ChuyêN ĐỀ thông tin về diễN ĐÀn hợp tác kinh tế châU Á-thái bình dưƠng (apec)



tải về 0.55 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.55 Mb.
#29011
1   2   3   4   5   6   7



VIỆT NAM GIA NHẬP APEC: 7 NĂM, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG7


Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Binh Dương (gọi tắt là APEC) được thành lập vào tháng 11/1989 tại Hội nghị Bộ trưởng Canberra (Australia) với 12 thành viên sáng lập bao gồm Australia, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada và Hoa Kỳ. Trong bối cảnh quá trình liên kết và hợp tác kinh tế ở các khu vực và trên phạm vi toàn cầu phát triển mạnh, tự do hoá kinh tế, thương mại và đầu tư trở thành xu hướng báo trùm, APEC ra đời như một sự đáp ứng đúng lúc đối với yêu cầu và lợi ích của các nền kinh tế ở Châu Á-Thái Bình Dương vốn đang ngày càng phụ thuộc lẫn nhau hơn.

Kể từ ngày thành lập, APEC luôn hoạt động như một diễn đàn xuyên khu vực Thái Bình Dương với số thành viên liên tục được mở rộng. Năm 1991, APEC kết nạp thêm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan; năm 1993 kết nạp Mexico, Papua New Ghine, năm 1994 có thêm Chile. Năm 1998, Việt <<<<Nam>>>> cùng với Liên bang Nga và <<<<Peru>>>> trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn này, góp phần nâng tầm quan trọng của APEC trong nền kinh tế thế giới. Hiện nay, ngôi nhà APEC đã có 21 thành viên thuộc bốn châu lục với hơn 2,6 tỉ người, chiếm 46% diện tích thế giới, gần 60% GDP toàn cầu và gần 50% thương mại thế giới. APEC quy tụ nhiều nền kinh tế lớn của thế giới như Hoa kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và đặc biệt Trung Quốc đang nổi lên trong APEC với tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới nhờ quy mô dân số khổng lồ với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục trong hàng chục năm vừa qua.


Trong 16 năm hình thành và phát triển, APEC luôn kiên trì theo đuổi các mục tiêu ban đầu được đề ra tại Hội nghị Canberra (1989), bao gồm: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững; phát triển và củng cố hệ thống thương mại đa phương; và tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau và tạo ra sự thinh vượng cho các nền kinh tế thành viên. Với ba trụ cột hoạt động chính bao gồm tự do hóa thương mại và đầu tư; thuận lợi hóa kinh doanh và hợp tác kinh tế kỹ thuật, với các chương trình hành động tập thể (CAPs) và chương trình hành động của từng quốc gia thành viên (IAPs), trong những năm qua, APEC đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu là xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác. Các nguồn thống kê đều cho thấy trong 16 năm qua, hàng rào thuế quan trong khu vực APEC đã giảm khoảng 60% (tính đến năm 2004), xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đã tăng khoảng 40% (tính đến năm 2003). Các con số trên tuy giản đơn nhưng đã thể hiện được những đóng góp quan trọng của APEC đối với các quốc gia thành viên nói riêng cũng như các nền kinh tế ở Châu Á –Thái Bình Dương nói chung.
Gia nhập ngôi nhà chung APEC từ ngày 14/11/1998, sau 7 năm tham gia, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia một cách có hiệu quả vào nhiều hoạt động hợp tác chung trong APEC với nhiều sáng kiến đã được các thành viên đánh giá cao, ủng hộ và thông qua, như: sáng kiến về lập Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, thúc đẩy đầu tư trong nội khối APEC, tham gia chương trình thẻ du lịch doanh nhân APEC (ABTC) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nhân các nền kinh tế thành viên của APEC vào kinh doanh tại Việt Nam.

Tham gia APEC, Việt <<Nam>> có điều kiện nâng cao thế và lực của mình thông qua việc tận dụng và phát huy các nguồn lực đến từ các nền kinh tế APEC. Hiện nay, APEC là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt <<Nam>>, chiếm 65,6% tổng số vốn đầu tư. Trong 14 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất với tổng số vốn đầu tư trên 1 tỷ USD tại Việt Nam thì đã có 10 đối tác thuộc APEC (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ, Trung Quốc v.v). Riêng 10 đối tác đã đầu tư khoảng 40 tỷ USD, chiếm 95,6% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của APEC vào Việt Nam. APEC cũng là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt <<Nam>>: khoảng 60% giá trị xuất khẩu và 80% giá trị nhập khẩu.
APEC là khu vực có lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nước có số vốn ODA lớn nhất trong tất cả các nước và vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế viện trợ phát triển cho Việt Nam. Tại Hội nghị các nhà tài trợ (CG) vừa qua tại Hà Nội, riêng các thành viên APEC đã cam kết tài trợ cho Việt Nam phát triển gần 1,5 tỉ USD . Hạ tầng cơ sở của Việt <<Nam>> đã được cải thiện đáng kể một phần quan trọng là nhờ vào nguồn vốn này.
Trong 2.927,9 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2004 thì APEC đã có trên 2,2 triệu lượt khách, chiếm 75,7%. Trong 14 nước và vùng lãnh thổ có số khách đông (trên 50 nghìn lượt người) của thế giới thì APEC đã có 10, đó là: Trung Quốc: 778,4 nghìn; Mỹ: 272,5 nghìn; Nhật Bản: 267,2 nghìn; Đài Loan: 256,9 nghìn; Hàn Quốc: 233,0 nghìn; Australia: 128,7 nghìn; Malaysia: 55,7 nghìn; Canada: 53,8 nghìn; Thái Lan: 53,7 nghìn; Singapore: 50,9 nghìn. Số khách du lịch đến từ các thành viên APEC đóng góp một phần không nhỏ nguồn thu ngoại tệ để phát triển đất nước.
Là thành viên của APEC, Việt <<Nam>> có điều kiện tranh thủ những lợi ích thiết thực từ các hoạt động hợp tác chung trong khuôn khổ diễn đàn, đồng thời có thể mở rộng quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nền kinh tế thành viên. Thông qua APEC, Việt <<Nam>> còn tranh thủ được sự ủng hộ của các đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương để sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây cũng là một trong những nội dung được bàn thảo tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 13 được tổ chức tại thành phố Busan, Hàn Quốc trong các ngày 18-19/11/2005. Cùng với nguyên thủ quốc gia của 21 nền kinh tế thành viên, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị này, góp phần quan trọng vào sự thành công của Hội nghị. Tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 13 này, hai nhóm chủ đề chính đã được đưa bàn bạc, trao đổi. Nhóm chủ đề thứ nhất xoay quanh vấn đề làm sao thúc đẩy vòng đàm phán Đô-ha nhằm củng cố Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đẩy mạnh tự do hóa thương mại. Nhóm chủ đề thứ hai, tập trung vào việc tạo môi trường an ninh và môi trường thuận lợi cho hợp tác kinh tế. Tại phiên bế mạc, Tổng thống Hàn Quốc cũng đã tuyên bố chuyển giao nhiệm vụ đăng cai tổ chức các Hội nghị APEC trong năm 2006 và Hội nghị cấp cao APEC vào cuối năm 2006 cho Việt Nam.
Tiếp nhận nhiệm vụ này, với tư cách là người đứng đầu nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Trần Đức Lương đã bày tỏ sự vui mừng về sự kiện Việt Nam sẽ là nước chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 14 (Các Hội nghị Thượng đỉnh trước được tổ chức lần lượt tại Hoa kỳ, Indonesia, Nhật Bản, Phi-lip-pin, Canada, Malaysia, New Zealand, Brunei Darussalam, Trung Quốc, Mexico, Thái Lan, Chile và Hàn Quốc). Chủ tịch cũng nêu rõ quá trình chuẩn bị của Việt Nam và thông báo chủ đề Việt Nam đã lựa chọn cho Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 là tiến tới "Một cộng đồng năng động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng". Hiện nay, Việt Nam cũng đang tích cực chuẩn bị và tích cực triển khai các công tác liên quan để tổ chức thành công Hội nghị APEC 2006 về các mặt nội dung, an ninh, cơ sở vật chất v.v. Để chuẩn bị tổ chức toàn bộ các hoạt động của APEC 2006, Chính phủ Việt Nam đã có Quyết định thành lập Uỷ ban quốc gia về APEC, do Phó Thủ tướng Vũ Khoan làm Chủ tịch và các thành viên là lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan. Hàng loạt các hoạt động chuẩn bị cũng đang được khẩn trương tiến hành.
Việt <<Nam>> cũng sẽ đưa ra các mục tiêu ưu tiên trong chương trình nghị sự của Hội nghị APEC 2006. Việc xác định những vấn đề ưu tiên của APEC 2006 vẫn phải bám sát mục tiêu của APEC là tự do hoá, thuận lợi hoá đầu tư và thương mại, thúc đẩy hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Đó là các trụ cột chính của APEC. Đồng thời, tính liên tục của các chủ đề của các Hội nghị Thượng đỉnh cần được bảo đảm. Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 tại Việt Nam sẽ là năm đầu tiên thực hiện lộ trình thực hiện mục tiêu Bogor về đầu tư và thương mại mở vào năm 2010 đối với các nền kinh tế phát triển và năm 2020 đối với các nền kinh tế đang phát triển.
Mặc dù có những khó khăn về điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, Việt Nam tin tưởng rằng với những kinh nghiệm tổ chức những hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao ASEAN và các nước đối tác, Hội nghị ASEM 5, Việt Nam sẽ cố gắng hết sức để tạo điều kiện thuận lợi cho thành công của APEC 2006. Quyết tâm của Việt Nam được các vị lãnh đạo APEC tích cực ủng hộ và khẳng định sẽ giúp đỡ và tạo điều kiện để Việt Nam tổ chức thành công với vai trò chủ nhà của Diễn đàn APEC năm 2006 và Hội nghị cấp cao APEC năm 2006.
* Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Binh Dương (APEC) bao gồm 21 thành viên: Australia, Brunei, Canada, Chile, Đài Loan, Hàn Quốc, Hoa kỳ, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Mexico, New Zealand, Nga, Nhật Bản, Papua New Guinea, Peru, Phi-lip-pin, Singapore, Thái lan, Trung Quốc và Việt nam.
 




Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (Lê Thanh Lâm)




1 Các thông tin trong bài viết này được lấy từ trang web chính thức của APEC Việt Nam 2006 tại địa chỉ www.apec2006.vn

2 Thông cáo báo chí số 6-Tuần lễ cấp cao. Truy cập tại trang web www.apec2006.vn

3 Bài viết lấy tại trang web http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=152&article=78863 vào ngày 11/12/2006.

4 Bài viết lấy tại trang web http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?1263 vào ngày 11/12/2006.

5


6


7 Bài viết lấy từ trang web http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?1202 vào ngày 11/12/2006.





tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương