HÀ NỘI, 2014 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế trưỜng đẠi họC y tế CÔng cộNG



tải về 1.27 Mb.
trang9/21
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.27 Mb.
#1702
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   21

2.9. Xử lý và phân tích số liệu

2.9.1. Nghiên cứu định lượng


- Sử dụng phần mềm EPI-INFO 6.04 để nhập và quản lý số liệu

- Sử dụng phần mềm SPSS 19.0 cho phân tích thống kê mô tả, phân tích hai biến để đánh giá mối tương quan giữa hành vi sử dụng BCS, cũng như sử dụng BKT sạch trong phòng chống HIV/AIDS. Sử dụng kiểm định Khi bình phương (2) để so sánh sự khác biệt giữa hai tỷ lệ. Sử dụng mô hình hồi quy logistic để phân tích đa biến nhằm xác định mối tương quan giữa các yếu tố liên quan với hành vi nguy cơ không sử dụng BCS trong QHTD, sử dụng chung BKT và khống chế nhiễu.

- Sử dụng các thuật toán thống kê y sinh học để so sánh sự khác biệt trước và sau can thiệp.

- Để lượng giá hiệu quả trước và sau can thiệp, các chỉ số so sánh chính bao gồm: Tỷ lệ sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất, Tỷ lệ luôn sử dụng BCS trong tháng qua khi QHTD, Tỷ lệ sử dụng ma túy, Tỷ lệ dùng chung BKT, số lượng khách trung bình. Các chỉ số này được tính theo công thức:

Hiệu quả can thiệp = (%)

Trong đó p1: Là tỷ lệ trước can thiệp

p2: Là tỷ lệ kỳ vọng sau can thiệp

2.9.2. Nghiên cứu định tính


Băng ghi ăm phỏng vấn được gỡ băng, mã hoá thông tin, phân tích trích dẫn theo chủ đề. Các ghi chép và băng ghi âm sau khi xử lý số liệu được NCV huỷ bỏ một cách an toàn để bảo đảm tính bảo mật thông tin. Các chủ đề chính được tổng hợp và phân tích theo những nội dung sau:

- Các hành vi nguy cơ: nguyên nhân, nhận thức của đối tượng và hậu quả.

- Các khó khăn, rào cản làm cho đối tượng khó thực hiện những hành vi an toàn (dùng BCS, sử dụng BKT sạch…).

- Những khó khăn, trở ngại làm cho đối tượng khó tiếp cận với các chương trình và dịch vụ phòng chống HIV/AIDS.

- Những gợi mở và mối quan tâm của đối tượng về hành vi nguy cơ và thực hiện thay đổi hành vi không an toàn, giúp định hướng, phân bổ nguồn lực thích hợp cho các hoạt động can thiệp.

2.10. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu

- Nghiên cứu được triển khai sau khi Hội đồng Đạo đức của trường ĐHYTCC thông qua.


- Đối tượng điều tra được thông báo về mục đích của nghiên cứu, những rủi ro và lợi ích của nghiên cứu và việc tham gia điều tra là hoàn toàn tự nguyện, đảm bảo sự tôn trọng nhân phẩm và sự tự do, có quyền từ chối trả lời phỏng vấn.

- Tôn trọng đối tượng nghiên cứu, không lưu tên và địa chỉ để bảo đảm tính vô danh cho người tham gia, mọi thông tin liên quan đến danh tính cá nhân được ĐTV, NCV hoàn toàn bảo mật. Băng ghi âm và ghi chép các cuộc PVS được huỷ một cách an toàn cho đối tượng.

- Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị sẽ được đề xuất với các cơ quan chức năng của địa phương, góp phần trong việc lập kế hoạch can thiệp cho nhóm PNMD, để hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại địa phương hiệu quả hơn.

2.11. Các sai số và biện pháp khắc phục

- Sai số nhớ lại về hành vi nguy cơ của mình: Tương tự như những nghiên cứu hành vi khác, gặp sai số thông tin hoặc yếu tố nhiễu như sai số nhớ lại, xu hướng che dấu hành vi nguy cơ của những người tham gia nghiên cứu cũng cần chú ý tới. Do định kiến xã hội, người tham gia trả lời phỏng vấn thường che dấu hành vi QHTD không an toàn hoặc dùng chung BKT, hoặc đối tượng muốn làm vừa lòng người nghiên cứu. Hạn chế này sẽ khắc phục bằng cách, trước khi điều tra thực hiện nghiên cứu, ĐTV cần giải thích cặn kẻ mục đích yêu cầu của nghiên cứu, các cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành ở những địa điểm thích hợp có thể đối tượng tự chọn lựa để trả lời những câu hỏi nhạy cảm, riêng tư, tiến hành điều tra vô danh không thu thập tên và địa chỉ của người điều tra, có thể sử dụng đĩa CD và tai nghe trong quá trình phỏng vấn để bảo đảm tính bí mật của các thông tin cá nhân của đối tượng phỏng vấn, những người xung quanh sẽ không nghe được câu hỏi và câu trả lời như thế nào.

- Khung mẫu không đầy đủ: quá trình chọn mẫu chùm được thực hiện một cách ngẫu nhiên sử dụng khung mẫu được xây dựng trong quá trình lập bản đồ địa dư các nhóm quần thể nghiên cứu, một số tụ điểm có thể bị bỏ sót và không được đưa vào khung mẫu. Vì vậy, có thể có những người đủ điều kiện tham gia nghiên cứu nhưng lại không có cơ hội lựa chọn vào nghiên cứu này. Ngoài ra có một số tụ điểm tuy được xác định, nhưng cán bộ nghiên cứu lại không thể tiếp cận được, do đó những người tại tụ điểm này cũng không được đưa vào khung mẫu, nhóm PNMD là một quần thể khá di động, khiến cho việc tiếp cận các đối tượng khó khăn và có thể bỏ sót. Đặc biệt PNMD cao cấp như gái gọi, một số gái nhảy tại các sàn nhảy, PNMD là sinh viên… thì rất khó tiếp cận và như vậy sẽ ảnh hưởng đến tính đại diện của mẫu nghiên cứu. Để khắc phục trong quá trình lập bản đồ nhóm nghiên cứu sẽ chọn những người đã có kinh nghiệm, tiến hành khung mẫu kỹ lưỡng hơn.

- Có nhiều người từ chối tham gia nghiên cứu: Thường những nghiên cứu hành vi có một tỷ lệ người từ chối tham gia nghiên cứu. Đối với những mẫu sử dụng phương pháp RDS, số người từ chối tham gia nghiên cứu rất khó kiểm soát, thường người tuyển chọn đi tìm người khác thay thế mà không ghi lại đầy đủ thông tin về trường hợp từ chối này. Để khắc phục nhóm nghiên cứu cần có những bước tác động vào cộng đồng trước khi tiến hành điều tra, huy động các nguồn lực cộng đồng hỗ trợ. Cần tập hợp những thông tin và phân tích có hệ thống những người từ chối tham gia nghiên cứu.

- Sự chấp nhận của cộng đồng: Sự đồng thuận của cộng đồng là yếu tố rất quan trọng trong việc triển khai các hoạt động can thiệp. Tuy nhiên một số người trong cộng đồng có thể chưa quen và không chấp nhận các biện pháp giảm tác hại phòng chống HIV như trao đổi BKT, phát BCS…vì nó có thể là không phù hợp với chính sách hiện hành. Để khắc phục khó khăn này, các cán bộ tham gia nghiên cứu cần tăng cường các cuộc trao đổi thảo luận, phân tích với cộng đồng và để cộng đồng tự lựa chọn các biện pháp can thiệp ưu tiên thích hợp nhất với cộng đồng trên cơ sở các biện pháp can thiệp mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện thành công nhằm trước mắt giảm tỷ lệ nhiễm HIV khi chưa khống chế hoàn toàn hoạt động mại dâm, chưa bỏ ngay được ma tuý.


- Tính đại diện của mẫu nghiên cứu: Đề tài mới chỉ tiến hành nghiên cứu 2 quận nội thành và 2 huyện ngoại thành nên tính đại diện chưa cao. Hướng khắc phục tăng cường yếu tố ngẫu nhiên trong lựa chọn mẫu.

- Không có nhóm đối chứng: Trong nghiên cứu đối tượng PNMD, chọn nhóm đối chứng trên thực tế rất khó thực hiện, do đối tượng này tính di biến động cao từ quận này sang quận khác. Trên thực tế nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới vẫn có những nghiên cứu can thiệp liên quan đến PNMD và HIV/AIDS cũng chỉ có so sánh trước sau có hiệu quả [95]. Do vậy, nghiên cứu so sánh trước sau đã được lựa chọn.



- Các tác động khác: Ở Thành phố Cần Thơ đang có nhiều dự án can thiệp hoạt động nên việc đánh giá kết quả nghiên cứu với quận can thiệp rất khó khăn, do những tác động ngoại lai, hoặc do những tác động cơ hội. Để khắc phục, cần tăng cường việc theo dõi giám sát các hoạt động ở quận can thiệp, để giúp cho việc phân tích và đánh giá sau này. Ngoài ra do tác động của thử nghiệm, khi tiến hành điều tra lần đầu có thể làm tăng tính tò mò của đối tượng về chủ đề nghiên cứu, chính vì vậy họ có thể tự tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề đó và các vấn đề liên quan khác, kết quả cũng ảnh hưởng tới đầu ra mong đợi của hoạt động can thiệp.

2.12. Khung lý thuyết

Nhằm đánh giá thực trang về các hành vi nguy cơ nhiễm HIV cũng như tìm hiểu những nguyên nhân làm hạn chế quá trình can thiệp ở nhóm phụ nữ mại dâm, chúng tối đã tiến hành xây dựng khung lý thuyết, chủ yếu phục vụ cho nguyên cứu mô tả và nghiên cứu định tính, cũng là cơ sở để xây dựng các hoạt động can thiệp.

Vấn đề chính là việc thực hành phòng chống HIV/AIDS chưa đúng, còn nhiều hành vi nguy cơ trong nhón phụ nữ mại dâm mà nguyên nhân chính là do kiến thức phòng chống HIV/AIDS thấp, thái độ phòng chống HIV/AIDS chưa đúng mà hậu quả là do các nguyên nhân giáp tiếp khác như: những đặc điểm khác nhau về dân số như trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tuối giới sẽ ảnh hưởng đến hành vi nguy cơ của họ, do thiếu thông tin mà chủ yếu các hoạt động thông tin giáo dục sức khỏe trong cộng đồng ít, thiếu tư vấn hỗ trợ về y tế, hình thức truyền thông đại chúng khó tiếp cận, hình thức nội dung truyền thông chưa phù hợp, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn. Về thái độ có thông tin nhưng không quan tâm, cho rằng thông tin không cần thiết, hoặc không cần thiết phải biết thông tin. Do ảnh hưởng quan niệm của người thân, của cộng đồng đặc biệt thái độ an toản trong quan hệ ting dục chưa đúng. Ngoài ra các hành vi nguy cơ có thể là do các dịch vụ y tế và BCS và BKT không sẳn có, không có điều kiện để thực hành sử dụng BCS đúng, cũng như chưa có sự quan tâm của ngành y tế, của cơ quan đoàn thể, của bạn bè người thân.



Каталог: sites -> dtsdh.hsph.edu.vn -> files
sites -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> Khung chấM ĐIỂm trình bày luận văN (Định hướng ứng dụng)
files -> MỘt số HƯỚng dẫn viết tổng quan tài liệU

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương