HÀ NỘI, 2014 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế trưỜng đẠi họC y tế CÔng cộNG


Hiệu quả can thiệp dựa vào cộng đồng làm giảm lây nhiễm HIV/AIDS ở nhóm PNMD tại thành phố Cần Thơ



tải về 1.27 Mb.
trang17/21
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.27 Mb.
#1702
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

4.4. Hiệu quả can thiệp dựa vào cộng đồng làm giảm lây nhiễm HIV/AIDS ở nhóm PNMD tại thành phố Cần Thơ

4.4.1. Hiệu quả thay đổi kiến thức, nhận thức về nguy cơ


Sau hoạt động can thiệp kiến thức đúng về phòng, chống lây nhiễm HIV tăng lên có ý nghỉa thống kê (p<0,001), tỷ lệ kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV tăng từ 69,4% lên 88,4%, hiệu quả can thiệp 27%, chứng tỏ hoạt động can thiệp có hiệu quả thực sự đã là tăng kiến thức phòng chống lây nhiễm HIV đối với PNMD, cần được tiếp tục duy trì.

4.4.2. Hiệu quả thay đổi về thực hành sử dụng BCS


Sau can thiệp kết quả cho thấy tỷ lệ PNMD thực hành sử dụng BCS đúng tăng lên có ý nghỉa thống kê (p<0,01) từ 72% lên 88,5%, hiệu quả can thiệp 23%. Cho thấy chương trình can thiệp đã có những tác động khá tốt trong thực hành sử dụng BCS đúng.

4.4.3. Hiệu quả thay đổi hành vi nguy cơ


4.4.3.1. Số lượng bạn tình

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi số lượng khách trung bình của PNMD sau khi can thiệp, sự khác biệt này có ý nghỉa thống kê. Số lượng khách chung, khách lạ và khách quen đều giảm; số lượng trung bình khách chung giảm từ 10,65 xuống 7,65; hiệu quả can thiệp là 28% (p<0,001). Số số lượng trung bình khách lạ giảm từ 6,30 xuống 4,56; hiệu quả can thiệp là 27% (p<0,001). Số số lượng trung bình khách quen giảm từ 4,35 xuống 2,8; hiệu quả can thiệp là 35% (p<0,01). Kết quả trên cho thấy mô hình can thiệp có tác động làm giảm số lượng cả hai đối tượng, tuy nhiên tác động làm thay đổi số lượng khách quen nhiều hơn là khách lạ.



4.4.3.2. Sử dụng BCS khi QHTD

- Tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD trong lần gần đây nhất

Sau khi tiến hành hoạt động can thiệp cho thấy tỷ lệ PNMD sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất tăng có ý nghỉa thống kê; trong đó với khách chung tăng từ 91% lên 97,5%; hiệu quả can thiệp 7% (p<0,001). Với Chồng, người yêu tăng từ 23% lên 32%, hiệu quả can thiệp 39% (p<0,01). Đối với khách lạ tăng từ 92% lên 94,5%, tuy nhiên khác biệt này không có ý nghỉa thống kê (P>0,05).



  • Tỷ lệ PNMD luôn sử dụng BCS trong tháng qua khi QHTD với các loại bạn tình

Tỷ lệ PNMD luôn sử dụng BCS trong tháng qua khi QHTD với các loại bạn tình sau can thiệp đều tăng lên có ý nghỉa thống kê. Với khách lạ tăng từ 72,5 lên 89%, hiệu quả can thiệp 23%. (p<0,001). Với khách quen tăng từ 69,5% lên 81,5%, hiệu quả can thiệp 17%, (p<0,001). Với chồng, người yêu tăng từ 5,5% lên 12,5%, hiệu quả can thiệp 17%, (p<0,01). Kết quả trên cho thấy chương trình can thiệp có tác động thay đổi hành vi luôn sử dụng BCS trong tháng qua khi QHTD với các loại bạn tình đều tăng, trong đó bạn tình là chồng hoặc người yêu thì hành vi luôn sử dụng BCS trong tháng qua khi QHTD là tăng cao nhất kế đến là khách lạ và cuối cùng là khách quen. Qua đó cho thấy PNMD đã có ý thức bảo vệ gia đình minh hơn, thận trọng khi có hành vi nguy cơ đối với khách lạ. Tuy nhiên đối với khách quen dường như họ còn chủ quan khi thực hiện những hành vi nguy cơ.

4.4.3.3. Hành vi sử dụng ma túy

Hành vi sử dụng ma túy, tiêm chích ma túy, sử dụng chung BKT sau can thiệp đều giảm, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghỉa thống kê (p>0.05). Ngoại trừ hành vi sử dụng chung BKT của PNMD đường phố giảm tử 6% xuống 4%, HQCT 33,3%; p<0,001. Cho thấy việc thay đổi hành vi sử dụng ma túy là rất khó khăn kể cả đường uống lẫn đường tiêm chích. Riêng hành vi sử dụng chung BKT của phụ nữ mại dâm đường phố sau can thiệp có thay đổi, chứng tỏ MDĐP hầu hết có tuổi lớn hơn có khả năng tiếp xúc nhiều với các chương trình can thiệp, ý thức được nguy cơ lây nhiễm HIV khi dùng chung BKT.


4.5. Hạn chế của nghiên cứu


- Nghiên cứu không tránh khỏi những sai số trong quá trình điều tra, phỏng vấn: Các cuộc phỏng vấn được tiến hành ở những địa điểm thích hợp, họ tên và thông tin nhận dạng người tham gia không được thu thập khi phỏng vấn để khuyến khích đối tương cung cấp thông tin chính xác. Tuy nhiên do những định kiến về xã hội, người tham gia trả lời phỏng vấn thường che dấu hành vi QHTD không an toàn. PNMD thường báo cáo có sử dụng BCS trong QHTD gần nhất rất cao, con số này trên thực tế có thể thấp hơn. PNMD cũng có thể báo cáo thấp việc sử dụng ma túy vì sự kỳ thị người vừa bán dâm vừa sử dụng ma túy. Vì những điều này mà một số chỉ số hành vi nguy cơ đã có thể bị ước tính thấp và một số hành vi dự phòng đã có thể ước tính cao. Hơn nữa nghiên cứu chỉ sử dụng phương pháp so sánh theo thời gian bằng các cuộc điều tra mô tả cắt ngang trên quần thể tương đồng về đặc điểm dân số, không theo dõi thuần tập được từng đối tượng nghiên cứu trong suốt thời gian; khoảng cách về thời điểm giữa hai vòng điều tra xa nhau, do đó đánh giá sự thay đổi các chỉ số do can thiệp có thể bị ảnh hưởng do nhiều yếu tố cơ hội, yếu tố ngoại lai tác động.

Nghiên cứu cũng gặp một số hạn chế về chọn mẫu và tính đại diện. Quá trình chọn mẫu thực hiện 4 trên 9 quận, huyện cho nên kết quả nghiên cứu chưa thực sự đại diện cho toàn bộ thành phố Cần Thơ, hay khu vực Đồng bằng Song Cửu Long. Do thời gian và nhân lực hạn chế, một số tụ điểm có thể bị bỏ sót và không được đưa vào khung mẫu. Nhóm PNMD cao cấp như gái gọi, gái nhảy, học sinh, sinh viên làm PNMD sẽ có thể bị bỏ ngoài khung mẫu do họ không đến các địa điểm khi lập bản đồ. Ngoài ra một số tụ điểm tuy được xác định, song cán bộ điều tra không thể tiếp cận được. Sự di, biến động của nhóm PNMD theo thời gian nghiên cứu, tính đồng nhất của đối tượng nghiên cứu trong đánh giá ban đầu và đánh giá sau can thiệp, có thể có sự khác biệt. Tất cả vấn đề trên có thể ảnh hưởng đến tính đại điện của mẫu nghiên cứu.

Ngoài ra, số liệu điều tra chỉ thu thập tại hai thời điểm cách nhau hai năm nên gặp phải hạn chế về tính đồng nhất của đối tượng nghiên cứu khi đánh giá hai mẫu khác nhau trong 02 năm, tuy nhiên do có sự phân công 1 ĐĐV theo dõi 20 PNMD trong quá trình triển khai nghiên cứu, nên nghiên cứu cũng hạn chế được sự mất dấu và thay đổi đối tượng can thiệp..


Каталог: sites -> dtsdh.hsph.edu.vn -> files
sites -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> Khung chấM ĐIỂm trình bày luận văN (Định hướng ứng dụng)
files -> MỘt số HƯỚng dẫn viết tổng quan tài liệU

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương