Danh sách những ngưỜi tham gia biên soạN III danh mục chữ viết tắT IV



tải về 1.62 Mb.
trang9/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.62 Mb.
#32821
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19

(Nguồn: Xí nghiệp xây dựng và chuyển giao công nghệ môi trường 2, năm 2014)

Việc phân loại chất thải rắn công nghiệp của các doanh nghiệp đã được thực hiện nhưng chưa triệt để, hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ thực hiện việc phân loại chất thải rắn đối với các chất thải mang lại giá trị kinh tế như kim loại, bao bì nhựa, gỗ, giấy, chất tái chế được… Còn lại các chất thải không có giá trị kinh tế thì được thu gom và đổ lẫn lộn với chất thải sinh hoạt, gây khó khăn trong quá trình thu gom, xử lý.

Qua điều tra hiện trạng cho thấy, việc phân loại đối với chất thải rắn công nghiệp nguy hại cũng chưa được thực hiện tốt, một số doanh nghiệp vẫn còn hiện tượng để lẫn lộn chất thải rắn công nghiệp nguy hại và không nguy hại với nhau dẫn đến tình trạng chất thải nguy hại lại được chôn lấp cùng với chất thải không nguy hại.

- Một số nguồn ảnh hưởng khác:

Ảnh hưởng của các công trình thủy điện: Theo báo cáo của Sở Công Thương, tỉnh Hà Giang đã quy hoạch 48 dự án thủy điện với tổng công suất 774,8 MW, hiện có 22 nhà máy thủy điện đã hoàn thành xây dựng đi vào vận hành, có 04 dự án đang triển khai xây dựng (Nho Quế 2, Bắc Mê, Thuận Hòa, Nậm Ly 1). Khi tiến hành xây dựng nhà máy thuỷ điện trên các sông, suối có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nước mặt. Đất đá thải khi tiến hành thi công không được xử lý triệt để làm tăng độ đục các dòng sông gây bồi lắng phía hạ lưu. Khi hồ chứa thuỷ điện hoàn thành làm thay đổi chế độ dòng chảy của các sông, giảm khả năng tự làm sạch và tăng khả năng bồi lắng lòng hồ, lòng sông.



3.1.3. Diễn biến ô nhiễm

Để đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Hà Giang, hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức quan trắc môi trường nước tại sông Lô, sông Chảy, sông Gâm và phụ lưu của các sông này. Việc tổ chức quan trắc được tiến hành định kỳ 02 đợt trong năm. Đợt 1 tổ chức vào tháng 5 - 6, đợt 2 tổ chức vào tháng 9.



3.1.3.1. Diễn biến ô nhiễm nước sông Lô và phụ lưu của sông Lô

Trên sông Lô và phụ lưu sông Lô đã tổ chức quan trắc môi trường nước tại 16 vị trí là:

+ Mẫu nước sông Lô khu vực cửa khẩu Thanh Thủy

+ Mẫu nước sông Lô đầu thành phố Hà Giang (cầu Gạc đì)

+ Mẫu nước sông Lô cuối thành phố Hà Giang (khu Cầu Mè)

+ Mẫu nước sông Lô cuối huyện Vị Xuyên (Km 23)

+ Mẫu nước sông Lô tại khu vực giáp Tuyên Quang (km84 QL2)

+ Mẫu nước sông Miện (tại cầu 3/2)

+ Mẫu nước sông Miện tại cầu Tráng Kìm -Quản Bạ

+ Mẫu nước suối Sảo khu vực xã Bạch Ngọc - Vị Xuyên (Cầu Treo)

+ Mẫu nước suối Sảo tại xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên (phía dưới khu vực mỏ Mangan Tân Bình)

+ Mẫu nước suối Sảo tại xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên (phía hạ lưu khu vực tiếp nhận nước thải của mỏ Mangan Bản Sám 2)

+ Mẫu nước suối tại xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên

+ Nước suối xã Ngọc Linh huyện Vị Xuyên (cạnh mỏ mangan Nậm Nhùng đã cấp cho Công ty TNHH Ban Mai)

+ Mẫu nước suối tại khu vực mỏ mangan Đồng Tâm, xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang (đã cấp phép cho Công ty TNHH Phả Lại)

+ Mẫu nước sông Bạc tại cầu sông Bạc

+ Mẫu nước sông Bạc tại cầu Vĩnh Tuy

+ Mẫu nước sông Con tại Quang Bình

Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước sông Lô khu vực cửa khẩu Thanh Thủy có thông số TSS tại 02 đợt quan trắc năm 2011, đợt 1 năm 2012 và đợt 1 năm 2013 vượt giới hạn cho phép của Cột B1 QCVN08:2008/BTNMT, thông số kim loại nặng (Zn, Fe), coliform cao gấp nhiều lần tại các vị trí khác trên sông Lô và phụ lưu sông Lô.

Hình 3.2. Diễn biến TSS tại một số vị trí trên sông Lô



Từ hình 3.2 có thể thấy nồng độ TSS sông Lô khu vực cửa khẩu Thanh Thủy có xu hướng giảm dần qua các năm về bằng mức nồng độ TSS trung bình các vị trí trên sông Lô, nồng độ TSS sông Miện tại cầu 3/2, sông Lô tại khu vực giáp Tuyên Quang có xu hướng ổn định qua các năm.

Hình 3.3. Diễn biến Zn tại một số vị trí trên sông Lô

Từ hình 3.3 có thể thấy nồng độ Zn sông Miện tại cầu 3/2 có xu hướng tăng dần qua các năm, nồng độ Zn sông Lô khu vực cửa khẩu Thanh Thủy, nồng độ Zn sông Lô tại khu vực giáp Tuyên Quang có xu hướng ổn định qua các năm. Nồng độ Zn sông Lô khu vực cửa khẩu Thanh Thủy lớn gấp nhiều lần nồng độ Zn tại 2 vị trí còn lại.

Hình 3.4. Diễn biến Fe tại một số vị trí trên sông Lô

Từ hình 3.4 có thể thấy nồng độ Fe sông Lô khu vực cửa khẩu Thanh Thủy có xu hướng giảm dần qua các năm về bằng mức nồng độ Fe trung bình các vị trí trên sông Lô, nồng độ Fe sông Miện tại cầu 3/2, Fe sông Lô tại khu vực giáp Tuyên Quang có xu hướng ổn định qua các năm.

Hình 3.5. Diễn biến Coliform tại một số vị trí trên sông Lô

Từ hình 3.5 có thể thấy nồng độ Coliform sông Lô khu vực cửa khẩu Thanh Thủy có xu hướng giảm dần qua các năm về bằng mức trung bình các vị trí khí trên sông Lô. Nồng độ Coliform sông Miện tại cầu 3/2, Coliform sông Lô tại khu vực giáp Tuyên Quang có giá trị thấp hơn nồng độ Coliform sông Lô khu vực cửa khẩu Thanh Thủy, và có xu hướng giảm dần qua các năm.

Có thể nhận thấy rằng các hoạt động sản xuất từ phía Trung Quốc đã gây ảnh hưởng nhất định tới chất lượng nước sông Lô khu vực cửa khẩu Thanh Thủy làm cho một số thông số TSS, Zn, Fe, Coliform tại khu vực này cao hơn vị trí khác trên cùng lưu vực sông Lô, nhưng giá trị các thông số này có xu hướng giảm theo thời gian.

Kết quả quan trắc tại các vị trí còn lại trên sông Lô và phụ lưu sông Lô đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, Cột B1 (dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác yêu cầu chất lượng nước thấp).



3.1.3.2. Diễn biến ô nhiễm nước sông Chảy và phụ lưu của sông Chảy

Trên sông Chảy và phụ lưu sông Chảy đã tổ chức quan trắc môi trường nước tại 04 vị trí là:

+ Mẫu nước sông Chảy trước thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì

+ Mẫu nước sông Chảy sau thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì

+ Mẫu nước sông Chảy tại Cầu Cốc Pài, huyện Xín Mần

+ Mẫu nước suối Đỏ tại cầu suối Đỏ

Kết quả quan trắc các năm cho thấy các thông số trong mẫu nước sông Chảy khu vực trước và sau thị trấn Vinh Quang đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN08:2008/BTNMT Cột B1.

Kết quả quan trắc và diễn biến nồng độ của các thông số chính trên suối Đỏ thể hiện tại bảng 3.9, hình 3.6, 3.7, 3.8.

Thông số TSS, BOD5, COD, PO43-, dầu mỡ, kim loại nặng trong mẫu nước suối Đỏ tại các năm 2011 – 2013 đều vượt nhiều lần giới hạn cho phép của QCVN08:2008/BTNMT Cột B1. Sang năm 2014, chỉ còn Pb vượt Quy chuẩn tại đợt 1, PO43- vượt Quy chuẩn tại cả 2 đợt quan trắc. Thông số Coliform có giá trị cao gấp nhiều lần tại các vị trí khác trên sông Chảy.

Bảng 3.9. Kết quả quan trắc mẫu nước suối Đỏ



Đơn vị:mg/l

Thông số

Đợt I

2011

Đợt II

2011

Đợt I

2012

Đợt II

2012

Đợt I

2013

Đợt II

2013

Đợt I

2014

Đợt II 2014

Đợt I

2015

QCVN

TSS

486

324

186

165

192

89

16

13

19

50

COD

32,3

37,4

36

38

55

46

18

12

12,9

30

BOD5

16

17

17

18

25

23

10

6,7

7,3

15

Pb

0,17

0,15

0,15

0,17

0,16

0,17

0,13

0,024

0,021

0,05

Zn

3,64

3,27

3,47

3,29

3,52

1,21

0,48

0,41

0,12

1,5

Fe

2,18

2,21

2,23

2,18

2,34

1,63

0,32

0,36

0,28

1,5

PO43-

3,28

3,24

3,13

3,17

3,18

3,15

3,11

2,35

0,39

0,3

Dầu mỡ

0,27

0,22

0,29

0,21

0,33

0,31

0,05

0,08

0,03

0,1

(QCVN là QCVN08:2008/BTNMT Cột B1)

Hình 3.6. Diễn biến TSS trên suối Đỏ



Hình 3.7. Diễn biến BOD5, COD trên suối Đỏ



Hình 3.8. Diễn biến Fe, Zn, Pb trên suối Đỏ







Qua bảng 3.9, các hình 3.6, 3.7, 3.8 cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trên suối Đỏ có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Kết quả quan trắc và diễn biến nồng độ của các thông số chính trên sông Chảy tại cầu Cốc Pài thể hiện tại bảng 3.10, hình 3.9, 3.10, 3.11.

Kết quả quan trắc mẫu nước sông Chảy tại cầu Cốc Pài cho thấy thông số COD, BOD5 năm 2011, 2012 và đợt 1 năm 2013, thông số TSS đợt 1 năm 2012 và đợt 1 năm 2013 cao hơn giới hạn của QCVN08:2008/BTNMT Cột B1.

Bảng 3.10. Kết quả quan trắc mẫu nước sông Chảy tại cầu Cốc Pài



Đơn vị:mg/l

Thông số

Đợt I

2011

Đợt II

2011

Đợt I

2012

Đợt II

2012

Đợt I

2013

Đợt II

2013

Đợt I

2014

Đợt II 2014

Đợt I 2015

QCVN

TSS

48,9

47

54

45

56

23

16

14

22

50

COD

43,9

42,8

44

36

40

17

23

20

17

30

BOD5

22

21

21

17

18

8

14

12

10,2

15

Pb

< 0,003

< 0,005

< 0,002

< 0,003

< 0,012

0,012

0,017

0,015

0,016

0,05

Zn

0,008

0,004

0,006

0,012

0,005

0,004

0,0041

0,0049

0,14

1,5

Fe

0,42

0,34

0,32

0,3

0,26

0,21

0,2

0,21

0,18

1,5

PO43-

0,012

0,016

0,014

0,018

0,015

0,012

0,024

0,025

0,018

0,3

Dầu mỡ

0,07

0,05

0,08

0,07

0,07

0,06

0,07

0,08

0,05

0,1

(QCVN là QCVN08:2008/BTNMT Cột B1)

Hình 3.9. Diễn biến TSS, BOD, COD, Pb trên sông Chảy tại cầu Cốc Pài







Каталог: LegalDoc -> Lists -> OperatingDocument -> Attachments
Attachments -> BỘ y tế Số: 1172 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà giang
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1411/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế Số: 61 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1516/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HÀ giang
Attachments -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương