Danh sách những ngưỜi tham gia biên soạN III danh mục chữ viết tắT IV



tải về 1.62 Mb.
trang7/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.62 Mb.
#32821
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19

- Sông Lô

Là sông lớn nhất chảy qua tỉnh Hà Giang. Sông bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy về tới cửa khẩu Thanh Thuỷ (huyện Vị Xuyên) theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tới thành phố Hà Giang chảy theo hướng bắc xuống nam tới Vĩnh Tuy chảy vào địa phận tỉnh Tuyên Quang. Chiều dài sông chảy trong địa phận tỉnh Hà Giang là 97km (nếu kể cả phần Trung Quốc là 284km), tổng diện tích lưu vực khi ra khỏi đất Hà Giang là 10.104 km2, trong đó có khoảng 8.000 km2 lưu vực nằm bên Trung Quốc.

Dòng sông có nhiều thác ghềnh, mùa khô mực nước trung bình dòng sông từ 0,6 đến 1,5m, bề rộng lòng sông trung bình từ 40 đến 50m. Càng về hạ lưu bề rộng lòng sông và chiều sâu cột nước trong sông càng tăng dần, dòng sông uốn khúc xuất hiện các bãi bồi cát, sỏi có thể khai thác làm vật liệu xây dựng.

Trong địa bàn tỉnh Hà Giang, sông Lô có các nhánh sông cấp 1 như sông Miện, ngòi Sảo, sông Con,... Những sông suối khe lạch nhỏ, thường có địa hình thích hợp để xây dựng các công trình thuỷ lợi như đập, phai, mương dẫn, hồ chứa nhỏ. Một số phụ lưu ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của sông Lô gồm:



Sông Miện: Là phụ lưu lớn thứ nhất của sông Lô, bắt đầu đi vào lãnh thổ Việt Nam từ xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ có chiều dài 54km, diện tích lưu vực 950 km2 đổ vào sông Lô tại thành phố Hà Giang. Chiều rộng 50 - 100 m, mặt cắt ngang dạng chữ U, hai bờ và lòng sông đá gốc thường lộ ra khá liên tục, rải rác có các bãi bồi hẹp, kéo dài theo hai bờ sông.

Ngòi Sảo: Là phụ lưu tiếp theo của sông Lô, bắt nguồn từ xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đổ vào sông Lô tại xã Kim Ngọc. Sông có chiều dài 34 km, diện tích lưu vực 448 km2.

Sông Con: Là phụ lưu lớn thứ hai của sông Lô, bắt nguồn từ dãy Tây Côn Lĩnh, chiều dài 86km, diện tích lưu vực 1.394 km2 đổ vào Sông Lô tại thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang.

- Sông Gâm

Sông Gâm được bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam qua tỉnh Cao Bằng rồi chảy qua Hà Giang, Tuyên Quang và nhập lưu với sông Lô tại ngã ba sông Lô Gâm (với chiều dài chảy qua Việt Nam là 217 Km). Chiều dài sông Gâm chảy qua tỉnh Hà Giang là 43 km. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, có một nhánh cấp 1 lớn là sông Nho Quế.



Sông Nho Quế: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam qua Lũng Cú (Đồng Văn), chảy theo hướng bắc xuống nam, chảy vào Cao Bằng tại Miêu Sơn và nhập vào sông Gâm tại Là Mạt.

Trong địa bàn tỉnh Hà Giang, sông Nho Quế chảy trong vùng địa hình núi đá, có độ rộng lòng sông hẹp, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, có nhiều đoạn bờ sông là vách đứng. Việc khai thác nguồn nước phục vụ nông nghiệp rất hạn chế, có thể lợi dụng điều kiện địa hình và dòng chảy để phát triển thuỷ điện.



Sông Nhiệm: Là chi lưu của sông Nho Quế, bắt nguồn từ Lũng Thàu, chảy theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam tới Miêu Sơn, chiều dài sông là 49km, diện tích lưu vực là 1.181 km2.

- Sông Chảy

Bắt nguồn từ Tây Côn Lĩnh theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam qua huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần rồi chảy vào Yên Bái. Chiều dài sông chảy qua địa bàn tỉnh Hà Giang là 44 km. Diện tích lưu vực là 816 km2.

Lòng sông sâu, độ dốc lớn thường từ 400 đến 450 hai bên bờ là núi cao, việc lấy nước phục vụ sản xuất và đời sống gặp rất nhiều khó khăn.

3.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa

3.1.2.1. Nước thải sinh hoạt

Sự gia tăng dân số và tập trung dân số chính là nguyên nhân chủ yếu làm tăng lên lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Tốc độ đô thị hóa cao kéo theo sự gia tăng dân số ở khu vực thành thị lớn hơn so với ở vùng nông thôn. Bảng 3.1 cho thấy từ năm 2011 đến năm 2014 dân số khu vực đô thị tăng từ 112.655 người lên 118.792 người, tăng khoảng 6.000 người.

Bảng 3.1. Tổng dân số trong tỉnh qua các năm

TT

Chỉ số

Đơn vị tính

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

Dân số trung bình

Người

749.537

763.503

778.958

792.472

2

Tỷ lệ nam giới

%

49,95

50,01

50,15

50,18

3

Tỷ lệ nữ giới

%

50,05

49,99

49,85

49,82

4

Tỷ lệ dân số khu vực thành thị

%

15,03

15,05

15,00

14,99

5

Tỷ lệ dân số khu vực nông thôn

%

84,97

84,95

85,00

85,01

6

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên



18,22

17,61

17,22

16,86

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh

Với tổng dân số hơn 792.000 người, trung bình mỗi người dân sử dụng từ 110 – 120 lít nước/ngày đêm, với lượng thải ra bằng 90% lượng sử dụng thì lưu lượng nước thải sinh hoạt toàn tỉnh khoảng từ 78.400 – 85.500 m3/ngày đêm. Trong khi hạ tầng kỹ thuật thu gom và xử lý nước thải chưa phát triển tương ứng đã làm gia tăng vấn đề ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. Hiện tại, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại thị trấn Tam Sơn huyện Quản Bạ, thị trấn Yên Minh huyện Yên Minh đang triển khai xây dựng, tại thành phố Hà Giang đang chuẩn bị đầu tư, còn lại các địa phương khác chưa được đầu tư. Nước thải sinh hoạt đều không được xử lý đạt quy chuẩn, thải thẳng vào các nguồn nước mặt.

Nước thải sinh hoạt có chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ (BOD, COD), dinh dưỡng (nitơ, phôtpho), chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh và chất tẩy rửa nên khi đổ vào các kênh mương, ao hồ sẽ hủy hoại đời sống của các loài sinh vật thủy sinh, làm mất cân bằng môi trường nước của các thủy hệ này. Đối với các ao hồ nước tĩnh, hàm lượng chất hữu cơ nhiều trong nước thải sinh hoạt khi đổ vào sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng.

Kết quả phân tích mẫu thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động của dân cư xả thải ra các cống thoát nước chung tại một số vị trí thể hiện tại bảng 3.1.



Bảng 3.1. Kết quả quan trắc mẫu nước thải sinh hoạt tại một số cống thải

Vị trí

Thông số

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

QCVN

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 1

Đợt 2

PC

BOD5

(mg/l)

43

43

45

45

40

36

55

58

50

SXD

65

67

52

55

42

43

46

42

ĐV

78

77

65

68

62

60

75

79

PC

Coliform

(MNP/100ml)

6.850

6.650

6.540

6.350

6250

5.800

5.700

5.900

5000

SXD

8.450

8.530

8.370

8.430

8.370

8.560

8.600

8.900

ĐV

9.380

8.360

8.540

8.620

8.250

8.400

8.900

8.200

Ghi chú:

QCVN là QCVN 14:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

PC: Mẫu nước cống thải cạnh Phòng cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy

SXD: Mẫu nước cống thải cạnh Sở Xây dựng.

ĐV: Mẫu nước cống thải của thị trấn Đồng Văn

3.1.2.2. Nước thải công nghiệp

Các hoạt động sản xuất công nghiệp này đã phát sinh nhiều chất thải rắn, lỏng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước tỉnh Hà Giang. Trong đó nước thải công nghiệp là đối tượng gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước mặt các thuỷ vực, làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Các ngành công nghiệp phát triển ở Hà Giang chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản, cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng. Trong đó, ngành khai thác và chế biến khoáng sản là ngành thải ra nhiều nước thải nhất, với độ đục, hàm lượng TSS, COD, kim loại nặng cao. Ngành khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu là khai thác kim loại, ngoài ra còn có các khu vực khai thác đá, và hoạt động cát sỏi tự phát.

Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất của một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2011 như bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả quan trắc mẫu nước thải một số mỏ khoáng sản



Vị trí

Thông số quan trắc

TSS (mg/l)

COD (mg/l)

Mg (mg/l)

Zn (mg/l)

Đợt 1/2011

Đợt 2/2011

Đợt 1/2011

Đợt 2/2011

Đợt 1/2011

Đợt 2/2011

Đợt 1/2011

Đợt 2/2011

Mỏ chì kẽm Ao Xanh

254

219

112

121

0,05

0,03

0,27

0,28

Mỏ mangan Đồng Tâm

119

113

88

76

0,22

0,2

0,12

0,14

Mỏ mangan Cty Ban Mai

136

113

74

72

0,26

0,21

1,12

1,15

QCVN

100

150

1

3

Ghi chú:

QCVN là QCVN 40:2011/BTNMT, Quy chuẫn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B giới hạn các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

3.1.2.3. Nước thải y tế

Hiện tại, hệ thống y tế công lập trong tỉnh có 2.245 giường bệnh, trong đó có 2.030 giường của các bệnh viện và 215 giường của 19 phòng khám đa khoa khu vực. Công suất sử dụng giường bệnh trong các cơ sở y tế công lập luôn lớn hơn 100%. Số giường bệnh thực kê của hệ thống y tế trong tỉnh là 2.536 giường. Các BV tuyến tỉnh và tuyến huyện đều thực hiện chức năng chẩn đoán và điều trị cho cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Ngoài ra còn phải thực hiện thêm các chức năng đào tạo, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học và quản lý kinh tế theo quy định của Bộ Y tế. Ngoài hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập, hệ điều trị của hệ thống y tế Hà Giang còn có 88 cơ sở hành nghề Y tế tư nhân, gồm: 04 Phòng khám đa khoa (tại TP. Hà Giang); 71 Phòng khám chuyên khoa và 13 cơ sở Y học cổ truyền rải rác ở TP. Hà Giang và các huyện lỵ. Hỗ trợ thêm có 01 cơ sở phục hồi chức năng và 01 cơ sở dịch vụ cấp cứu vận chuyển người bệnh.

Theo kết quả kiểm tra năm 2015 thì tổng lượng nước thải y tế từ 15 bệnh viện khoảng 350m3/ngày đêm.

Hiện nay chỉ có một số bệnh viện được đầu tư hệ thống xử lý nước thải là bệnh viện Đa khoa Hà Giang, Bắc Quang, Vị Xuyên và Quản Bạ, Mèo Vạc, Quang Bình, bệnh viện Lao và bệnh Phổi, bệnh viện Y dược Cổ truyền. Tuy nhiên hiệu suất xử lý nước thải không cao do hệ thống mạng lưới ống thu gom không thu được triệt để các nguồn nước thải, hệ thống xử lý không vận hành liên tục theo đúng quy trình. Tại các bệnh viện, các cơ sở y tế còn lại nước thải sinh hoạt và nước thải y tế chỉ được xử lý sơ bộ qua bể phốt hoặc không được xử lý và thải trực tiếp ra môi trường.

Nước thải của các cơ sở y tế chứa nhiều hóa chất độc hại, phóng xạ, tác nhân gây bệnh có khả lây nhiễm cao như Samonella, coliform, tụ cầu, liên cầu… Nếu không được xử lý trước khi thải bỏ vào hệ thống thoát nước chung thì có thể gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước đặc biệt là đối với nguồn nước sinh hoạt.

Kết quả phân tích mẫu nước thải bệnh viện đa khoa Hà Giang sau khi qua hệ thống xử lý như bảng 3.4.



Bảng 3.4. Kết quả quan trắc mẫu nước thải bệnh viện đa khoa tỉnh

Thông số

Đợt 1/ 2011

Đợt 2/ 2011

Đợt 1/ 2012

Đợt 2/ 2012

Đợt 1/ 2013

Đợt 2/ 2013

Đợt 1/ 2014

Đợt 2/ 2014

QCVN

TSS (mg/l)

98

97

113

119

114

105

136

130

100

COD (mg/l)

149

152

156

158

162

157

193

187

100

BOD5 (mg/l)

75

78

78

80

82

79

101

94

50

Amoni (mg/l)

1,42

1,36

2,17

2,12













10

Phosphat (mg/l)

3,17

2,74

3,14

3,12

3,18

3,26

3,03

3,06

10

Coliform (MNP/100mll)

13.640

14.200

14.520

13.800

12.650

13.800

10.300

9.700

5000

Ghi chú:

QCVN là QCVN 28:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế, cột B giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

3.1.2.4. Chất thải trong sản xuất nông – lâm nghiệp

Trong trồng trọt, để tăng năng suất cây trồng, người dân phun thuốc trừ sâu đồng thời sử dụng lượng lớn phân bón hóa học. Sự tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong đất do quá trình canh tác cũng là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nước các thủy vực trong khu vực do quá trình rửa trôi.

Việc sử dụng lượng phân bón hóa học nhiều trong trường hợp vượt quá khả năng hấp thụ của đất sẽ bị rửa trôi theo dòng chảy vào các ao hồ, kênh mương, đặc biệt là hàm lượng đạm và kali, sự tăng lên hàm lượng các chất này trong nước sẽ ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh, dẫn tới nguy cơ ô nhiễm nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh là rất hạn chế do đó khả năng ảnh hưởng là rất ít.

Hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm của các địa phương trong huyện đều tăng qua các năm. Nước thải của các hoạt động sản xuất này chủ yếu là nước rửa phân chuồng, loại nước thải này thường đi kèm với chất thải rắn chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy. Hiện nay có rất ít các các cơ sở chăn nuôi thực hiện xử lý chất thải rắn và nước thải. Theo định mức của Trung tâm tư vấn nghiên cứu đầu tư phát triển nông thôn Việt Nam và số liệu về các loại gia súc, gia cầm năm 2014 tại Hà Giang của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì khối lượng chất thải gia súc, gia cầm phát sinh trên địa bàn tỉnh như sau:

Bảng 3.5. Bảng dự báo chất thải chăn nuôi năm 2014 tại Hà Giang


Loại gia súc, gia cầm

Định mức thải

(kg/con.ngày)

Số lượng *

(con)

Khối lượng chất thải

(tấn/ngày)

Trâu

7,36

158.336

1.165



6,13

106.091

650

Lợn

1,76

505.431

890

Gia cầm

0,029

3.600.000

104


Каталог: LegalDoc -> Lists -> OperatingDocument -> Attachments
Attachments -> BỘ y tế Số: 1172 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà giang
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1411/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế Số: 61 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1516/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HÀ giang
Attachments -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương