TỔng quan về apec mục tiêu



tải về 29.83 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích29.83 Kb.
#29022

Tài liệu Hội thảo APEC về Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng, Hạ Long, 18-19/9/2015

TỔNG QUAN VỀ APEC

  • Mục tiêu: Xây dựng cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương năng động, gắn kết thông qua thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, liên kết
    kinh tế khu vực, hợp tác kinh tế - kỹ thuật, hợp tác an ninh con người,
    và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững.

  • Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
    thành lập tháng 11/1989,
    tại Can-be-ra, Ốt-xtrây-lia và Hội nghị cấp cao
    đầu tiên diễn ra tháng 11/1993, tại Si-at-tờ, Hoa Kỳ.

  • Qua 4 lần mở rộng thành viên, APEC hiện có 21 thành viên,
    bao gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Trung Quốc, Hồng Công - Trung Quốc, In-đô-nê-xia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lai-xia, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pa-pua Niu Ghi-nê, Pê-ru, Phi-líp-pin, Nga, Xinh-ga-po,
    Đài Bắc - Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam.

  • Các thành viên APEC đại diện 39% dân số thế giới và đóng góp 57% GDP, 47% thương mại toàn cầu. APEC góp phần giảm 3 lần
    mức thuế trung bình, từ 17% xuống 5,2% (1989 – 2012), giảm 10%
    chi phí giao dịch thương mại tại biên giới (2004 – 2010), tổng giá trị thương mại tăng từ 3,1 nghìn tỷ USD năm 1989 lên đến 22 nghìn tỷ USD năm 2013.

  • APEC hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận chung, tự nguyện,
    không ràng buộc
    và với cơ cấu tổ chức theo hai hướng tiếp cận
    “chỉ đạo từ trên xuống” và “đề xuất từ dưới lên"


(Nguồn: Ban Thư ký APEC)

THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG APEC

  • Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC ngày 15/11/1998, tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 6 tại Ma-lai-xi-a.

  • APEC hiện là một cơ chế khu vực quan trọng trong bối cảnh nước ta đang triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, nâng tầm đối ngoại đa phương, coi trọng và phát huy vai trò tại các cơ chế hợp tác châu Á – Thái Bình Dương.

  • Trong 17 năm qua, Việt Nam tích cực tham gia và đóng góp
    thiết thực cho hợp tác APEC.
    Nổi bật là việc đảm nhiệm thành công vai trò Chủ nhà Năm APEC 2006, đăng cai tổ chức HNCC APEC lần thứ 14, HNBT Ngoại giao – Kinh tế APEC lần thứ 18 và hơn 100
    sự kiện. Việt Nam cũng chủ động đề xuất và tham gia nhiều sáng kiến mới, với khoảng 80 dự án trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu, y tế, chống khủng bố,
    an ninh lương thực….

  • Tham gia APEC mang lại cho người dân và doanh nghiệp
    Việt Nam cơ hội lớn về kinh tế, phát triển
    . Hiện nay, 68% kim ngạch
    xuất khẩu, 83% kim ngạch nhập khẩu và 82% FDI của Việt Nam hiện nay đến từ các nền kinh tế thành viên APEC. Thực thi các cam kết APEC cũng góp phần thúc đẩy cải cách kinh tế và điều chỉnh các chính sách trong nước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

  • Việc đăng cai tổ chức Năm APEC 2017 là một nhiệm vụ đối ngoại
    quan trọng trong giai đoạn từ nay đến 2020.
    Với vị thế quốc tế ngày càng nâng cao, việc đăng cai APEC lần thứ hai sẽ là đóng góp quan trọng của nước ta trong việc thúc đẩy các lợi ích chung của APEC trong bối cảnh mới. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam và các thành viên APEC củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị với các đối tác, doanh nghiệp và bạn bè trong khu vực.

  • Việt Nam đang khẩn trương tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết để bảo đảm một năm APEC 2017 thành công và đạt nhiều kết quả. Ủy ban Quốc gia APEC 2017 được thành lập vào tháng 6/2015, do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đứng đầu. Các Bộ, ngành,
    địa phương và người dân Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cơ sở vật chất và nội dung, ưu tiên của Năm APEC 2017 phù hợp với các mục tiêu dài hạn của APEC. Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên và các chủ thể
    tham gia APEC bảo đảm thúc đẩy những vấn đề cùng quan tâm.

HỢP TÁC APEC VỀ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP
VÀ THAM GIA CỦA VIỆT NAM


  1. Châu Á - Thái Bình Dương bao phủ 52% bề mặt trái đất, đại diện 40% dân số trong khi chịu ảnh hưởng của 70% thiên tai toàn cầu. Mức độ và tần suất thiên tai tại khu vực sẽ ngày càng tăng do ảnh hưởng
    từ tốc độ đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Theo đó, đối phó với tình trạng khẩn cấp, trong đó chủ yếu là thiên tai, là một trong những trọng tâm trong chương trình nghị sự của APEC trong bối cảnh các nước hướng tới phát triển bao trùm và xóa đói nghèo.

  • Năm 2005, APEC thành lập Nhóm đặc trách về ứng phó tình trạng khẩn cấp (TFEP). TFEP có nhiệm vụ phối hợp và tạo điều kiện cho cứu trợ và phòng chống thiên tai trong APEC. Năm 2009, các Lãnh đạo APEC tái khẳng định tầm quan trọng của tăng cường an ninh con người và giảm thiểu các vấn đề phát sinh từ gián đoạn kinh doanh, thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhận thức được tầm quan trọng này, năm 2010, TFEP nâng cấp thành Nhóm Công tác (EPWG).

  • EPWG tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ khu vực sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp và thảm họa thông qua giảm nguy cơ và tăng tính tự cường cho cộng đồng và doanh nghiệp. Thông qua chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong ứng phó với tình trạng khẩn cấp, các thành viên APEC tăng cường năng lực để giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai và tình huống khẩn cấp.

(Nguồn: Ban Thư ký APEC)

  1. Việt Nam là một trong những thành viên chịu nhiều tác động nhất của thiên tai và tham gia tích cực các hoạt động của EPWG, đóng góp nhiều sáng kiến quan trọng từ những ngày đầu thành lập Nhóm. Việt Nam đã đề xuất các sáng kiến: (i) Đối thoại các nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và đối tác quốc tế và khu vực trong ứng phó tình trạng khẩn cấp; (ii) Diễn đàn CEO lần thứ 3 về quản lý tình trạng khẩn cấp; (iii) Hội thảo “Tình trạng lũ lụt bất thường trong khu vực: Tầm nhìn mới cho các thành viên APEC” (2011); (iv) Hội thảo Xây dựng năng lực APEC về tìm kiếm và cứu nạn trên biển (2013).

  • Hội thảo APEC về Quản lý Thiên tai dựa vào cộng đồng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu là một hoạt động của EPWG trong năm 2015 nhằm thúc đẩy một trong những trọng tâm của APEC năm nay là xây dựng cộng đồng bền vững và tự cường.

APEC AT A GLANCE

  • Objective: Building an active and integrated Asia – Pacific Community by promoting trade and investment liberalization, regional economic integration, economic-technology cooperation, human secured cooperation, and facilitating business environment.

  • The Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) is a regional economic forum established in November 1989 in Canberra, Australia. The first APEC Summit was held in November 1993 in Seattle, United States.

  • After 4 enlargements, APEC now concludes 21 member economies, namely Australia, Brunei; Canada; Chile; People's Republic of China; Hong Kong, China; Indonesia; Japan; Republic of Korea; Malaysia; Mexico; New Zealand; Papua New Guinea; Peru; the Philippines; Russian; Singapore; Chinese Taipei; Thailand; United States; and
    Viet Nam.

  • APEC represents 39% of the world population and accounts for 57% of the global GDP, 47% of global trade. APEC’s commitments contributed to reducing average tariff in the region from 17% to 5,2 % (1989 – 2012), reducing trade transaction costs at the border by 10%.

  • APEC operates on concensus, voluntary, non-binding basis. APEC's structure is based on both "bottom-up" and "top-down" approaches.



(Source: APEC Secretariat)

VIET NAM’S PARTICIPATION IN APEC

  • Viet Nam became a full member of APEC on November 15th, 1998, at the 6th APEC Summit in Malaysia.

  • APEC is an important regional mechanism that contributes to Viet Nam’s endeavor to proactively, comprehensively and deeply integrate into the world economy, to elevate multilateral diplomacy, and to play an active role in the Asia – Pacific cooperation.

  • During the last 17 years, Viet Nam has been substantively contributing to APEC. As the host of APEC 2006, Viet Nam successfully organized the 14th APEC Summit and 18th APEC Ministerial Meeting and more than 100 other events. Viet Nam also proposed and participation in many initiatives. Viet Nam has implemented almost 80 projects across all sectors, e.g. trade, investment, ECOTECH, disaster prevention, climate change, health, anti-terrorism, food security, etc.

  • APEC brings substantial economic and commercial benefits to the Vietnamese people and businesses. 68% export, 83% import and 82% FDI of Viet Nam are from APEC member economies. The realization of APEC’s commitments has positioned Viet Nam to accelerate economic reform and adjustment to regulations and policies in compliance with international norms and standards.

  • APEC 2017 is a lynchpin of Viet Nam’s foreign policy towards 2020. Given the country’s growing international profile, Viet Nam’s hosting of APEC for the second time will be our best contributions to promoting shared interests within APEC in the evolving regional landscape. This will offer an opportunity for Viet Nam and other APEC members to nurture the friendship, cooperation with regional partners, businesses and friends.

  • Viet Nam is expeditiously making necessary arrangements to ensure a productive and fruitful APEC 2017. The APEC 2017 National Committee was established in June 2015 and headed by Deputy Minister, Minister of Foreign Affairs Pham Binh Minh. Vietnamese ministries, localities and people are working hard to prepare for the hosting, and to formulate theme and priorities of APEC 2017 which contribute to long-term goals endorsed by APEC. Viet Nam looks forward to work closely with all members and other stakeholders to promote our shared interests.

APEC’S EMERGENCY PREPAREDNESS WORKING GROUP (EPWG) AND VIETNAM’S PARTICIPATION

  1. The Asia-Pacific region comprises 52 percent of the earth's surface area and 40 percent of the world's population, and experiences over 70 percent of the world's natural disasters. Disturbingly, scientists warn that the intensity and frequency of disasters in the Asia-Pacific region will increase in the decades ahead, exacerbated by unplanned urbanization, poor land-use management, and climate change. Emergency preparedness is one of the priorities of APEC's human security agenda.

  • EPWG was first established as APEC's Task Force for Emergency Preparedness (TFEP) in 2005.  The Task Force is mandated to coordinate and facilitate emergency and disaster preparedness within APEC. In 2009 APEC Leaders reaffirmed the importance of enhancing human security and reducing the threat of disruptions to business and trade in the Asia-Pacific region. Recognizing the importance of its work, in 2010 the TFEP was upgraded in status to a Working group (EPWG).

  • Now the EPWG continues to play a constructive role in enabling the region to better prepare for and respond to emergencies and disasters by helping to reduce the risk of disasters and building business and community resilience. By sharing expertise and collaborating on emergency preparedness issues, APEC members strengthen their capacity to mitigate emergencies and disasters.

(Source: APEC Secretariat)

  1. Viet Nam is one of the economies most affected by natural disasters and an active member of EPWG, participating in many initiatives and projects since the beginning of the Working Group. Viet Nam proposed several initiatives on: (i) Dialogue between economies, business community and regional and international partners in emergency preparedness; (ii) Third CEO Forum on emergency management; (iii) Workshop on facing the abnormal flood: New Vision for APEC member economies (2011); and (iv) APEC capacity building Workshop on search and rescue at sea (2013).

  • The APEC workshop on Community based disaster risk management in response to climate change is an important activity of EPWG in 2015 to promote one of APEC’s priorities this year - building resilient and sustainable community.

Каталог: resources -> videos
resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam
videos -> GIỚi thiệu xây dựng mạng lưỚI Đo mưa cộng đỒng phục vụ CÔng tác phòng chống lũ
videos -> HỘi thảo apec về quản lý RỦi ro thiên tai dựa vào cộng đỒng trong bối cảnh biếN ĐỔi khí HẬU

tải về 29.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương