Danh sách những ngưỜi tham gia biên soạN III danh mục chữ viết tắT IV


Hình 3.10. Diễn biến PO43-, dầu mỡ trên sông Chảy tại cầu Cốc Pài



tải về 1.62 Mb.
trang10/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.62 Mb.
#32821
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19

Hình 3.10. Diễn biến PO43-, dầu mỡ trên sông Chảy tại cầu Cốc Pài

Hình 3.11. Diễn biến Fe, Zn trên sông Chảy tại cầu Cốc Pài



Qua hình 3.9, 3.10, 3.11 cho thấy trên sông Chảy tại cầu Cốc Pài, nồng độ Pb có xu hướng tăng; Nồng độ TSS, COD, BOD5, Fe có xu hướng giảm, PO43-, dầu mỡ, Zn có xu hướng ổn định theo thời gian.

Như vậy có thể thấy các hoạt động sản xuất ở thượng nguồn suối Đỏ bên phía Trung Quốc có ảnh hưởng tới chất lượng nước suối Đỏ, góp phần làm ảnh hưởng chất lượng nước sông Chảy.

3.1.3.3. Diễn biến ô nhiễm nước sông Gâm và phụ lưu của sông Gâm

Trên sông Gâm và phụ lưu sông Gâm đã tổ chức quan trắc môi trường nước tại 11 vị trí là.

+ Mẫu nước sông Gâm tại thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê

+ Mẫu nước suối Nà Nèn, huyện Bắc Mê

+ Mẫu nước suối mỏ Mangan Nà Viền, Bắc Mê

+ Mẫu nước suối tại UBND xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê

+ Mẫu nước suối Lũng Vầy, xã Minh Sơn tại khu vực phía sau nhà máy tuyển sắt của Công ty An Thông

+ Mẫu nước sông Ma tại trung tâm xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên

+ Mẫu nước sông Ma, xã Tùng Bá tại khu vực phía sau nhà máy tuyển sắt của Công ty An Thông,

+ Mẫu nước sông Ma sau nhà máy giấy đế Thủy Linh (Km 19-QL 34)

+ Mẫu nước sông Ma tại Km 31 QL34 - xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê

+ Mẫu nước suối khu vực mỏ Antimon Mậu Duệ - Yên Minh

+ Mẫu nước sông Nho Quế tại khu vực xã Khâu Vai

Kết quả quan trắc tại các vị trí trên lưu vực sông Gâm cho thấy: Hầu hết tại các vị trí quan trắc, giá trị các thông số quan trắc đều trong giới hạn cho phép của QCVN08:2008/BTNMT Cột B1 và tương đối ổn định qua các năm. Duy chỉ có nồng độ TSS sông Gâm khu vực thị trấn Yên Phú, sông Ma khu vực trung tâm xã Tùng Bá, sông Ma khu vực sau nhà máy giấy đế Thủy Linh, và nước suối mỏ mangan Nà Viền tại một số thời điểm quan trắc cao hơn giới hạn của Quy chuẩn QCVN08:2008/BTNMT Cột B1.

Kết quả, diễn biến TSS của 4 điểm trên thể hiện tại hình 3.12, Bảng 3.11.

- Thông số TSS sông Gâm khu vực thị trấn Yên Phú vượt Quy chuẩn trong năm 2011, đợt 1 năm 2012, đợt 1 năm 2013; giá trị TSS có xu hướng giảm theo thời gian.

- Thông số TSS sông Ma khu vực trung tâm xã Tùng Bá vượt Quy chuẩn năm 2011, giá trị TSS có xu hướng giảm theo thời gian.

- Thông số TSS sông Ma khu vực sau nhà máy giấy đế Thủy Linh vượt Quy chuẩn năm 2011 và 2013, giá trị TSS có xu hướng giảm theo thời gian.

- Thông số TSS nước suối mỏ mangan Nà Viền đợt năm 2011 đến đợt 1 năm 2013 vượt Quy chuẩn. Trong đó, giá trị TSS tại đợt 1 năm 2011 cao hơn 15 lần giới hạn cho phép, đợt 2 năm 2011 cao hơn 4 lần giới hạn cho phép. Giá trị TSS của điểm quan trắc này có xu hướng giảm theo thời gian

Nguyên nhân của nồng độ TSS cao chủ yếu do ảnh hưởng từ đất đá thải, nước thải của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản tại các mỏ trong lưu vực. Cùng với các biện pháp quản lý của nhà nước, sự giảm hoặc những hoạt động của một số mỏ khoáng sản thì hàm lượng TSS tại vị trí có hiện tượng vượt giới hạn cho phép đã có xu hướng giảm theo thời gian dần trở về mức bình quân của các vị trí khác trên lưu vực.

Hình 3.12. Diễn biến TSS tại một số vị trí trên lưu vực sông Gâm

Bảng 3.11. Kết quả quan trắc TSS một số điểm trên lưu vực sông Gâm



Vị trí

Đợt 1

2011


Đợt 2

2011


Đợt 1

2012


Đợt 2

2012


Đợt 1

2013


Đợt 2

2013


Đợt 1

2014


Đợt 2

2014


Đợt 1

2015


QCVN

B1

B2

Sông Gâm tại thị trấn Yên Phú

71,3

62

76

46

78

32

13

17

24

50

100

Suối mỏ mangan Nà Viền

764

218

64

68

68

25

20

22

11

50

100

Sông Ma tại trung tâm xã Tùng Bá

73,2

75

36

41

33

22

15

12

16

50

100

Sông Ma KV sau NM giấy đế Thủy Linh

67

72







66

67

13

16

11

50

100

3.1.3.4. Hiện trạng chất lượng nước một số hồ treo trên địa bàn tỉnh

Trong tháng 6/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức quan trắc chất lượng nước hồ treo tại 10 hồ treo thuộc vùng Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. Kết quả quan trắc tại Bảng 3.12.



Bảng 3.12. Kết quả phân tích nước hồ treo

Stt

Tên vị trí

pH

Amoni

(mg/l)

Clorua

(mg/l)

Sắt

(mg/l)

Asen

(mg/l)

Coliform

(MNP/100ml)

1

Hồ treo trung tâm xã Bát Đại Sơn, Quản Bạ

6,73

0,056

11,7

0,072

<0,0005

108

2

Hồ treo Ha Bua Đa - trung tâm xã Thài Phìn Tủng, Đồng Văn

6,89

0,032

7,2

0,056

<0,0005

227

3

Hồ treo trung tâm xã Xín Lủng, Đồng Văn

6,95

0,038

9,1

0,035

<0,0005

248

4

Hồ treo trung tâm xã Sà Phìn, Đồng Văn

6,73

0,021

9,9

0,089

<0,0005

442

5

Hồ treo trung tâm xã Lũng Thần, Đồng Văn

6,95

0,032

12,1

0,11

<0,0005

199

6

Hồ treo Mã Phì Lèng, Mèo Vạc

7,03

0,019

15,7

0,096

<0,0005

338

7

Hồ treo trung tâm xã Pải Lủng, Mèo Vạc

7,01

0,012

13,1

0,078

<0,0005

472

8

Hồ treo trung tâm xã Pả Vi, Mèo Vạc

6,88

0,023

10,6

0,084

<0,0005

331

9

Hồ treo trung tâm xã Giàng Chu Phìn, Mèo Vạc

6,80

0,031

18,2

0,098

<0,0005

307

10

Hồ treo trung tâm xã Khâu Vai, Mèo Vạc

6,17

0,042

13,1

0,056

<0,0005

254

QCVN 02: 2009/BYT - Mức II

6,0-8,5

3

-

0,5

0,05

150

QCVN 08/2008:BTNMT - Cột A1

6,0-8,5

0,1

250

0,5

0,01

2500

QCVN 08/2008:BTNMT - Cột A1

6,0-8,5

0,2

400

1

0,02

5.000

QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. Giới hạn tối đa cho phép Mức II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).

QCVN 08/2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. Cột A1: Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh họat. Cột A2: Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp.

Qua bảng 3.12 cho thấy chất lượng nước các hồ treo tương đối tốt, nước trung tính (pH dao động từ 6,17 - 7,03), có sự xuất hiện của Asen trong tất cả các mẫu nước nhưng hàm lượng nhỏ hơn 20 lần giới hạn cho phép của QCVN 08/2008:BTNMT - Cột A1; Hàm lượng Amoni (biểu thị sự ô nhiễm bởi chất thải phân, nước tiểu) nhỏ hơn giới hạn cho phép từ 1,79 lần tới 8,33 lần; Hàm lượng Coliform (biểu thị ô nhiễm vi sinh vật) tại 9/10 mẫu vượt giới hạn cho phép của QCVN 02:2009/BYT - Mức II.

3.2. Nước dưới đất

3.2.1. Tài nguyên nước dưới đất

Theo kết quả nghiên cứu tại Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước tỉnh Hà Giang đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 2942/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh Hà Giang, tài nguyên nước dưới đất tỉnh Hà Giang tồn tại dưới dạng sau:



- Tầng chứa nước lỗ hổng

Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bởi rời hệ Đệ tứ (Q) có diện phân bố chủ yếu dọc theo các thung lũng sông Lô và sông Miện…thuộc thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên, Bắc Quang. Ngoài ra trong tỉnh Hà Giang còn một số thung lũng có diện tích nhỏ hẹp được phân bố dọc theo các suối lớn và các thung lũng giữa núi. Tổng diện tích là 252km2. Thành phần đất đá chứa nước gồm: sét, cát, sạn sỏi, cuội và các mảnh vụn đá…Chúng có các nguồn gốc khác nhau như bồi tích, lũ tích, tàn tích và sườn tích… Chiều dày thường thay đổi từ 1m đến 10m.

Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt, một lượng nhỏ từ các tầng chứa nước nằm cao hơn chảy xuống. Miền thoát là các sông, suối, các rãnh xâm thực và ngấm xuống tầng dưới.

- Các tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – karst

+ Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Creta, hệ tầng Bản Hang (k)

Các trầm tích tầng chứa nước k có diện phân bố ở nam – tây nam tỉnh Hà Giang, thuộc huyện Quang Bình. Với diện tích khoảng 66km2. Thành phần đất đá chứa nước bao gồm cuội kết, sạn kết, cát kết đa khoáng hỗn tạp màu nâu nhạt, phân lớp dày hay dạng khối, cát kết dạng quarzit, cát kết thạch anh, sét vôi, bột kết nâu đỏ xen cát kết xám nâu nhạt, phân lớp dày. Bề dày từ 260m đến 300m.

Động thái nước dưới đất tầng chứa nước k thay đổi theo mùa. Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp là nước mưa. Miền thoát là các sông, suối có trong vùng, qua các rãnh xâm thực, khe nứt của đất đá ngấm xuống tầng chứa nước nằm dưới.

+ Tầng chứa nước trong khe nứt các trầm tích lục nguyên hệ tầng Triat giữa, hệ tầng Yên Bình (t22)

Các trầm tích lục nguyên của tầng chứa nước t22 có diện phân bố ở phía nam – tây nam tỉnh Hà Giang, thuộc các xã Bằng Lang, Yên Hồ và Xuân Giang huyện Quang Bình và phần nhỏ ở xã Đồng Yên, Đông Thành huyện Bắc Quang. Tầng chứa nước có diện lộ khoảng 56km2. Thành phần đất đá chứa nước gồm: cuội kết và cát kết đa khoáng, bột kết, đá phiến sét.

Động thái nước dưới đất tầng chứa nuớc (t22) thay đổi theo mùa. Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và nước mặt ngấm xuống tầng chứa nước. Miền thoát qua các mạng sông, suối xâm thực, khe nứt của đất đá ngấm xuống tầng dưới.

+ Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên – phun trào hệ Trias giữa hệ tầng Lân Pảng (t21)

Các trầm tích của tầng chứa nước (t21) có diện phân bố ở phía đông bắc tỉnh thành những dải kéo dài theo phương tây bắc – đông nam từ xã Na Khê đến xã Ngam La thuộc huyện Yên Minh và rải rác ở nếp lõm giữa của tầng chứa nước Sông Hiến, thuộc các xã Ngọc Long, Mậu Long, Nậm Ban. Với diện lộ khoảng 119km2. Thành phần đất đá chứa nước gồm: cuội kết, sạn kết, đá vôi sét, cát bột kết, sét vôi, đá vôi đen, cát kết tủa, vụn núi lửa, tuf ryolit.

Động thái nước dưới đất tầng chứa nước (t21) thay đổi theo mùa. Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và nước từ các tầng chứa nước phía trên ngấm xuống. Miền thoát qua các rãnh xâm thực, khe nứt của đất đá ngấm xuống tầng chứa nước nằm dưới.

+ Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên, lục nguyên - phun trào hệ tầng sông Hiến (t12)

Các trầm tích của tầng chứa nước t12 có diện tích phân bố khá rộng rãi ở phía bắc – đông bắc tỉnh Hà Giang thuộc các huyện Yên Minh, Mèo Vạc và huyện Đồng Văn. Với diện tích 431km2. Thành phần đất đá chứa nước gồm: đá phiến sét, bột kết phân lớp, đá phiến sét vôi, cát kết vôi, cát kết tuf xám lục, bột kết tuf, thấu kính mỏng đá vôi, sét vôi xen kẽ, spilit, diasbas prophyr, ryolit prophyr.

Động thái nước dưới đất tầng chứa nước (t21) thay đổi theo thời mùa. Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và nước từ các tầng chứa nước phía trên ngấm xuống. Miền thoát là qua các rãnh xâm thực, khe nứt của đất đá ngấm xuống tầng chứa nước nằm dưới.

+ Tầng chứa nước khe nứt – khe nứt karst các trầm tích carbonat hệ Trias dưới hệ tầng Hồng Ngài (t11)

Các trầm tích carbonat của tầng chứa nước t11 có diện tích phân bố ở phía đông bắc tỉnh Hà Giang, nằm rải rác thành những dải nhỏ với diện tích khoảng 64km2, thuộc các huyện Đồng Văn, huyện Mèo Vạc và một phần nhỏ huyện Yên Minh. Thành phần đất đá chứa nước gồm: sét vôi, đá vôi sét xen đá vôi màu xám, đá vôi trứng cá, đá vôi xám sẫm, xám sáng.

Động thái nước dưới đất tầng t11 thay đổi theo thời mùa. Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và nước từ các tầng chứa nước phía trên ngấm xuống. Miền thoát qua các rãnh xâm thực, khe nứt của đất đá ngấm xuống tầng chứa nước nằm dưới.

+ Tầng chứa nước khe nứt – khe nứt karst các trầm tích lục nguyên carbonat hệ Permi trên hệ tầng Đồng Đăng (p2)

Các trầm tích của tầng chứa nước p2 có diện phân bố phía bắc – đông bắc, lộ thành những dải hẹp viền quanh các khối đá vôi hệ tầng Bắc Sơn, hệ tầng Hồng Ngài thuộc các huyện Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn và phần nhỏ huyện Quản Bạ, huyện Vị Xuyên. Với diện tích khoảng 115km2. Thành phần chứa nước gồm: cuội kết vôi, cát kết vôi màu xám tro, đá phiến sét than, đá phiến sét, đá phiến sét xen đá phiến sét vôi, đá vôi sét xám đen, đá vôi silic…

Động thái nước dưới đất tầng p2 thay đổi theo thời mùa. Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và nước từ các tầng chứa nước phía trên ngấm xuống. Miền thoát qua các rãnh xâm thực, ngấm xuống tầng chứa nước nằm dưới.

+ Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – karst trong các trầm tích carbonat hệ Devon trên hệ tầng Bắc Sơn (c-p)

Thành phần đất đá chứa nước có mức độ phong hoá và nứt nẻ mạnh, phát triển hang hốc kast mạnh. Như vậy, xếp tầng chứa nước có mức độ giàu nước.

Động thái nước dưới đất tầng c-p thay đổi theo thời mùa. Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và nước từ các tầng chứa nước phía trên ngấm xuống. Miền thoát qua các rãnh xâm thực, hang hốc karst, khe nứt của đất đá ngấm xuống tầng chứa nước nằm dưới.

+ Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – karst trong các trầm tích carbonat hệ Devon trên hệ tầng Tốc Tát (d3)

Các trầm tích của tầng chứa nước d3 có diện phân bố ở phía đông bắc tỉnh Hà Giang, thuộc các xã Lũng Táo, Pải Lủng của huyện Đồng Văn, xã Pả Vi, Giàng Chu Phìn, Cán Chu Phìn, Lũng Pù của huyện Mèo Vạc và một phần xã Mậu Duệ, Mậu Long huyện Yên Minh. Có diện tích khoảng 56km2. Thành phần đất đá chứa nước bao gồm: đá vôi vân đỏ, đá vôi dạng dải xen kẹp vôi sét phân lớp mỏng, đá vôi hoa hóa, đá vôi silic, đá phiến sét.

Động thái nước dưới đất tầng chứa nước d3 thay đổi theo mùa. Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và nước từ các tầng chứa nước phía trên chảy xuống. Miền thoát là các sông, suối, qua các rãnh xâm thực, hang hốc karst, khe nứt của đất đá ngấm xuống tầng chứa nước nằm dưới.

+ Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – karst trong các trầm tích carbonat xen lục nguyên hệ Devon, thống dưới – giữa (d1-2)

Các trầm tích tầng chứa nước d1-2 bao gồm các tầng chứa nước Khao Lộc có diện phân bố ở Quản Bạ thuộc xã Tùng Vài, Cao Mã Pờ, Quyết Tiến…huyện Vị Xuyên ở xã Phú Linh, Cao Bồ, Đạo Đức, Trung Thành…huyện Bắc Quang, huyện Bắc Mê, Quang Bình. Tầng chứa nước Nà Quản có diện phân bố ở các xã Sủng Cháng, xã Ma Lé...thuộc huyện Đồng Văn và Xín Cái huyện Mèo Vạc, chạy dài theo phương tây bắc – đông nam từ huyện Đồng Văn sang huyện Mèo Vạc. Các tầng chứa nước có diện tích khoảng 984km2. Thành phần đất đá chứa nước bao gồm: đá phiến thạch anh – sericit – clorit, cát kết, đá vôi sét, đá vôi vi hạt, đá vôi silic, phiến sericit, đá vôi phân lớp mỏng đến dày.

Động thái nước dưới đất tầng chứa nước d1-2 thay đổi theo mùa. Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và nước từ các tầng chứa nước phía trên ngấm xuống. Miền thoát qua các rãnh xâm thực, hang hốc karst, khe nứt của đất đá ngấm xuống tầng chứa nước nằm dưới.

+ Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – karst trong các trầm tích carbonat xen lục nguyên hệ Devon, thống dưới (d1)

Các trầm tích của tầng chứa nước d1 bao gồm các tầng chứa nước Ma Lé (D1ml), tầng chứa nước Pia Phương ( D1pp), tầng chứa nước Tòng Bá (D1tb), tầng chứa nước sông Cầu (D1sc). Tầng chứa nước Pia Phương có diện phân bố ở đông của tỉnh Hà Giang, thuộc xã Yên Cường, Minh Ngọc, Lạc Nông huyện Bắc Mê, ngoài ra phân hệ tầng còn phân bố ở xã Trung Thành, Bạch Ngọc huyện Vị Xuyên, xã Đồng Tiến, Kim Ngọc huyện Bắc Quang. Tầng chứa nước Ma Lé có diện phân bố rộng thuộc các huyện Quản Bạ, Yên Minh và một phần huyện Vị Xuyên, Quang Bình và huyện Bắc Quang. Tầng chứa nước Tòng Bá lộ ra ở các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Bắc Mê và huyện Vị Xuyên. Tầng chứa nước sông Cầu lộ ra thuộc các huyện như Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên, huyện Bắc Quang. Tổng diện tích khoảng 1.766km2. Thành phần đất đá chứa nước bao gồm: đá vôi, đá vôi hóa, đá phiến sericit, đá phiến silic, cát kết, bột kết, đá phiến sét, sét vôi.

Động thái nước dưới đất tầng chứa nước d1 thay đổi theo mùa. Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và nước từ các tầng chứa nước phía trên ngấm xuống. Miền thoát qua các rãnh xâm thực, hang hốc karst, khe nứt của đất đá ngấm xuống tầng chứa nước nằm dưới.

+ Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích biến chất hệ Ordovic dưới, hệ tầng Luxia (o1)

Các trầm tích biến chất của tầng chứa nước o1 có diện phân bố ở các xã Lũng Cú, Thượng Phùng huyện Đồng Văn và một phần của nếp lõm thuộc xã Sá huyện Mèo Vạc. có diện lộ khoảng 23km2. Thành phần đất đá chứa nước bao gồm: đá phiến sét, cát bột kết phân lớp mỏng, đá vôi trứng cá, đá phiến sét, đá vôi xám đen.

Động thái nước dưới đất tầng chứa nước o1 thay đổi theo mùa.Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và nước từ các tầng chứa nước phía trên ngấm xuống. Miền thoát là qua các rãnh xâm thực, khe nứt của đất đá, ngấm xuống tầng chứa nước nằm dưới.

+ Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – karst trong các trầm tích lục nguyên – carbonat hệ Cambri trên, hệ tầng Chang Pung (ε3)

Các trầm tích của tầng chứa nước ε3 có diện phân bố rải rác trong tỉnh Hà Giang như: phía đông bắc thuộc các xã Lũng Cú, Thượng Phùng của huyện Đồng Văn, xã Sá của huyện Mèo Vạc, ngoài ra tầng chứa nước được phân bố thành những dải hẹp dọc sông Lô ở trung tâm tỉnh Hà Giang có phương kéo dài tây bắc – đông nam, thuộc các xã như Tả Ván, Minh Tân của huyện Vị Xuyên, thành phố Hà Giang và một vài chỏm nhỏ thuộc xã Minh Ngọc huyện Bắc Mê. Tầng chứa nước có diện lộ khoảng 296km2. Thành phần đất đá chứa nước bao gồm: đá phiến sét – sericit, đá vôi, đá vôi silic, đá vôi trứng cá, đá phiến sét vôi, sét kết.

Động thái nước dưới đất tầng chứa nước ε3 thay đổi theo mùa. Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và nước từ các tầng chứa nước phía trên ngấm xuống. Miền thoát qua các rãnh xâm thực, hang hốc karst, khe nứt của đất đá ngấm xuống tầng chứa nước nằm dưới.

+ Tầng chứa nước khe nứt – Karstơ các trầm tích carbonat hệ Cambri giữa, hệ tầng Hà Giang trên (ε22)

Các trầm tích của tầng chứa nước ε22 có diện phân bố ở thành phố Hà Giang thuộc xã Phong Quang và Đạo Đức huyện Vị Xuyên, ngoài ra hệ tầng còn phân bố ở tây nam thuộc huyện Xín Mần và một phần nhỏ ở phía nam thuộc huyện Quang Bình, huyện Bắc Quang. Hệ tầng có diện tích khoảng 156km2. Thành phần đất đá chứa nước bao gồm: đá hoa, đá vôi loang lổ, đá sét vôi.

Động thái nước dưới đất tầng chứa nước ε22 thay đổi theo mùa. Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và nước từ các tầng chứa nước phía trên ngấm xuống. Miền thoát qua các rãnh xâm thực, hang hốc karst, khe nứt của đất đá ngấm xuống tầng chứa nước nằm dưới.

+ Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích biến chất hệ Cambri giữa, hệ tầng Hà Giang dưới (ε21)

Các trầm tích biến chất của tầng chứa nước ε21 có diện phân bố rải rác, nhưng chủ yếu ở phía nam – tây nam tỉnh Hà Giang với diện khá rộng, chạy dài theo phương đông bắc – tây nam, thuộc các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quanh Bình và phía tây huyện Xín Mần…Với diện tích khoảng 426km2. Thành phần đất đá chứa nước bao gồm: đá phiến thạch anh có granat, đá phiến sericit có vật chất than, đá phiến silic, đá phiến actinolit, bột kết silic-mangan, ít đá vôi sét.

Động thái nước dưới đất tầng chứa nước ε21 thay đổi theo mùa. Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và nước từ các tầng chứa nước phía trên ngấm xuống. Miền thoát qua các rãnh xâm thực, khe nứt của đất đá chứa nước ngấm xuống tầng chứa nước nằm dưới.

+ Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích biến chất hệ Neoprotezozoi trên – Cambri dưới (np – ε1)

Các trầm tích biến chất của tầng chứa nước (npε1) bao gồm tầng chứa nước An Phú và tầng chứa nước Thác Bà, tầng chứa nước có diện phân bố thành những dải hẹp liền kề nhau ở phía nam thành phố Hà Giang và một dải dọc thượng nguồn sông Lô ở tây bắc thành phố, thuộc các xã từ Phương Thiện, Đạo Đức, Việt Lâm, Tân Thành, Tân Quang. Với diện tích khoảng 228km2. Thành phần đất đá chứa nước bao gồm: đá hoa graphit phân dải, đá hoa đolomit xen đá phiến biotit-muscovit, đá phiến 2 mica, đá phiến thạch anh-mica chứa granat, quarzit.

Động thái nước dưới đất tầng chứa nước (npε1) thay đổi theo mùa. Tầng chứa nước thuộc loại không áp, nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt và nước từ các tầng chứa nước phía trên ngấm xuống. Miền thoát qua các rãnh xâm thực, khe nứt của đất đá chứa nước ngấm xuống tầng chứa nước nằm dưới.


Каталог: LegalDoc -> Lists -> OperatingDocument -> Attachments
Attachments -> BỘ y tế Số: 1172 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà giang
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1411/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế Số: 61 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1516/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HÀ giang
Attachments -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương