Danh sách những ngưỜi tham gia biên soạN III danh mục chữ viết tắT IV


Dự báo, quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường không khí



tải về 1.62 Mb.
trang14/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.62 Mb.
#32821
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

4.3. Dự báo, quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường không khí

Định hướng phát triển tăng giá trị sản xuất công nghiệp 15 – 20%/năm. Tập trung ổn định các nhà máy luyện feromangan, nhà máy luyện chì, antimon kim loại, luyện than cốc, luyện thép, nhà máy chế biến gỗ, nhà máy thủy điện, chế biến chè. Phấn đấu đến năm 2020 các chỉ tiêu sản phẩm đạt được: Chì kim loại 10.000 – 20.000 tấn/năm, thép và phôi thép 500.000 tấn/năm, feromangan 20.000 tấn/năm, antimon kim loại 2.000 tấn/năm, sản lượng điện 2.100 triệu kWh/năm. Cùng với đó, các dự án khai thác khoáng sản sắt, chì kẽm, mangan, … tiếp tục được đầu tư mở rộng. Đây là những ngành công nghiệp phát thải một lượng lớn khí thải và bụi, nếu không được xử lý đạt tiêu chuẩn thì sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí.

Với độ che phủ rừng toàn tỉnh là 54,3% năm 2014, cùng với các dự án trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng đang được triển khai trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần cải thiện chất lượng môi trường không khí trên phạm vi toàn cầu (hiện nay một số dự án trồng rừng đã được phê duyệt là dự án theo cơ chế phát triển sạch (dự án CDM) và nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế).

Chương V

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT

5.1. Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự suy thoái, ô nhiễm đất. Có thể phân ra các loại nguyên nhân gây suy thoái đất khác nhau để làm cơ sở cho các giải pháp ngăn chặn hoặc khắc phục hiện tượng suy thoái đất thích hợp và có hiệu quả.

5.1.1. Nguyên nhân của suy thoái đất do tự nhiên gây nên

- Sông suối thay đổi dòng do những chấn động địa chất cũng làm nhiều diện tích đất bị suy thoái, thậm chí bị chết (biến thành sa mạc) do không còn sự sống vốn có của đất. Ngoài ra, quá trình vận động địa chất như đứt gãy địa chất, hiện tượng phun trào của núi lửa làm cho thành phần và kết cấu của các lớp đất đá, làm các lớp đất đã bị vỡ vụn và làm tăng khả năng xói mòn, rửa trôi đất, gây ra hiện tượng suy thoái đất. Hiện nay, đối với địa bàn tỉnh Hà Giang, hiện tượng phun trào núi lửa không còn xảy ra, tuy nhiên hiện tượng đứt gãy địa chất vẫn xuất hiện tại các khu vực khe núi và dọc theo các suối.

- Do thay đổi khí hậu, thời tiết: Sự thay đổi nhiệt độ, mưa, nắng, gió, bão chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng suy thoái đất. Đối với địa bàn tỉnh Hà Giang, sự gia tăng cường độ mưa vào mùa mưa trong những năm gần đây đã làm gia tăng các hiện tượng như trượt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, xói mòn, rửa trôi dẫn đến gia tăng hiện tượng suy thoái đất. Nhiệt độ tăng cao mùa hè là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khô hạn diễn ra trên địa bàn các huyện như Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh...

- Mưa liên tục, cường độ lớn: gây lũ quét, rửa trôi xói mòn trên vùng đồi núi và ngập úng ở vùng thấp trũng. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa lớn nên hiện tượng suy thoái đất do nguyên nhân này rất phổ biến. Trên vùng đất dốc xói mòn rửa trôi mạnh sẽ tạo nên đất xói mòn trơ sỏi đá hoặc mất lớp đất mặt với tầng mùn/hữu cơ. Ngược lại, tại những vùng thấp trũng ngập nước liên tục sẽ tạo nên các loại đất lầy thụt, úng trũng, chỉ thích hợp với các loại thực vật thủy sinh. Cả hai loại đất suy thoái này đều có hại cho sản xuất, thậm chí không còn khả năng sản xuất nông nghiệp.

- Khô hạn, nóng kéo dài: cây trồng không sinh trưởng, phát triển được, dẫn đến đất bị hoang mạc hóa, đất trống, đồi núi trọc. Một số vùng cộng với khí hậu khô nóng lục địa, đất bị sa mạc hóa. Hiện tượng đất bị hoang mạc hóa và đất trống đồi núi trọc là phổ biến ở nước ta. Trên dạng lập địa đất rừng có kết von, rừng tự nhiên có đạt đến cực đỉnh cũng chỉ là tập hợp nghèo nàn của một số loài chịu hạn, bộ rễ luồn lách vào các khe đá để sống; do vậy hệ sinh thái rất mong manh. Một khi rừng bị chặt hạ thì khả năng phục hồi hầu như không còn, đất lập tức biến thành đất xói mòn trơ sỏi đá - một dạng hoang mạc nhiệt đới.

- Một số vùng đồi với khí hậu hai mùa mưa và khô cộng với đất bị mất thảm thực vật sẽ dẫn đến bị kết von đá ong hóa. Diện tích đất bị kết von hóa ở nước ta khá phổ biến, tầng đất mặt mỏng, lẫn nhiều kết von, độ phì rất thấp, cây trồng sinh trưởng phát triển kém.

Hà Giang là tỉnh miền núi nên suy thoái đất do nguyên nhân tự nhiên gây nên hầu hết đều xuất hiện trên địa bàn tỉnh.

5.1.2. Nguyên nhân của sự suy thoái đất do con người gây nên

Từ khi con người biết sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp và sinh sống, trải qua lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp, họ đã vô tình hoặc cố ý làm tổn hại đến sức sản xuất của các loại đất. Hay nói cách khác, sự suy thoái của đất trồng do con người gây nên rất phổ biến và bởi nhiều phương thức khác nhau. Có thể liệt kê những nguyên nhân chính sau đây:

- Chặt đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây lương thực ngắn ngày trên đất dốc theo phương pháp bản địa: Cạo trọc đất, chọc lỗ bỏ hạt, không có biện pháp chống rửa trôi xói mòn đất vào mùa mưa và giữ ẩm đất vào mùa khô, không bón phân, đặc biệt trả lại chất hữu cơ cho đất. Chỉ sau vài ba năm canh tác, đất bị suy thoái không còn khả năng sản xuất do đất không còn chất dinh dưỡng, tầng đất mỏng, trơ sỏi đá, thiếu nước. Vì vậy, xuất hiện tập quán du canh, du cư của nhiều dân tộc ít người. Đây là một trong những nguyên nhân của sự suy thoái đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang, tập trung chủ yếu tại các huyện vùng cao núi đá phía bắc, nơi có địa hình dốc và là nơi tập trung sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Trong quá trình trồng trọt, không có biện pháp bồi dưỡng, bảo vệ đất như bón phân hữu cơ, trồng xen hoặc luân canh các loài cây phân xanh, cây họ đậu, trồng độc canh. Vì vậy, cho dù đất phù sa phì nhiêu màu mỡ, sau một thời gian canh tác độc canh sẽ dẫn đến đất bị suy thoái theo con đường bạc màu hóa hoặc bạc điền hóa (đất chua, mất phần tử cơ giới limon và sét trên tầng mặt, mất chất hữu cơ, mất kết cấu đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng), làm giảm khả năng sản xuất, năng suất cây trồng thấp và bấp bênh. Đây là nguyên nhân gây suy thoái đất phổ biến nhất ở vùng đồng bằng nước ta.

- Đất bị suy thoái do con người chỉ chú trọng bón phân vô cơ trong sản xuất nông nghiệp. Nếu chỉ bón phân vô cơ đất trồng vừa giảm năng suất do nghèo kiệt chất hữu cơ và mất cân đối dinh dưỡng, vừa gây độc cho sản phẩm nông nghiệp. Cơ chế hóa học đất của hiện tượng này: khi bón các loại phân vô cơ vào đất, chính là đưa các muối khoáng vào dung dịch đất. Ví dụ đơn giản nhất là bón phân Kali dạng KCl. Trong dung dịch đất KCl phân ly thành K+ và Cl-. Cây trồng hút K+ làm dinh dưỡng và để lại dung dịch đất ion Cl-. Những Anion này sẽ kết hợp ngay với các Ion H+ của dung dịch đất thành axit HCl gây chua cho đất. Đối với địa bàn tỉnh Hà Giang, do tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thường ít dựa vào các loại phân bón vô cơ, do vậy, nguyên nhân này ít diễn ra. Nguyên nhân này diễn ra phổ biến ở khu vực đồng bằng nước ta.

- Đất bị suy thoái do bị ô nhiễm chất độc bởi các hoạt động khác của con người như rác thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải của chế biến thực phẩm, làng nghề, các cơ sở chế biến sản xuất, hoạt động kinh doanh và các dịch vụ. Bên cạnh đó việc sử dụng hóa chất, phân hóa học trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân không đúng kỹ thuật, sử dụng một cách tràn lan đã làm nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp và thủy sản quanh các khu dân cư, khu công nghiệp và sản xuất làng nghề bị suy thoái do ô nhiễm chất độc trở thành các cánh đồng hoang, bãi đất trống. Nguyên nhân gây suy thoái đất này còn gây độc cho con người và sinh vật khi ăn sản phẩm và uống nước ở khu vực đất và nước bị ô nhiễm. Đặc biệt nghiêm trọng khi đất bị nhiễm kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn đo lường quốc gia. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng suy thoái đất cục bộ và chủ yếu diễn ra tại các tỉnh có ngành công nghiệp phát triển. Đối với tỉnh Hà Giang, nguyên nhân này chưa phổ biến.

- Hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng không những tạo ra nhiều chất thải rắn mà còn làm sạt lở suy thoái đất, quá trình vận chuyển bằng các xe có trọng lượng lớn ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh. Hà Giang là tỉnh có tiềm năng khoáng sản lớn và có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã và đang gây ra ảnh hưởng lớn đến môi trường, đặc biệt là môi trường đất. Đây chính là một trong những nguyên nhân của suy thoái đất do con người gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

5.2. Hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất

Theo Báo cáo "Điều tra, đánh giá thực trạng suy thoái đất trên địa bàn toàn tỉnh và xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó với biến đổi khí hậu" do Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện năm 2014, hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất tỉnh Hà Giang như sau:

5.2.1. Hiện tượng khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa

Trong những năm gần đây mực nước các sông, suối trên địa bàn tỉnh đã xuống thấp hơn trung bình nhiều năm trước và mực nước ở các hồ chứa ở mức thấp hiếm có, nhiều hồ bị cạn kiệt, nắng nóng kéo dài làm cho tình hình khô hạn và thiếu nước xảy ra ngày càng gay gắt hơn. Hạn hán gây thiếu nước sinh hoạt, nhất là dân sống ở vùng cao như huyện Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc. Người dân phải đi lấy nước ở xa nơi ở 3 - 5 km và có trường hợp phải đi xuống vùng thấp lấy nước xa tới 10 km. Thiếu nước sinh hoạt cho người và cho cả gia súc ở các huyện vùng cao kể trên.

Theo Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành quy định kỹ thuật điều tra suy thoái đất thì mức độ khô hạn của một vùng được đánh giá qua chỉ số khô hạn k.

Bảng 5.1. Phân cấp đánh giá đất bị khô hạn



Stt

Mức độ khô hạn

Số tháng
khô hạn


Chỉ số khô hạn (K1)

Ký hiệu

1

Không hạn

< 2

< 1

KhN

2

Hạn nhẹ

≥ 2 - 3

≥ 1 - 2

Kh1

3

Hạn trung bình

≥ 3 - 5

≥ 2 - 4

Kh2

4

Hạn nặng

≥ 5

≥ 4

Kh3

(Nguồn: Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT)

Kết quả đánh giá được mức độ khô hạn của các vùng trên địa bàn tỉnh:

- Vùng đất không bị hạn với hệ số k < 1, có diện tích là 1.646,21 km2, bao phủ trên địa bàn các huyện: Bắc Quang với diện tích 1.070,50 km2, Vị Xuyên với diện tích 79,64 km2, Quang Bình với diện tích 323,94 km2, Bắc Mê với diện tích 172,13 km2.

- Vùng đất bị hạn nhẹ với hệ số k ≥ 1-2, có diện tích là 4.767,62 km2, bao phủ trên địa bàn các huyện: Toàn bộ thành phố Hà Giang; Phần lớn diện tích các huyện: Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh, Bắc Mê, Vị Xuyên, Xín Mần và một phần nhỏ thuộc huyện Quang Bình.

- Vùng đất bị hạn trung bình với hệ số k ≥ 2-4, có diện tích là 1.501,05 km2, bao phủ trên địa bàn các huyện: Hoàng Su Phì với diện tích 516,81 km2, Đồng Văn với diện tích 412,97km2, Xín Mần với diện tích 157,45 km2, Vị Xuyên với diện tích 95,49 km2, Mèo Vạc với diện tích 85,49km2, Yên Minh với diện tích 227,47km2, Quản Bạ với diện tích 5,39 km2.

Như vậy trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang hiện nay diện tích đất không bị khô hạn là khá nhỏ chiếm 20% tổng diện tích tự nhiên. Hầu hết các diện tích còn lại là bị hạn nhẹ và một phần diện tích bị hạn trung bình.

Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện nay chưa thấy xuất hiện hiện tượng sa mạc hóa nhưng hiện tượng hoang mạc hóa thuộc loại hoang mạc đá đã xuất hiện tự nhiên từ lâu thuộc công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở độ cao từ 1.000-1.600m so với mực nước biển, có diện tích gần 2.356 km2 và trải dài qua 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn.

5.2.2. Hiện trạng xói mòn đất

Với đặc thù là tỉnh miền núi, địa hình có độ dốc lớn và có nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc, nên tình trạng đất bị rửa trôi xói mòn xảy ra phổ biển trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5299 – 2009 tiêu chuẩn chất lượng đất – Phương pháp xác định xói mòn đất do mưa, việc phân cấp đánh giá đất bị xói mòn chia làm 04 mức độ như sau:

Bảng 5.2. Phân cấp đánh giá đất bị xói mòn



Cấp xói mòn

Lượng đất bị xói mòn (tấn/ha/năm)

Không xói mòn

0

Xói mòn nhẹ

<10

Xói mòn trung bình

≥ 10- 50

Xói mòn nặng

≥ 50

(Nguồn: TCVN 5299 – 2009)

Diện tích đất bị xói mòn tại các huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang như sau:



Bảng 5.3. Diện tích đất bị xói mòn trên địa bàn tỉnh Hà Giang

TT

Huyện

Diện tích

(km2)

Không xói mòn

Xói mòn nhẹ

Xói mòn trung bình

Xói mòn nặng

Diện tích (km2)

Tỷ lệ

(%)

Diện tích (km2)

Tỷ lệ

(%)

Diện tích (km2)

Tỷ lệ

(%)

Diện tích (km2)

Tỷ lệ

(%)

1

Đồng Văn

444,98

178,07

40,02

53,52

12,03

118,23

26,57

95,16

21,39

2

Mèo Vạc

563,09

124,01

22,02

83,15

14,77

212,46

37,73

143,47

25,48

3

Yên Minh

783,65

191,02

24,38

63,25

8,07

272,4

34,76

256,98

32,79

4

Quản Bạ

534,33

191,73

35,88

75,92

14,21

158,93

29,74

107,75

20,17

5

Vị Xuyên

1.495,25

371,92

24,87

227,2

15,19

563,28

37,67

332,85

22,26

6

TP. Hà Giang

133,93

36,88

27,53

29,22

21,82

52,97

39,55

14,86

11,1

7

Bắc Mê

852,59

169,04

19,83

127,15

14,91

349,21

40,97

207,19

24,3

8

Bắc Quang

1.098,74

203,67

18,54

280,08

25,49

419,21

38,15

195,78

17,82

9

Quang Bình

791,88

128,92

16,28

178,94

22,6

303,26

38,3

180,76

22,83

10

Xín Mần

583,83

105,83

18,13

67,35

11,54

194,89

33,38

215,76

36,96

11

Hoàng Su Phì

632,62

44,09

6,97

77,05

12,18

261,24

41,3

250,24

39,56

Tổng

7.914,89

1.745,18

22,05

1.262,83

15,96

2.906,08

36,72

2.000,8

25,29

Каталог: LegalDoc -> Lists -> OperatingDocument -> Attachments
Attachments -> BỘ y tế Số: 1172 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà giang
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1411/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế Số: 61 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1516/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HÀ giang
Attachments -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương