Danh sách những ngưỜi tham gia biên soạN III danh mục chữ viết tắT IV


- Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc cách nước



tải về 1.62 Mb.
trang11/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.62 Mb.
#32821
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19

- Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc cách nước

Ngoài các tầng chứa nước đã nêu ở trên, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn tồn tại các thành tạo địa chất rất nghèo nước bao gồm các đá magma xâm nhập của các phức hệ như: Phức hệ Nâm Bút (UPZ1nb), Phức hệ Bạch Sa (UPZ1bs), Phức hệ Thượng Lâm (vPZ2tl), Phức hệ Pia Ma (G-SyPZ2pm1), Phức hệ sông Chảy (GaD1sc), Phức hệ Cao Bằng (GbT1cb), Phức hệ Phia Bioc (GaT3npb). Các thành tạo magma xâm nhập này có diện phân bố rải rác trên toàn tỉnh, thuộc các huyện Yên Minh, Bắc Mê, thành phố Hà Giang, Vị Xuyên, Bắc Quang và huyện Quang Bình. Các phức hệ trên có diện tích khoảng 2.247 km2.

Kết quả tính trữ lượng khai thác tiềm năng cho các lưu vực đã được phân chia trên địa bàn tỉnh Hà Giang cho thấy trữ lượng tiềm năng tương đối dồi dào, có khả năng cấp nước cho các mục đích sử dụng như sinh hoạt, công nghiệp, ...

Bảng 3.13. Tổng hợp trữ lượng tiềm năng nước dưới đất theo các khu



STT

Khu

Diện tích (km2)

Trữ lượng tiềm năng (m3/ngày)

1

Khu sông Miện

996

186.608

2

Khu thượng sông Lô

294

31.924

3

Khu sông Ngòi Sảo

448

247.508

4

Khu giữa sông Lô

1029

266.490

5

Khu Hạ sông Lô

254

124.091

6

Khu sông Bạc

308

8.709

7

Khu thượng sông Con

400

68.584

8

Khu giữa sông Con

235

167.651

9

Khu hạ sông Con

489

154.599

10

Khu sông Nho Quế

494

31.363

11

Khu sông Nhiệm

1161

126.983

12

Khu sông Nậm Mạ

441

79.320

13

Khu sông Gâm

531

99.791

14

Khu suối Đỏ

127

5.443

15

Khu thượng sông Chảy

410

2.661

16

Khu hạ sông Chảy

343

56.042

 

Tổng

7960

1.657.768

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước tỉnh HG đến năm 2020)

3.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất

Hiện nay, sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất và sinh hoạt sẽ tác động tới chất lượng môi trường nước của tỉnh Hà Giang. Đặc biệt là làm ô nhiễm nguồn tài nguyên nước ngầm thông qua việc ngấm thẩm thấu từ nước mặt bị ô nhiễm.



3.2.2.1. Nước thải sinh hoạt

Dân số trên địa bàn các xã, thị trấn của tỉnh Hà Giang ngày một tăng đặc biệt là các thị trấn. Tốc độ gia tăng dân số nhanh trong khi đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật không phát triển tương ứng làm gia tăng vấn đề nước thải sinh hoạt. Khảo sát cho thấy nước thải sinh hoạt đều được dẫn vào các kênh mương thoát nước chung của khu dân cư và đổ trực tiếp vào các ao hồ, sông suối trên địa bàn tỉnh mà không qua xử lý. Dân số tăng, nhu cầu sử dụng nước tăng từ đó dẫn đến lượng nước thải sinh hoạt tăng dần qua các năm. Các ao hồ, sông suối ngày càng phải tiếp nhận lượng lớn hơn các nguồn nước thải sinh hoạt của các khu dân cư với hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao.



3.2.2.2. Nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp là yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng nước nói chung và nước ngầm nói riêng. Các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã phát sinh nhiều chất thải rắn, lỏng, khí gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước. Trong đó nước thải công nghiệp đặc biệt là nước thải chưa được xử lý là một trong những đối tượng gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước mặt, nước ngầm làm suy giảm chất lượng môi trường các nguồn nước.



3.2.2.3. Nước thải y tế

Hiện nay chỉ có một số bệnh viện được đầu tư hệ thống xử lý nước thải là bệnh viện Đa khoa Hà Giang, Bắc Quang, Vị Xuyên và Quản Bạ, Mèo Vạc, Quang Bình, bệnh viện Lao và bệnh Phổi, bệnh viện Y dược Cổ truyền. Tuy nhiên hiệu suất xử lý nước thải không cao do hệ thống mạng lưới ống thu gom không thu được triệt để các nguồn nước thải, hệ thống xử lý không vận hành liên tục theo đúng quy trình. Tại các bệnh viện, các cơ sở y tế còn lại nước thải sinh hoạt và nước thải y tế chỉ được xử lý sơ bộ qua bể phốt hoặc không được xử lý và thải trực tiếp ra môi trường. Do đó làm tăng khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt, có thể dẫn tới ô nhiễm nguồn nước ngầm.



3.2.2.4. Hoạt động nông nghiệp

Trong trồng trọt, để tăng năng suất cây trồng, người dân phun thuốc trừ sâu từ 3 ÷ 5 lần trong một vụ lúa đồng thời sử dụng lượng lớn phân bón hóa học. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang qua các năm gần đây tăng cao. Sự tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác vào môi trường đất cũng là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng các nguồn nước trong đó có môi trường nước ngầm.

Bên cạnh cũng phải kể đến lượng chất thải gia súc, gia cầm cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm tỉnh Hà Giang. Đối với các ao hồ tiếp nhận nguồn thải này, hàm lượng chất hữu cơ trong nước nhiều sẽ tạo ra tình trạng hiếm khí, nước trong ao có hiện tượng phú dưỡng, đe dọa và tiêu diệt các loài thủy sinh. Do đó nước ao có mùi thối đặc trưng, làm mất mỹ quan sinh thái, ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn nước ngầm của khu vực.

3.2.2.5. Chất thải rắn

Chất thải rắn từ sinh hoạt, y tế và các hoạt động kinh tế khác chưa được thu gom và xử lý đúng quy trình, quy định. Các bãi chôn lấp rác thải không được xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác, … là những nguy cơ sẽ gây ô nhiễm cho môi trường nước ngầm cao.



3.2.2.6. Do việc khai thác quá mức lượng nước ngầm

Trên địa bàn tỉnh việc khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt chỉ thực hiện tại một số đô thị (thành phố Hà Giang, huyện Bắc Mê, huyện Vị Xuyên), tuy nhiên lượng khai thác là không lớn do đó không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước ngầm.



3.2.3. Diễn biến ô nhiễm

Để đánh giá chất lượng nước ngầm, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy mẫu nước ngầm và phân tích các thông số Chì (Pb), Asen (As), Thuỷ ngân (Hg), Cadimi (Cd), Sắt (Fe), Amonia (NH4+), Coliform, … tại các vị trí ngẫu nhiên thuộc địa bàn thành phố Hà Giang, huyện Bắc Quang, Bắc Mê, Vị Xuyên. Kết quả cho thấy các thông số kim loại nặng, dinh dưỡng đều thấp hơn nhiều lần giới hạn cho phép. Tuy nhiên thông số vi sinh vật (Coliform) đều vượt ngưỡng cho phép của QCVN09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm từ 01 đến nhiều lần.

Bảng 3.14. Kết quả phân tích coliform trong các mẫu nước ngầm năm 2014

Đơn vị: MPN/100ml



STT

Vị trí

Thời điểm

Kết quả

1

Nước giếng khu vực huyện Bắc Quang (Nhà gđ Trịnh Viết Việt thôn Mục Lạng- Tân Quang- Bắc Quang)

Đợt 1

11

2

Mẫu nước ngầm huyện Vị Xuyên, hộ gia đình Vương Hùng Ky, xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên

Đợt 1

32

3

Nước giếng khu vực huyện Bắc Mê (Nhà Đinh Thanh Tuyền, tổ 4, TT Yên Phú)

Đợt 1

18

4

Mẫu nước giếng khu vực thành phố Hà Giang (gia đình Nguyễn Hữu Đức, phường Quang Trung)

Đợt 1

21

5

Mẫu nước giếng khu vực thành phố Hà Giang (gia đình Phạm Xuân Giọng, tổ 8, phường Quang Trung)

Đợt 1

15

6

Nước ngầm hộ gđ Cầu Thị Linh, tổ 8, phường Quang Trung, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang

Đợt 2

18

7

Mẫu nước giếng hộ Trúc Mai. Tổ 5, P. Nguyễn Trãi, TP Hà Giang

Đợt 2

23

8

Nước giếng khu vực huyện Bắc Mê (Nhà Đinh Thanh Tuyền, tổ 4, TT Yên Phú)

Đợt 2

19

9

Mẫu nước ngầm khu vực huyện Bắc Quang

Đợt 2

16

10

Mẫu nước ngầm khu vực huyện Vị Xuyên

Đợt 2

12

Ghi chú:

- QCVN09:2008/BTNMT quy định giới hạn Coliform là 03 MPN/100ml.

- Đợt 1 quan trắc vào tháng 5, đợt 2 quan trắc vào tháng 9/2014.

Như vậy, chứng tỏ nước ngầm cũng đã bị ảnh hưởng do ô nhiễm nước mặt đặc biệt là ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt và phân gia súc.

3.3. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước

Định hướng phát triển tăng giá trị sản xuất công nghiệp 15 – 20%/năm. Tập trung ổn định các nhà máy luyện feromangan, nhà máy luyện chì, antimon kim loại, luyện than cốc, luyện thép, nhà máy chế biến gỗ, nhà máy thủy điện, chế biến chè. Phấn đấu đến năm 2020 các chỉ tiêu sản phẩm đạt được: Chì kim loại 10.000 – 20.000 tấn/năm, thép và phôi thép 500.000 tấn/năm, feromangan 20.000 tấn/năm, antimon kim loại 2.000 tấn/năm, sản lượng điện 2.100 triệu kWh/năm. Cùng với đó, các dự án khai thác khoáng sản sắt, chì kẽm, mangan, … tiếp tục được đầu tư mở rộng. Đây là những ngành công nghiệp phát thải một lượng lớn nước thải nếu không được xử lý đạt tiêu chuẩn thì sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước.

Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 đã được phê duyệt (Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 6/4/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh) đến năm 2020 tỉnh Hà Giang sẽ có 20 đô thị trong đó 01 đô thị loại 3 – thành phố Hà Giang quy mô dân số là 80.000 người, 01 đô thị loại 4 - thị xã Việt Quang quy mô dân số 30.000 người, còn lại là đô thị loại 5 với quy mô dân số từ 3.000 người đến 30.000 người. Dân số đô thị phát triển nhanh, lượng nước thải ra ngày một nhiều trong khi hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải chưa đồng bộ đang là một nguy cơ đối với chất lượng nước mặt.

Chất lượng nước tại các sông trên địa bàn tỉnh tiếp tục bị ảnh hưởng rất nhiều từ các hoạt động bên phía Trung Quốc. Mực nước các sông suy giảm, một số thời điểm nồng độ các chất ô nhiễm cao vượt giới hạn quy chuẩn cho phép và tần suất xảy ra nhiều hơn.

Chương IV

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

4.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí

Hà Giang là tỉnh miền núi có nền kinh tế công nghiệp chậm phát triển nên chất lượng môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng nhìn chung còn khá tốt. Trong những năm gần đây sự phát triển kinh tế đã kéo theo các tác động xấu đến môi trường; môi trường không khí cũng đã bị tác động.



4.1.1. Các nguồn gây ô nhiễm do sản xuất công nghiệp

Quá trình hoạt động của các nhà máy công nghiệp và các cơ sở sản xuất là những nguồn gây ô nhiễm trực tiếp tới môi trường tỉnh Hà Giang. Trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều nhà máy công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề chưa có các hệ thống xử lý khí thải, thu hồi bụi thải trước khi xả vào môi trường. Một số ngành điển hình như:

- Khí thải của công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, bao gồm: Sản xuất gạch nung, khai thác đá xây dựng. Các loại hình sản xuất này phát thải các loại khí thải như: SO2, NO2, CO, CO2, VOC và bụi.

- Khí thải của công nghiệp sản xuất giấy, phát thải các loại khí thải như: Mecaptan, Cl2, SO2, NO2, CO, CO2, VOC và bụi.

- Hoạt động khai thác và chế biến các mỏ khoáng sản đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại khu vực khai thác, đặc biệt là bụi. Các phương tiện giao thông tham gia vào việc vận chuyển cũng gây ô nhiễm đáng kể với môi trường không khí, làm tăng lượng bụi, ô nhiễm tiếng ồn đối với khu vực và vùng lân cận. Số lượng các nhà máy luyện kim không nhiều chủ yếu tập trung tại khu công nghiệp Bình Vàng cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí nếu không kiểm soát và xử lý tốt khí thải và bụi. Khí thải công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và luyện kim phát thải các loại khí thải như: SO2, NO2, CO, CO2, VOC, O3 và bụi.

Số lượng các cơ sở công nghiệp còn ít, mật độ các nhà máy còn thưa nên áp lực từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến môi trường không khí của huyện chưa lớn. Các hoạt động này có liên quan trực tiếp đến sự phát thải của bụi và khí thải như CO, SO2, NOx, tiềm năng dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí cao.



4.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải

Phát thải khí ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn, chủ yếu gây ra các khí độc hại như CO, NOx, hơi xăng dầu (HxCy, VOCs), bụi chì, benzen và bụi PM2,5. Phương tiện giao thông chạy xăng phát thải các khí ô nhiễm như CO, CxHy, nhiều hơn hẳn so với các phương tiện giao thông chạy dầu diezel. Ngược lại phương tiện giao thông chạy dầu diezel lại phát thải nhiều bụi mịn. Hiện nay, tại khu vực thành phố Hà Giang và các khu vực thị trấn thị tứ phát triển, mật độ các phương tiện giao thông cũng gia tăng đáng kể làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm cho các khu vực này. Khí thải các ngành giao thông vận tải, bao gồm SO2, NO2, CO, CO2, VOC, O3 và bụi.



4.1.3. Các hoạt động xây dựng và cơ sở hạ tầng

Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cũng là một trong những hoạt động gây ra nhiều áp lực đối với môi trường không khí tỉnh Hà Giang. Trong những năm qua, bên cạnh việc các hoạt động tu sửa, nâng cấp đường xá, các cơ sở hạ tầng đã có từ trước thì các hoạt động đào đắp, san lấp, san lấp mặt bằng, xây dựng các cơ sở hạ tầng cụm, điểm công nghiệp cũng gây ra những áp lực đối với môi trường không khí khu vực, gia tăng nồng độ bụi, tiếng ồn trên diện rộng trong thời gian dài. Khí thải các ngành xây dựng chủ yếu là các loại khí thải từ động cơ máy móc xây dựng như: SO2, NO2, CO, CO2, VOC, O3 và bụi.



4.1.4. Các nguồn gây ô nhiễm do sinh hoạt của dân cư

Hà Giang là một tỉnh có tỷ lệ số dân sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp khá cao (trên 90%). Hàng năm lượng rơm, rạ sau mỗi mùa vụ thu hoạch và lượng củi, gỗ khai thác từ rừng là khá lớn. Đây là chất đốt chủ yếu của nhiều vùng trên địa bàn tỉnh hiện nay. Trong quá trình đun nấu, mặc dù lượng khí thải được sinh ra và thải vào môi trường không khí là nhỏ song nó lại là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong chính các hộ gia đình và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.



4.1.5. Cháy rừng

Do sự bất cẩn của con người trong việc đốt nương làm rẫy, cố tình phá hoại hoặc do điều kiện thời tiết khô hanh thuận lợi dẫn tới các vụ cháy rừng. Các đám cháy rừng thường phát sinh một lượng lớn khí thải và bụi ra môi trường.

Bảng 4.1. Thống kê số lượng đám cháy rừng trên địa bàn tỉnh

STT

Nội dung

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

Số lượng đám cháy rừng.

05

20

23

24

2

Diện tích rừng bị mất kể cả trảm cỏ (ha)

9,47

298,03

78,76

78,86


Каталог: LegalDoc -> Lists -> OperatingDocument -> Attachments
Attachments -> BỘ y tế Số: 1172 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà giang
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1411/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế Số: 61 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1516/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HÀ giang
Attachments -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương