Danh sách những ngưỜi tham gia biên soạN III danh mục chữ viết tắT IV


Chương XII CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG



tải về 1.62 Mb.
trang19/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.62 Mb.
#32821
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

Chương XII

CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

12.1. Các chính sách tổng thể

Để công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh thực sự được quan tâm, người dân tự giác tham gia bảo vệ môi trường thì ngoài những chính sách của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường. Trên địa bàn tỉnh cần đưa ra những chính sách riêng để khuyến khích các thành phần xã hội tham gia vào công tác bảo vệ môi trường như:

Thực hiện việc quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 theo hướng phát triển bền vững ưu tiên phát triển các ngành kinh tế ít phát thải, thân thiện với môi trường.

Thực hiện đầu tư có trọng điểm từ nguồn ngân sách cho các công trình hạ tầng về bảo vệ môi trường như: Bãi xử lý rác thải, hệ thống thu gom xử lý nước thải đô thị, nghĩa trang...

Thực hiện các chương trình lồng ghép giữa các ngành trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.

12.2. Các chính sách đối với các vấn đề cần ưu tiên



12.2.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường

Để công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đảm bảo được yêu cầu so với thực tế thì cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường theo quy định tại Thông tư số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường trực thuộc UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường giữa các ngành các cấp.

- Tại Sở Tài nguyên và Môi trường

Tăng cường biên chế về công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cho Chi cục Bảo vệ môi trường đáp ứng đủ cho công tác bảo vệ môi trường.

Thành lập Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, đầu tư trang thiết bị quan trắc, phân tích môi trường để đáp ứng được yêu cầu đánh giá chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Tại cấp huyện, thị

Tăng cường biên chế về công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, thị xã đảm bảo mỗi phòng có từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách về lĩnh vực môi trường có trình độ chuyên môn phù hợp.

- Tại cấp xã

Cán bộ địa chính xã cần được kiện toàn đảm bảo trình độ và được tập huấn, đào tạo về lĩnh vực quản lý Nhà nước về môi trường.

12.2.2. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường

Với đặc thù là tỉnh miền núi, biên giới do đó nhiều chính sách của Trung ương không phù hợp với địa phương nhất là đối với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.

Nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, huy động được nhân dân tham gia cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các dự án phát triển kinh tế, xã hội thân thiện với môi trường tại các vùng khó khăn.

Tập trung huy động, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tích cực vận động các nguồn vốn ODA, các nguồn vốn viện trợ khác... để đẩy mạnh việc xây dựng hạ tầng về môi trường. Có cơ chế chính sách phù hợp nhằm thu hút các dự án bảo vệ môi trường, thúc đẩy xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân; chăm lo phát triển văn hóa, từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin truyền thông; thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an ninh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc nhân rộng các mô hình thí điểm về bảo vệ môi trường tại các khu vực vùng sâu, vùng xa.

12.2.3. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường

Với điều kiện đặc thù của tỉnh là kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm chưa đáp ứng được so với yêu cầu, để công tác bảo vệ môi trường đạt được hiệu quả trong những năm tới cần:

- Bố trí đủ kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm tối thiểu 01% tổng chi ngân sách tỉnh cho công tác bảo vệ môi trường. Tăng tỷ lệ đầu tư cho bảo vệ môi trường từ nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh. Đảm bảo các nguồn lực về tài chính cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả kết luận của Ban Bí thư T.Ư, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư về phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu đến hết năm 2020, Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, có hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, có trình độ phát triển đạt mặt bằng chung của khu vực. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng trọng tâm, chất lượng, hiệu quả, bền vững gắn với chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và cơ cấu nội bộ từng ngành kinh tế. Tập trung huy động, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tích cực vận động các nguồn vốn ODA, các nguồn vốn viện trợ khác... để đẩy mạnh việc xây dựng hạ tầng về môi trường. Có cơ chế chính sách phù hợp nhằm thu hút các dự án bảo vệ môi trường, thúc đẩy xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân; chăm lo phát triển văn hóa, từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin truyền thông; thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an ninh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Tập trung đầu tư có trọng điểm để giải quyết các vấn đề môi trường, các điểm nóng về môi trường thuộc khu vực công ích như bãi xử lý rác thải sinh hoạt đô thị, hệ thống xử lý chất thải y tế, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải...

- Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải sinh hoạt....



12.2.4. Vấn đề tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường

Để có thể giám sát chất lượng các thành phần môi trường trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện những điểm ô nhiễm môi trường thì cần đầu tư xây dựng trạm quan trắc môi trường đảm bảo đủ mạnh về nhân lực và phương tiện máy móc (hiện nay đề án thành lập Trung tâm quan trắc môi trường đã được đã thông qua đề án, hiện đang chỉnh sửa, hoàn thiện để ban hành quyết định thành lập).

Tăng cường công tác phòng ngừa ô nhiễm, kiểm soát ô nhiễm tại nguồn thông qua việc quy hoạch và đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Bình Vàng, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để từng bước di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra xa các khu dân cư.

Thực hiện việc gắn kết quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển với phương án bảo vệ môi trường theo phương châm phát triển bền vững. Tăng cường thực hiện các dự án về trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, xoá đói, giảm nghèo và hỗ trợ nhân dân trong công tác vệ sinh môi trường nông thôn, cung cấp nước sinh hoạt khu vực nông thôn. Lồng ghép công tác bảo vệ môi trường với các chương trình, dự án của tỉnh đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.



12.2.5. Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường

Với nguồn nhân lực thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh còn rất thiếu và yếu về chuyên môn như hiện nay thì trong những năm tới cần tăng cường công tác đào tạo để cán bộ có đủ trình độ chuyên môn đáp ứng được nhiệm vụ được giao.

Tổ chức các khoá đào tạo ngắn ngày cho cán bộ cấp huyện, xã về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường.

Hỗ trợ kinh phí để cán bộ cấp xã được theo học các khoá đào tạo dài ngày tại các trường chuyên ngành về lĩnh vực bảo vệ môi trường.



12.2.6. Các giải pháp về quy hoạch phát triển

Với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành khác cần đề cập vấn đề bảo vệ môi trường và là một tiêu chí để thực hiện các quy hoạch nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.



12.2.7. Các giải pháp về công nghệ và kỹ thuật

Trong các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các dự án bảo vệ môi trường các yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả trong công tác đầu tư cũng như yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Các dự án đầu tư cần áp dụng công nghệ tiên tiến, ít tiêu hao nhiên liệu và giảm phát thải ra môi trường. Công nghệ xử lý chất thải trong các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư thuộc nguồn ngân sách như: Hệ thống xử lý chất thải bệnh viện, bãi xử lý chất thải rắn sinh hoạt cần được thẩm định nghiêm ngặt về mặt công nghệ.

12.2.8.Giải pháp về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

Tổ chức hoạt động phòng chống ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác bảo vệ môi trường du lịch. Những hoạt động chính của nội dung này gồm: Thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch (rác thải, nước thải); Hạn chế và xử lý chất khí từ hoạt động du lịch như vận chuyển khách vận hành máy móc, thiết bị…; Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch; Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển du lịch; Sử dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch nhằm hạn chế chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường…

Tổ chức thực hiện hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái, gồm các nội dung chính: Không đốt phá rừng, khai thác bừa bãi các nguồn nước trong hoạt động phát triển du lịch; Tăng cường trồng cây xanh trong các khu vực diễn ra hoạt động du lịch; Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu trong hoạt động phát triển du lịch: Khuyến khích phát triển du lịch sinh thái; Không khai thác kinh doanh các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm trong danh mục thực vật, động vật rừng quý hiếm ban hành theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2003 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

12.2.9. Các giải pháp cụ thể khác

- Giải pháp về tổ chức quản lý:

Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về công tác bảo vệ môi trường.

Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường.

- Giải pháp tuyên truyền, đào tạo, giáo dục môi trường:

Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với các nội dung cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm nâng cao trách nhiệm của mọi đối tượng tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, coi việc bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài của toàn tỉnh.

Việc đào tạo, giáo dục môi trường không chỉ nhằm trang bị những kiến thức về môi trường cho cán bộ quản lý mà còn cho cộng đồng dân cư, tạo thành ý thức đối với việc phát triển và bảo vệ môi trường.

- Giải pháp về áp dụng các tiến bộ khoa học:

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế, thân thiện với môi trường. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để kiểm soát các vấn đề về môi trường.

- Giải pháp về ứng phó biến đổi khí hậu

Hà Giang là tỉnh miền núi, là một trong những địa phương thường hay xảy ra hiện tượng sụt lở đất, lũ ống, lũ quét. Trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hiện tượng trên càng xảy ra thường xuyên hơn, vì vậy để góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường cần có các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Để thực hiện tốt công tác này, các cơ quan, ban ngành và UBND các huyện, thành phố cần thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện Quyết định số 1890/QĐ-UBND ngày 20/9/2012 của UBND tỉnh Hà Giang về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong đó các giải pháp cụ thể là:

+ Nâng cao nhận thức cho toàn dân về hậu quả của biến đổi khí hậu, những liên quan của biến đổi khí hậu với tài nguyên và môi trường.

+ Tăng cường khả năng thích ứng hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường với biến đổi khí hậu.

+ Tăng cường khả năng giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu bằng việc lồng ghép đánh giá tác động môi trường trong các quy hoạch, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật xây dựng công trình, vật liệu, trồng rừng, ...

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong những năm qua công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhận thức về công tác bảo vệ môi trường trong nhân dân đã được nâng lên. Các dự án đầu tư trên địa bàn đã nghiêm túc thực hiện việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện đầu tư. Những điểm phát sinh ô nhiễm môi trường được kịp thời phát hiện và giải quyết dứt điểm, hạn chế những ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân.

Hiện trạng các thành phần môi trường trên địa bàn tỉnh cơ bản tốt, các điểm ô nhiễm môi trường đã được xác định và xử lý kịp thời.

- Môi trường nước

Chất lượng nước các sông, suối trên địa bàn tỉnh là tốt, các chỉ tiêu phân tích đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép, vào mùa mưa nồng độ chắt rắn lơ lửng trong nước cao do đất đá bị rửa trôi. Trên sông Lô chất lượng nước tại khu vực cửa khẩu Thanh Thuỷ - huyện Vị Xuyên bị ảnh hưởng do những hoạt động từ phía Trung Quốc và sông Lô cũng là nơi tiếp nhận nước thải của thành phố Hà Giang, thị trấn Vị Xuyên và thị trấn Việt Quang nhưng do lưu lượng dòng chảy của sông lớn, khả năng tự làm sạch cao, do đó chất lượng nước sông Lô là tốt, các điểm quan trắc chất lượng nước sông trong nội địa các chỉ tiêu đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép.

Sông Chảy đoạn trên địa phận huyện Xín Mần, chất lượng nước bị ô nhiễm nặng do tiếp nhận nguồn nước thải từ phía Trung Quốc, nhiều chỉ tiêu phân tích vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần đặc biệt là các chất kim loại nặng (chì, Asen) và chất độc (Xianua).

Chất lượng môi trường nước tại một số suối nhỏ tiếp nhận nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, khai thác, chế biến khoáng sản bị ô nhiễm cục bộ đã có những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.



- Môi trường không khí

Trên địa bàn tỉnh nhìn chung chất lượng môi trường không khí là trong lành, một số khu vực nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép do ảnh hưởng của các phương tiện giao thông, xây dựng cơ bản và sản xuất công nghiệp. Khu công nghiệp Bình Vàng đã có thời điểm xuất hiện ô nhiễm không khí và đây sẽ là một trong những điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí cao trong thời gian tới (khi các nhà máy luyện kim đi vào hoạt động) nếu không được kiểm soát.



- Môi trường đất

Với điều kiện địa chất và địa hình bị chia cắt, lượng mưa lớn và tập trung do đó môi trường đất trên địa bàn đang bị rửa trôi, xói mòn dẫn đến bạc màu giảm khả năng canh tác.



- Đa dạng sinh học

Là tỉnh miền núi, diện tích rừng lớn và phong phú về các loài tuy nhiên trong những năm qua công tác quản lý, nghiên cứu về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều hạn chế do thiếu về cơ chế chính sách và thiếu về nguồn nhân lực cũng như nguồn lực tài chính. Tại các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh, Ban quản lý các khu bảo tồn chủ yếu thực hiện chức năng bảo vệ rừng, phòng chống buôn bán động vật hoang dã, công tác nghiên cứu đánh giá về đa dạng sinh học chưa được thực hiện.



- Thu gom và xử lý chất thải rắn

Việc thu gom chất thải rắn tại khu vực đô thị được thực hiện tốt, một số đô thị đạt tỷ lệ thu gom rác cao, tuy nhiên công tác xử lý chất thải sinh hoạt chưa đạt yêu cầu, các bãi xử lý rác thải chưa được đầu tư các công trình xử lý môi trường đã gây ô nhiễm môi trường cục bộ cho khu vực xung quanh.

Chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát sinh không nhiều và được các cơ sở thu gom, xử lý trong phạm vi đơn vị.

- Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đã đạt được một số kết quả tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu do thiếu về cán bộ có trình độ và thiếu về trang thiết bị đặc biệt là thiết bị quan trắc, giám sát chất lượng môi trường.



Kiến nghị

Tuy đã đạt được những thành tựu về công tác bảo vệ môi trường trong những năm qua nhưng hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh đang có những diễn biến xấu đi, tình trạng xói mòn, rửa trôi dẫn đến bạc mầu, thoái hoá đất vẫn chưa giảm, ô nhiễm môi trường nước, không khí cục bộ xảy ra nhiều hơn, nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường vẫn còn thấp. Để giải quyết được các vấn đề môi trường còn tồn đọng cần thực hiện những chính sách và giải pháp sau:

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng các hình thức phong phú và phù hợp với từng đối tượng (người dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, không đồng đều) trong các tầng lớp nhân dân thu hút các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, từng bước xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.

- Tăng cường hơn nữa về con người và kinh phí cho bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh, cấp huyện thị và cấp xã để công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu quả hơn nhất là công tác quan trắc chất lượng môi trường.

- Tiếp tục thực hiện các chương trình dự án trồng và bảo vệ rừng để nâng độ che phủ rừng, tăng chất lượng rừng và bảo vệ đa dạng sinh học. Đầu tư nhân lực và nguồn lực tài chính cho công tác quản lý, nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Tuyên truyền và vận động nhân dân áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc, bồi dưỡng đất đai và khai thác tổng hợp, áp dụng những biện pháp canh tác mới và biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM) để giảm lượng đất bị rửa trôi xói mòn.

- Bố trí kinh phí từ nguồn chi ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường đảm bảo không dưới 01% tổng chi ngân sách địa phương. Tập trung đầu tư có trọng điểm từ nguồn kinh phí ngân sách cho các công trình hạ tầng về bảo vệ môi trường như: Bãi xử lý rác thải đô thị, hệ thống thu gom xử lý nước thải đô thị...

- Ngoài việc chi ngân sách cho hoạt động quản lý Nhà nước về môi trường cần đa dạng hoá nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường như: Tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ bên ngoài thông qua những dự án về bảo vệ môi trường, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào những lĩnh vực có lợi cho môi trường (trồng rừng, trang trại, canh tác bền vững...) Xây dựng các dự án cụ thể để giải quyết những vấn đề bức xúc về bảo vệ môi trường. Thực hiện chính sách người gây ô nhiễm phải trả tiền.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc thanh tra, kiểm tra môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Tăng cường nghiên cứu, áp dụng công nghệ, khoa học, kỹ thuật trong công tác bảo vệ môi trường. Ứng dụng các mô hình sản xuất sạch, thân thiện với môi trường.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2010, Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ: Điều tra thông tin về các nguồn gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang và xây dựng CSDL GIS môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2011, Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước tỉnh Hà Giang đến năm 2020.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2011, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Hà Giang

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2014, Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ: Điều tra, đánh giá và đề xuất xây dựng mạng lưới thu gom chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Giang, thí điểm tại khu vực huyện Bắc Quang, Vị Xuyên.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, 2014, Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ: Điều tra, đánh giá thực trạng suy thoái đất trên địa bàn toàn tỉnh và xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cục Thống kê tỉnh Hà Giang, Niên giám thống kê năm 2011, 2012, 2013, 2014.


Каталог: LegalDoc -> Lists -> OperatingDocument -> Attachments
Attachments -> BỘ y tế Số: 1172 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà giang
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1411/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế Số: 61 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1516/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HÀ giang
Attachments -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương