chỉ trong thời gian khoảng 10 năm, Nhật Bản đã thay đổi tới 8 Thủ tướng. Trên thực tế khu vực công hiện nay ở Nhật Bản hoạt động kém hiệu quả, khả năng đóng góp vào tăng trưởng giảm đi. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tiếp tục đẩy mạnh quá trình tư nhân hoá các xí nghiệp công. Trong chương trình cải cách của ông Koizumi cũng có đề cập đến chủ đề này, theo đó sẽ tư nhân hoá ba lĩnh vực kinh doanh quan trọng của ngành bưu điện: bưu chính, tiết kiệm qua bưu điện và bảo hiểm nhân thọ; thực hiện tự do hoá các lĩnh vực y tế, phúc lợi xã hội, chăm sóc người già và giáo dục. Đây là những lĩnh vực vốn trước đây có sự bảo hộ cao của nhà nước.

Gắn liền với cải cách thể chế, tư nhân hoá, từ những năm 90 đến nay, dưới sức ép của quá trình toàn cầu hoá kinh tế và những khó khăn của nền kinh tế trong tình trạng trì trệ suy thoái, đã thúc đẩy các công ty phải điều chỉnh cơ cấu và cơ chế quản lý trong nội bộ công ty. Các hướng cải cách chủ yếu là: 1) Thu hẹp quy mô công ty. Hình thức này được thực hiện qua hai giai đoạn, trước hết là xoá bỏ nợ khó đòi, sau là giảm công nhân và chi phí cố định; 2) Tổ chức cơ cấu lại nội bộ công ty thông qua xoá bỏ (bộ phận kém hiệu quả, xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh mới; 3) Tổ chức liên kết với nhau trong nghiên cứu và phát triển sản xuất. Cùng với cải cách cơ cấu trong hệ thống quản lý cũng có những đổi mới theo hướng nhấn mạnh hơn tới vai trò cá nhân người lãnh đạo; việc đánh giá, đề bạt, tăng lương được căn cứ theo hiệu suất và năng lực... Những cải cách trên thực tế đã từng bước phá vỡ đặc trưng quản lý kiểu Nhật Bản vốn một thời là yếu tố tạo ra sự tăng trưởng nhanh. Rõ ràng bối cảnh quốc tế và yêu cầu phát triển mới của sản xuất đã làm thay đổi quan hệ sản xuất truyền thống của Nhật, buộc nó phải đổi mới để thích ứng.

4. Có thể thấy trong hơn một thập kỷ qua, cơ cấu kinh tế Nhật Bản trên cả ba phương diện: cơ cấu ngành, vùng và khu vực sản xuất đều có sự thay đổi. Trong sự thay đổi, điều chỉnh như trên có vai trò rất quan trọng của nhà nước với chức năng dẫn dắt và thúc đẩy điều chỉnh trong suốt thời gian đó, chính phủ đã có hàng loạt chính sách kích thích tăng trưởng và điều chỉnh vĩ mô như chính sách phát triển công nghiệp, chính sách tài chính - tiền tệ cùng các chính sách hỗ trợ về mặt giáo dục và đào tạo. Đáng chú ý trong một, hai năm gần đây các chính sách thúc đẩy cải cách cơ cấu và thể chế của chính phủ ông Koizumi theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức đã có tác động không nhỏ đến tiến trình thay đổi cơ cấu kinh tế ở Nhật.

5. Rõ ràng là Nhật Bản đang ở giai đoạn giao thời của sự chuyển đổi cơ cấu. Chính phủ cũng như các công ty Nhật đang phải vật lộn với chính sự chuyển đổi này. Mặc dù đã có những cố gắng như trên, song phải thừa nhận rằng, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế Nhật trong những năm qua là có phần chậm chạp. Trước đây với chủ trương phát triển kinh tế đuổi kịp phương Tây đã tạo cho Nhật một hướng phấn đấu rõ rệt. Khi mục tiêu này hoàn thành cũng là lúc Nhật cần có sự sáng tạo, phải cải cách nền kinh tế, tự vạch đường đi cho mình. Song trên thực tế chính cơ chế cũ đã cản trở tính năng động sáng tạo của người Nhật và vì vậy người Nhật đã bỏ qua 15 năm lãng phí - nói theo cách nói của cựu Thủ tướng Kato. Nhật Bản bước vào hàng ngũ các quốc gia phát triển đầu tiên ở châu Á, song hiện nay trên nhiều lĩnh vực Nhật thua kém Xingapo, Nhật đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh từ Hàn Quốc và ngay cả từ Trung Quốc. Xét trên cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Nhật chưa tạo ra ưu thế cạnh tranh vượt trội so với các quốc gia khu vực. Những điều đó cho thấy vai trò động lực kinh tế trong khu vực của Nhật đã phai mờ. Hệ quả này xuất phát chính từ sự trì trệ của kinh tế Nhật, của sự chậm chạp trong cải cách, điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

6. Sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế của Nhật trong những năm qua xuất phát từ nhiều lý do, cả bên trong và bên ngoài. Song có lẽ cần phải kể đến những lý do cơ bản sau: Thứ nhất là sự tác động của quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã buộc mọi quốc gia phải cải cách, mở cửa hội nhập, Nhật Bản cũng không nằm ngoài logic đó. Thứ hai là bản thân mô hình công nghiệp hoá của Nhật Bản cũng đã phát triển chín muồi, dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ đặt ra phải có sự điều chỉnh cơ cấu sang giai đoạn phát triển mới dựa trên tri thức. Và thứ ba là những yếu kém, suy thoái của nền kinh tế cũng đặt ra yêu cầu phải cải cách để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty. Thứ tư, sự phát triển của các nền kinh tế khu vực đã tác động đến kinh tế Nhật mà trực tiếp là đến cơ cấu hàng xuất khẩu của Nhật đã buộc Nhật phải có tính toán, điều chỉnh để tạo lợi thế trong cạnh tranh. Ngoài những lý do cơ bản trên có thể thấy tiến trình cải cách cơ cấu kinh tế Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng của các vấn đề xã hội và chính trị như vấn đề già hoá dân số, sự trì trệ trong hệ thống chính trị, vấn đề môi trường ô nhiễm...

7. Triển vọng của điều chỉnh kinh tế Nhật Bản trong những năm tới ra sao? Điều này phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường kinh doanh quốc tế và đặc biệt là vào quyết tâm của chính phủ và giới kinh doanh Nhật. Những xu hướng cải cách chung trong thời gian tới có thể nhận thấy trên những nét chính sau: Những ngành công nghệ thông tin, sinh học và vật liệu mới sẽ có cơ hội phát triển do bản thân nhu cầu về các sản phẩm của lĩnh vực này ngày càng tăng trên thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời do sự quan tâm hỗ trợ đầu tư và phát triển nghiên cứu của chính phủ. Bên cạnh đó, ngành dịch vụ cũng sẽ có bước phát triển mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội mới. Ngược lại, các ngành kinh tế khu vực I và II sẽ có sự giảm mạnh về tỷ trọng trong cơ cấu GDP và vì vậy cơ cấu xuất; nhập khẩu cũng thay đổi theo. Việc nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng sẽ ngày một tăng; khi đó sản phẩm gắn liền công nghệ tin học sẽ trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Cơ cấu vùng sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phi tập trung hoá. Các công ty cũng sẽ tiếp tục tiến trình cải cách cơ cấu theo hướng đa dạng hoá chức năng cùng với đổi mới thể chế quản lý theo hướng nhấn mạnh phát huy năng lực sáng tạo và trách nhiệm cá nhân.

8. Những xu hướng điều chỉnh như trên rõ ràng sẽ có tác động đến quan hệ kinh tế của Nhật Bản với các bạn hàng, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam, là bạn hàng và nhà cung cấp ODA lớn nhất của Việt Nam. Điều đó cho thấy mức độ tác động của những điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật tới Việt Nam là không nhỏ. Có thể nhận thấy trên các phương diện sau:

- Sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế sẽ dẫn tới sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, do vậy sẽ trực tiếp tác động đến quan hệ thương mại song phương, qua đó đặt ra cơ hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế nước nhà. Cụ thể do tập trung vào các ngành đại diện cho nền kinh tế tri thức, cho nên nhu cầu về các sản phẩm liên quan sẽ tăng lên. Căn cứ vào lợi thế so sánh của lao động Việt Nam chúng ta có thể đáp ứng các loại hình dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm phần mềm, là lĩnh vực hiện nay Nhật có nhu cầu lớn và ta cũng có khả năng đáp ứng. Bên cạnh đó do chuyển đổi cơ cấu sản xuất, các ngành sản xuất đồ dùng sinh hoạt cho con người như dệt may, thực phẩm, trang trí... sẽ di chuyển sang các quốc gia khu vực. Do vậy Nhật sẽ có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này và đó cũng là thế mạnh của Việt Nam.

- Cũng do sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế như trên dẫn đến phần lớn thanh niên, lao động. Nhật sẽ tập trung vào các ngành nghề mới, những lĩnh vực có thu nhập cao. Các lĩnh vực lao động dịch vụ và giản đơn sẽ ít được chú ý và đây chính là cơ hội cho việc xuất khẩu lao động đối với chúng ta.

- Với việc chuyển đổi cơ cấu vùng kinh tế hình thành nhiều trung tâm kinh tế với tính phong phú đa dạng khác nhau cũng sẽ mở ra những cơ hội hợp tác mới không chỉ mở cấp quốc gia mà cả ở cấp liên vùng, cho phép các vùng phát huy tiềm năng trong hợp tác quốc tế một cách trực tiếp. Trong xu thế phát triển vùng theo hướng mở cửa, hội nhập của Nhật Bản sẽ hình thành các tam giác, tứ giác tăng trưởng mới giữa các khu vực của Nhật với các vùng, khu vực của các quốc gia lân cận. Vì vậy, giao lưu hợp tác kinh tế toàn vùng sẽ sôi động hơn, các cơ hội kinh doanh sẽ gia tăng hơn cho cả doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.

- Trong xu thế tiếp tục bố trí lại cơ cấu sản xuất của các công ty Nhật nhằm tận dụng lợi thế so sánh của mình cũng như của các quốc gia bản địa, các cơ hội tiếp nhận vốn và kỹ thuật qua các hoạt động đầu tư kinh doanh của công ty Nhật ở Việt Nam sẽ tăng lên. Tuy nhiên, điều đó có thành hiện thực hay không lại tuỳ thuộc rất lớn vào sức hút của môi trường kinh doanh Việt Nam. Đây quả là một thách thức đối với chúng ta trong những năm tới đây. Đó là chưa kể tới sự cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn từ Nhật của các quốc gia lân cận cũng hết sức quyết liệt.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 1.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương