Danh sách những ngưỜi tham gia biên soạN III danh mục chữ viết tắT IV



tải về 1.62 Mb.
trang18/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.62 Mb.
#32821
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh Hà Giang

- Độ ẩm: Qua số liệu tại các trạm quan trắc thì độ ẩm không khí trung bình thường đạt trên 80%, tại Hoàng Su Phì độ ẩm các năm đều không quá 80%, thấp hơn TBNN.

Bảng 9.2. Tổng hợp về độ ẩm trung bình năm tại các trạm quan trắc

trên địa bàn tỉnh

Đơn vị tính: %

Năm

Trạm Hà Giang

Trạm Bắc Mê

Trạm Bắc Quang

Trạm Hoàng Su Phì

2010

85

79

86

80

2011

82

82

86

80

2012

86

84

86

79

2013

78

86

86

79

2014

80

83

86

77

Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh Hà Giang

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa/năm của Hà Giang tại các trạm quan trắc phổ biến trong khoảng từ 1.154mm (trạm Hoàng Su Phì năm 2011) đến 2.550mm (trạm Hà Giang năm 2010); Riêng Bắc Quang lượng mưa hàng năm đạt 3.000 – 4.500mm, tuy nhiên con số này đều hụt so với TBNN (Lượng mưa TBNN tại Bắc Quang là 4.760mm).

Lượng mưa lớn nhất ngày là 314 mm (ngày 10/6/2012) đo được tại trạm Bắc Quang. Điều đáng chú ý là mưa lớn trong 2 – 3 năm gần đây thường xảy ra cục bộ, ít khi tập trung thành đợt, đó là nguyên nhân gây ra các trận lũ ống, lũ quét và sạt lở đất cục bộ.

Bảng 9.3. Tổng hợp về lượng mưa tại các trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh

Đơn vị tính: mm



Năm

Trạm Hà Giang

Trạm Bắc Mê

Trạm Bắc Quang

Trạm Hoàng Su Phì

Tổng năm

Lượng mưa lớn nhất ngày

Số ngày mưa trong năm

Tổng năm

Lượng mưa lớn nhất ngày

Số ngày mưa trong năm

Tổng năm

Lượng mưa lớn nhất ngày

Số ngày mưa trong năm

Tổng năm

Lượng mưa lớn nhất ngày

Số ngày mưa trong năm

2010

2550

123

(24/VII)


167

1736

85

(29/VI)


154

3935

219

(21/VII)


203

1801

83

(25/VII)


165

2011

1809

105

(02/VII)


199

1420

96

(28/X)


158

3182

245

(06/VII)


211

1154

88

(20/IX)


158

2012

2470

142

(12/VII)


202

2125

262

(23/VI)


169

4466

314

(10/VI)


217

1745

102

(09/VII)


147

2013

2318

151

(09/VII)


184

1820

102

(16/VII)


158

4322

194

(27/VI)


214

1744

100

(09/VIII)



154

2014

2067

171

(20/VII)


192

1386

78

(05/VII)


155

4504

209

(21/V)


216

1374

128

(18/IX)


149

Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh Hà Giang

- Gió: Hướng gió chính của Hà Giang là hướng Nam- Đông Nam về mùa hè và hướng bắc – đông bắc về mùa đông, với tốc độ gió trung bình từ 1-5 m/s. Do vị trí nằm sâu trong lục địa nên Hà Giang chủ yếu chịu ảnh hưởng của gió lốc địa hình, ít bị ảnh hưởng của các đợt bão trong năm.



Đánh giá về sự biến đổi khí hậu

Chuỗi số liệu quan trắc về khí hậu trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2010-2014 chưa thể hiện được rõ nét những biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang tuy nhiên có thể thấy nền nhiệt các năm phổ biến cao hơn so với TBNN, lượng mưa lại thường thiếu hụt trong các năm, điều này phần nào đã cho thấy sự khắc nghiệt của thời tiết khí hậu trong nước nói chung, tỉnh Hà Giang nói riêng. Thêm vào đó sự xuất hiện của các hiện tượng thời tiết bất thường cùng với những trị số mang tính đối ngược trong 5 năm qua (nhiệt độ ngày cao kỷ lục xảy ra năm 2012, nhiệt độ ngày thấp kỷ lục năm 2013 – 2014). Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông lốc, mưa đá, tuyết và băng giá tuy không nhiều nhưng không đồng đều giữa các năm cho thấy tính chất phức tạp, khó lường của thời tiết khí hậu.



- Rét đậm, rét hại

Nền nhiệt các năm tuy có cao hơn so với TBNN nhưng số đợt rét đậm, rét hại trong các năm lại ở mức cao (5 đợt), riêng năm 2013 là 2 đợt. Trong đó đáng chú ý là đợt rét đậm rét hại kéo dài 31 ngày (từ ngày 04/1 đến 03/2/2011); 2 đợt rét đậm rét hại vào tháng 3 năm 2011.

- Nắng nóng

Xu thế tăng lên của nhiệt độ dẫn đến số ngày nắng nóng nhiều hơn và thường xảy ra các đợt nắng nóng kéo dài. Đáng chú ý là đợt nắng nóng đến sớm và kéo dài 12 ngày từ cuối tháng 4 sang đầu tháng 5/2012, với nhiệt độ ngày cao đỉnh điểm 39- 410C.

- Theo kịch bản BĐKH phát thải trung bình năm 2012, đến năm 2020 nhiệt độ trung bình năm của Hà Giang tăng 0,5oC, đến năm 2030 tăng lên 0,8C so với thời kỳ 1980-1999. Như vậy, với mức giảm trung bình của nhiệt độ trung bình năm khoảng 0,5-0,6C/100m theo độ cao, đai nhiệt đới có khả năng nâng lên cao hơn hiện nay, còn đai á nhiệt đới sẽ thu hẹp lên độ cao lớn hơn. Còn lượng mưa năm tăng khoảng 1,2% vào năm 2020, tăng 1,8% vào năm 2030; lượng mưa của ba mùa (hè, thu và đông) có xu hướng tăng, còn lượng mưa của mùa xuân lại có xu hướng giảm.

- Biến đổi khí hậu ở tỉnh Hà Giang đã, đang và sẽ diễn ra được thể hiện thông qua xu thế gia tăng nhiệt độ, biến đổi của lượng mưa với xu thế giảm của lượng mưa mùa xuân, cùng với sự giảm đáng kể của số ngày mưa phùn, tăng số ngày khô nóng, tăng mức độ khô hạn của mùa khô… tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hòa nước...tác động này càng mạnh hơn, phức tạp hơn, ở Hà Giang thiên tai với những biểu hiện phổ biến như hạn hán, rét đậm, rét hại, sạt lở, lũ ống, lũ quét, cháy rừng, với tác động của biến đổi khí hậu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Chương X

TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

10.1. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người

Bệnh nghề nghiệp phát sinh trong sản xuất cộng với các vấn đề môi trường đã và đang là những hậu quả nguy hiểm tác động trực tiếp tới sức khỏe và đời sống con người.



- Tác động do ô nhiễm môi trường nước: Nước thải từ các khu dân cư, đô thị, thành phố, các nhà máy xí nghiệp v.v. có chứa một khối lượng lớn chất ô nhiễm rất đa dạng. Khi nước thải chảy vào nguồn nước sẽ làm thay đổi những đặc tính cơ bản của nguồn nước tự nhiên. Như thay đổi tính chất vật lý của nước, làm cho nước có màu, mùi đặc biệt, hoặc thay đổi thành phần hoá học của nước, làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, muối khoáng xuất hiện các hợp chất độc hại, hoặc thay đổi hệ sinh vật trong nước, xuất hiện các loại vi khuẩn và virus gây bệnh.

- Tác động do ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với đường hô hấp. Mức độ ảnh hưởng đối với từng người tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Môi trường không khí bị ô nhiễm chủ yếu ở các khu công nghiệp, khu tập trung sản xuất do hoạt động công nghiệp, giao thông và sinh hoạt. Hàm lượng bụi xấp xỉ mức tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm khí độc hại và tiếng ồn có tính cục bộ, chủ yếu tại các nút giao thông chính nhưng có xu hướng gia tăng nhanh cùng với tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá. Môi trường không khí trên địa bàn tỉnh nhìn chung chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.

- Tác động do ô nhiễm môi trường đất: Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, xuất hiện nguồn rác thải gây nguy hại đến môi trường. Đó là các loại túi nhựa, chai, lọ đựng thuốc trừ sâu, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Hầu hết, loại này sau khi sử dụng xong đều được bỏ lại trên đồng ruộng hoặc trong kho chứa, không được thu gom, xử lý. Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, làm mất ổn định hệ sinh thái nông nghiệp

- Tác động do ô nhiễm chất thải rắn: Các chất thải rắn không được quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, làm gia tăng các bệnh. Các bãi chôn lấp rác là nơi sinh sống của các côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián) và các loại gặm nhấm (chuột) phát sinh các bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ, thương hàn v.v....

10.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế-xã hội

Chất lượng môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển và quyết đinh đến tính chất và cách thức phát triển, như vậy một môi trường tốt sẽ tạo điều kiện tối đa cho quá trình phát triển. Trong khi đó phát triển kinh tế - xã hội tác động lên môi trường thông qua khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên và từ đó nguyên nhân gây nên nhưng biến đổi các thành phần bên trong môi trường, như vậy khi chất lượng môi trường trở nên xấu đi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con người và chất lượng nguồn tài nguyên, hai đối tượng tuyệt đối cần thiết đối với sự phát triển.

Ô nhiễm môi trường gây nên những thiệt hại không nhỏ đến các ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy sản… thông qua nguồn nước, đất, không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên dây truyền sản xuất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và tổn hao máy móc, thiết bị sản xuất. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân, những người trực tiếp tham gia sản xuất, từ đó gây ra tổn thất kinh tế cho khám chữa bệnh và các thiệt hại thu nhập do bệnh tật.

Việc khai thác khoáng sản bừa bãi hay xả chất thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý đã gây ô nhiễm nguồn nước mặt tại các thủy vực, suy giảm chất lượng không khí, giảm diện tích đất canh tác,… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của người dân. Ô nhiễm môi trường nước cũng gây ra thiệt hại không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước tưới bị ô nhiễm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng cây trồng, có những khu đất phải bỏ không thể canh tác vì ô nhiễm quá nặng.

Vấn đề lợi ích kinh tế trong khai thác tài nguyên được đặt lên trên vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, có thể dẫn tới những xung đột trong cộng đồng.

10.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các hệ sinh thái

Nguồn nước ô nhiễm do các chất hữu cơ vi lượng từ hoạt động nông nghiệp như phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm... làm cho hệ sinh vật đất bị tiêu diệt như các loài giun, mối, các loại vi khuẩn, tảo... dẫn đến làm biến đổi tính chất của đất, giảm độ phì của đất. Với các nguồn nước ô nhiễm, nồng độ các chất bẩn hữu cơ cao, lượng oxy hoà tan quá thấp làm cho các loài sinh vật trong nước không sống sót được, đặc biệt là sản lượng cá bị giảm rất nhiều trong các hồ nuôi cá bị ô nhiễm.

Môi trường đất ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới giun đất, vi sinh vật trong đất... kéo theo sự sinh trưởng kém của thực vật, giun đất chết làm cho suy giảm độ thoáng khí của đất, rễ cây hút nước kém ảnh hưởng tới quá trình quang hợp làm cho các loại cây trong vùng đất ô nhiễm sinh trưởng kém hoặc có thể chết.

Việc ô nhiễm môi trường đất do trong đất có chứa các thành phần gây ô nhiễm cao như: Kim loại nặng, các chất độc hại có nguồn gốc hữu cơ,... đã làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của các loài động thực vật.

Việc suy giảm diện tích rừng đặc biệt là rừng phòng hộ, sự thay đổi chế độ dòng chảy trên các dòng sông suối dẫn tới sự tàn phá các hệ sinh thái, làm mất nơi cư trú của các loài sinh vật.

Chương XI

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

11.1. Những việc đã làm được



11.1.1. Về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý môi trường

Thực hiện Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BTNMT-BNV ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên & Môi trường - Bộ Nội Vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước. Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của các cơ quan nhà nước về môi trường tỉnh Hà Giang đã được củng cố và tăng cường cụ thể:

- Tại cấp tỉnh:

Chi cục bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tham mưu về công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Cơ cấu của Chi cục gồm lãnh đạo chi cục và 02 Phòng chuyên môn (Phòng tổng hợp và Đánh giá tác động môi trường; Phòng kiểm soát ô nhiễm). Tổng số công chức của Chi cục bảo vệ môi trường là 09 công chức trong đó: có 01 thạc sỹ chuyên ngành môi trường, 05 đại học chuyên ngành môi trường, còn lại chuyên ngành khác.

Đã thành lập Quỹ bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để hỗ trợ nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát của quỹ hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, có 04 cán bộ chuyên trách trong đó có 02 người có trình độ đại học chuyên ngành môi trường.

Đã xây dựng đề án thành lập Trung tâm quan trắc Môi trường (đã thông qua đề án, hiện đang chỉnh sửa, hoàn thiện để ban hành quyết định thành lập).

- Tại cấp huyện:

Trên địa bàn tỉnh có 10 huyện và 01 thành phố. Phòng Tài nguyên và Môi trường tại các huyện, thành phố được kiệm toàn, bổ sung chức năng quản lý nhà nước về môi trường. Các Phòng Tài nguyên và Môi trường đã bố trí 01 lãnh đạo phụ trách và từ 01 đến 02 công chức chuyên trách quản lý Nhà nước về môi trường, tuy nhiên đến nay vẫn còn 03 huyện chưa có cán bộ được đào tạo chuyên ngành về môi trường là huyện Bắc Mê, huyện Xín Mần và huyện Quang Bình.

- Tại cấp xã:

Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 195 xã, phường, thị trấn. Tại các xã cán bộ địa chính xã thực hiện chức năng tham mưu về công tác quản lý tài nguyên và môi trường (đa số được đào tạo chuyên ngành quản lý đất đai và các chuyên ngành khác, không có cán bộ được đào tạo chuyên ngành về môi trường). Do trình độ cán bộ còn hạn chế nên hiệu quả công việc chưa cao.

Mặc dù được kiện toàn và tăng cường, tuy nhiên hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được so với yêu cầu của sự phát triển.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã phân cấp quản lý Nhà nước về môi trường cho UBND các huyện, thành phố và Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh cũng như ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện một số nội dung quản lý Nhà nước về môi trường đảm bảo thực hiện hiệu quả và kịp thời công tác quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh.



11.1.2. Về mặt thể chế, chính sách

Để cụ thể hoá các văn bản pháp luật về lĩnh vực Môi trường của Nhà nước cho phù hợp với điều kiện địa phương. Trong giai đoạn 2011-2015 Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như các Chiến lược, Kế hoạch của Chính Phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường phù hợp với điều kiện của tỉnh gồm:

- Chương trình hành động số 93-CTr/TU, ngày 31/12/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (Khóa XV) thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương (Khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đối khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Nghị quyết số 145/2014/NQ-HĐND ngày 30/9/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang (được phê duyệt tại Quyết định số 1890/QĐ-UBND ngày 20/9/2012 của UBND tỉnh Hà Giang);

- Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 28/6/2013 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam của tỉnh Hà Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 29/4/2014 của UBND tỉnh Hà Giang triển khai thực hiện Chương trình hành động số 93-CTr/TU, ngày 31/12/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (Khóa XV) thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013.

- Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 09/4/2015 của UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Quyết định số 1899/QĐ-UBND ngày 23/9/2014 của UBND tỉnh về việc phân công nhiệm vụ triển khai một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của UBND tỉnh Hà Giang về việc ban hành Bộ đơn giá quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Xây dựng quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (đã hoàn thiện quy hoạch và được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại kỳ họp thứ 15 - tháng 7 năm 2015 – Nghị quyết số 187/NQ-HĐND)

- Thực hiện việc gắn kết quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển với phương án bảo vệ môi trường theo phương châm phát triển bền vững. Tăng cường thực hiện các dự án về trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, xoá đói, giảm nghèo và hỗ trợ nhân dân trong công tác vệ sinh môi trường nông thôn, cung cấp nước sinh hoạt khu vực nông thôn. Lồng gép công tác bảo vệ môi trường với các chương trình, dự án của tỉnh đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.



11.1.3. Về mặt tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường

Thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW về đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và Quyết định số 34/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì kinh phí chi cho công tác bảo vệ môi trường phấn đấu không ít hơn 1% tổng chi ngân sách địa phương. Trong những năm qua kinh phí chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh tuy chưa đáp ứng được so với nhu cầu đề ra nhưng đã tăng hàng năm.

Bảng 9.1. Kinh phí chi cho công tác BVMT giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng



Năm

Kinh phí sự nghiệp

Kinh phí đầu tư

2011

21.205

0

2012

22.190

11.344

2013

37.581

24.464

2014

64.464

73.000

2015

73.927

4.000

Tổng

219.367

112.808

Nguồn: Sở Tài chính

Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm được phân bổ cho các ngành, các huyện, thị để triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường tăng hàng năm, tuy nhiên do là tỉnh nghèo nên chưa đáp ứng được so với nhu cầu cũng như chưa đảm bảo bố trí đủ 01% tổng chi ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn 2011 đến 2015, tổng cho công tác bảo vệ môi trường của tỉnh là 332.175 triệu đồng, trong đó chi sự nghiệp môi trường là 219.367 triệu đồng, chi cho lĩnh vực đầu tư là 112.808 triệu đồng.



11.1.5. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường

Trong những năm qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác giám sát, quan trắc, cảnh báo môi trường như:

Tổ chức thực hiện kiểm tra về nội dung thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi có quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường.

Thực hiện quan trắc môi trường không khí, môi trường nước mặt, nước dưới đất theo lưới quan trắc trên toàn tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng môi trường không khí, nước mặt, nước dưới đất.

Thông qua các đợt kiểm tra, quan trắc đánh giá môi trường đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tiến hành rà soát, thống kê, lập danh sách và xác định thời gian hoàn thành xử lý 20 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực công ích trên địa bàn (các bãi xử lý rác thải, hệ thống xử lý nước thải các bệnh viện đa khoa). Đã và đang triển khai xử lý đối với 12/20 cơ sở.

- Trên địa bàn tỉnh không có khu vực bị nhiễm chất độc hoá học, tuy nhiên để triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục, tỉnh Hà Giang đã ban hành Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 28/6/2013 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam của tỉnh Hà Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 làm cơ sở để triển khai thực hiện các hoạt động nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của chất độc hóa học đến đời sống của các cựu chiến binh và thân nhân.



11.1.6. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng

Với phương châm xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường trong những năm qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai phối hợp với các tổ chức hội đoàn thể ký kết các nghị quyết, chương trình hành động về bảo vệ môi trường như: Xây dựng và ký Nghị quyết liên tịch giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Hội cựu chiến binh tỉnh, Công an tỉnh và tổ chức thực hiện nội dung chương trình phối hợp hành động bảo vệ môi trường với Tỉnh đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và Uỷ ban mặt trận tổ quốc tỉnh. Các quy định về BVMT được đưa vào nội quy cơ quan, quy ước, hương ước thôn, bản và là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá, xếp loại cơ quan, đơn vị văn hoá, làng xã văn hoá và đã mang lại hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường nhất là tại vùng sâu, vùng xa.

Tại các xã, phường, thị trấn hàng tháng đã tổ chức ngày vệ sinh môi trường, huy động các em học sinh tiểu học, THCS, hội viên các đoàn thể chính trị-xã hội và cộng đồng dân cư tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh,... Các mô hình phụ nữ tự quản, thanh niên tự quản tham gia các hoạt động BVMT như thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh…

Công tác bảo vệ môi trường trong việc lồng ghép giữa nguồn vốn Nhà nước đầu tư và sự đóng góp của nhân dân để thực hiện các dự án trong các Chương trình MTQG, ứng phó với biến đổi khí hậu, các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn tỉnh, như: Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn, dự án Hồ chứa nước 4 huyện vùng cao, Chương trình 134, các dự án ODA đầu tư, nhân dân tự đầu tư, Chương trình đầu tư của Chính phủ Phần Lan xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải tại thị trấn ... ; Huy động các nguồn vốn đầu tư trồng rừng làm tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng như: Dự án 5 triệu ha rừng, dự án trồng và bảo vệ rừng 4 huyện vùng cao, các tổ chức, nhân dân trồng rừng... Bình quân mỗi năm trồng từ 15.000 đến 17.000 ha rừng, đã hoàn thành quy hoạch 3 loại rừng để có cơ sở khoanh nuôi bảo vệ và phát triển kinh tế rừng trong những năm tới.

11.2. Những tồn tại và thách thức

11.2.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường

Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý về bảo vệ môi trường chưa được kiện toàn, biên chế công chức, viên chức làm công tác bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực chuyên môn. Trang thiết bị, phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyên môn chưa đáp ứng được so với yêu cầu công việc (Trung tâm quan trắc môi trường chưa được thành lập, thiếu trang thiết bị về phân tích đánh giá chất lượng môi trường).

Nguồn nhân lực thực hiện chức năng quản lý về môi trường chưa đáp ứng được so với nhu cầu đề ra nhất là tại cấp huyện và cấp xã.

11.2.2. Về mặt thể chế, chính sách

Chưa ban hành được các chính sách đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường để thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là lĩnh vực xử lý chất thải.



11.2.3. Về mặt tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường

- Nguồn ngân sách đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế và không đảm bảo chi đủ 1% tổng chi ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường như tinh thần của Nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ chính trị và Quyết định số 34/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Các dự án về xử lý rác thải, nước thải và bảo vệ môi trường đòi hỏi nguồn kinh phí lớn từ ngân sách nhà nước, tuy nhiên trong thời gian qua kinh phí đầu tư của tỉnh Hà Giang còn hạn chế, chưa đáp ứng được so với những mục tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện.

11.2.4. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường

Do chưa thành lập Trạm quan trắc môi trường và trên địa bàn tỉnh không có đơn vị đủ năng lực quan trắc, phân tích môi trường nên công tác quan trắc, đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời, cơ sở dữ liệu về hiện trạng môi trường chưa được liên tục, đầy đủ.

Không có phương tiện quan trắc dẫn đến hiệu lực trong công tác thanh kiểm tra, giám sát ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất không cao, không kịp thời trong những tình huống xảy ra sự cố môi trường và trong quá trình giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến ô nhiễm môi trường.

11.2.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng

Hiện tại nguồn nhân lực thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh còn rất thiếu và yếu về chuyên môn.

Do trình độ dân trí chưa cao và điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do đó sự tham gia của Cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, các mô hình vệ sinh môi trường, Hương ước bảo vệ môi trường đã được thực hiện thành công ở một số địa phương nhưng chưa được nhân rộng ra trên địa bàn toàn tỉnh.


Каталог: LegalDoc -> Lists -> OperatingDocument -> Attachments
Attachments -> BỘ y tế Số: 1172 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà giang
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1411/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế Số: 61 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1516/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HÀ giang
Attachments -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương