HÀ NỘI, 2014 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế trưỜng đẠi họC y tế CÔng cộNG


DANH MỤC BẢNG Trang DANH MỤC BIỂU ĐỒ



tải về 1.27 Mb.
trang2/21
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.27 Mb.
#1702
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

DANH MỤC BẢNG


Trang

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Trang


ĐẶT VẤN ĐỀ

Đại dịch HIV/AIDS xuất hiện từ năm 1981, đến nay đã thực sự trở thành một thảm họa của thế giới, tính đến cuối năm 2012 ước tính toàn cầu đã có 35,3 triệu (32,2 triệu – 38,8 triệu) người nhiễm HIV đang còn sống. [24], [53], [125], [127].

Ở Việt Nam, kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, tính đến 30/11/2013 dịch HIV đã lan ra 100% các tỉnh, thành phố trong toàn quốc, 98% số quận, huyện, 78% số xã, phường với số người nhiễm HIV hiện còn sống là 216.254 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 66.533 và 68.977 trường hợp tử vong do AIDS [6]. Trong số các trường hợp nhiễm HIV thì tỷ lệ người nhiễm HIV do lây qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất, 45%, kế đó là lây nhiễm qua đường máu chiếm 42,4%, tỷ lệ người nhiễm HIV lây từ mẹ sang con là 2,5% [6], [7], [11], [15]. Mặc dù dịch HIV ở Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn dịch tập trung, tác động chủ yếu tới những quần thể có nguy cơ cao, giai đoạn 2008-2012 tỷ lệ người nhiễm qua đường tình dục khác giới có xu hướng tăng [10], [26], [29], [30], [37]. Qua số liệu giám sát trọng điểm nhiều nơi cho thấy sự phát triển nhanh của dịch HIV, khởi đầu trong nhóm nam NCMT trẻ tuổi, trong độ tuổi hoạt động tình dục, sau đó lan truyền qua mạng lưới tình dục mại dâm và sẽ lan sang cộng đồng dân cư bình thường nếu không có những can thiệp hiệu quả [5], [12], [13], [14].

Từ khi HIV/AIDS trở thành đại dịch thì việc nghiên cứu về HIV/AIDS đã thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia. Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về HIV/AIDS chủ yếu là tìm hiểu các đối tượng và hành vi nguy cơ nhiễm HIV trong cộng đồng, nghiên cứu về huyết thanh học đã được tiến hành và cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng cho việc lập kế hoach và hoạch định chính sách, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đó nhiều can thiệp phòng chống HIV/AIDS đã được triển khai mạnh mẽ, khá toàn diện thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên theo kết quả điều tra IBBS vòng II cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNMD cao ở Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ (MDĐP trên 19%, MDNH trên 15%), hơn nữa số lượng PNMD ngày càng tăng, sự lây nhiễm HIV giữa nhóm TCMT và PNMD là rất lớn, nhiều PNMD có bạn tình thường xuyên là người TCMT, nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ PNMD nghiện chích ma túy gia tăng làm tăng nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục. Chính vì vậy, việc triển khai các nghiên cứu can thiệp trên nhóm nguy cơ cao ở những địa phương này là cần thiết và cấp bách [3], [16].

Ở Cần Thơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm 77,3%, cho thấy xu hướng lây truyền qua đường tình dục là xu hướng lây truyền HIV chính tại đây [69], [70]. Tuy dịch HIV/AIDS đã được kìm chế ở mức độ thấp, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục lây lan, với xu hướng thay đổi đáng lưu ý, tăng sự lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục. Vì lý do trên chúng tôi thấy cần thiết phải có những nghiên cứu định tính kết hợp định lượng để thiết kế chương trình can thiệp hữu hiệu, nhằm góp phần hạn chế căn bệnh thế kỷ này. Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp theo trình tự nhằm xác định mô hình, triển khai can thiệp và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp được triển khai.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU





  1. Mô tả hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và một số yếu liên quan ở nhóm phụ nữ mại dâm tại thành phố Cần Thơ.

  2. Đánh giá hiệu quả can thiệp dựa vào cộng đồng nhằm giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở nhóm phụ nữ mại dâm tại thành phố Cần Thơ.



CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU




1.1. Đặc điểm dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS

1.1.1. Khái niệm và đường lây truyền về HIV/AIDS


AIDS (Accquired Immuno Deficiency Syndrome) lần đầu tiên được mô tả vào năm 1981 tại Los Angeles, Mỹ với 5 trường hợp viêm phổi do Pneumocistis carinii ở những người tình dục đồng giới nam khỏe mạnh. Đây là một hiện tượng bất thường vì viêm phổi do Pneumocistis carinii thường chỉ xẩy ra ở những bệnh nhân ung thư già và hệ thống miễn dịch của họ bị suy giảm do kết quả của việc điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch. Cũng trong thời gian này, người ta phát hiện ra sự xuất hiện của một bệnh ung thư hiếm gặp, Sarcoma kaposi cũng ở những người tình dục đồng giới. Đây là một ung thư da tiến triển chậm, thường chỉ xẩy ra ở người già với xác suất như nhau giữa nam và nữ. Chính vì vậy, ban đầu HIV/AIDS được biết đến như là bệnh ung thư của những người đồng tính nam và sau đó là rối loạn miễn dịch liên quan đến những người đồng tính nam [29], [61].

Những trường hợp bệnh như vậy đã cảnh báo về một hội chứng mới, là một tập hợp các dấu hiệu và triệu chứng của một bệnh. Do hệ thống miễn dịch bị tổn thương, cơ thể không tự bảo vệ chống lại các nhiễm trùng mà một người bình thường có thể chống đỡ được. Các nhiễm trùng phổ biến mà những bệnh nhân AIDS thường mắc phải là lao, viêm phổi, ỉa chảy và các bệnh nấm, zona... Trong khi những người bình thường, hệ thống miễm dịch hoặc một mình hoặc với sự hỗ trợ của dược phẩm, có thể tiêu diệt các mầm bệnh nêu trên thì ở những bệnh nhân AIDS, dù có sự hỗ trợ của thuốc, cơ thể vẫn không chống đỡ và tiêu diệt mầm bệnh. Chính những bệnh này kéo dài dai dẳng dẫn đến suy kiệt và gây tử vong. Cho đến nay chưa có thuốc đặc trị hay vacxin phòng AIDS có hiệu quả [29], [94].

HIV (Human Immunodeficiency Virus) thuộc nhóm virus có tên là Retroviridae, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1980. Tất cả các Retrovirus đều thể hiện một đặc tính chung đặc trưng cho nhóm, đó là: có hai sợi ARN, có lớp vỏ bao phủ bên ngoài, sử dụng AND để tái sinh sản hay nhân lên và ẩn trong AND của tế bào chủ.

Các Retrovirus phải chuyển ARN của chúng thành AND để có thể tái sinh hay nhân lên, quá trình này gọi là quá trình sao mã ngược. Thông qua quá trình này, HIV gắn vật liệu di truyền của mình vào AND của tế bào chủ [90].

HIV sau khi xâm nhập vào cơ thể, tấn công trực tiếp vào tế bào CD4, chúng nhân lên trong đó rồi dần dần phá hủy tế bào này. Khi tế bào CD4 bị phá hủy ngày càng nhiều thì khả năng chống lại bệnh tật càng yếu đi và cơ thể càng dễ bị mắc bệnh. Quá trình này diễn ra trong nhiều năm. Hậu quả là sự phá hủy hệ thống miễn dịch làm cho bệnh nhân dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn hay virus khác gọi là nhiễm trùng cơ hội. Giai đoạn bệnh nhân bắt đầu có những biểu hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội, được gọi là thời kỳ AIDS [90].

Các phương thức lây truyền HIV, từ năm 1986, hai loại HIV chính đã được nhận dạng, đó là HIV-1 và HIV-2. Người ta đã phân lập HIV từ máu, tinh dịch, dịch tiết từ âm đạo, nước bọt, nước mắt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác của cơ thể, nhiều nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc làm lây truyền HIV. Có 3 phương thức lây truyền chủ yếu bao gồm [29], [90].



  • Lây truyền theo đường tình dục

Đây là phương thức lây truyền HIV quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới. Có ba hình thức quan hệ tình dục có xâm nhập chủ yếu là: đường miệng, đường âm đạo, đường hậu môn. HIV có rất nhiều trong máu, tinh dịch hay âm đạo của những người nhiễm. Máu có thể là máu kinh nguyệt, máu từ vết thương hở hay từ vết loét và chảy máu khi quan hệ tình dục, nhất là khi quan hệ tình dục thô bạo. Sự lây truyền xẩy ra khi các dịch thể nhiễm HIV tìm ra đường vào trên da. Đường vào không nhất thiết là các vết thương hở hay những vết loét trên da. Niêm mạc trong các hốc tự nhiên của cơ thể như đường âm đạo, lỗ niệu đạo ở đầu dương vật, trực tràng hoặc thậm chí niêm mạc mắt và cuống họng có các lỗ rất nhỏ để virus có thể xâm nhập. Thực tế niêm mạc hậu môn, niệu đạo, âm đạo và cuống họng có các tế bào biểu mô hình trụ mà virus có thể gắn vào. Khi trên âm đạo hay dương vật có các vết ban hay vết loét, HIV càng dễ xâm nhập vào cơ thể hơn [31], [54].

Bởi các lý do trên, tất cả các hình thức quan hệ tình dục có xâm nhập với một người nhiễm đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, mức nguy cơ là khác nhau, xếp theo thứ tự từ cao đến thấp là: quan hệ tình dục xâm nhập qua đường hậu môn, âm đạo và cuối cùng là đường miệng [31].



  • Lây truyền HIV theo đường máu

HIV có trong máu toàn phần và các thành phần của máu như huyết tương. Do đó, HIV có thể lây truyền qua máu hay các sản phẩm có máu nhiễm HIV. Nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường máu có một tỷ lệ rất cao, trên 90%. Người cho máu có thể cho máu sau khi mới nhiễm HIV, nhưng chưa phát hiện được bằng các xét nghiệm thông thường, Người đó đang ở trong thời kỳ cửa sổ của quá trình nhiễm HIV. Nguy cơ này xẩy ra ở nhiều nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao. Đặc biệt ở những nơi mà tỷ lệ những người cho máu chuyên nghiệp cao, họ thường di chuyển và thay đổi địa điểm cho máu. Do đó, việc phỏng vấn sau khám sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc HIV cần phải được tiến hành để làm giảm nguy cơ này [90].

HIV cũng có thể lây truyền qua sử dụng chung BKT bị nhiễm HIV mà không được tiệt trùng cẩn thận, đặc biệt những người NCMT dùng đường tĩnh mạch. Khi tiêm, người TCMT thường hút ít máu vào BKT trước khi tiêm. Sau đó, nếu BKT có được dùng chung với một người khác thì máu có nhiễm HIV sẽ đi thẳng vào máu người đó. Ngay cả khi có một lượng máu nhỏ còn sót lại trong BKT và được tiêm vào máu cũng làm lây nhiễm HIV. Bởi máu thường sót lại trong ống rỗng của kim tiêm, nơi không có không khí và vì thế virus có thể tồn tại rất lâu sau đó [55].



Các nghiên cứu cho thấy rằng HIV đã được phân lập trong tế bào của bánh rau và máu bào thai lúc 8 tuần tuổi và HIV có thể được phân lập trong nhiều tuần sau đó. Một nghiên cứu nhiễm HIV ở trẻ sinh đôi cho thấy rằng, trẻ sinh ra trước có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn. Điều này gợi ý khả năng lây truyền từ mẹ sang con trong khi đẻ [29].

Sự lây truyền HIV có thể xẩy ra trong lúc mang thai, trước và sau một thời gian ngắn sau đẻ [29].

Những yếu tố nguy cơ làm tăng lây truyền HIV từ mẹ sang con là: Phụ nữ có thai mắc bệnh có liên quan với HIV có nguy cơ làm lây truyền cho con cao hơn phụ nữ có thai nhiễm HIV không có triệu chứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng lây truyền từ mẹ sang con có liên quan đến sự xuất hiện kháng nguyên p24 trong máu của mẹ, và tế bào T4 thấp dưới 700 tế bào/ml. Trẻ đẻ non dưới 30 tuần có nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ cao hơn. HIV có thể dễ dàng qua bánh rau khi bánh rau bị nhiễm HIV. Hiện nay, không đủ bằng chứng để cho rằng mổ đẻ có thể bảo vệ cho đứa bé khỏi bị nhiễm HIV. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, tỷ lệ lây truyền như nhau ở trẻ đẻ theo đường âm đạo và trẻ mổ đẻ. Thậm chí mổ đẻ có thể có hại cho bà mẹ bị nhiễm HIV [29].

- Phụ nữ mại dâm: theo định nghĩa được chương trình Giám sát hành vi nguy cơ nhiễm HIV/AIDS chuẩn quốc gia, PNMD là phụ nữ quan hệ với khách làng chơi để kiếm tiền và được chia làm hai loại đó là PNMD đường phố và PNMD nhà hàng [22].

1.1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới


AIDS đang là một thảm họa toàn cầu của thế kỷ 21, bởi vì từ 5 trường hợp phát hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ năm 1981 cho tới nay nó đã trở thành đại dịch đã tác động nặng nề lên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, sức khoẻ, và tâm thần của loài người trên khắp thế giới [96], [124].

Tổng số người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống trên thế giới đến cuối năm 2012 ước tính vào khoảng 35,3 triệu người trong đó có 32,1 triệu người lớn (từ 15-49 tuổi) và 3,3 triệu trẻ em (dưới 15 tuổi). Trong số người lớn nhiễm HIV/AIDS đang còn sống trên thế giới nói trên có 17,7 triệu là phụ nữ, chiếm 50% [130], [131], [134].

Nếu tính theo tổng số người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống đến cuối năm 2012 thì khu vực cận Sahara của Châu Phi vẫn là nơi HIV tấn công nặng nề nhất, với khoảng 25 triệu dân (dao động trong khoảng từ 23,5-26,6 triệu) đang mang trong mình HIV/AIDS [145], [146], [147].

Mức độ nhiễm HIV/AIDS ở từng nước trong khu vực Châu Á đến nay vẫn được ghi nhận là tương đối thấp so với một số châu lục khác, nhất là so với Châu Phi. Tuy nhiên, do dân số của nhiều nước Châu Á rất đông cho nên thậm chí chỉ một tỷ lệ rất nhỏ người nhiễm HIV thôi thì tính ra con số người nhiễm ở châu lục này đã ở mức “khổng lồ” [136], [137], [138], [139].

Trong năm 2012 toàn khu vực Châu Á có khoảng 4,7 triệu (3,5-6,4 triệu) người nhiễm HIV trong đó có khoảng 351.000 (288.000 - 460.000 ngàn) nhiễm mới và khoảng 296.000 (255.000 - 350.000) người chết do AIDS. Các chuyên gia phòng chống AIDS cho rằng các hành vi nguy cơ cao vẫn là nguyên nhân làm cho dịch HIV/AIDS tiếp tục trầm trọng ở Châu Á [89], [126].

Dịch HIV/AIDS ở khu vực Đông Âu và Trung Á. Có khoảng 130.000 người (89.000 - 190.000) nhiễm mới trong năm 2012 đưa số người nhiễm HIV/AIDS của khu vực Đông Âu và Trung Á đến cuối năm 2012 đã lên tới 1,3 triệu (dao động từ 1,0-1,7 triệu) [127].

Khu vực Ca-ri-bê trong năm 2012 số hiện nhiễm HIV ở người lớn và trẻ em khu vực này khoảng 250.000 (220.000 - 280.000 ngàn). Trong đó số nhiễm mới là 12.000 (9.400 - 14.000). Số tử vong do AIDS là 11.000 (9.400 - 14.000 ngàn)

Dịch HIV ở khu vực Bắc Mỹ. Trong năm 2012 số ca nhiễm mới ở khu vực này là 48.000 người (15.000 - 100.000), đưa số người nhiễm HIV hiện nay trong vùng này là 1,3 triệu người (980.000 - 1,9 triệu) khoảng 20.000 (16.000 - 27.000) người chết do AIDS trong năm qua.

Dịch HIV/AIDS trong năm 2012 ở Khu vực Trung Đông và Bắc Phi, với số người chết do AIDS trong năm là 17.000 (12.000 - 26.000) và số người mới nhiễm HIV trong năm là 32.000 (22.000 - 47.000), đưa tổng số người nhiễm HIV/AIDS còn sống đến cuối năm 2012 trong khu vực này lên đến con số 260.000 (dao động từ 200.000 - 308.000 triệu).

Ở Châu Đại Dương, đến cuối năm 2012 số nhiễm mới là 2.100 (1.500 - 2.700 ngàn) tổng số nhiễm là 51.000 (43.000 - 59.000 ngàn) [127], [147].


1.1.3. Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam


1.1.3.1. Tình hình dịch HIV

Tính đến tháng 4/2014, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 219.163, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 66.533 và 68.977 trường hợp tử vong do AIDS (Biểu đồ 1.1). Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc là 248 người trên 100.000 dân, tỉnh Điện Biên có số nhiễm cao nhất cả nước (1029), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (682) thứ 3 là Thái Nguyên (632) [6].




(Nguồn: Cục phòng, chống HIV/AIDS năm 2014)

Biểu đồ 1.1: Tích lũy số người nhiễm HIV còn sống qua các năm
So sánh với cùng kỳ năm 2012 và năm 2013, số trường nhiễm HIV giảm 15% (2062 trường hợp) số bệnh nhân AIDS giảm 16% (1064 trường hợp), tử vong do AIDS giảm 2% (40 trường hợp), 16 tỉnh có số người nhiễm HIV được mới xét nghiệm phát hiện tăng so cùng kỳ năm 2012 và 47 tỉnh có số người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện giảm [7], [8].

(Nguồn: Cục phòng, chống HIV/AIDS năm 2013)



Biểu đồ 1.2: Tình hình dịch HIV tính đến 30/11/2013

Về địa bàn phân bố dịch: tính đến 30/11/2013, toàn quốc đã phát hiện người nhiễm HIV tại 78% xã/phường, gần 98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố. Tính đến hết 30/11/2013, dịch HIV tiếp tục lan rộng. Năm 2013 tăng thêm 3 huyện và 47 số xã/phường mới phát hiện có người nhiễm HIV (Biểu đồ 1.2) [6], [9].



(Nguồn: Cục phòng, chống HIV/AIDS năm 2013)

Biểu đồ 1.3: Phân bố người nhiễm HIV theo giới tính năm 2012 và 2013
Phân bố người nhiễm HIV theo giới tính: phân bố người HIV phát hiện trong năm 2013 ở nam giới chiếm 67,5%, nữ giới chiếm 32,5%, không thay đổi so với cùng kỳ năm trước (biểu đồ 1.3).


(Nguồn: Cục phòng, chống HIV/AIDS năm 2013)

Biểu đồ 1.4: Phân bố người nhiễm HIV theo nhóm tuổi năm 2012 và 2013


Phân bố người nhiễm HIV phát hiện trong năm 2013 vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 20-39 tuổi với chiếm 79% số người nhiễm HIV (Biểu đồ 1.4). Tuy vậy, tỷ trọng người nhiễm HIV trong nhóm 30-39 tuổi đang có xu hướng tăng dần đến hết năm 2012, tỷ lệ người nhiễm HIV ở nhóm tuổi 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 44,6% và trong năm 2013 tỷ lệ này là 45,1% trong khi tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm 20-29 tuổi có xu hướng giảm, đến cuối năm 2012 tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm 20-29 tuổi là 35,1% và trong năm 2013 tỷ lệ là 32,9% [6].

(Nguồn: Cục phòng, chống HIV/AIDS năm 2013)

Biểu đồ 1.5: Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây năm 2012 và 2013
Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây truyền: Qua biểu đồ 1.5 cho thấy tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện lây truyền qua đường tình dục ngày càng gia tăng, lây truyền qua đường máu có xu hướng giảm. Trong số người nhiễm HIV được phát hiện báo cáo trong năm 2013 cho thấy: số người lây truyền qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất 45% tiếp đến số người nhiễm HIV lây truyền qua đường máu chiếm 42,4% giảm khoảng 0,3% so với cùng kỳ năm 2012, tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con chiếm 2,4%, tỷ lệ người nhiễm HIV không rõ đường lây truyền là 10,1% [9], [19].

Tỷ lệ người nhiễm trong nhóm phụ nữ bán dâm: Theo kết quả sơ bộ giám sát trọng điểm năm 2013, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm là 2,6% (giảm 0,1% so với năm 2012). Tỷ lệ này có sự khác nhau ở các khu vực, ở các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ tỷ lệ này chiếm 4,9%, khu vực miền núi phía Bắc là 2,2%, các tỉnh miền Đông nam bộ là 2,8%, các tỉnh Bắc trung bộ là 2,2%, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 2,5%, khu vực Tây Nguyên 0,4%, khu vực duyên hải miền Trung 0,8%. Các tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm cao là Hà Nội ,22%, Sơn La, 6%, Vĩnh Long, 5,33%, Lạng Sơn, 5,29%, Hồ Chí Minh, 5,19% [6].

Kết quả giám sát phát hiện của Cục phòng, chống HIV/AIDS cho thấy, tỷ lệ người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy vẫn chiếm chủ yếu, đang có xu hướng giảm dần từ 2008 đến 2012, tuy nhiên trong năm 2013, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện báo cáo là người nghiện chích ma tuý có tăng nhẹ, chiếm 39,2%. Ngược lại, trong gia đoạn từ 2007 đến 2012, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện là đối tượng tình dục khác giới có xu hướng gia tăng, tuy nhiên, trong năm 2013 phân bố người nhiễm HIV được phát hiện và báo cáo là đối tượng tình dục khác giới giảm còn 18%. Các nhóm còn lại chiếm một tỷ lệ thấp [6], [7].

Phân tích chiều hướng nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm qua các năm cho thấy (Biểu đồ 1.6), tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm tăng lên nhanh chóng từ 0,6% năm 1994 lên tới 5,9% năm 2002. Trong giai đoạn 2002 đến 2010, tỷ lệ có sự biến động không ổn định, tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ này có xu hướng giảm dần [6].



(Nguồn: Cục phòng, chống HIV/AIDS năm 2013)

Biểu đồ 1.6: Tỷ lệ nhiễm HIV trong PNMD qua các năm
1.1.3.2. Nhận định xu hướng dịch tại Việt Nam:

- Từ 2007 đến nay, tình hình dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm về số lượng mới phát hiện nhiễm HIV/AIDS và tử vong, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy và phụ nữ mại dâm tiếp tục giảm [6].

- Hình thái lây truyền HIV qua đường tình dục tiếp tục có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn so với qua đường máu. Người nhiễm HIV nhóm tuổi từ 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhật, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện là nữ tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây [6], [7].

- Trong những tỉnh có người nhiễm HIV phát hiện tăng năm 2013, chủ yếu tập trung thành phố, thị xã của các tỉnh Phú Thọ (Việt Trì); Ninh Bình (thành phố Ninh Bình); Khánh Hòa (Nha Trang), Đồng Tháp (thị xã Hồng Ngự), Vĩnh Long (thành phố Vĩnh Long), Bắc Ninh (thành phố Bắc Ninh), các huyện miền núi Lai Châu (Tân Uyên, Nậm Nhùn). Những tỉnh, thành phố này trước đây ít được quan tâm đầu tư của các dự án lớn [6].

- Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới có xu hướng tăng nhẹ, tuy nhiên vẫn ở mức thấp.

1.1.4. Tình hình nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ mại dâm


PNMD là nhóm quần thể có nguy cơ lây nhiễm cao. Theo kết quả ước tính và dự báo, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm này trên toàn quốc sẽ tăng nhẹ từ 6,8% năm 2011 lên 7,0% vào năm 2015. Mặc dù tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở cấp quốc gia có chiều hướng khá ổn định, chiều hướng này lại biến thiên giữa các tỉnh thành khác nhau trên cả nước. Theo ước tính vào năm 2015, một số tỉnh, thành phố như Cần Thơ, An Giang, Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc có tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm PNMD cao hơn nhiều so với tỷ lệ hiện nhiễm của nhóm này trên toàn quốc [46].

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNMD có sự khác biệt đáng kể giữa các tỉnh và theo phân nhóm (nhóm đường phố và nhóm nhà hàng). Ở phần lớn các tỉnh, nhóm mại dâm đường phố (MDĐP) có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao hơn nhóm mại dâm nhà hàng (MDNH). Tỷ lệ hiện nhiễm vượt qua ngưỡng 10% ở Hà Nội, Hải Phòng, và TP. HCM trong cả hai phân nhóm, tại Cần Thơ và Yên Bái trong nhóm mại dâm đường phố (MDĐP). Cả MDĐP và MDNH ở Quảng Ninh, Nghệ An và Đà Nẵng đều có tỷ lệ hiện nhiễm dưới 3%. MDĐP ở Hải Phòng có tỷ lệ nhiễm cao nhất 23%. Theo kết quả sơ bộ giám sát trọng điểm năm 2013, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm là 2,6% (giảm 0,1% so với năm 2012). Tỷ lệ này có sự khác nhau ở các khu vực, ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ tỷ lệ này chiếm 4,9%, khu vực miền núi phía Bắc là 2,2%, các tỉnh miền Đông Nam Bộ là 2,8%, các tỉnh Bắc Trung Bộ là 2,2%, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 2,5%, khu vực Tây Nguyên 0,4%, khu vực duyên hải miền Trung 0,8%. Các tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm cao là thành phố Hà Nội (22%), Sơn La 6%, Vĩnh Long 5,33%, Lạng Sơn, 5,29%, Hồ Chí Minh, 5,19%. Phân tích chiều hướng nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm qua các năm cho thấy, từ năm 1994 đến 2002, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm tăng lên nhanh chóng từ 0,6% năm 1994 lên tới 5,9% năm 2002. Trong giai đoạn 2002 đến 2010, tỷ lệ có sự biến động không ổn định, tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ này có xu hướng giảm dần [6], [46].

Giống như các nhóm quần thể nguy cơ cao khác, hành vi nguy cơ của nhóm PNMD không chỉ có hành vi tình dục không an toàn mà còn liên quan đến hành vi sử dụng ma túy, theo điều tra của dự án quỷ toàn cầu 2013 cho thấy tỷ lệ PNMD có TCMT cao nhất ở Vĩnh Phúc (7,6%), Ninh Bình (4,2%) và Hà Nam (3,0%). Kết quả này có thể giải thích cho tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNMD tại Hà Nam và Vĩnh Phúc cao hơn các tỉnh còn lại. Tuy nhiên so các tỉnh trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng,Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ thì tỷ lệ PNMD có TCMT trong điều tra này thấp hơn. Kết quả điều tra đánh giá nhanh cho thấy hành vi nguy cơ của nhóm PNMD ở các tỉnh thành này ở mức độ trung bình. Một phần các chị PNMD sử dụng ma túy mà hai loại thường gặp là thuốc lắc (uống) và heroin (hút/hít), ít chích ma túy. Tuy nhiên trong số có chích thì nhiều người dùng chung BKT, mà lý do các chị liệt kê là do bị công an truy quét, vả thuốc, thiếu tiền mua BKT [8].

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ mới về lây truyền HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm liên quan đến việc hậu sử dụng ma túy tổng hợp làm tăng khả năng quan hệ tình dục bầy đàn, quan hệ tình dục không an toàn [6], [27].



Каталог: sites -> dtsdh.hsph.edu.vn -> files
sites -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> Khung chấM ĐIỂm trình bày luận văN (Định hướng ứng dụng)
files -> MỘt số HƯỚng dẫn viết tổng quan tài liệU

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương