Danh sách những ngưỜi tham gia biên soạN III danh mục chữ viết tắT IV



tải về 1.62 Mb.
trang17/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.62 Mb.
#32821
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các huyện, thành phố năm 2015)

7.2.2. Thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp

Các sơ sở sản xuất thuộc cụm công nghiệp Nam Quang hiện không có đơn vị tiến hành thu gom xử lý, do vậy chất thải rắn phát sinh trong hoạt động sản xuất tại các cơ sở trên được các cơ sở tự thu gom và xử lý.

Các cơ sở sản xuất nằm tại khu công nghiệp Bình Vàng thuộc huyện Vị Xuyên, hiện đã có Đội dịch vụ công cộng và môi trường huyện Vị Xuyên là đơn vị thực hiện thu gom CTR tại địa phương tiến hành thu gom xử lý.

Hầu hết chất thải rắn từ các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản là các loại đất đá thải ra trong quá trình khai thác, các loại chất thải rắn trên được thu gom và tận dụng ngay tại khu vực khai thác, chế biến.

Các cơ sở sản xuất, chế biến các loại hình khác nằm rải rác trên địa bàn tỉnh hầu hết đều nằm tại những khu vực có đường giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển, gần với các khu vực trung tâm để thuận tiện cho việc buôn bán, lưu thông sản phẩm, do vậy hầu hết các cơ sở đều tự thu gom, lưu chứa CTR trong quá trình sản xuất sau đó thuê đơn vị thu gom vận chuyển, xử lý cùng với các loại CTR khác.

7.2.3. Thu gom và xử lý chất thải rắn y tế

Hiện nay chất thải rắn y tế phát sinh từ hai tuyến bao gồm tuyến huyện và tuyến xã phường. Chất thải rắn y tế từ tuyến huyện bao gồm các bệnh viện, cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên chứa nhiều chất thải nguy hại, đa dạng về thành phần và khối lượng lớn. Chất thải rắn y tế tuyến xã phường phát sinh từ các trạm y tế cấp xã, phường thường chứa ít chất thải nguy hại, chủ yếu là chất thải sinh hoạt và các loại chất thải có thể tái chế.

Tại tất cả các Bệnh viện trong toàn tỉnh đều tổ chức thực hiện phân loại, thu gom rác thải y tế theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế; 100% Bệnh viện trong toàn tỉnh đều triển khai thực hiện việc phân loại rác thải y tế ngay từ nguồn. Tất cả các Bệnh viện đã đầu tư mua các thiết bị chứa rác thải y tế theo quy định của Bộ Y tế. Việc phân loại rác y tế đã được thực hiện ngay tại các khoa phòng của Bệnh viện. Theo đó, rác sinh hoạt được tách riêng, vận chuyển đến nơi tập kết để Công ty vệ sinh môi trường vận chuyển về bãi xử lý rác chung. Rác thải y tế nguy hại được để riêng trong các túi nylon, vật nhọn được để trong hộp cứng và vận chuyển đến các lò đốt bằng thùng sắt có nắp đậy.

Hiện có bệnh viện Đa khoa Hà Giang, Bắc Quang, Vị Xuyên và Quản Bạ, Đồng Văn, Quang Bình, bệnh viện Lao và bệnh Phổi, bệnh viện Y dược Cổ truyền đã được đầu tư xây dựng lò đốt theo công nghệ 1 buồng hoặc 2 buồng. Tuy nhiên do đã được đầu tư từ lâu nên các lò đốt rác trên phần nhiều đã xuống cấp, hư hỏng một số bộ phận, thiết bị, hiệu quả xử lý chất thải không cao.

Đối với các cơ sở y tế cấp xã, việc thu gom, phân loại và lưu chứa chất thải rắn còn chưa được quan tâm nhiều. Với đặc trưng nguồn phát thải chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt, lượng chất thải rắn y tế nguy hại là rất ít nên chỉ có 1 số cơ sở thực hiện phân loại chất thải rắn y tế để xử lý bằng phương pháp đốt trong lò đốt thủ công, hoặc bố trí khu vực chôn lấp riêng. Còn lại hầu hết các loại chất thải rắn y tế được thu gom chung và xử lý chung với rác thải sinh hoạt.

Tại tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang chưa đủ điều kiện để tổ chức thực hiện việc tái chế, tái sử dụng các loại chất thải rắn y tế.

Chương VIII

TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

8.1. Tai biến thiên nhiên

Với địa hình đồi núi có độ dốc lớn, chia cắt mạnh, kết cấu địa chất không bền vững, hàng năm vào mùa mưa bão trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra sạt lở đất đá, lũ quét, lũ ống... Từ năm 2011 đến năm 2014. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xảy ra 05 trận lũ quét lở đất, làm chết người và bị thương người; mất trắng gần 400 ha lúa, ngô... Điển hình là 02 trận lũ quét và sạt lở đất lớn nhất đã xảy ra vào năm 2012 tại huyện Bắc Mê và hoàn lưu bão số 2 năm 2014 đã gây sạt lở đất tại huyện Hoàng Su Phì.



Bảng 8.1. Thống kê tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh

Stt

Chỉ số

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

Các trận lũ lụt nước dâng













1.1

Diện tích bị ảnh hưởng (ha)

13.565

1.563

2.296

5.163

1.2

Thiệt hại về người













1.3

Thiệt hại về tài sản (triệu đồng)

40.695

4.689

6.888

15.489

2

Các trận lũ ống, lũ quét













2.1

Diện tích bị ảnh hưởng (ha)




336

478,7




2.2

Thiệt hại về người




15

4




2.3

Thiệt hại về tài sản (triệu đồng)




1.008

1.500




3

Tình hình hạn hán













3.1

Diện tích đất canh tác bị ảnh hưởng (ha)

31.695,1

38.518,9

33.761,6

33.861,6

3.2

Thiệt hại về tài sản (triệu đồng)

95.085,3

115.556,7

101.284,8

101.584,8

3.3

Số dân bị thiếu nước sinh hoạt do hạn hán.

10.592

12.984

10.671

11.256


4

Trượt lở đất













4.1

Số điểm sạt lở

12










4.2

Tổng khối lượng (m3)

20.000

158.127

114.300

155.000

4.3

Thiệt hại về tài sản
















Km đường GT bị hư hại







1,22

10,89




Số nhà bị hư hại




167

543

1.668




Diện tích đất canh tác bị mất







12,67

15,22




Km kênh bị sạt lở

1,27

0,12

0,97

32,75

4.4

Kinh phí khắc phục

150

350

600

1.100

5

Cháy rừng













5.1

Số lượng đám cháy rừng (vụ) (kể cả trảng cỏ).

05

20

23

24

5.2

Diện tích rừng bị mất (ha) (kể cả trảng cỏ).

9,47

298,03

78,76

78,86

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

8.1.2. Dự báo về tai biến thiên nhiên trong thời gian tới

Thiên tai có chiều hướng ngày một gia tăng và đa dạng về loại hình, sức tàn phá ngày càng lớn hơn, làm cho đời sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Qua các năm nhận thấy rằng thời tiết những năm qua diễn biến bất thường, phức tạp không theo quy luật trước đây nên khó dự đoán được. Nhiệt độ thay đổi, so với trước mùa hè nắng nóng hơn, nắng nóng thường kéo dài và cường độ nóng cao hơn, trước đây mùa mưa bão thường xảy ra vào các tháng 9-11. Hiện nay mùa mưa bão từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Lũ diễn ra với tần suất ngày càng cao, các biến đổi ngày càng thất thường này đã gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống của người dân. Biến đổi khí hậu và thảm hoạ thiên nhiên làm chết cây trồng, giảm năng suất, tăng chi phí sản xuất, phá vỡ các cơ sở hạ tầng sản xuất, môi trường bị phá huỷ.

Những vùng có khả năng chịu ảnh hưởng nhiều của các loại hình thiên tai như trượt - lở, lũ quét - lũ bùn đá và cũng là những vùng đã bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra trong những năm gần đây như sau:

- Lưu vực sông Con

+ Những dòng có nguy cơ cao chủ yếu nằm ở sườn Đông thung lũng Nậm Cin sườn bắc thung lũng Nậm Khoà, thung lũng Nậm Ong và Nậm Lí.

+ Những dòng chảy chính suối Thông Nguyên, Nậm Cin, Nậm Khoà, Nậm Lí, suối Nà Chì (những phụ lưu chính của sông Con).

+ Các khu vực có nguy cơ cao là xã Nậm Ty, Thông Nguyên, Nậm Khoà, Quảng Nguyên, Khuôn Lùng, Nà Chì.

+ Các cụm dân cư nằm trong khu vực có nguy cơ lũ quét – lũ bùn đá dọc suối Nậm Cin, Nậm Khoà, Nậm Lí, suối Nà Chì.

- Lưu vực sông Chảy

Các khu vực nằm trong nguy cơ cao gồm các cụm dân đang sinh sống dọc theo các dòng chảy cấp 2 -3 thuộc lưu vực các suối: Hồ Thầu, Nậm Dịch, Sán Xà Hồ, Tà Đản.

- Lưu vực sông Nhiệm

+ Những dòng sông có nguy cơ cao chủ yếu nằm ở suờn đông, đông nam dòng Nậm Lang, suối Nậm Nguồn, suối Bản Chang.

+ Các cụm dân cư nằm trong khu vực có nguy cơ cao đến rất cao: Dọc theo suối Nậm Lang từ bản Giàng Chủ B đến Lũng Hồ dài khoảng 15km, dọc suối Bản Lý, Bản Lè, dọc suối Bản Nguồn, Bản Vàng, Bản Chang thuộc các xã Hữu Vinh, Mậu Duệ, Ngọc Long, Du Tiến, Du Già, Ngam La, Đông Minh, thị trấn Yên Minh).

+ Đặc biệt nguy cơ sạt lở cao ở 2 huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì, trung tâm UBND các xã….

- Lưu vực sông Miện

+ Những dòng sông có nguy cơ cao chủ yếu nằm ở thượng nguồn suối Bạch Đích, suối Bản Đá Nam dòng Nậm Lang, suối Nậm Nguồn, suối Bản Chang.

+ Các cụm dân cư nằm trong khu vực có nguy cơ cao là Bản Đông Sao, Na Sàng (xã Bạch Đích) Bản Đoàn Kết (xã Na Khê)

- Cảnh báo trượt - lở, lũ quét, lũ bùn đá theo thời gian.

Nhân tố quyết định trượt - lở, lũ quét, lũ bùn đá chủ yếu là do mưa và là nhân tố quan trọng nhất. Các nhân tố khác có thể xem là không thay đổi hoặc thay đổi rất chậm. Vì thế có thể dựa vào sự biến đổi của mưa để dự báo thời gian phát sinh và phát triển của trượt - lở lũ quét, lũ bùn đá. Như mưa ở tỉnh ta vào các tháng 3, 6, 7, 8 là những tháng có số ngày mưa trung bình tháng nhiều nhất. Để dự báo về trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá chủ yếu dựa vào mưa và thời gian mưa mà có thể gây ra lũ quét, lũ ống dựa vào thời gian mưa và lượng mưa (như theo kinh nghiệm thì thời gian mưa từ 1- 2 giờ với lượng mưa từ 100 mm trở lên thì có thể gây ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá.

Theo kết quả dự án “Điều tra, đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến lũ quét, lũ ống, trượt, sạt lở đất trên địa bàn các huyện Yên Minh, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình - tỉnh Hà Giang và xây dựng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu” trên địa bàn của 04 huyện có 99 điểm đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở cao và có 20 khu vực đã xảy ra lũ quét và có nguy cơ xảy ra lũ quét.

Theo số liệu báo cáo của các huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang và thành phố Hà Giang thì trên địa bàn 6 huyện và thành phố Hà Giang có 289 điểm có nguy cơ sạt lở

8.2. Sự cố môi trường

Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng.

Chương IX

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG

9.1. Vấn đề phát thải khí nhà kính ở Hà Giang

Phát triển lâm nghiệp là một biện pháp giảm CO2 và góp phần vào việc giảm biến đổi khí hậu toàn cầu. Thuật ngữ lưu giữ carbon của rừng được dùng để chỉ khả năng của rừng hấp thụ Carbon từ không khí để giảm lượng phát thải từ nhiên liệu hóa thạch làm nóng lên toàn cầu. Sự lưu giữ carbon rừng là một vấn đề rất phức tạp, vì lượng CO2 hấp thu phụ thuộc vào loại rừng, tình trạng rừng, các loài cây ưu thế và tuổi rừng. Vì vậy, sự lưu giữ Carbon rừng liên quan tới diện tích che phủ rừng cũng như chất lượng rừng và nó gắn kết chặt chẽ với quản lý rừng bền vững. Những mục đích sử dụng đất khác nhau (trồng các loài cây khác nhau, mục đích sử dụng đất khác ngoài lâm nghiệp, v. v...) tất cả đều có các tác động khác nhau đến tính toán lượng Carbon phát thải do mất rừng, trong đó phải tính đến việc giải phóng carbon được lưu trữ trong sinh khối trên mặt đất, sự mục rữa của rễ cây và giải phóng carbon trong đất và phải tính cả lượng carbon được lưu trữ trong sử dụng đất sau đó.

Trồng rừng trên đất trống tạo sinh khối mới vì vậy tăng khả năng chứa carbon. Khả năng chứa carbon của rừng liên quan tới độ che phủ và chất lượng rừng. Ở Việt Nam, trong những năm qua, xu hướng tăng độ che phủ rừng phần lớn là nhờ trồng rừng mới trong khi chất lượng rừng tự nhiên giàu giảm đáng kể.

Suy thoái rừng và cháy rừng là nguồn phát thải khí nhà kính lớn thứ hai do con người gây ra, chiếm tới gần 20% phát thải toàn cầu. Các đám cháy rừng và than bùn sẽ giải phóng CO2 vào khí quyển, thúc đẩy quá trình ấm lên của khí hậu và hậu quả là sẽ lại gia tăng các vụ cháy rừng.

Tác động của biến đổi khí hậu làm gia tăng cháy rừng đã được cảnh báo. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng là nhiệt độ và độ ẩm. Với tác động của biến đổi khí hậu, trong mùa cháy rừng (mùa khô), nhiệt độ không khí tăng lên, lượng mưa giảm làm độ ẩm vật liệu cháy dưới tán rừng giảm rõ rệt nên nguy cơ cháy rừng tăng lên.

Bên cạnh đó, công tác quản lý cháy rừng và hậu cháy rừng – những can thiệp xáo trộn sau cháy, sự bùng phát sâu hại và hoạt động dọn dẹp gỗ nhằm thu hồi giá trị thương mại và giảm bớt chất gây cháy cho những đợt cháy rừng sau này lại là những hoạt động cũng có ảnh hưởng bất lợi tới trữ lượng Carbon. Vì vậy hoạt động bảo vệ rừng phòng chống cháy rừng sẽ mang lại những tác động tích cực vì giúp góp phần giảm rủi ro phát thải CO2.

Mất độ che phủ rừng thường làm giảm lượng nước mưa thấm vào tầng đất, tăng dòng chảy nước bề mặt đất, tạo xói mòn từng rãnh và khi sự ổn định của tầng đất bị giảm sẽ làm tăng cơ hội tạo dòng chảy gây lũ và sụt lở đất. Vì vậy, bất kỳ một hoạt động nào làm mất độ che phủ rừng đều tạo nguy cơ tăng cường độ sụt lở và xói mòn đất.

Từ những phân tích trên cho thấy sự biến đổi khí hậu dẫn tới phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng tới môi trường cũng như đời sống kinh tế, xã hội của bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh.

9.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, con người trên địa bàn tỉnh

Nhìn chung, trong những năm gần đây (2010-2014) hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), không khí lạnh, nắng nóng ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm (TBNN). Hàng năm có khoảng 2 – 3 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng đến tỉnh Hà Giang; Trên dưới 30 đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường, gây ra từ 3 – 5 đợt rét đậm rét hại; Nắng nóng diện rộng khoảng 4 – 5 đợt.

Tuy nhiên, nhiều hiện tượng thời tiết vẫn đạt kỷ lục hoặc có diễn biến phức tạp: Kỷ lục về nhiệt độ cao nhất ngày trong năm 2012 với nhiệt độ các nơi phổ biến từ 39 – 41oC; kỷ lục nhiệt độ thấp nhất ngày trong mùa đông xuân 2013 – 2014 với mức nhiệt từ 3 - 5oC, vùng núi cao thấp hơn. Ngoài ra, đợt rét đậm rét hại kéo dài 31 ngày (từ ngày 04/1 đến 03/2/2011); 2 đợt rét đậm rét hại vào tháng 3 năm 2011 và tuyết rơi trên vùng núi cao 3 đợt liên tiếp trong mùa đông xuân 2013 – 2014 cũng là những hiện tượng hiếm gặp và bất thường.

Qua kết quả quan trắc, theo dõi khí hậu trong năm năm gần đây cho thấy các yếu tố thời tiết có những đặc điểm cụ thể như sau:

- Nhiệt độ: Chuỗi số liệu quan trắc về nhiệt độ trong các năm cho thấy, trong giai đoạn từ 2010-2014 nền nhiệt độ các năm phổ biến xấp xỉ và xấp xỉ trên TBNN, riêng năm 2010 cao hơn TBNN. Trong đó năm 2012 quan trắc được nhiệt độ cao nhất và năm 2013 – 2014 quan trắc được nhiệt độ thấp nhất.

Bảng 9.1. Tổng hợp về nhiệt độ tại các trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh

Đơn vị tính: oC




Năm

Trạm Hà Giang

Trạm Bắc Mê

Trạm Bắc Quang

Trạm Hoàng Su Phì

TB năm

Cao nhất năm

Thấp nhất năm

TB năm

Cao nhất năm

Thấp nhất năm

TB năm

Cao nhất năm

Thấp nhất năm

TB năm

Cao nhất năm

Thấp nhất năm

2010

23,7

37,0

9,2

22,4

38,3

6,8

23,8

38,3

9,2

22,3

38,5

7,6

2011

22,4

37,1

7,6

21,9

39,1

6,2

22,4

37,5

7,7

20,8

36,0

5,6

2012

23,3

38,5

9,6

22,6

40,5

8,7

23,4

39,3

9,9

21,9

39,4

7,8

2013

23,2

37,0

5,1

22,1

38,2

3,1

23,3

37,5

5,8

21,6

36,2

4,3

2014

23,3

37,7

5,1

22,0

38,3

2,9

23,5

28,7

4,6

21,8

37,2

2,7

Каталог: LegalDoc -> Lists -> OperatingDocument -> Attachments
Attachments -> BỘ y tế Số: 1172 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà giang
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1411/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế Số: 61 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1516/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HÀ giang
Attachments -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương