HÀ NỘI, 2014 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế trưỜng đẠi họC y tế CÔng cộNG


Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm nhân khẩu – Xã hội – Nghề nghiệp



tải về 1.27 Mb.
trang15/21
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.27 Mb.
#1702
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21

Chương 4

BÀN LUẬN




4.1. Đặc điểm nhân khẩu – Xã hội – Nghề nghiệp

4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu – Xã hội học


4.1.1.1. Tuổi đời của PNMD

PNMD có tuổi đời nhỏ nhất là 17 tuổi và lớn nhất là 53 tuổi. Tuổi trung bình là 28,44 tuổi, trong đó PNMD nhà hàng trẻ hơn PNMD đường phố, Tuổi trung bình của PNMD nhà hàng là 23,25 tuổi trong khi tuổi trung bình của PNMD đường phố là 33,62 tuổi, sự khác biệt này có ý nghỉa thống kê (p<0,001). Tuổi trung bình của PNMD trong nghiên cứu này cũng tương đương với nghiên cứu ở Nha Trang của Trần Thị Tuyết Mai (t=0,231; p>0.05) [50]. So với kết quả của Lê Mai Nhung thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh (2010) tuổi trung bình kết quả này cao hơn (26,77), (t= 2,48; p<0,01) [100]. So kết quả nghiên cứu của Reza-Paul thực hiện ở Ấn Độ (2008) thì tuổi trung bình kết quả này thấp hơn (30 tuổi), (t= -2,67; p<0,01) [116]. So với kết quả của Lưu Thị Minh Châu nghiên cứu ở Hải Phòng là 31 tuổi thì nghiên cứu này thấp hơn (t=-4,38; p<0.001) [33]. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu có sự khác biệt giữa các địa phương, so với các tỉnh thành phía Nam thì kết quả này tương đương hoặc cao hơn, còn so với các tỉnh thành phía Bắc thì kết quả này thấp hơn, so với kết quả IBBS 2009 thì tuổi trung bình kể cả MDĐP và MDNH đều thấp hơn cho thấy xu hướng PNMD ngày càng trẻ hóa. Để lý giải sự khác biệt trên có thể do nhà hàng thường tuyển những cô gái trẻ vào làm việc, còn PNMD đường phố thường không còn nhan sắc để làm ở nhà hàng nữa họ phải xuống đường phố, hoặc những người lớn tuổi do hoàn cảnh họ phải làm mại dâm đường phố. PNMD đường phố có tuổi cao hơn PNMD nhà hàng cho nên nhận thức và lối sống của họ cũng khác nhau.



4.1.1.2. Tuổi nghề của PNMD

Tuổi nghề trung bình của PNMD là 5,2 tuổi. PNMD đường phố có tuổi nghề trung bình là 7,7 tuổi cao hơn tuổi nghề của PNMD nhà hàng (2,7 tuổi) có ý nghỉa thống kê (P<0,001). So với nghiên cứu của Lại Thị Kim Anh nghiên cứu tại Cần Thơ (2007), thì tuổi nghề nghiên cứu này cả PNMD đường phố, nhà hàng đều cao hơn: 5 tuổi đối với PNMD đường phố (t=5,700; p<0,001) và 2 tuổi đối với PNMD nhà hàng. (t= 4,221; p<0,001) [3]. So với kết quả của IBBS 2009 thì tuổi nghề của MDĐP cao hơn; MDNH thấp hơn [14]. Cũng cao hơn so kết quả của Bộ Y tế 2013 điều tra ở Vĩnh Long [8]. Cho thấy tuổi nghề có xu hướng tăng.



4.1.1.3. Trình độ học vấn.

Tỷ lệ trình độ học vấn của PNMD chủ yếu là tiểu học và trung học cơ sở chiếm khoảng 45%, mù chữ chiếm 8%, phổ thông trung học 7% và không ai có trình độ cao đẳng, đại học. Tỷ lệ mù chữ cũng tương đương kết quả nghiên cứu của Lại Thị Kim Anh (χ2=0,307; p>0,05) [3]. Tỷ lệ mù chữ trong nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Mai là 12,5%, thì nghiên cứu này thấp hơn (χ2=3,704; p<0,05) [50]. So với kết quả của Bộ Y tế 2013 điều tra ở Vĩnh Long, 4,4%; thì kết quả này cao hơn. Như vậy so với một số tình thành phía Nam thì tỷ lệ mù chữ tương đương hoặc cao hơn, so với một số tỉnh thành miềm Trung thì tỷ lệ mù chữ thấp hơn, cho thấy xu hướng tỷ lệ mù chữ ở PNMD tăng. Trình độ học vấn thấp như vậy cộng thêm tỷ lệ mù chữ cao là nguyên nhân làm cho PNMD khó tìm việc làm cũng như tiếp thu những thông điệp truyền thông về HIV/AIDS. Qua đó cho thấy hình thức tuyên truyền bằng tờ rơi cần hình ảnh trực quan phù hợp cho đối tượng mù chữ, và hình thức truyền thông qua giáo dục đồng đẳng sẽ phù hợp hơn.



4.1.1.4. Nghề nghiệp trước khi làm PNMD.

Thất nghiệp chiếm rất cao 55%, nghề chủ yếu là buôn bán 23,5%, nông dân 11,5%, còn lại là viên chức chiếm 1%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 13% PNMD hành nghề ở tỉnh khác trước khi đến Cần Thơ, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang. Điều này cho thấy PNMD có di biến động lớn đặc biệt từ những vùng có tỷ lệ nhiễm HIV cao như thành phố Hồ Chí Minh, An Giang làm cho dịch HIV lan nhanh, đồng thời đòi hỏi phải tiếp cận và giáo dục thường xuyên cho các đối tượng mới và chính di biến động này làm chi phí đi lại, tìm thuê chổ ăn ở khó khăn hơn, họ dễ lệ thuộc vào những người môi giới, bảo kê cộng thêm tỷ lệ thất nghiệp cao làm cho họ khó thoát khỏi nghề mại dâm.



4.1.1.5. Tình trạng hôn nhân.

Số ly dị, ly thân, góa chiếm 39,5%, chưa lập gia đình 34% và có gia đình là 26,5%. Có tới 51,5% sống một mình hoặc cùng bạn bè, 48,5% sống cùng gia đình. 62% đã có con và 38% chưa có con, so với kết quả của Lại Thị Kim Anh nghiên cứu ở Cần Thơ, ly dị, ly thân, góa là 47% thì tỷ lệ trên thấp hơn (χ2=4,516; p<0,05), so với kết quả của Bộ Y tế 2013 điều tra tại Vĩnh Long, 29,1%; thì kết quả này cao hơn. Qua kết quả trên cho thấy có nhiều bất ổn về tình trạng hôn nhân xẫy ra trong gia đình làm cho người phụ nữ dễ đi vào con đường mại dâm.


4.1.2. Một số đặc điểm nghề nghiệp


4.1.2.1. Lý do hành nghề

Lý do dẫn đến hành nghề mại dâm chủ yếu vẫn là cần tiền chiếm 81,5%; kế đó là nghèo đói chiếm 17%, bạn bè rủ 8%, chán đời 2,5%, cuối cùng do ý thích chỉ chiếm 1%. So với kết quả nghiên cứu tại Nha Trang thì lý do cần tiền , bàn bè rủ, chán đời và do ý thích đều cao hơn, lý do nghèo đói thấp hơn. Qua kết quả cho thấy lý do hành nghề mại dâm đa dạng nhưng chủ yếu do cần tiền và nghèo đói, thực tế cho thấy nhiều PNMD do trình độ học vấn thấp khó tìm việc làm, kinh tế khó khăn trong khi nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng kèm theo nợ nần, họ không tìm được công việc làm nào có thu nhập tốt hơn nghề mại dâm. Một số người do tan vỡ gia đình họ rơi vào tình cảnh khó khăn, bế tắc mà phải đi làm mại dâm, một số người do đua đòi, ăn chơi rơi vào nợ nần cũng phải đi làm để trả nợ. Một số do bạn bè rủ rê lôi kéo hoặc gặp tình cảnh khủng hoảng chán đời và cũng có một số nhỏ lại do ý thích nghề này.

Qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng phù hợp với kết quả trên, lý do hành nghề mại dâm rất đa dạng, chủ yếu vẫn do nghèo đói, không việc làm, do hoàn cảnh gia đình khó khăn cần tiền trị bệnh cho người thân, nuôi con nhỏ, ngoài ra do cần tiền để giải quyết khó khăn do bệnh tật, nuôi con, xung khắc xẩy ra trong gia đình, chán đời, bạn bè rủ rê, hoặc do cha mẹ chia tay không lo lắng cho con cái, và con cái không có nơi nương tựa, một số phụ nữ do hoàn cảnh lôi kéo họ lúc đầu họ chỉ mở quán buôn bán làm ăn về sau lại hành nghề. Như vậy có rất nhiều lý do khác nhau của PNMD lý giải họ bước vào nghề mại dâm, nhưng lý do chủ yếu là do nghèo đói, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, cần tiền, không có việc làm, điều đó cho thấy yếu tố kinh tế có tác động lớn đến hành vi của họ.

4.1.2.2.Thu nhập

Thu nhập trung bình mỗi tháng của PNMD khoảng 15,5 triệu đồng, thấp nhất là 2 triệu đồng cao nhất 30 triệu đồng. Trong đó thu nhập bình quân của PNMD nhà hàng là 20,1 triệu đồng cao hơn thu nhập bình quân của PNMD đường phố, 10,2 triêu đồng; (p<0,001). So với nghiên cứu ở Nha Trang của Trần Thị Tuyết Mai là 1,8 triệu đồng thì kết quả này cao hơn (t=27,848; p<0,001) [50]. So với kết quả của IBBS 2009 thì thu nhập trung bình mỗi tháng của PNMD cà nhà hàng hay đường phố đều cao hơn [14]. Có thể là do đời sống kinh tế ngày càng cao nên khách làng chơi thoải mái hơn trong việc chi trả, điều đó làm thu nhập của PNMD tăng lên.



4.1.2.3. Các ràng buộc của PNMD

Kết quả cho thấy có 63% PNMD mắc nợ và 58% phải gửi tiền về cho gia đình. Nợ nần thực sự là một gáng nặng cho PNMD làm cho họ khó thoát ra khỏi nghề, họ luôn luôn lệ thuộc chủ nợ, do trả lãi ngày càng nhiều làm cho họ khó trả hết nợ và nợ ngày càng tăng trói buộc họ phải làm dù không muốn, bên cạnh nợ nần hơn 50% PNMD phải gửi tiền về hỗ trợ gia đình để trang trải khó khăn cuộc sống và đây cũng là một áp lực lớn làm cho họ không thể bỏ cái nghề tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm bệnh và nhiều tổn thương về tinh thần. Ngoài ra có 24,5% PNMD đã từng vào trung tâm 5, nơi giáo dục, cải tạo, dạy nghề cho PNMD. Điều đó cho thấy sau khi cải tạo họ vẫn trở lại hành nghề vì áp lực trả nợ, cần tiền nuôi con, hỗ trợ gia đình và nuôi sống bản thân họ [1]. Do đó hoạt động can thiệp cần phải chú ý đến tính bền vững của hiệu quả can thiệp.

Qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng cho thấy như trên. Việc PNMD phải hành nghề do hầu hết đều mắc nợ. Do hoàn cảnh nghèo khó cho nên việc nợ nần dù ít hay nhiều thì PNMD cũng khó trả hết nợ, chính điều đó làm cho PNMD ràng buộc với nghề mại dâm của mình.

Việc bị nợ nần, về sau bị lệ thuộc vào chủ nợ, và chủ nợ can thiệp vào hoạt động mại dâm cũng như các hoạt động riêng tư của người bị nợ, họ thu tiền mỗi lần đi khách để trừ vào tiền nợ, ngoài tiền ăn ở, còn có tiền để mua sắm quần áo, phấn son, tiền khám bệnh, và nhiều chí phí khác cho nên PNMD rất khó thoát ra khỏi nghề mại dâm của họ.

Như vậy việc ràng buộc PNMD với nghề mại dâm chủ yếu là do nợ nần, đặc biệt chủ nợ kiêm chủ nhà nghỉa, khách sạn thì họ sẽ bị chi phối những tự do riêng tư của người PNMD, và khoản nợ họ vay trở thành gánh nặng làm họ khó thoát ra khỏi nghề của mình. Rõ ràng nợ nần là một ràng buộc làm cho PNMD khó thoát ra khỏi nghề, một nghề nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV và bị lệ thuộc lâu dài vào chủ nợ. Đây cũng là một đặc điểm khách quan mà khi tiến hành can thiệp cần lưu ý.


Каталог: sites -> dtsdh.hsph.edu.vn -> files
sites -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> Khung chấM ĐIỂm trình bày luận văN (Định hướng ứng dụng)
files -> MỘt số HƯỚng dẫn viết tổng quan tài liệU

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương