ChuyêN ĐỀ thông tin về diễN ĐÀn hợp tác kinh tế châU Á-thái bình dưƠng (apec)



tải về 0.55 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.55 Mb.
#29011
1   2   3   4   5   6   7

2. An ninh Y tế

Hội nghị đã nhắc lại tầm quan trọng của hợp tác và phối hợp về các vấn đề an ninh y tế trong khu vực APEC và tái khẳng định cam kết đối với 3 lĩnh vực ưu tiên của Nhóm Đặc trách về Y tế APEC (HTF): (1) Tăng cường khả năng đối phó với dịch cúm gia cầm và cúm ở người; (2) Chống HIV/AIDS trong khu vực APEC; và (3) cải thiện các kết quả y tế thông qua những tiến bộ trong công nghệ thông tin y tế. Hội nghị khen ngợi HTF về những công việc giá trị đã thực hiện trong năm 2006 tiếp tục hưởng ứng các mục tiêu đã đặt ra tại các hội nghị của các nhà lãnh đạo và bộ trưởng APEC năm 2005.



2.1. Tăng cường khả năng đối phó với dịch cúm gia cầm và cúm ở người

Hội nghị nhấn mạnh mối lo ngại lớn là khả năng vi rút H5N1, mầm bệnh cúm gia cầm đột biến thành một chủng bệnh lây lan là cao và tiếp tục là mối đe dọa đối với khu vực APEC cũng như thế giới. Năm 2006 đã chứng các nền kinh tế APEC tập trung vào xây dựng năng lực để giảm thiểu các tác động của thách thức này. Hội nghị đã công nhận và hài lòng về các hành động của các nền kinh tế APEC nhằm thực hiện các hoạt động trong các lĩnh vực đã nêu ra trong Sáng kiến APEC về chuẩn bị và giảm thiểu dịch cúm. Hội nghị đã khẳng định lại cam kết đảm bảo APEC chuẩn bị để đối phó có hiệu quả với các dịch bệnh lây lan ở cấp độ mỗi nền kinh tế, khu vực và quốc tế, và tiếp tục duy trì hợp tác với các tổ chức quốc tế chuyên ngành, đặc biệt là với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông Lương (FAO), và Tổ chức vì Sức khỏe Động vật Thế giới (OIE).



Hội nghị hài lòng ghi nhận kết quả của Hội nghị cấp Bộ trưởng APEC về Dịch Cúm gia cầm diễn ra tại Đà Nẵng tháng 5 năm 2006 và nhất trí với Chương trình Hành động về Phòng chống và Đối phó với Dịch Cúm gia cầm đã được thông qua tại Hội nghị Đà Nẵng. Hội nghị khuyến khích mạnh mẽ tất cả các nền kinh tế APEC có nỗ lực riêng rẽ và hợp tác chặt chẽ với nhau để đưa ra các cách tiếp cận nhằm ngăn ngừa, chuẩn bị sẵn sàng và giảm nhẹ tác động của dịch cúm gia cầm và khả năng xảy một đại dịch.
Hội nghị đã thông qua kết luận và nhất trí đạt được tại Hội thảo APEC về các Bệnh Truyền nhiễm diễn ra tại Bắc Kinh tháng 4 năm 2006, tạo nền tảng và cơ hội cho trao đổi và hợp tác sâu hơn trong các lĩnh vực như giám sát, ứng phó, thông tin liên lạc và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nền kinh tế APEC.
Hội nghị rất hài lòng nhận thấy các nền kinh tế thành viên đã phối hợp với Trung tâm Khu vực về Can thiệp Dịch bệnh đang Nổi lên (REDI) để lập ra một danh sách các chuyên gia trong khu vực. Hội nghị cũng hoan nghênh Hội thảo Nhóm Đặc trách Y tế APEC (HTF) về Đánh giá các Kế hoạch Chuẩn bị Ứng phó Bệnh dịch, là khuôn khổ hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển trong việc Đánh giá Kế hoạch Chuẩn bị Đối phó với Bệnh dịch của họ, một lĩnh vực được Hội nghị rất coi trọng.
Hội nghị nhận thấy nhiều việc quan trọng đã được tiến hành nhằm hỗ trợ các nền kinh tế APEC duy trì hoạt động kinh tế và giảm bớt khả năng đình trệ kinh doanh trong trường hợp bệnh dịch xảy ra, đồng thời rất hài lòng với thành công của Hội thảo về Hoạt động các nền kinh tế trong thời gian xảy ra bệnh dịch.
Hội nghị hài lòng với kết quả của Hội thảo Xây dựng Năng lực APEC về Cúm gia cầm: Ngăn ngừa Cúm Gia cầm tại Nguồn gây bệnh và Đối thoại về Bồi thường. Hội thảo tăng cường chia sẻ thông tin và hợp tác giữa các Chuyên viên Cấp cao về Thú y và Y tế để giảm thiểu tối đa bùng phát dịch bệnh ở động vật.
Hội nghị hoan nghênh các nỗ lực của các nền kinh tế APEC để giải quyết nguy cơ cúm gia cầm và khả năng bùng phát một đại dịch cúm và nỗ lực của Nhóm Đặc trách Y tế và Ứng phó khẩn cấp (TFEP), đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tổng hợp và phối hợp hành động để đối phó với các khía cạnh sức khoẻ con người và động vật. Hội nghị chỉ đạo tất cả các diễn đàn và các nền kinh tế APEC tiếp tục hợp tác để đạt được các mục tiêu này.
2.2. Đấu tranh chống HIV/AIDS trong khu vực APEC
Hội nghị bày tỏ lo ngại về tỷ lệ nhiễm HIV ngày càng tăng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và khẳng định cam kết nỗ lực quốc gia và quốc tế để chống lại sự lây lan của HIV/AIDS trong khu vực APEC. Hội nghị thừa nhận rằng thất bại trong việc giải quyết căn bản vấn đề HIV/AIDS có thể tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và phúc lợi kinh tế xã hội của các nền kinh tế APEC.
Hội nghị hoan nghênh nỗ lực của Nhóm đặc trách Y tế trong lĩnh vực HIV/AIDS và kêu gọi phải tiếp tục nỗ lực trong lĩnh vực này phù hợp với Tuyên bố Lãnh đạo APEC 2004 về “Đấu tranh chống AIDS trong APEC”.
Hội nghị hài lòng với Tuyên bố APEC về HIV/AIDS được đưa ra tại Hội thảo Quốc tế về AIDS lần thứ 16 tổ chức tại Toronto, Canada, trong đó khẳng định cam kết của APEC về phòng chống căn bệnh này và kêu gọi các lãnh đạo APEC tham gia mạnh mẽ hơn nữa trong cuộc đấu tranh chống HIV/AIDS.
Hội nghị ghi nhận những tiến bộ trong việc đưa ra các hướng dẫn về tạo dựng một môi trường thuận lợi cho người thuê lao động triển khai các thực tiễn hiệu quả tại nơi làm việc dành cho người sống với HIV/AIDS, đặc biệt là lao động di cư, phụ nữ và trẻ em gái.
2.3. Cải thiện kết quả y tế thông qua tiến bộ trong công nghệ thông tin y tế
Hội nghị hoan nghênh công việc của Nhóm Đặc trách Y tế trong lĩnh vực công nghệ y tế và nhận thấy rằng tiến bộ trong công nghệ thông tin có thể góp phần mở rộng tiếp cận với thông tin và dịch vụ y tế trong khu vực APEC. Hội nghị cũng hoan nghênh sự hợp tác giữa Nhóm Đặc trách Y tế và các diễn đàn APEC khác về vấn đề này.
Hội nghị mong muốn Sáng kiến về Tăng cường Trao đổi Thông tin Y tế trong APEC, Dự án Sáng kiến Y tế điện tử, bao gồm tổ chức một hội thảo APEC hàng năm về y tế điện tử và hài lòng với việc khai trương trang Web của Nhóm Công tác Y tế, sẽ có kết quả tố đẹp.
3. Sẵn sàng Ứng phó Tình trạng khẩn cấp
Hội nghị hoan nghênh công việc của Nhóm Đặc trách về Sẵn sàng Ứng phó Tình trạng Khẩn cấp (TFEP) trong năm 2006 trong việc xây dựng năng lực ứng phó với đại dịch trong khu vực APEC. Hội nghị kêu gọi chia sẻ thông tin và hợp tác kỹ thuật giữa các nền kinh tế thành viên để chuẩn bị và đối phó tốt hơn với các tình huống khẩn cấp.
Hội nghị ghi nhận thành công của Diễn tập APEC 2006 về Sẵn sàng Ứng phó Đại dịch, do Ốt-xtrây-li-a và Xinh-ga -po đồng chủ trì vào ngày 7-8 tháng 6 năm 2006, lần đầu tiên các nền kinh tế APEC tập trung lại để kiểm tra khả năng sẵn sàng ứng phó và hệ thống thông tin liên lạc của khu vực; cũng như thành công của Hội thảo APEC về Cúm gia cầm tại Singapore vào ngày 15-16 tháng 8 năm 2006. Hội nghị mong muốn có thêm các sáng kiến mới tiếp nối thành công này. Hội nghị hoan nghênh việc hoàn tất Danh sách APEC 2006 các Điều phối viên Phòng chống Đại dịch và Thảm họa và khuyến khích cập nhật Danh sách này một cách thường xuyên. Hội nghị khuyến khích sự tham gia sâu rộng hơn nữa của các chuyên gia và các cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp vào công việc của nhóm Công tác, trong đó có hội thảo sắp tới của các Tổng giám đốc điều hành các cơ quan quản lí tình trạng khẩn cấp của APEC.
Nhận thấy rằng nhiệm kỳ của Nhóm Đặc trách về Sẵn sàng Ứng phó Tình trạng Khẩn cấp sẽ kết thúc vào tháng 3 năm 2007, Các Bộ trưởng đã chỉ đạo cho Hội nghị các Quan chức Cao cấp (SOM) xem xét phương hướng tương lai của Nhóm Ứng phó khẩn cấp tại hội nghị SOM I năm 2007.
4. An ninh Năng lượng
Hội nghị nhắc lại lo ngại của các nền kinh tế thành viên về tác động của việc giá dầu vẫn duy trì ở mức cao, và một lần nữa ghi nhận rằng các biện pháp ứng phó hiệu quả phải bao gồm một loạt các biện pháp của cả bên cung và bên cầu. Hội nghị khuyến khích Nhóm Công tác Năng lượng (EWG) tiếp tục công việc thông qua các nguyên tắc thực tiễn tốt nhất để thúc đẩy thương mại năng lượng qua biên giới, đầu tư năng lượng và khả năng sẵn sàng ứng phó khẩn cấp, triển khai các sáng kiến về thông tin giáo dục cho công chúng về Khí Hoá lỏng và đầu tư tài chính cho các toà nhà và cộng đồng có thành tích tốt. Hội nghị tái khẳng định sự ủng hộ việc củng cố hợp tác trong các vấn đề năng lượng thông qua sáng kiến An ninh Năng lượng, bao gồm các biện pháp thiết thực để đối phó với gián đoạn trong cung cấp năng lượng, thuận lợi hoá đầu tư và thương mại qua biên giới, và thúc đẩy hợp tác công nghệ. Hội nghị kêu gọi phải duy trì các giải pháp an ninh năng lượng kết hợp với bền vững về mặt môi trường ở châu Á – Thái Bình Dương thông qua tăng cường minh bạch và dữ liệu, đa dạng hoá nguồn nhiên liệu và nâng cao công nghệ cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng. Hội nghị ghi nhận việc thiêt lập Nhóm đặc trách về Nhiên liệu Sinh học APEC để tập trung vào các vấn đề kinh tế, hạ tầng cơ sở, nguồn lực và thương mại.

VII. HỢP TÁC KINH TẾ KỸ THUẬT (ECOTECH)
Hội nghị khẳng định tầm quan trọng của ECOTECH trong việc đóng góp vào tăng trưởng bền vững và thịnh vượng chung, cũng như việc đảm bảo thực hiện mục tiêu Bô-go.
Nhận thấy rằng việc xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu trên cơ sở liên kết và hợp tác sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu chung của APEC là thương mại tự do và mở, Hội nghị đã thông qua Sáng kiến Mạng lưới Dịch vụ Cảng APEC. Hội nghị chỉ đạo các quan chức cao cấp tiến hành thiết lập mạng lưới này một cách kịp thời, trên cơ sở có sự tham gia của các bên trong ngành vận hành cảng và đóng tàu nhằm đưa ra một khuôn khổ hợp tác và xây dựng năng lực.
Hội nghị hoan nghênh những tiến bộ đạt được của Trung tâm Tài chính và Phát triển Châu Á-Thái Bình Dương (AFDC) tại Thượng Hải, Trung Quốc trong việc thúc đẩy ổn định và phát triển tài chính, cải cách hệ thống tài chính và xây dựng năng lực trong khu vực.
1. Phát triển bền vững
Hội nghị hoan nghênh công việc thực hiện trong năm nay về phát triển bền vững. Hội nghị hoan nghênh các kết quả và thông qua các kiến nghị của Hội nghị Cấp cao APEC về Phát triển Bền vững họp ngày 20-21/7 tại San Chiago, Chile do SCE điều phối.
Hội nghị cam kết tăng cường các nỗ lực tập thể để đạt được tăng trưởng bền vững và đồng đều và giảm cách biệt về kinh tế trong khu vực APEC nhằm hướng tới xây dựng một cộng đồng CÁ-TBD hài hoà và năng động vì hạnh phúc của nhân dân trong khu vực và hoà bình và phát triển trên thế giới.
2. Phát triển nguồn nhân lực
Hội nghị khẳng định vai trò quan trọng của phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển bền vững và thịnh vượng trong khu vực APEC. Hội nghị ghi nhận tầm quan trọng của Nhóm làm việc về Phát triển nguồn nhân lực trong việc giáo dục và xây dựng năng lực lao động giữa các nền kinh tế APEC. Hội nghị hoan nghênh kế hoạch công tác 2006 và trưởng nhóm mới của nhóm làm việc này và hy vọng rằng sự lãnh đạo có hiệu quả và nhất quán của ông sẽ tạo đà cho việc thúc đẩy công tác của Nhóm trong tương lai. Hội nghị giao nhiệm vụ cho Nhóm làm việc tiếp tục thực hiện sáng kiến “Phát triển một kế hoạch chiến lược học tiếng Anh và các ngôn ngữ khác trong khu vực APEC” nhằm tìm ra cách thức giải quyết vấn đề này một cách toàn diện hơn.
Hội nghị ghi nhận những tiến bộ có ý nghĩa trong các nỗ lực của Nhóm làm việc và ba mạng lưới của Nhóm: Mạng lưới Xây dựng năng lực (CBN), Mạng lưới Giáo dục (EDNet) và Mạng lưới Bảo trợ Lao động và Xã hội (LSPL) trong năm nay. Hội nghị khuyến khích Nhóm làm việc đưa ra các sáng kiến, dự án và chương trình mới nhằm tăng cường lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực như là một động lực trong tiến trình APEC.
Trong kỷ nguyên của các tiến bộ và sáng kiến công nghệ phát triển nhanh chóng ngày nay, các nền kinh tế trên thế giới đang liên tục tìm cách đầu tư vào nguồn nhân lực để xây dựng kinh tế tri thức và đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng. Tại một hội nghị Mỹ Việt ở Hà Nội ngày 19-20/9, các chuyên gia và cán bộ trong lĩnh vực nguồn nhân lực của khu vực APEC đã thảo luận các cách thức và nguyên tắc có hiệu quả để thúc đẩy quan hệ đối tác công-tư và các dịch vụ việc làm dựa trên nhu cầu nhằm giải quyết các điểm kém hiệu quả của thị trường lao động. Hội nghị ghi nhận các kết quả của hội nghị và khuyến khích Nhóm làm việc xem xét đưa ra các thực tiễn có triển vọng dựa trên nghiên cứu thông qua dự án Ngân hàng Tri thức trong Mạng lưới Giáo dục về Nguồn nhân lực.
3. Bảo tồn tài nguyên biển và phát triển kinh tế duyên hải bền vững
Hội nghị ghi nhận tầm quan trọng của nhóm làm việc bảo tồn tài nguyên biển trong việc phát triển kinh tế biển và duyên hải bền vững vì đây là một đóng góp có giá trị cho GDP của khu vực và các nền kinh tế. Việc bảo vệ các tài sản biển và duyên hải và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên, du lịch, các ngành công nghiệp xây dựng và việc làm liên quan là chìa khoá để tạo ra của cải bắt nguồn từ đầu tư và thương mại của khu vực tư nhân.
Các công việc của Nhóm làm việc bao gồm bảo bệ tài nguyên vùng đệm, các hoạt động kinh tế biển sau sóng thần, hỗ trợ mục tiêu Bogor, xây dựng hệ thống thương mại và đầu tư tự do và mở dựa trên cơ sở tăng trưởng bền vững và thịnh vượng. Hội nghị nhận thấy rằng ô nhiễm và các thay đổi khác đe doạ tới sự thịnh vượng và công ăn việc làm tại các vùng duyên hải và khả năng của các ngành công nghiệp biển trong việc tạo ra của cải. Các nỗ lực của Nhóm làm việc về mặt hiệu quả và chi phí kinh tế của việc kiểm soát rác thải biển và lập bản đồ tài nguyên biển là cần thiết để bảo vệ các giá trị kinh tế và duy trì các hoạt động. Việc lập mô hình và quan trắc đại dương cũng thực sự cần thiết đối với quá trình ra quyết định một cách hợp lí để thực hiện các hoạt động kinh tế biển và duyên hải.
4. Khoa học và Công nghệ Công nghiệp
Hội nghị coi APEC là một diễn đàn trong đó tất cả các nền kinh tế có thể thúc đẩy phát triển bền vững và thịnh vượng chung thông qua tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ công nghiệp.
Hội nghị hoan nghênh tiến triển của Trung tâm Khí tượng APEC (APCC), Phòng Thí nghiệm Điện tử Sinh học Phân tử Quốc tế (eIMBL), Trung tâm Dự báo Công nghệ APEC, tiến bộ trong lĩnh vực tăng cường sự tham gia của phụ nữ và cộng đồng đạo đức vào lực lượng lao động công nghệ và thông tin trong khu vực APEC và trong lĩnh vực Công nghệ Hội tụ Bản đồ đường bộ để Phòng chống Dịch bệnh Truyền nhiễm Xảy ra.
5. Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (DNVVN)
Các Bộ trưởng hoan nghênh nỗ lực thông qua các sáng kiến phát triển khu vực tư nhân đặc biệt liên quan tới các vấn đề bên trong biên giới nhằm tăng cường môi trường kinh doanh dành cho DNVVN. Về mặt này, Hội nghị công nhận tầm quan trọng đối với tăng cường Tính cạnh tranh của DNVVN thông qua xây dựng một môi trường khuyến khích nuôi dưỡng tính cạnh tranh, sáng tạo và tính doanh nghiệp của DNVVN và Doanh nghiệp vừa và ủng hộ năng lực của các doanh nghiệp trong đầu tư và thương mại. Hội nghị chỉ đạo các Quan chức Cao cấp tiếp tục xác định các khu vực ưu tiên cao cần đẩy mạnh thực hiện như gánh nặng qui định, các hệ thống thuế phức tạp, khó khăn trong tiếp cận tài chính và luật lao động cứng nhắc... để cải cách chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, DNVVN và doanh nghiệp vừa cho tới năm 2010.
Hội nghị ghi nhận kết quả Hội nghị Bộ trưởng DNVVN và nhất trí với Hội nghị DNVVN rằng điều quan trọng đối với các hoạt động DNVVN APEC là nhằm đóng góp cho những tiến bộ đang tiến triển hướng tới “xây dựng một cộng đồng kinh tế trong khu vực CÁ - TBD”. Hội nghị hoan nghênh Tuyên bố Hà Nội về Tăng cường Tính cạnh tranh của DNVVN trong Thương mại và Đầu tư thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng DNVVN 13 xác định chính sách trọng tâm và các lĩnh vực kinh doanh để cải thiện cũng như đưa ra các hành động cụ thể cho các nền kinh tế thành viên và cộng đồng doanh nghiệp nhằm rà soát và tiến hành tăng cường tính cạnh tranh của DNVVN.
Hội nghị hài lòng với kết quả Hội chợ và Hội nghị Công nghệ DNVVN lần thứ 4 tổ chức tại Thanh Đảo, Trung Quốc tháng 5/2006 và Diễn đàn Liên minh Dịch vụ DNVVN APEC lần thứ 4 tổ chức tháng 10/2006. Hội nghị nhận thấy lợi ích của các hoạt động đó trong việc thúc đẩy tăng trưởng và cạnh tranh của DNVVN và khuyến khích tiếp tục nỗ lực trên phương diện này.
Hội nghị hoan nghênh thành công của Hội thảo “Mỗi Làng Một Sản Phẩm” tổ chức tại Hà Nội tháng 9/2006, bên lề Hội nghị Bộ trưởng DNVVN, trong đó các nền kinh tế thành viên vừa chia sẻ kinh nghiệm và biện pháp cải thiện tính cạnh tranh của DNVVN vừa xây dựng năng lực cho chính quyền và khu vực tư nhân, công nhận tầm quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng DNVVN.

VIII. CÁC VẤN ĐỀ VĨ MÔ
1. Cải cách cơ cấu
Hội nghị nhận thấy rằng khu vực càng ngày càng quan tâm tập trung vào những vật cản phía sau biên giới đối với tăng trưởng và phát triển và rằng Chương trình nghị sự của Lãnh đạo về Thực thi Cải cách Cơ cấu (LAISR) tạo ra một nền tảng quan trọng để xây dựng, củng cố và phối hợp công tác trong APEC.
Hội nghị hoan nghênh vai trò ngày càng tăng của Ủy ban Kinh tế với tư cách là một diễn đàn đối thoại và phân tích chính sách cấp cao đồng thời khuyến khích xây dựng năng lực hơn nữa trong các vấn đề cải cách cơ cấu trong khu vực. Hội nghị công nhận nỗ lực của Ủy ban Kinh tế cho tới nay trong việc phát triển LAISR, xây dựng một chương trình trung hạn chi tiết và phối hợp công tác của các nhóm APEC tập trung vào các vấn đề ‘phía sau biên giới’. Hội nghị khuyến khích các nền kinh tế đảm bảo rằng các Quan chức Cao cấp của các Bộ có trách nhiệm đối với cải cách cơ cấu tham gia vào công việc của Ủy ban Kinh tế. Hội nghị cũng khuyến khích các Quan chức Cấp cao có tham vọng hình thành một chương trình công tác để thực hiện nghị trình LAISR.
Hội nghị cũng hoan nghênh Ủy ban Kinh tế xuất bản Báo cáo Chính sách Kinh tế APEC 2006 với trọng điểm tập trung vào các vấn đề cải cách cơ cấu và bày tỏ quan ngại về những vấn đề đang nổi lên liên quan tới phát triển bền vững có liên hệ mật thiết tới cải cách cơ cấu và tự do hóa thương mại và đầu tư, nhấn mạnh rằng các nền kinh tế thành viên đảm bảo tiến trình cải cách cơ cấu có thể diễn ra một cách hiệu quả trên thực tế. Hội nghị biểu dương nỗ lực của từng nền kinh tế thành viên đã rà soát các hoạt động cơ cấu nội địa của mình và theo đó ghi nhận và khuyến khích các nền kinh tế thành viên tự đánh giá dựa trên Danh mục Thống nhất APEC-OECD về Cải cách Quản lý.
Hội nghị hoan nghênh thành công của Hội thảo về Quản trị Khu vực Công tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam tháng 9/2006 và khuyến khích xây dựng bộ chỉ số tổng thể dành cho tất cả các nội dung chính về cải cách cơ cấu có thể được sử dụng để xem xét các lĩnh vực trong từng nền kinh tế mà trong đó tiến bộ tạo ra nhiều lợi ích và để giám sát tiến độ.
Hội nghị cũng khuyến khích các nền kinh tế APEC tạo thuận lợi chia sẻ thông tin về định hướng chính sách cho cải cách kinh tế theo định hướng thị trường thông qua hội thảo. Về mặt này, Hội nghị mong đợi thành công của Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong các nền kinh tế APEC về tăng cường Cơ sở pháp lý kinh tế sẽ diễn ra tại Hà Nội vào tháng 3/2007.
2. Chênh lệch Kinh tế - Xã hội
Hội nghị tái khẳng định ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo rằng mọi công dân đều có cơ hội chia sẻ lợi ích từ tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế. Hội nghị hoan nghênh kết quả Hội thảo chuyên đề APEC về Chênh lệch Kinh tế - Xã hội do Hàn Quốc đăng cai tổ chức tại Xê-un từ 28-29/6/2006 và thông qua Báo cáo về Chênh lệch Kinh tế - Xã hội trong khu vực APEC không những xác định các lĩnh vực cần giải quyết mà còn đưa ra các biện pháp đối phó với những thách thức và vật cản liên quan tới các vấn đề về chênh lệch kinh tế - xã hội.

IX. TƯƠNG TÁC VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP
1. Đối thoại với Hội đồng Tư vấn Doanh nhân APEC (ABAC)
Hội nghị cam kết và chỉ đạo các Quan chức Cao cấp thúc đẩy phối hợp với Hội đồng Tư vấn Doanh nhân APEC (ABAC) nhằm hướng tới mục tiêu thương mại và đầu tư tự do và mở trong khu vực APEC.
Hội nghị đánh giá cao các cuộc đối thoại thẳng thắn đang tiến triển giữa SOM và ABAC kể từ hội nghị ABAC lần thứ hai tại Montreal, Canada nhằm thảo luận các mối quan ngại chung trong đó có đàm phán DDA, RTAs/FTAs và Chương trình Nghị sự Kinh doanh Busan. Hội nghị mong đợi cuộc đối thoại SOM/ABAC tiếp theo tại Tokyo, 2007.
Hội nghị mong muốn ABAC đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc đề xuất chính sách và rà soát các hoạt động của APEC phù hợp với sáng kiến Cải cách APEC.

2. Đối thoại về Công nghiệp
2.1. Đối thoại về Ô tô
Hội nghị hoan nghênh sáng kiến Đối thoại Ô tô nhằm tạo thuận lợi các thủ tục Hải quan cho các công ty kinh doanh ô tô và linh kiện ô tô và mong nhận được các đề xuất đối thoại nhằm tìm ra phương pháp thực hiện sáng kiến đó trong đó có vấn đề xây dựng năng lực một cách phù hợp. Hội nghị khuyến khích Đối thoại Ô tô xem xét các bước tiếp theo trên các lĩnh vực khác mà Đối thoại đã giải quyết được như tài liệu Qui phạm tốt nhất IPR. Hội nghị mong đợi báo cáo của Hội nghị cấp cao về An toàn Đường bộ ở Australia và thông qua mục đích đối thoại nhằm tăng cường nhận thức về an toàn đường bộ. Hội nghị ghi nhận nhiệm vụ đối thoại trong lĩnh vực nhiên liệu mới và các vấn đề môi trường và chờ đợi báo cáo của Hội nghị Bộ trưởng năm 2008.
2.2. Đối thoại Hóa chất
Hội nghị ghi nhận nhiệm vụ của Đối thoại Hóa chất trong tạo thuận lợi thương mại khu vực về hóa chất. Hội nghị bày tỏ quan ngại ngày càng tăng về các rào cản tiềm tàng đối với thương mại của hệ thống REACH của EU nổi lên do sự bất trắc về thực thi một cách chi tiết và năng lực của ngành công nghiệp khu vực phải tuân thủ theo các yêu cầu kiểm chứng phiền hà. Hội nghị cũng nhận thấy rằng nhiệm vụ đối thoại là nhằm giải quyết các vấn đề thực thi trong các qui định khác về môi trường liên quan tới sản phẩm trong đó có RoHS.
Hội nghị nhận thấy mối quan ngại của Đối thoại Hóa chất rằng thất bại trong đàm phán DDA sẽ là một bước lùi chính đối với việc mở rộng thương mại toàn cầu và kêu gọi nối lại đàm phán DDA ngay lập tức. Hội nghị hoan nghênh tiến bộ đạt được trong thực thi GHS và ghi nhận rằng các nền kinh tế thành viên sẽ không hoàn thành theo thời hạn đặt ra là 2006. Hội nghị yêu cầu Đối thoại lập ra một thời gian biểu với các mốc cho các hành động để thực hiện trên toàn APEC vào năm 2008. Hội nghị hoan nghênh mở rộng chương trình làm việc Đối thoại để đưa vào các Nguyên tắc Xuất xứ và Ứng phó Khẩn cấp.
2.3. Đối thoại Kim loại Màu
Hội nghị hoan nghênh kết quả rõ ràng của cuộc Đối thoại Kim loại Màu lần 2 đã đưa ra một định nghĩa rõ ràng về các kim loại màu và thông qua Chương trình Hành động cho năm 2006 và các năm tiếp theo. Hội nghị cũng đánh giá cao nỗ lực đạt tới mục tiêu đầu tiên trong chương trình NFMD như đã đề ra năm 2003 nhằm phối hợp đại diện của khu vực tư nhân và khu vực công với nhau để xúc tiến hợp tác và tương tác trong lĩnh vực chính sách quản lý liên quan tới thương mại và tạo thuận lợi cho buôn bán kim loại màu, cạnh tranh và phát triển bền vững về công nghiệp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
2.4. Diễn đàn Sáng tạo Khoa học Đời sống (LSIF)
Hội nghị hoan nghênh kết quả hội nghị lần thứ 4 Diễn đàn Sáng tạo Khoa học Đời sống (LSIF). Hội nghị thông qua khuyến nghị tổ chức cuộc đối thoại trong năm 2007 giữa các chuyên gia LSIF và các Quan chức Cao cấp phụ trách về tài chính và y tế để thảo luận các cách thức tiếp cận sáng tạo đối với các khía cạnh y tế của các thách thức về kinh tế trong khu vực trong đó có bệnh mãn tính và dân số già. Hội nghị hoan nghênh và thông qua việc thành lập các đối tác công - tư nhằm xây dựng các dự án thí điểm về quản lí bệnh tật và sức khỏe; xác định và giải quyết các tác nhân kích thích đầu tư vào sáng tạo khoa học đời sống trong các hệ thống y tế và đánh giá năng lực nghiên cứu nhằm thúc đẩy giao lưu khoa học và đào tạo như là một công cụ củng cố sự lãnh đạo của khu vực trong sáng tạo về khoa học đời sống và đảm bảo sức khỏe cũng như phát triển kinh tế. Hội nghị khuyến khích sự tham gia rộng rãi vào các dự án đã được thông qua để thực hiện trong năm 2007 bao gồm hài hòa hóa các qui phạm tốt nhất và đào tạo để đấu tranh chống thuốc giả và các thiết bị y tế giả.
3. Đối thoại Chính sách Cấp cao về Công nghệ Sinh học Nông nghiệp (HLPDAB)
Trong khi công nhận khả năng đóng góp của công nghệ sinh học nông nghiệp vào tăng năng suất và bảo vệ môi trường, Hội nghị nhận thấy rằng việc áp dụng công nghệ sinh học nông nghiệp, nếu tính đến các điều kiện địa phương cụ thể sẽ làm tăng lợi ích cho cộng đồng tại địa phương. Hội nghị hoan nghênh kết quả kỳ họp thứ 5 về Đối thoại Chính sách Cấp cao APEC về Công nghệ sinh học Nông nghiệp và kế hoạch công tác 2007-2009 về Đối thoại Chính sách. Hội nghị khuyến khích Đối thoại Chính sách để tăng cường thảo luận thực thi Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học và xây dựng chính sách công nghệ sinh học cũng như thực thi và truyền thông.


tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương