Danh sách những ngưỜi tham gia biên soạN III danh mục chữ viết tắT IV



tải về 1.62 Mb.
trang15/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.62 Mb.
#32821
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

(Nguồn: Xí nghiệp xây dựng và chuyển giao công nghệ môi trường 2 năm 2014)

Xét tỷ lệ diện tích bị xói mòn trên toàn bộ diện tích tự nhiên của từng huyện thì huyện Hoàng Su Phì là huyện có tỷ lệ diện tích bị xói mòn nặng lớn nhất chiếm 39,56% diện tích tự nhiên và huyện Xín Mần có tỷ lệ diện tích bị xói mòn nặng lớn thứ hai chiếm 36,96% diện tích tự nhiên. Do đây là các huyện thuộc vùng cao phía tây là một phần của cao nguyên Bắc Hà có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng xói mòn mạnh xảy ra. Bên cạnh đó huyện Bắc Mê là huyện có diện tích xói mòn trung bình cao chiếm 40,96% diện tích tự nhiên toàn huyện cũng do lượng mưa trung bình năm trên địa bàn huyện Bắc Mê lớn, lượng mưa trung bình các tháng mùa mưa trên địa bàn huyện nằm trong khoảng 250 – 300 mm. Lượng mưa lớn tác động trực tiếp lên bề mặt đất, đặc biệt là các vùng có lớp thảm thực vật ít gây ra hiện tượng xói mòn tại các vùng đất đó.



5.2.3. Hiện tượng đất bị kết von, đá ong hóa

Sự tích lũy sắt, nhôm là tiền đề cho sự hình thành kết von và đá ong, nhưng không phải luôn luôn đi đôi với sự đá ong hoá. Sự hình thành đá ong là quá trình tích lũy tuyệt đối các hợp chất Fe, Al, Si (đôi khi cả Mn, Ti) ở thể oxit hay hydroxit mất nước. Thành phần chính của kết von là các oxit của sắt, silic, và nhôm. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang cho thấy trên địa bàn tỉnh hiện nay được chia làm 4 vùng đất:

- Vùng đất không bị kết von: Diện tích là 3.526,432 km2 chiếm 45% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là phần diện tích chủ yếu nằm rải rác trên tất cả các huyện trong tỉnh và thành phố Hà Giang.

- Vùng đất bị kết von nhẹ: Diện tích là 3.037,812 km2 chiếm 38% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh và phân bố chủ yếu tại các huyện Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Yên Minh, Đồng Văn…

- Vùng đất bị kết von trung bình: Diện tích là 1.172,943 km2 chiếm 15% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bao phủ trên địa bàn các huyện.

- Vùng đất bị kết von nặng: Diện tích là 177,702 km2 chiếm 2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh và phân bố chủ yếu trên địa bàn huyện Bắc Quang.



5.2.4. Hiện tượng suy giảm độ phì nhiêu của đất

Hiện trạng suy giảm độ phì nhiêu của đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang được xác định theo Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT. Kết quả tổng hợp đánh giá được hiện trạng suy giảm độ phì nhiêu của đất cho thấy, diện tích đất bị suy giảm độ phì mạnh chiếm diện tích nhỏ và chủ yếu nằm ở các huyện vùng núi cao như Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc… những khu vực có hiện tượng xói mòn xảy ra mạnh mẽ. Diện tích các cấp độ suy giảm độ phì cụ thể như sau: Diện tích không bị suy giảm độ phì là 1.251,88 km2 chiếm 16% tổng diện tích toàn tỉnh; diện tích đất bị suy giảm độ phì ở mức nhẹ là 5.885,32 km2 chiếm 74% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; Diện tích đất bị suy giảm độ phì ở mức trung bình là 777,74 km2 chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.



5.2.5. Hiện tượng đất bị ô nhiễm cục bộ do hoạt động của con người

Đất bị ô nhiễm do các hoạt động của con người như việc xả rác thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải của chế biến thực phẩm, làng nghề, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp…. dẫn tới việc tích tụ các kim loại nặng, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất vượt quá ngưỡng cho phép, có thể ảnh hưởng tới hệ sinh thái, con người, cây trồng và vật nuôi. Hiện nay chưa có số liệu phản ánh tình trạng ô nhiễm đất diện rộng trên địa bàn toàn tỉnh.



5.2.6. Tổng hợp hiện trạng suy thoái đất tỉnh Hà Giang

Theo Báo cáo "Điều tra, đánh giá thực trạng suy thoái đất trên địa bàn toàn tỉnh và xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó với biến đổi khí hậu", trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay có 2.079,35 km2 đất suy thoái nặng chiếm 26,27% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố hầu hết ở các huyện trên địa bàn tỉnh (huyện có diện tích suy thoái lớn nhất là huyện Vị Xuyên (338,27 km2); các huyện có diện tích suy thoái ít hơn là: Mèo Vạc, Yên Minh, Hoàng Su phì; huyện có diện tích suy thoái ít nhất là thành phố Hà Giang (5,01 km2). Diện tích suy thoái nhẹ là 1.401,06 km2 chiếm 17,7% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh và suy thoái trung bình là 2.706.74 km2 chiếm 34,2% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, diện tích này bao phủ khắp các huyện trên toàn tỉnh. Diện tích không suy thoái trên toàn tỉnh là 1.727,74km2 chiếm 21,83% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh phân bố ở khắp các huyện, trong đó huyện có diện tích không suy thoái lớn nhất là Vị Xuyên 366,27 km2 chiếm 22% diện tích đất không suy thoái trên toàn tỉnh, huyện có diện tích đất không suy thoái ít nhất là thành phố Hà Giang 41,59km2 chiếm 2% diện tích đất không suy thoái trên toàn tỉnh.

Hiện tượng suy thoái đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện nay chủ yếu do hiện tượng xói mòn, một phần nhỏ do các hiện tượng khô hạn, kết von, đá ong hóa... gây nên. Xét về tỷ lệ diện tích bị suy thoái trên toàn bộ diện tích tự nhiên của từng huyện thì huyện Hoàng Su Phì vẫn là huyện có tỷ lệ diện tích bị suy thoái nặng lớn nhất chiếm 39,98% diện tích tự nhiên và huyện Xín Mần có tỷ lệ diện tích bị suy giảm nặng lớn thứ hai chiếm 36,96% diện tích tự nhiên. Do đây là các huyện bị xói mòn nặng lớn nhất. Bên cạnh đó huyện Yên Minh và Bắc Mê là huyện có diện tích suy thoái nặng cao kế tiếp chiếm 32,19% và 29,24% diện tích tự nhiên toàn huyện.

5.3. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường đất

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Hà Giang được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 07/02/2013 đã xác định các giải pháp chủ yếu bảo vệ môi trường đất tỉnh Hà Giang là:

- Đẩy mạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và trồng cây xanh phân tán trong các khu vực phát triển đô thị, khu công nghiệp.

- Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị... đảm bảo chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, các khu công nghiệp chỉ được đưa vào hoạt động khi có khu xử lý nước thải hoàn chỉnh.

- Kiên quyết di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Chương VI

THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC

6.1. Các nguyên nhân gây suy thoái

Đa dạng sinh học có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi địa phương, mỗi Quốc gia và vùng lãnh thổ. Đa dạng sinh học là cơ sở của sự sống, sự thịnh vượng và bền vững của loài người trên Trái Đất. Tuy nhiên, con người đã và đang khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức, dẫn tới sự suy thoái các hệ sinh thái, làm nghèo kiệt nguồn đa dạng sinh học; thậm chí hủy diệt nguồn tài nguyên quý giá đó để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của mình.

Các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Hà Giang hoạt động theo quy chế quản lý rừng đặc dụng do Chính phủ Việt Nam quy định tại Nghị định 117/NĐ-CP, Luật bảo vệ và phát triển rừng. Hà Giang có 06 Khu bảo tồn thiên nhiên và rừng đặc dụng được thành lập các ban quản lý:

(1) Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh;

(2) Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang;

(3) Khu bảo tồn thiên nhiên Du Già;

(4) Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn;

(5) Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê;

(6) Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca.

Trong những năm qua với thực trạng diện tích rừng luôn bị suy giảm về số lượng và chất lượng từ đó công tác quản lý đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh được quan tâm. Sự suy giảm nguồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hà Giang bởi các nguyên nhân cơ bản sau:

- Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh sống do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng, đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh.

- Sự khai thác quá mức, do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm đa dạng sinh học. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất, ...

- Ô nhiễm môi trường: Một số hệ sinh thái bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị.

- Ô nhiễm sinh học: Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa.

- Sự gia tăng dân số và di cư.

- Biến đổi khí hậu

6.2. Hiện trạng và diễn biến suy thoái đa dạng sinh học

6.2.1. Hiện trạng đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh

+ Số loài thực vật: Có 1.473 loài thuộc 755 chi, 193 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch.

+ Số loài động vật:

+ Động vật có xương sống có 463 loài thuộc 108 họ, 34 bộ, 294 giống (Thú: 84 loài thuộc 62 giống, 27 họ và 9 bộ; Chim: 189 loài, thuộc 115 giống, 47 họ và 16 bộ; Bò sát - Ếch nhái: có 56 loài bò sát ếch nhái thuộc 45 giống, 16 họ, 4 bộ; Cá: 134 loài thuộc 72 giống, 19 họ, 5 bộ)

+ Động vật không có xương sống: Côn trùng: 558 loài thuộc 448 giống, 59 họ trong 8 bộ; động vật nổi: 91 loài thuộc 56 giống, 21 họ, 2 lớp, 2 ngành là Rotatoria và ngành Arthropoda; động vật đáy: 131 loài, 104 giống, 60 họ, 22 bộ, 5 ngành.

* Số loài động, thực vật quý hiếm:

+ Thực vật: 106 loài thực vật quý hiếm (theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP có 8 loài ở phụ lục IA; 22 loài ở phụ lục IIA. Nghị định 160/2013/NĐ-CP thì có 5 loài);

+ Thú có 22 loài trong sách đỏ Việt Nam (theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP có 25 loài với 14 loài ở phụ lục IB; 11 loài ở phụ lục IIB; Nghị định 160/2013/NĐ-CP có 13 loài);

+ Chim: 06 loài trong sách đỏ Việt Nam (theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP có 05 loài với 01 loài ở phụ lục IB; 04 loài ở phụ lục IIB; Nghị định 160/2013/NĐ-CP có 02 loài);

+ Bò sát- ếch nhái: 10 loài trong sách đỏ Việt Nam (theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP có 04 loài với 01 loài ở phụ lục IB; 03 loài ở phụ lục IIB; Nghị định 160/2013/NĐ-CP có 01 loài);

+ Cá: 08 loài trong sách đỏ Việt Nam.

* Các hệ sinh thái rừng: Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 02 hệ sinh thái rừng là: Hệ sinh thái rừng tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.

- Những loài có nguy cơ tuyệt chủng trên địa bàn

+ Thực vật: Có 5 loài: Bách Vàng, Du sam núi đá, Sâm vũ, Hoàng liên chân gà, Sa mộc dầu.

+ Động vật: Thú có 13 loài: Hổ, Vọc Mũi Hếch, Gấu…; Chim có 02 loài (Hồng Hoàng + Gà Lôi Tía); Bò sát ếch nhái: 01 loài (rắn Hổ mang chúa).

- Những loài mới phát hiện: Ốc Bươu Vàng, Rùa tai đỏ, Hải Ly, một số loài cá cảnh, một số loài sâu nhập cảnh làm thức ăn cho chim…Cây Mai Dương, Cây Ngân Hạnh, Cây Bạch Đàn, Thông Caribê, Keo Tai Tượng, Trúc Đài Loan, Tre măng Bát Độ…



6.2.2. Diễn biến suy thoái đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh

- Tình trạng suy giảm hệ thực vật

Theo số liệu thống kê của tỉnh Hà Giang, diện tích rừng năm 2012 là 447.941,3ha; năm 2013 là 437.227,7ha và độ che phủ rừng đạt 54,3%, tuy nhiên chất lượng rừng đã bị suy giảm so với trước đây. Các vùng rừng khi bị chia cắt và bị tác động mạnh là mối đe dọa lớn đối với các cấu thành đa dạng sinh học của rừng bao gồm cả các loài động vật phụ thuộc vào rừng và là nguyên nhân chính làm suy giảm dịch vụ sinh thái, hàng hóa mà hệ sinh thái rừng cung cấp.

Hiện nay các giống cây trồng mới có năng suất cao ngày càng được phổ biến rộng vào sản xuất và chiếm diện tích ngày càng lớn. Các giống địa phương ngày càng suy giảm về diện tích, do đó nhiều nguồn giống quý hiếm của địa phương đặc biệt là các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh cao đang bị mai một, dẫn đến suy giảm nguồn gen cây trồng đặc sản của địa phương.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay, nông dân vẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dùng trong hoạt động, sản xuất nông nghiệp. Mặc dù tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp được nông dân chú trọng, người dân được tập huấn học cách sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu qua các lớp tập huấn IPE, nhưng việc sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy cách, không có trang bị bảo hộ lao động và bảo quản chưa nghiêm ngặt vẫn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, đến đa dạng sinh học và gây nguy cơ bị nhiễm bệnh, ngộ độc do phun thuốc trừ sâu không đúng quy cách.

Suy giảm hệ thực vật kéo theo suy giảm hệ động vật, áp lực kinh tế làm thay đổi hệ thống giống cây trồng vật nuôi bản địa, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã tạo nên việc suy giảm đa dạng sinh học của tỉnh Hà Giang.

- Các hệ sinh thái tự nhiên bị tác động và suy thoái

+ Diện tích rừng tự nhiên có tính ĐDSH cao đang bị thu hẹp

Hiện nay, diện tích các loại rừng nguyên sinh, rừng giàu đa dạng sinh học đang bị thu hẹp thay vào đó là các loại rừng trồng, rừng phục hồi. Đồng thời hiện tượng cháy rừng, chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép vẫn diễn ra hàng năm, chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp, xây dựng đường giao thông... đã và đang làm giảm diện tích rừng, suy giảm chất lượng rừng, hình thành rào cản sự di cư và mất các sinh cảnh tự nhiên. Những tác động này dẫn đến suy giảm chất lượng của các hệ sinh thái rừng tự nhiên làm mất nhiều loài động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hòa nước và biến đổi khí hậu,... Các nguồn gen cũng đang trên đà suy thoái nhanh và thất thoát nhiều. Suy thoái hệ sinh thái dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của tỉnh cũng như của đất nước.

+ HST thủy vực bị suy thoái

Các HST thủy vực cũng đang bị khai thác quá mức, bị đe dọa nặng nề do các dự án phát triển hạ tầng lớn, xây dựng các công trình thủy điện, tác động lớn từ hoạt động khai thác khoáng sản. Điều đó đã trực tiếp gây ra sự suy thoái, làm mất các sinh cảnh tự nhiên, mất môi trường sống và làm giảm chức năng sinh thái của thủy vực, tác hại nghiêm trọng và lâu dài tới sự sống còn của các loài thủy sinh.

- Tình trạng suy giảm hệ động vật

Các loài cá, động vật thủy sinh ngày càng suy giảm do khai thác, đánh bắt mang tính hủy diệt, cũng như do ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động khai thác khoáng sản và các hoạt động phát triển kinh tế khác. Các hoạt động khai thác vàng sa khoáng, cát sỏi tại các lòng sông suối trong thời gian qua không đúng theo quy trình, quy định đã làm thay đổi dòng chảy tại một số đoạn sông suối, tại các khu vực khai thác tự do không được quản lý đã làm các đoạn sông suối bị ô nhiễm nặng, một số chỉ tiêu môi trường vượt quy chuẩn, tiêu chuẩn nhiều lần. Tất cả các hoạt động khai thác khoáng sản đã làm suy giảm đa dạng sinh học của các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, làm mất và phá huỷ nơi cư trú của các loài động vật, thực vật.

Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng, trên các sông suối trong vùng đã và đang suy giảm do sức ép của phát triển kinh tế, nhu cầu cuộc sống của người dân sống dựa vào nguồn tài nguyên này.

6.3. Dự báo mức độ diễn biến suy thoái đa dạng sinh học

- Các công trình xây dựng làm thay đổi địa hình, có thể dẫn đến sự sụt lở đất, trượt đất, xói mòn nhất là đất vùng đồi núi.

- Tăng nhu cầu về sử dụng các sản phẩm rừng, cháy rừng do sự bất cẩn của con người… Những tác động này dẫn đến sự thay đổi của các HST tự nhiên, ảnh hưởng đến tính ĐDSH trong vùng đặc biệt tác động đến các HST rừng trên núi đá vôi trong khu vực.

- Sau khi có đường, sự giao lưu, đi lại của người dân trong vùng sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác nếu không được quản lý tốt, sự hình thành các con đường, sự di dân tự do, hình thành những cụm dân cư mới, sẽ gây một số tác động xấu đến HST tự nhiên và tính ĐDSH của vùng. Một ví dụ điển hình của tác động tiêu cực sau các dự án giao thông là hiện tượng khai thác gỗ và các loài Lan quý ngày càng tăng.

- Thay đổi hệ sinh thái đới bờ khi chuyển thành đất xây dựng. Hậu quả là diện tích các HST thủy vực bị suy giảm, làm giảm nơi cư trú, phát triển của các loài thủy sinh, giảm nguồn lợi thủy sản.

- Suy giảm diện tích thảm thực vật, nhất là khi mở rộng các khu đô thị, KCN. Việc giảm diện tích thảm thực vật sẽ làm giảm độ đa dạng sinh học, giảm khả năng giữ nước, giảm tài nguyên nước ngầm, tăng quá trình xói mòn, gia tăng cường độ lũ lụt và thay đổi khí hậu. Nếu việc mở rộng các đường giao thông, khu đô thị, khu du lịch… dẫn đến xâm phạm vào diện tích các khu BTTN, khu dự trữ thiên nhiên… thì tác hại về môi trường và văn hóa còn nghiêm trọng hơn.

- Sự suy giảm số lượng và suy thoái chất lượng rừng do phá rừng làm rẫy làm giảm đa dạng sinh học của HST rừng.

- Việc chuyển đổi HST diễn ra khác nhau: HST rừng bị thu hẹp chuyển sang trồng cây công nghiệp, HST đất ngập nước được cải tạo thành ruộng lúa,… Có thể nói việc chuyển đổi chức năng HST sang HST với chức năng khác ở một góc độ nào đó là cần thiết. Nhưng việc đánh giá so sánh những thiệt hại sinh thái lâu dài như mất rừng thì chưa được tính đến một cách đầy đủ dưới quan điểm phát triển bền vững HST. Như vậy, nếu xem xét về bản chất thì hầu hết sự chuyển đổi đó đã dẫn tới sự xung đột về mục tiêu sử dụng chức năng của cùng một HST giữa các ngành kinh tế nông, lâm và ngư nghiệp.

- Do phát triển kinh tế – xã hội, lượng chất thải không được xử lý tăng dẫn tới ô nhiễm môi trường. Các hệ sinh thái và vùng sinh thái ở hầu hết các vùng đô thị tập trung và khu công nghiệp lớn cũng là đối tượng bị tác động do chất thải.

- Ở nồng độ cao, bụi, các khí độc (SO2, NOx) có thể gây hại đến cây cỏ và động vật hoang dã. Nước thải chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, các hóa chất độc hại có thể gây chết tôm, cá; các chất dinh dưỡng (N, P) ở nồng độ cao có thể gây phú dưỡng hóa nước sông, hồ dẫn đến ảnh hưởng xấu đến các loài động thực vật thủy sinh.

- Tác động tới môi trường du lịch sinh thái: Hiện nay, với hệ thống các khu BTTN có ở hầu hết các vùng sinh thái trong cả nước. Trong đó, nhiều khu đã trở thành các điểm du lịch sinh thái nổi tiếng. Tuy nhiên, các vùng sinh thái này đang và sẽ là đối tượng chịu tác động do quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ, quy hoạch của từng ngành.

Chương VII

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

7.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị và công nghiệp



7.1.1. Chất thải rắn đô thị

Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị chủ yếu từ:

- Phát sinh từ các khu dân cư;

- Các nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh;

- Các chợ;

Chất thải rắn đô thị có thể chia thành 3 loại chủ yếu sau:

- Rác khô hay còn gọi là rác vô cơ: Thành phần gồm các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng, ...

- Rác ướt hay thường gọi là rác hữu cơ: Thành phần gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân động vật.

- Chất thải nguy hại (CTNH): Là những thứ phế thải rất độc hại cho môi trường và con người như pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, rác thải y tế, rác thải điện tử...

Tùy theo từng đô thị khác nhau và lượng chất thải phát sinh dao động từ 0,35 ÷ 1,3kg/người/ngày. Theo kết quả điều tra, thống kê tại báo cáo “Điều tra, đánh giá và đề xuất xây dựng mạng lưới thu gom chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Giang, thí điểm tại khu vực huyện Bắc Quang, Vị Xuyên” thì hệ số phát thải chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị của tỉnh Hà Giang là 0,805 kg/người/ngày.

Thải lượng rác thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh như sau:

Bảng 7.1. Lượng rác thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh



Stt

Chỉ số

Đơn vị tính

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

Dân số trung bình (*)

Người

749.537

763.503

778.958

792.472

2

Tỷ lệ dân số khu vực thành thị (*)

%

15,03

15,05

15,00

14,99

3

Hệ số phát thải (**)

kg/người/ngày

0,805

0,805

0,805

0,805

4

Lượng rác thải đô thị trung bình

Tấn/ngày

90,69

92,50

94,06

95,63

Каталог: LegalDoc -> Lists -> OperatingDocument -> Attachments
Attachments -> BỘ y tế Số: 1172 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà giang
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1411/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế Số: 61 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1516/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HÀ giang
Attachments -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương