HÀ NỘI, 2014 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế trưỜng đẠi họC y tế CÔng cộNG


Tiếp cận với chương trình can thiệp



tải về 1.27 Mb.
trang13/21
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.27 Mb.
#1702
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   21

3.2.4.2. Tiếp cận với chương trình can thiệp


Bảng 3.23 cho thấy tỷ lệ PNMD đã từng xét nghiệm HIV là khá cao, 95,5%. Và hình thức xét nghiệm hầu hết là do tự nguyện, 91,5%.

Qua phỏng vấn sâu cho thấy PNMD đa số chưa hiểu hết việc đi làm xét nghiệm, cũng như rất lo sợ khi làm xét nghiệm “em không muốn đi xét nghiệm vì kim chích đau lắm, lỡ có bệnh rồi sao, em sợ lắm“ (SF1).

Cũng có nhiều PNMD chưa bao giờ đi làm xét nghiệm “từ hồi nào đến giờ em chưa làm xét nghiệm“ (NF4).

Cũng có PNMD chỉ đi xét nghiệm một lần thôi “em không muốn đi vì đã đi xét nghiệm một lần rồi, không có bệnh“ (NF2).

Cũng có PNMD quyết đinh đi xét nghiệm máu thường kỳ do chủ cơ sở làm việc yêu cầu “nhà hàng họ yêu cầu mấy đứa em phải xét nghiệm định kỳ 6 tháng một lần“ (NF8).

Một số PNMD sau khi được ĐĐV cung cấp thông tin, giải thích, họ đã quyết định đi làm xét nghiệm “nhờ mấy chị ở câu lạc bộ giải thích, tư vấn cho nên nay em đã đi làm xét nghiệm thường 3 tháng có 6 tháng có, mấy chị ở Câu lạc bộ rất nhiệt tình (NF8).

Việc hoạt động của các ĐĐV có những tác động hiệu quả đã làm thay đổi hành vi của PNMD “Hôm nay em đã đi khám bệnh và thử máu nhờ các chị ở Câu lạc bộ tuyên truyền động viên cho em hiểu thêm về sức khỏe để bảo vệ cho mái ấm gia đình hiện tại và trong tương lai, cho mình và cho xã hội“ (NF8).

Bảng 3.23: Xét nghiệm HIV



Xét nghiệm HIV

Tiêu chí

n

%

Xét nghiệm HIV

Đã xét nghiệm

190

95,5

Chưa xét nghiệm

9

4,5

Hình thức xét nghiệm

Tự nguyện

173

91,5

Được yêu cầu

17

8,5

Biểu đồ 3.7 cho thấy tỷ lệ PNMD lựa chọn cách xử trí khi mắc bệnh NTQĐTD đến nhà thuốc mua thuốc, 75,2%; đến khám bệnh ở cơ sở y tế nhà nước, 62,4%; Tự minh điều trị, 41,4%; không xử lý gì, 37,3%; dùng BCS khi quan hệ tình dục, 27,8%; ngưng quan hệ tình dục, 20,3% và đến khám bệnh ở y tế tư nhân rất thấp, 5,3%.



Biểu đồ 3.7: Xử trí khi mắc nhiễm trùng LTQĐTD

Việc không đi khám, chữa bệnh NTLTQĐTD, qua phỏng vấn sâu cho thấy hầu hết PNMD không hiểu biết các dấu hiệu bệnh tật, một phần họ cũng không quan tâm sức khỏe của họ “ không đi khám bệnh do em không hiểu biết sớm bệnh của mình, một phần do công việc nên em không quan tâm’ (SF2).

Hoặc do cách nhìn nhận bệnh tật và không hiểu biết về phòng bệnh “em luôn giữ sạch sẽ cho nên em nghỉa mình không bị bệnh” (NF3).

Một số người do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có thời gian khám bệnh “em không có tiền đi khám bệnh, mà cũng không có thời gian” (NF1).

Tuy nhiên có một số PNMD được ĐĐV cung cấp thông tin nên đã có quan tâm về sức khỏe mình và biết được các dịch vụ khám, chữa bệnh “em có đi khám định kỳ 6 tháng một lần do Chị Khuyên cung cấp thông tin cho nên em cần khám bệnh để ngăn ngừa nhiễm HIV” (NF4).

Qua bảng 3.24 cho thấy PNMD đã từng nhận các hỗ trợ từ các chương trình phòng chống HIV rất cao trên 90% như nhận BCS, nhận tờ rơi, nhận lời khuyên từ bạn, nhận lời khuyên từ giáo dục viên đồng đẳng. Còn nhận lời khuyên từ cán bộ y tế, được giới thiệu sinh hoạt câu lạc bộ dưới 30%. Và nhận lời khuyên từ cán bộ đoàn thể là thấp nhất 6,5%.

Bảng 3.24: Tỷ lệ PNMD đã từng nhận các hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS



Các hỗ trợ

Đã từng nhận hỗ trợ

n

%

Nhận BCS

194

97,0

Nhận tờ rơi

188

94,0

Nhận được lời khuyên từ bạn

190

95,0

Nhận được lời khuyên từ ĐĐV

188

94,0

Nhận được lời khuyên từ cán bộ y tế

56

28,0

Nhận được lời khuyên từ cán bộ đoàn thể

13

6,5

Được sinh hoạt câu lạc bộ

52

26,0

Qua bảng 3.25 PNMD nhận xét về cung cấp BCS từ các chương trình chỉ có 6,5% cho rằng số lượng BCS phát cho họ là chưa đủ. Về tiếp cận các kênh thông tin đại chúng hầu hết họ không nghe đài chiếm 91%, xem tivi hàng ngày, 22,5%; xem it hơn một lần trong tuần là 21,5%.

Bảng 3.25: Nhận xét về cung cấp BCS và tiếp cận kênh truyền thông.

Biến số

n

%

Cung cấp BCS

Đủ

187

93,5

Không đủ

13

6,5

Kênh truyền thông

Nghe đài

Hàng ngày

4

2,0

Ít nhất một lần trong tuần

7

3,5

Ít hơn một lần trong

7

3,5

Không nghe

182

91,0

Xem ti vi

Hàng ngày

45

22,5

Ít nhất một lần trong tuần

19

9,5

Ít hơn một lần trong

43

21,5

Không nghe

93

46,5

Qua phỏng vấn sâu, hầu hết PNMD tiếp cận các kênh thông tin chủ yêu từ nhân viên trạm y tế, và từ các ĐĐV tuyên truyền tại câu lạc bộ, hay tại tụ điểm “ gần đây khoảng 20 ngày có nghe thông tin về phòng chống HIV/AIDS do nhân viên Câu lạc bộ tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS Cần Thơ có Chị Khuyên và các chị em tuyên truyên viên khác, rất nhiệt tình cung cấp thông tin và động viên chúng em“ (SF2).

Một số chị em PNMD được thông tin trực tiếp từ các ĐĐV “tuần rồi em có nghe Chị Tâm nói về phòng, chống HIV/AIDS“, “em có nghe mấy chị ở trạm y tế nói sẽ phát BCS miễn phí tại trạm và tại nhà hàng“ (NF4).

Một số chị em PNMD khác tiếp cận thông tin qua kênh truyền thông đại chúng “lâu lâu em mới nghe thông tin về HIV/AIDS trên ti vi“ (NF1).

Qua kết quả phỏng vấn cho thấy việc tiếp cận thông tin về phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu qua Câu lạc bộ tại trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, trung tâm y học dự phòng và qua tuyên truyền của ĐĐV. Và như vậy sẽ có rất nhiều chị em PNMD không tiếp cận được thông tin.


Каталог: sites -> dtsdh.hsph.edu.vn -> files
sites -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> Khung chấM ĐIỂm trình bày luận văN (Định hướng ứng dụng)
files -> MỘt số HƯỚng dẫn viết tổng quan tài liệU

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương