Danh sách những ngưỜi tham gia biên soạN III danh mục chữ viết tắT IV



tải về 1.62 Mb.
trang2/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.62 Mb.
#32821
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Diễn biến BOD5, COD trong nước thải bãi rác TP. Hà Giang 56

Hình 3.2. Diễn biến TSS tại một số vị trí trên sông Lô 59

Hình 3.3. Diễn biến Zn tại một số vị trí trên sông Lô 60

Hình 3.4. Diễn biến Fe tại một số vị trí trên sông Lô 60

Hình 3.5. Diễn biến Coliform tại một số vị trí trên sông Lô 61

Hình 3.6. Diễn biến TSS trên suối Đỏ 63

Hình 3.7. Diễn biến BOD5, COD trên suối Đỏ 63

Hình 3.8. Diễn biến Fe, Zn, Pb trên suối Đỏ 63

Hình 3.9. Diễn biến TSS, BOD, COD, Pb trên sông Chảy tại cầu Cốc Pài 65

Hình 3.10. Diễn biến PO43-, dầu mỡ trên sông Chảy tại cầu Cốc Pài 65

Hình 3.11. Diễn biến Fe, Zn trên sông Chảy tại cầu Cốc Pài 65

Hình 3.12. Diễn biến TSS tại một số vị trí trên lưu vực sông Gâm 67

Hình 4.1. Diễn biến TSP tại một số điểm gần cơ sở công nghiệp 85

Hình 4.2. Diễn biến TSP tại một số điểm trong khu vực dân cư 85

Hình 4.3. Diễn biến CO tại một số điểm gần cơ sở công nghiệp 86

Hình 4.4. Diễn biến CO tại một số điểm trong khu vực dân cư 86

Hình 4.5. Diễn biến NO2 tại một số điểm gần cơ sở công nghiệp 88

Hình 4.6. Diễn biến NO2 tại một số điểm trong khu vực dân cư 88

Hình 4.7. Diễn biến SO2 tại một số điểm gần cơ sở công nghiệp 90

Hình 4.8. Diễn biến SO2 tại một số điểm trong khu vực dân cư 90



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tổng hợp diện tích các loại đất trên địa bàn tỉnh 9

Bảng 2.1. Cơ cấu thu nhập Quốc dân theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh 13

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành trên địa bàn tỉnh 13

Bảng 2.3. Giá trị sản lượng lúa, ngô trên địa bàn tỉnh 14

Bảng 2.4. Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 2011-2014 14

Bảng 2.5. Sản lượng gia súc, gia cầm qua các năm 2011-2014 15

Bảng 2.6. Giá trị GDP hàng năm của tỉnh 17

Bảng 2.7. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh qua các năm 18

Bảng 2.8. Tổng dân số trong tỉnh qua các năm 19

Bảng 2.9. Thống kê số di dân trên địa bàn tỉnh 19

Bảng 2.10. Tổng hợp dân số khu vực đô thị - khu vực nông thôn 20

Bảng 2.11. Tổng hợp các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh 21

Bảng 2.12. Các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh 23

Bảng 2.13. Thực trạng mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh 30

Bảng 2.14. Thống kê lưu lượng phương tiện trung bình trên địa bàn tỉnh 30

Bảng 2.15. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch (%) 35

Bảng 3.1. Tổng dân số trong tỉnh qua các năm 50

Bảng 3.1. Kết quả quan trắc mẫu nước thải sinh hoạt tại một số cống thải 51

Bảng 3.3. Kết quả quan trắc mẫu nước thải một số mỏ khoáng sản 52

Bảng 3.4. Kết quả quan trắc mẫu nước thải bệnh viện đa khoa tỉnh 53

Bảng 3.5. Bảng dự báo chất thải chăn nuôi năm 2014 tại Hà Giang 54

Bảng 3.6. Kết quả quan trắc mẫu nước thải bãi rác TP. Hà Giang 55

Bảng 3.7. Lượng chất thải rắn cơ sở y tế các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Giang 56

Bảng 3.8. Thành phần chất thải rắn công nghiệp tại một số loại hình sản xuất công nghiệp ở Hà Giang 57

Bảng 3.9. Kết quả quan trắc mẫu nước suối Đỏ 62

Bảng 3.10. Kết quả quan trắc mẫu nước sông Chảy tại cầu Cốc Pài 64

Bảng 3.11. Kết quả quan trắc TSS một số điểm trên lưu vực sông Gâm 68

Bảng 3.12. Kết quả phân tích nước hồ treo 69

Bảng 3.13. Tổng hợp trữ lượng tiềm năng nước dưới đất theo các khu 76

Bảng 3.14. Kết quả phân tích coliform trong các mẫu nước ngầm năm 2014 78

Bảng 4.1. Thống kê số lượng đám cháy rừng trên địa bàn tỉnh 81

Bảng 4.2. Nồng độ bụi lơ lửng (TSP) tại một số khu vực điển hình trên địa bàn tỉnh 84

Bảng 4.3. Nồng độ CO tại một số khu vực điển hình trên địa bàn tỉnh 87

Bảng 4.4. Nồng độ NO2 tại một số khu vực điển hình trên địa bàn tỉnh 89

Bảng 4.5. Nồng độ SO2 tại một số khu vực điển hình trên địa bàn tỉnh 92

Bảng 5.1. Phân cấp đánh giá đất bị khô hạn 97

Bảng 5.2. Phân cấp đánh giá đất bị xói mòn 98

Bảng 5.3. Diện tích đất bị xói mòn trên địa bàn tỉnh Hà Giang 98

Bảng 7.1. Lượng rác thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh 105

Bảng 7.2. Thải lượng CTR từ các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN 106

Bảng 7.3. Tổng lượng rác thải thu gom tại trung tâm các huyện, thành phố 107

Bảng 7.3. Tổng hợp phương tiện, nhân lực thực hiện thu gom rác thải đô thị 109

Bảng 8.1. Thống kê tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh 111

Bảng 9.1. Tổng hợp về nhiệt độ tại các trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh 115

Bảng 9.2. Tổng hợp về độ ẩm trung bình năm tại các trạm quan trắc 116

trên địa bàn tỉnh 116

Bảng 9.3. Tổng hợp về lượng mưa tại các trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh 116

Bảng 9.1. Kinh phí chi cho công tác BVMT giai đoạn 2011-2015 124



LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm qua tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Hà Giang không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể, cơ bản hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015. Việc phát triển kinh tế, xã hội, quá trình đô thị hoá đã có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường sống.

Báo cáo Hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015 nhằm tổng hợp một cách có hệ thống các thông tin, số liệu về hiện trạng và diễn biến môi trường đất, nước, không khí, các yếu tố tác động đến môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng và xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường cấp quốc gia. Các số liệu trong báo cáo được sử dụng làm cơ sở cho việc hoạch định các cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh - chính trị của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020 và là cơ sở để theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường phục vụ việc quản lý môi trường của cơ quan quản lý Nhà nước.

Báo cáo Hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015 được thực hiện nhằm cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường của tỉnh giai đoạn từ 2011 đến 2015, xác định những nguyên nhân gây ô nhiễm, dự báo những biến đổi, các sự cố môi trường và những tác động của nó tới sức khoẻ con người, tác động đến các hệ sinh thái từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu những nguy hại và quản lý có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn tỉnh cho giai đoạn 2016-2020 góp phần phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

Báo cáo được xây dựng trên cơ sở tổng hợp, phân tích các nguồn tài liệu có tính pháp lý từ các ngành, các huyện, thành phố và cập nhật các thông tin về kinh tế, xã hội của toàn tỉnh trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 và số liệu quan trắc hiện trạng môi trường được thực hiện từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2015 tại những khu vực trọng điểm (lưu vực sông chính, khu vực đô thị và tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh) trên địa bàn toàn tỉnh với tần suất quan trắc từ 1 đến 2 lần/năm. Báo cáo đánh giá tổng thể công tác bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành trên địa bàn toàn tỉnh.

Đây là một nguồn thông tin quan trọng làm cơ sở cho quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Giang cũng như các ngành trong những năm tới theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Báo cáo là nguồn tư liệu về hiện trạng môi trường của tỉnh trong quá trình xây dựng các đề tài, chương trình nghiên cứu, các dự án phát triển kinh tế, xã hội và các dự án bảo vệ môi trường. Báo cáo Hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Hà Giang là cơ sở cung cấp dữ liệu để xây dựng Báo cáo tổng thể môi trường quốc gia năm 2015.

Nội dung chính của báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015 bao gồm 12 chương:

Chương I: Tổng quan về điều kiện tự nhiên của tỉnh Hà Giang

Chương II: Sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường

Chương III: Thực trạng môi trường nước

Chương IV: Thực trạng môi trường không khí

Chương V: Thực trạng môi trường đất

Chương VI: Thực trạng đa dạng sinh học

Chương VII: Quản lý chất thải rắn

Chương VIII: Tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường

Chương IX: Biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng

Chương X: Tác động của ô nhiễm môi trường

Chương XI: Thực trạng công tác quản lý môi trường

Chương XII: Các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường

Chương I

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH HÀ GIANG

1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên



1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Giang là tỉnh miền núi phía bắc, nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của đất nước, nằm ở tọa độ 22010đến 230 30 vĩ độ Bắc và 104020đến 105034 kinh độ Đông, tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có đường biên giới dài 277,556 km. Toàn tỉnh có 01 thành phố và 10 huyện với 195 đơn vị cấp xã bao gồm 5 phường, 13 thị trấn và 177 xã. Tổng diện tích tự nhiên là 791.488,92 ha.

Hà Giang giáp với các tỉnh đó là:

- Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng.

- Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

- Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Bắc giáp Trung Quốc.

1.1.2. Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800m đến 1.200m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, Hà Giang có tới 49 ngọn núi cao từ 500m – 2.500m (10 ngọn cao 500m – 1.000 m, 24 ngọn cao 1.000m – 1.500m, 10 ngọn cao trên 1.500m – 2.000m và 5 ngọn cao từ 2.000m – 2.500m). Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản có thể phân thành 3 vùng sinh thái đó là:



Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn gồm 4 huyện (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc). Với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst. Ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng Văn đã gia nhập thành viên mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu với tên gọi CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn.

Vùng II: Là vùng cao núi đất phía Tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình ở đây đá mẹ chủ yếu là đá Granít, lớp đất phủ là Feralit có màu vàng đỏ đến vàng nhạt, vàng xám, và một phần đất mùn Alit trên núi. Vùng này chủ yếu là núi đất, sườn núi dốc bị chia cắt mạnh bởi các khe suối. Ngoài các dãy núi cao còn có các thung lũng nhỏ hẹp tạo thành những vùng ruộng bậc thang có diện tích từ 5 đến 10 ha.

Vùng III: Là vùng thấp núi đất bao gồm địa bàn các huyện còn lại, kéo dài từ Bắc Mê qua thành phố Hà Giang, Vị Xuyên đến Bắc Quang. Ở đây đá mẹ chủ yếu là Sa diệp thạch, lớp đất phủ là Feralit màu vàng đỏ đến vàng nâu, vàng xám. Độ dày tầng đất từ 0,8m đến hơn 2,0m. Địa hình chủ yếu là vùng thấp núi đất dốc, thoai thoải, tạo thành những vùng canh tác nông nghiệp có diện tích từ 50 ha trở lên. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.

Núi đá vôi là nét đặc thù tạo nên địa hình của Hà Giang và phân bố gần như song song với nhau kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, điển hình nhất là Đồng Văn tới Vị Xuyên. Nhưng ở khu vòm nâng sông Chảy các núi đá vôi phân bố nơi khác, theo hành lang Đông Bắc – Tây Nam và dường như theo đường thẳng. Nét chung đáng chú ý trong quần thể núi non ở Hà Giang đều có hướng Đông Bắc – Tây Nam, tạo ra đường phân thủy chính của toàn tỉnh Hà Giang. Về hai phía Tây Bắc và Đông Nam của hành lang, các dãy núi giảm dần độ cao. Một số sông suối lớn của tỉnh đều bắt nguồn từ đường phân thủy này rồi chảy về hai phía Tây Bắc và Đông Nam.

Địa hình hùng vĩ, đa dạng và hiểm trở đã tạo cho Hà Giang nét độc đáo và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có giá trị.

1.2. Đặc trưng khí hậu

Nằm trong vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn của Việt Nam, với cánh cung Ngân Sơn nằm chắn ở phía Đông và dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Tây, tỉnh Hà Giang có địa hình chia cắt rất phức tạp với nhiều dãy núi cao trên 1.500m ở phía Tây Bắc, trong đó núi Chiêu Lầu Thi cao tới 2.383m.

Tỉnh Hà Giang thường tiếp nhận không khí lạnh thổi quặt từ đồng bằng và vùng núi Đông Bắc tới, đã bị biến tính thêm một phần, nên không đem lại những nhiệt độ quá thấp như ở vùng núi Đông Bắc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của độ cao địa hình ở đây vẫn quan trắc được những giá trị rất thấp của nhiệt độ tới -5,60C ở Phó Bảng trên độ cao 1.400m.

Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình, cũng như toàn vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, ở tỉnh Hà Giang hầu như quanh năm duy trì một tình trạng ẩm ướt cao, gần như mất hẳn thời kỳ khô hanh đầu mùa đông tiêu biểu của miền khí hậu phía Bắc, độ ẩm trung bình thường xuyên ở mức 80-87%.

Lượng mưa năm dao động trong phạm vi rộng, từ 1.031mm ở xã Thượng Phùng huyện Mèo Vạc đến 4.721mm ở Bắc Quang và 4.846mm ở Quảng Ngần huyện Vị Xuyên, phụ thuộc vào sự phân bố của các hướng núi so với hướng gió mùa hoạt động trong vùng. Ở Hà Giang đã hình thành tâm mưa lớn nhất toàn quốc là Bắc Quang – Vị Xuyên đạt 4.700 - 4.800mm, do vào mùa hạ không khí ẩm hướng Đông Nam dễ dàng tràn qua đồng bằng xâm nhập sâu vào các thung lũng đem lại lượng mưa rất lớn trên sườn núi cao dãy Tây Côn Lĩnh. Tỉnh Hà Giang ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng có khá nhiều dông; mưa đá và sương muối hay gặp ở những vùng núi cao.

Khí hậu tỉnh Hà Giang phân hóa rất mạnh không những phụ thuộc vào độ cao địa hình, mà còn vào hướng và dạng địa hình (trong báo cáo này đã sử dụng số liệu khí hậu có độ dài chuỗi 35-50 năm và được cập nhật đến năm 2013 của 5 trạm khí tượng và 32 trạm đo mưa có trên lãnh thổ của tỉnh).

1.2.1. Chế độ bức xạ, nắng, mây

Lượng bức xạ tổng cộng năm đạt khoảng 100-120kcal/cm2/năm. Vào thời kỳ (5-10) lượng bức xạ đều lớn hơn 10kcal/cm2/tháng và đạt giá trị lớn nhất vào tháng 6-7 (13-14,5kcal/cm2/tháng). Lượng bức xạ đạt trị số thấp nhất là 5,1-5,6kcal/cm2/tháng vào hai tháng 1-2.

Số giờ nắng trung bình năm dao động trong khoảng 1.400-1.710 giờ nắng. Nếu coi mùa nắng là thời kỳ có trên 100 giờ/tháng, thì ở Hà Giang mùa nắng kéo dài 8-10 tháng (4-11 hoặc 3-12). Tháng 7-8 có nhiều nắng nhất, đạt 165-190 giờ/tháng; khu vực vùng núi cao tháng 4-5 có nhiều nắng nhất, đạt 150-155 giờ/tháng. Tháng 1 có ít nắng nhất, đạt khoảng 58-88 giờ/tháng.

Lượng mây tổng quan trung bình năm đạt 7,4-8,1/10BT. Ở những vùng thấp phía Đông và Nam của tỉnh, thời kỳ đầu mùa đông (9-12) có tương đối ít mây, dao động trong khoảng 6,9-7,7/10BT; còn thời kỳ (1-3) có nhiều mây nhất, đạt 8,6-8,9/10BT. Ở vùng núi phía Tây Bắc, thời kỳ (6-8) có nhiều mây nhất đạt 8,1-8,9/10BT; còn thời kỳ (3-4) có ít mây nhất, chỉ đạt khoảng 7,0-7,4/10BT.



1.2.2. Chế độ gió

Chế độ gió tỉnh Hà Giang nhìn chung phụ thuộc vào đặc điểm địa hình địa phương. Ở những vùng núi cao phía sườn đón gió, hướng gió thịnh hành trùng với hướng hoàn lưu gió mùa trong khu vực; còn trong các thung lũng gió thổi theo hướng thung lũng. Ví dụ, ở trạm Hà Giang nằm trong thung lũng sông Lô có hướng Tây Bắc – Đông Nam, nên hướng gió thịnh hành quanh năm là Đông Nam với tần suất đạt 13-36% và hướng Nam với tần suất dao động trong khoảng 9-18%; và phần trăm lặng gió đạt giá trị lớn, quanh năm dao động trong khoảng 36-59%.

Tốc độ gió trung bình năm nhìn chung không lớn, đạt trên dưới 1m/s trong các thung lũng khuất kín; có thể lớn hơn ở vùng núi cao và phía sườn đón gió. Tốc độ gió mạnh nhất của tất cả các tháng trong năm đều lớn hơn 12m/s, giá trị lớn nhất có thể lớn hơn 30m/s, thậm chí đạt tới 40-45m/s vào các tháng 4-6.

1.2.3. Chế độ nhiệt

Do độ cao địa hình dao động trong phạm vi lớn, từ khoảng vài chục mét trong thung lũng sông Lô ở phía Đông Nam của tỉnh đến 2.383m ở đỉnh núi Chiêu Lầu Thi cao nhất tỉnh Hà Giang, nên nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 22- 230C ở vùng thấp dưới 300m, giảm xuống dưới 150C ở vùng núi cao trên 1.550-1.600m.

Ở những vùng thấp dưới 300m, chế độ nhiệt phân hóa ra hai mùa nóng và lạnh rõ rệt; mùa nóng dài 5 tháng (5-9), còn mùa lạnh dài 3-5 tháng (11-3) trong đó có 3 tháng (12-2) có nhiệt độ trung bình <180C . Càng lên cao độ dài mùa nóng càng giảm, đến độ cao trên 700m không còn mùa nóng nữa; còn độ dài mùa lạnh càng tăng và kéo dài quanh năm ở vùng núi cao trên 1.600m.

Biến trình năm của nhiệt độ trung bình có dạng 1 cực đại và 1 cực tiểu. Cực đại quan trắc vào tháng 7 hoặc 6, với nhiệt độ trung bình đạt 27,60C ở Hà Giang tại độ cao 118m và giảm xuống còn 20,90C ở Phó Bảng tại độ cao 1.400m. Cực tiểu quan trắc vào tháng 1, với nhiệt độ trung bình đạt 15,60C ở Hà Giang (cao 118m) và giảm xuống còn 8,10C ở Phó Bảng (cao 1.400m).

Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, nên dao động của nhiệt độ trong năm khá lớn với biên độ đạt 11,9-12,70C, thuộc loại lớn của Việt Nam, chỉ thua vùng núi Đông Bắc.

Nằm trong vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, biên độ nhiệt ngày đêm trung bình năm dao động trong khoảng 6,8-8,80C và có xu thế giảm ở vùng núi cao. Nhìn chung, không có xu thế biến đổi rõ rệt giữa các mùa trong năm.

Cũng như nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối cao và tối thấp trung bình năm giảm theo độ cao địa hình. Ở vùng thấp dưới 300m, nhiệt độ tối cao trung bình năm đạt khoảng 27-280C, còn tối thấp trung bình năm đạt khoảng 18,5-200C.

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể đạt 38-400C ở những vùng thấp dưới 600m vào một trong ba tháng 4-6. Chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, nên ở những vùng thấp dưới 300m nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống dưới 200C, cá biệt có thể xuống dưới 00C vào tháng 7 ở Bắc Mê (-0,10C).

Nhiệt độ trung bình năm biến động rất ít từ năm này sang năm khác với hệ số biến động Cv chỉ đạt khoảng 0,019–0,024. Như vậy, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động xung quanh trị số trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 1,9-2,4%. Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông (12-2) biến động khá mạnh từ năm này sang năm khác với hệ số Cv đạt khoảng 0,076-0,233, tức là dao động xung quanh TBNN khoảng 7,6-23,3%.

1.2.4. Chế độ mưa - ẩm

a. Lượng mưa

Tỉnh Hà Giang có chế độ mưa từ ít đến rất nhiều, với tổng lượng mưa năm dao động trong khoảng 1.031-4.846mm. Trên hơn nửa lãnh thổ có chế độ mưa nhiều đến rất nhiều, với lượng mưa đạt trên 2.000mm/năm. Do tác dụng chắn gió của các dãy núi cao trên 1.500m đối với các luồng không khí Đông Nam ẩm từ thung lũng sông Lô đưa lên, ở phía trước và trên sườn đón gió mùa đã hình thành các vùng mưa rất nhiều với lượng mưa đạt trên 2.500mm/năm. Tâm mưa lớn nhất toàn quốc đạt tới 4.700-4.800mm/năm nằm ở khu vực xã Tân Quang, huyện Bắc Quang và xã Quảng Ngần huyện Vị Xuyên. Tâm mưa lớn thứ hai đạt 2.573-2.594mm/năm ở xã Tùng Bá huyện Vị Xuyên. Trong các thung lũng sông Nho Quế huyện Mèo Vạc; sông Gâm huyện Yên Minh và sông Chảy huyện Xín Mần có lượng mưa năm <1.500mm/năm, thuộc chế độ mưa ít.

Mùa mưa chủ yếu kéo dài 6-7 tháng (4 - 10), với lượng mưa chiếm 83-91% tổng lượng mưa năm. Ở những khu vực mưa rất nhiều, mùa mưa có thể kéo dài tới 8 tháng (4-11) với lượng mưa đạt tới 93-94% tổng lượng mưa năm. Còn ở những khu vực mưa ít, mùa mưa chỉ kéo dài khoảng 5 tháng (5-9) với lượng mưa chiếm khoảng 78-81% tổng lượng mưa năm. Ba tháng (6-8, có nơi 5-7) có lượng mưa lớn nhất, chiếm 47-62% tổng lượng mưa năm. Tháng 7 hoặc 8 có lượng mưa lớn nhất, đạt 200-340mm ở khu vực mưa ít; 300-600mm ở khu vực mưa vừa đến rất nhiều; thậm chí đạt tới 800-970mm ở tâm mưa lớn nhất toàn quốc Bắc Quang - Vị Xuyên.

Ở vùng mưa ít mùa khô (lượng mưa <50mm/tháng) dài 5 tháng vào thời kỳ (11-3), trong đó có 3 tháng hạn (lượng mưa <25mm/tháng) vào thời kỳ (7-2) nhưng không có tháng kiệt (lượng mưa ≤5mm/tháng). Ở vùng mưa vừa và nhiều, mùa khô dài 2-4 tháng, trong đó có 0-3 tháng hạn. Còn ở khu vực mưa rất nhiều mùa khô rất ngắn, thường chỉ kéo dài 0-2 tháng, và hầu như không có tháng hạn. Tháng 12 hoặc tháng 1 có lượng mưa thấp nhất, thường đạt dưới 25mm; cá biệt ở những tâm mưa rất lớn như Bắc Quang có thể đạt tới 50-70mm.

Lượng mưa ngày lớn nhất thường lớn hơn 100mm vào thời kỳ (5-9) ở những vùng mưa ít và vừa, gần như quanh năm (3-12) ở những vùng mưa nhiều và rất nhiều. Lượng mưa ngày lớn nhất có thể đạt tới 427mm/ngày vào tháng 6 ở Bắc Quang; đạt 687,8mm/ngày vào tháng 6 ở Hà Giang.

Lượng mưa năm biến động không nhiều với hệ số biến động Cv dao động trong khoảng 0,124-0,335. Tính trung bình lượng mưa hàng năm dao động xung quanh trị số trung bình nhiều năm khoảng 12-34%. Lượng mưa tháng biến động mạnh hơn lượng mưa năm nhiều. Vào thời kỳ giữa mùa mưa (6-8) hệ số biến động Cv của lượng mưa thường dao động trong khoảng 0,291-0,556, trong khi vào mùa khô hệ số Cv thường đạt trên dưới 1,0 thậm chí có thể đạt tới 1,435 vào tháng 12 ở Đồng Văn.

b. Số ngày mưa

Trên đại bộ phận lãnh thổ, số ngày mưa năm dao động trong khoảng 140–180 ngày. Trong mùa mưa thường có trên 10 ngày/tháng. Ba tháng mưa lớn nhất (6-8) có nhiều ngày mưa nhất, tới 19-26 ngày/tháng. Tháng 12 hoặc I có ít ngày mưa nhất, chỉ có khoảng 4-8 ngày/tháng. Ở tâm mưa lớn nhất toàn quốc Bắc Quang số ngày mưa năm có thể đạt tới 210 ngày và quanh năm có từ 12 ngày mưa/tháng trở lên; ba tháng mưa nhiều nhất (6-8) có khoảng 21-26 ngày mưa/tháng.

c. Độ ẩm tương đối

Độ ẩm tương đối trung bình năm khá cao, đạt 84-86% trên phần lớn lãnh thổ của tỉnh; chỉ đạt 80% ở trong các thung lũng khuất kín sau những dãy núi cao. Nhìn chung, độ ẩm tương đối trung bình ít thay đổi trong năm, tuy nhiên đạt giá trị lớn nhất vào tháng 8 (84-87%) và thấp nhất vào tháng 5 hoặc 4 (76-84%).

Độ ẩm tương đối tối thấp trung bình năm dao động trong khoảng 58-66%. Các giá trị độ ẩm tương đối tối thấp tuyệt đối hầu như quanh năm đều ≤40%. Giá trị độ ẩm thấp nhất tuyệt đối đã từng quan trắc trên lãnh thổ của tỉnh đều ≤11%; đạt giá trị thấp nhất là 5% vào tháng 3 ở Hoàng Su Phì và tháng 1 ở Phó Bảng.

d. Lượng bốc thoát hơi tiềm năng PET

Lượng bốc hơi PET hàng năm ở khu vực nghiên cứu khá thấp, dao động trong khoảng 920-995mm/năm. Vào mùa hè (5-8) lượng bốc hơi PET lớn hơn 100mm/tháng, đạt giá trị lớn nhất vào tháng 5 là 113-119mm/tháng. Hai tháng giữa mùa đông (12-1) có lượng bốc hơi PET thấp nhất, chỉ đạt 37-45mm/tháng.

e. Chỉ số khô hạn

Để đánh giá đầy đủ hơn mức độ khô hạn của lãnh thổ về mặt định lượng chúng tôi đã tính chỉ số khô hạn. Đây là tỷ số giữa lượng bốc hơi PET và lượng mưa.

Chỉ số khô hạn trung bình năm ở tỉnh Hà Giang nhìn chung khá thấp, dao dộng trong khoảng 0,2 - 0,6. Như vậy, xét chỉ số khô hạn trung bình năm thì tỉnh Hà Giang khá ẩm. Lượng mưa thu được cả năm thường lớn hơn lượng nước cần phải chi thông qua bốc thoát hơi nhiều lần.

Xét chỉ số khô hạn các tháng trong năm thấy có sự phân hóa rõ rệt theo mùa. Thời kỳ đủ ẩm cho cây trồng (chỉ số khô hạn <1,00) kéo dài 6 tháng vào thời kỳ (5-10) ở những vùng mưa ít và vừa; kéo dài gần như quanh năm tới 11-12 tháng ở những vùng mưa nhiều và rất nhiều. Vào giữa mùa mưa (6-8) chỉ số khô hạn thường đạt giá trị thấp nhất, chỉ đạt khoảng 0,10-0,42 lúc này lượng nước mưa thu được không những thừa đối với thảm thực vật mà có thể gây úng lụt, nếu địa hình thoát nước kém. Thời kỳ thiếu nước đối với thảm thực vật (chỉ số khô hạn lớn hơn 1,00) ở những vùng mưa ít và vừa dài 6 tháng vào thời kỳ (11-4), chỉ trong các thung lũng khuất kín vào tháng 1-2 có chỉ số khô hạn >2,00; và chỉ có khoảng 1 tháng ở những vùng mưa nhiều và rất nhiều.



1.2.5. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Nằm trong vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, tỉnh Hà Giang chịu nhiều dông và sương muối ở vùng núi cao. Ngoài ra còn xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt như: Mưa đá, sương mù, mưa phùn và khô nóng ở những vùng thấp.

a. Dông, lốc và mưa đá

Tỉnh Hà Giang có khá nhiều dông. Dông xuất hiện rất nhiều ở những khu vực mưa nhiều và rất nhiều, trung bình mỗi năm có tới 90-100 ngày dông. Trong khi ở những khu vực mưa vừa và ít, dông xuất hiện ít hơn, trung bình có khoảng 60-65 ngày/năm. Dông thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, nhiều nhất vào các tháng 6-8 với khoảng 17-20 ngày/tháng ở những vùng mưa nhiều và rất nhiều; có khoảng 12-14 ngày/tháng ở những khu vực mưa vừa và ít.

Cùng với dông ở đây còn xuất hiện lốc. Dông đôi khi còn xuất hiện kèm theo mưa đá tuy nhiên với tần suất thấp. Trên phần lớn lãnh thổ trung bình mỗi năm có thể quan trắc được 0,2-0,3 ngày mưa đá, chủ yếu vào thời kỳ (2-5), có nơi xuất hiện cả vào các tháng 6, 11, 12, 1. Ở vùng núi trung bình và cao mưa đá xuất hiện nhiều hơn, tới 1-2 ngày/năm, vào các tháng 3-5, 8, 11.

b. Sương muối

Sương muối xuất hiện trên hầu khắp lãnh thổ của tỉnh. Trung bình mỗi năm có dưới 1 ngày sương muối, vào các tháng 7, 1 và 3 ở vùng thấp dưới 600m. Ở những vùng núi cao có rất nhiều sương muối, ở Phó Bảng (1.400m) trung bình mỗi năm có tới 6,6 ngày; vào thời kỳ (11-3).

c. Sương mù

Sương mù xuất hiện không nhiều ở Hà Giang, trung bình có khoảng 20-50 ngày/năm. Sương mù xuất hiện rải rác trong năm, nhiều nhất vào thời kỳ thu-đông (9-1) với khoảng 2-9 ngày/tháng tùy nơi.

d. Mưa phùn

Mưa phùn ở Hà Giang không nhiều, trung bình mỗi năm quan trắc được 3-20 ngày ở những vùng thấp dưới 600m, ở những vùng núi cao như Phó Bảng xuất hiện nhiều hơn, khoảng 40-50 ngày/năm. Mưa phùn xuất hiện nhiều nhất vào thời kỳ (12-4), với khoảng 1-10 ngày/tháng tùy nơi.

e. Số ngày khô nóng

Trung bình mỗi năm có khoảng 10-30 ngày khô nóng ở vùng thấp dưới 300m. Khô nóng xuất hiện nhiều vào mùa hè (5-8), với khoảng 2-7 ngày/tháng.

f. Bão


Nằm khá sâu và khuất ở trong đất liền nên tỉnh Hà Giang chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp của bão như gây mưa lớn, lũ lụt, lũ quét… Trung bình mỗi năm ở khu vực phía Đông Bắc Bộ có 1 - 2 cơn bão ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng. Bão thường xuất hiện vào thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 9, với khoảng 0,4-0,6 cơn/năm.

1.3. Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu thống kê đến ngày 01/01/2014, tỉnh Hà Giang có diện tích tự nhiên là 791.488,92 ha, diện tích các loại đất trên địa bàn tỉnh được thống kê tại Bảng 1.1.

Bảng 1.1. Tổng hợp diện tích các loại đất trên địa bàn tỉnh



Thứ tự

Mục đích sử dụng đất



Tổng diện tích các loại đất trong địa giới hành chính

Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích tự nhiên (%)



Tổng diện tích tự nhiên




791.488,92

100.00

1

Đất nông nghiệp

NNP

718.827,09

90,82

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

155.561,78

19,65

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

126.907,24

16,03

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

32.826,87

4,15

1.1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

COC

9.780,15

1,24

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

84.300,22

10,65

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

28.654,53

3,62

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

561.765,93

70.98

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

256.037,94

32,35

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

254.709,19

32,18

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

51.018,80

6,45

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

1.369,60

0,17

1.4

Đất làm muối

LMU







1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

129,78

0,02

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

28.431,63

3,59

2.1

Đất ở

OTC

6.925,64

0,88

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

6.042,81

0,76

2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

882,83

0,11

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

13.889,76

1,75

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS

193,75

0,02

2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

713,08

0,09

2.2.3

Đất an ninh

CAN

50,06

0,01

2.2.4

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

2.500,23

0,32

2.2.5

Đất có mục đích công cộng

CCC

10.432,65

1,32

2.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

3,89

0,00

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

357,32

0,05

2.5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

SMN

7.252,51

0,92

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

2,50

0,00

3

Đất chưa sử dụng

CSD

44.230,20

5,59

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

567,92

0,07

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

31.393,67

3,97

3.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

12.268,62

1,55

Каталог: LegalDoc -> Lists -> OperatingDocument -> Attachments
Attachments -> BỘ y tế Số: 1172 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà giang
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1411/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế Số: 61 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1516/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HÀ giang
Attachments -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương