ChuyêN ĐỀ thông tin về diễN ĐÀn hợp tác kinh tế châU Á-thái bình dưƠng (apec)



tải về 0.55 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.55 Mb.
#29011
1   2   3   4   5   6   7

BÀI 3: CÁC LĨNH VỰC HỢP TÁC

KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA APEC
APEC tập trung hợp tác kinh tế kỹ thuật trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, hợp tác công nghệ và khoa học, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, năng lượng, giao thông, viễn thông và thông tin, du lịch và xúc tiến thương mại, cụ thể như sau:
1. Phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng chính sách chung:
APEC sẽ giải quyết nhu cầu phát triển nguồn nhân lực bằng cách đưa ra những ưu tiên trong các vấn đề sau:
a. Phân tích thị trường lao động trong khu vực để cho phép dự đoán chính xác nhu cầu và xu thế nguồn nhân lực sắp tới.
b. Nâng cao nguồn cung và nâng cao chất lượng đội ngũ giám đốc, doanh nghiệp, nhà khoa học, các giảng viên.
c. Tăng cường khả năng nâng cao tay nghề cho nhân dân
Phối hợp hành động:
APEC sẽ thực hiện Chương trình phát triển nhân lực 21 bao gồm 21 tiểu chương trình. Trong chương trình này APEC sẽ:
a. Thực hiện chương trình doanh nghiệp tự nguyện để thuận lợi hoá việc tự nguyện di chuyển các chuyên gia kinh doanh trong nội bộ các doanh nghiệp tư nhân, cũng như nhà nước trong khu vực để trao đổi và dịch chuyển kỹ năng quản lý và kỹ thuật.
b. Thực hiện sáng kiến đào tạo các nhà Lãnh đạo APEC nhằm nâng cao hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu các vấn đề trọng tâm của nền kinh tế khu vực. Xúc tiến việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến APEC.
c. Tiến hành nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên, chương trình giáo dục khoa học, về sử dụng công nghệ trong giáo dục; tiến hành đào tạo các giám đốc các nhà quản lý, các kỹ sư, nhân viên để nâng cao tay nghề của của đội ngũ này.
2. Công nghệ và khoa học
Xây dựng chính sách chung:
APEC sẽ nâng cao khả năng khoa học và công nghệ của các nước thành viên bằng cách công nhận 8 nguyên tắc không trói buộc trong việc hợp tác và bằng cách đưa ra ưu tiên trong các lĩnh vực sau đây:
a. Nâng cao khả năng trao đổi các nhà nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực.

b. Tăng cường việc trao đổi thông tin công nghệ và kỹ thuật.

c. Tăng cường các dự án nghiên cứu chung

d. Nâng cao tính rõ ràng trong cơ cấu pháp lý.



e. Đóng góp vào sự phát triển lâu dài.
Phối hợp hoạt động:
a. Xây dựng bản "Hướng dẫn Xúc tiến Nghiên cứu chung APEC " về khoa học và công nghệ công nghiệp nhằm thiết lập các qui trình chung cho việc xây dựng dự án, chi phí, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các mặt khác. Dự kiến hoàn thành vào cuối năm 1997.
b. Bắt đầu các dự án nghiên cứu chung trong và sau năm 1996, bắt đầu bằng các dự án liên quan tới thiên tai và môi trường.
c. Tìm kiếm để mở rộng và phát triển các kế hoạch trao đổi các nhà nghiên cứu, các kế hoạch đào tạo kỹ sư.
3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Xây dựng chính sách chung:
APEC sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể khai thác đầy đủ các cơ hội và sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề ưu tiên như nhân lực, tiếp cận thông tin công nghệ, tài chính, và cải tiến các chính sách của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phối hợp hoạt động
a/ Tổ chức các chương trình huấn luyện, các lớp hội thảo, trong đó có cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ.
b/ Tiến hành các cuộc nghiên cứu công nghiệp, bao gồm nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về công nghiệp của toàn bộ khu vực để giúp cho các nhà hoạnh định chính sách cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ hơn về môi trường kinh tế.
c/ Khảo sát các chính sách kinh tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổng hợp các tài liệu liên quan trong lĩnh vực này để hiểu được rõ hơn về thực tế kinh tế doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực.
d/ Nghiên cứu thị trường tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tổ chức các khoá đào tạo về vốn để tăng cường khả năng các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn.
4. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế.
Xây dựng chính sách chung
Tốc độ phát triển kinh tế trong khu vực Châu á - Thái bình dương phụ thuộc vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế. APEC đang tìm cách nâng cao cơ sở hạ tầng kinh tế trong khu vực.
Phối hợp hoạt động
a. Tiến hành các công việc phân tích các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng kinh tế.
b.Tìm kiếm các phương thức để nâng cao hiệu quả của việc cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như:
- Tổng hợp các kinh nghiệm tốt nhất để làm điểm chuẩn cho việc xác định vai trò của các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước
- Hướng dẫn đầu tư cơ sở hạ tầng để bảo đảm sự trong sáng và rõ ràng cho khu vực kinh tế tư nhân và môi trường.
c. Tiến hành các cuộc đối thoại khu vực tư nhân và nhà nước và xem xét khả năng thiết lập một diễn đàn về cơ sở hạ tầng.

5. Năng lượng
Xây dựng chính sách chung : APEC sẽ phải giải quyết đồng thời 3 lĩnh vực, kinh tế, sinh thái và môi trường bằng cách chia sẻ những nguyên tắc chính sách chung như:
a. Duy trì sự hiểu biết chung về vấn đề năng luợng của khu vực; hạn chế ảnh hưỏng của môi trường trong lĩnh vực năng lượng;
b. Thuận lợi hoá việc đầu tư vào lĩnh vực năng luợng trong chừng mực thích hợp.
c. Thống nhất tiêu chuẩn chất lượng về năng lượng.
Phối hợp hoạt động
a. Củng cố dữ liệu về năng lượng của khu vực APEC và tuyên truyền các thông tin này thường xuyên.
b. Vào cuối năm 1996, phối hợp với khu vực kinh tế tư nhân cùng xây dựng các cơ sở hướng dẫn cho việc tạo thuận lợi đầu tư vào ngành điện bằng cách loại bỏ các cản trở về thể chế tổ chức, qui định và thủ tục...
6. Giao thông



Xây dựng chính sách chung
APEC sẽ phấn đấu thiết lập một hệ thống giao thông hiệu quả, an toàn và thống nhất. APEC sẽ ưu tiên trong các lĩnh vực sau:
- Thúc đẩy việc đầu tư hợp lý vào cơ sở hạ tầng giao thông và khuyến khích việc sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông sẵn có thông qua việc áp dụng các công nghệ giao thông và thương mại.

- Nâng cao an toàn của hệ thống giao thông


- Thông qua việc tiếp cận thị trường công bằng thúc đẩy môi trường cạnh tranh trong giao thông, hợp tác giải quyết các vấn đề về thể chế có ảnh hưởng đến giao thông.

- Nâng cao năng suất, tay nghề của đội ngũ cán bộ quản trong ngành giao thông.


Phối hợp hoạt động
a. Đến năm 1996 hoàn thành giai đoạn hai chương trình nghiên cứu tắc nghẽn giao thông. Phân tích các điểm nút trên đất liền, biển, các cảng,

b. Bắt đầu nghiên cứu khoảng thời gian thích hợp để bắt tay vào việc tham vấn trực tiếp về phát triển một cơ sở hạ tầng giao thông thống nhất.


7. Viễn thông và thông tin.
Xây dựng chính sách chung
APEC sẽ phát triển thông tin trên cơ sở các nguyên tắc sau:
a. Khuyến khích các nước APEC xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và viễn thông trên cơ sở thực tế của họ.

b. Thúc đẩy môi trường cạnh tranh.

c. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư.

d. Tạo ra một chính sách mềm dẻo.

e. Tăng cường hợp tác trong các nước APEC.

f. Thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.


Phối hợp hoạt động
a. Thực hiện hướng dẫn về hệ thống dịch vụ thương mại trị giá gia tăng vào năm 1998 và hướng dẫn về thống nhất vùng về thủ tục cấp giấy chứng nhận thiết.
b. Tiếp tục thống nhất hoá các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận hàng viễn thông tiêu dùng.
c. Bắt đầu thực hiện Hiệp định cùng công nhận về tiêu chuẩn đánh giá trong lĩnh vực viễn thông vào cuối năm 1997
d. Xúc tiến thương mại điện tử thông qua thông qua các cuộc hội thảo, các cuộc nghiên cứu.
8. Du lịch
Xây dựng chính sách chung
APEC sẽ phấn đấu để đạt được sự phát triển lâu dài về môi trường và xã hội cho ngành công nghiệp du lịch bằng cách đặt ra các ưu tiên sau:
a. Loại bỏ các hàng rào đối với du lịch đầu tư và tự hoá thương mại trong ngành dịch vụ.
b. Thực hiện quan niệm môi trường bền vững trong phát triển nghành du lịch
c. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực.

e. Mở rộng vai trò của khu vực tư nhân cũng như nhà nước


Phối hợp hoạt động:
a. Bảo vệ và duy trì các di sản văn hoá.
b. Phát huy những tập quán tốt trong việc duy trì sự ổn định xã hội và môi trường.
c. Mở rộng các công cụ để phát triển nguồn nhân lực.
d. Phát triển hệ thống dữ liệu các thông tin thống kê quan trọng và nâng cấp hệ thống trao đổi thông tin du lịch trên cơ sở thường xuyên.
e. Tiến hành các dự án trong lĩnh vực du lịch.
f. Phát hiện các trở ngại cho phát triển du lịch, hoạch định các chiến lược để phát triển ngành du lịch và tăng cường đầu tư trong khu vực.
Phối hợp hoạt động:
a. Phát triển hệ thông tin dữ liệu bao gồm các dữ liệu về thương mại, du lịch, dịch vụ, đầu tư.
b. Nâng cao sự nhất quán của các dữ liệu bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn thế giới mới nhất về thông tin dữ liệu thương mại dịch vụ
9. Xúc tiến thương mại
Xây dựng chính sách chung
APEC sẽ thúc đẩy thương mại trong khu vực thông qua các biện pháp xúc tiến thương mại như tổ chức các cuộc triển lãm, hội trợ thương mại, tuyên truyền thông tin về các vấn đề liên quan đến thương mại các cơ hội kinh doanh.
Phối hợp hoạt động:
a. Tổ chức các cuộc triển lãm , hội trợ trên cơ sở thường xuyên
b. Thành lập một hệ thống các tổ chức xúc tiến thương mại để nâng cao sự liên kết và hợp tác giữa các nước.
c. Tổ chức các khoá đào tạo về kỹ năng xúc tiến thương mại, thiết lập một cơ cấu trao đổi các chuyên gia xúc tiến thương mại.
d. Thu nhập thông tin về các biện pháp hỗ trợ và thuận lợi hoá các hoạt động xuất khẩu trong từng nước APEC và tuyên truyền các biện pháp này.
e. Trao đổi thông tin trong lĩnh vực tài trợ cho thương mại.
10. Bảo tồn nguồn tài nguyên biển
Xây dựng chính sách chung:
Trong khi vừa nâng cao thương mại và đầu tư APEC sẽ bảo vệ môi trường biển và bảo đảm lợi ích kinh tế xã hội. APEC đặt ưu tiên trong các lĩnh vực sau:
a. Giải quyết các vấn đề quản lý và lập kế hoạch vùng ven biển

b. Nâng cao hợp tác trong việc thực hiện các khuyến nghị thích hợp của UNCED

c. Xem xét và giải quyết các vấn đề độc tố toxin
Phối hợp hoạt động:
a. Đưa ra các khuyến nghị về chính sách, tiêu chuẩn, qui định về cấp giáy chứng nhận, bảo đảm sự thống nhất và trong các lĩnh vực liên quan khác

b. Đánh giá các hàng rào cơ cấu đối với việc phát triển và bảo tồn nguồn tài nguyên biển, đưa ra các ưu tiên và đưa ra cơ cấu hoạt động vào năm 1997.


c. Tiến hành các cuộc đối thoại về chính sách để chia sẻ các thông tin khoa học và kỹ thuật nhằm xác định và đánh giá vấn đề môi trường, đồng thời phát triển các biện pháp hướng vào hoạt động để duy trì chất lượng môi trường.
11. Nghề cá

Xây dựng chính sách chung:
Các nước thuộc APEC đang tìm cách huy động đến mức tối đa các lợi ích kinh tế lâu dài bằng cách tăng cường khai thác ổn định và dài hạn nguồn tài nguyên này. Các nước APEC đặt ra các ưu tiên như sau:
a. Tăng cường bảo quản và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên về cá, phát triển ổn định nuôi trồng thủy sản cũng như bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản;
b. Giải quyết các vấn đề về quản lý các nguồn tài nguyên về cá và kiểm soát các bệnh dịch trong nuôi trồng thủy sản;

c. Tăng cường an toàn lương thực và chất lượng của cá và các sản phẩm cá;


Phối hợp hoạt động
a. Tổ chức một hội nghị về chất lượng và an ninh các sản phẩm thủy sản;

b. Lập hồ sơ các công ty liên quan đến nghành cá;

c. Tăng cường cơ cấu kiểm tra hải sản;

d. Tập trung và phân tích các thông tin về các xu hướng cung, cầu liên quan đến buôn bán thủy sản;

e. Tăng cường hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề về quản lý nguồn tài nguyên;

f. Tăng cường các tiêu chuẩn hài hoà cho các sản phẩm cá;


12.Công nghệ trong nông nghiệp:
Xây dựng chính sách
Các nước APEC sẽ tìm cách tăng cường năng suất nông nghiệp và các ngành liên quan để đóng góp vào tốc độ phát triển kinh tế và phồn thịnh xã hội. Các nước APEC sẽ tiến hành ATC trên cơ sở quy tắc, bao gồm:
a. Chú trọng đến việc đa dạng hóa các ngành nông nghiệp;

b. Thừa nhận các thay đổi nhanh chóng trong ngành nông nghiệp;

c. Tăng cường tầm quan trọng của các hoạt động do các công ty quốc tế tiến hành.
Phối hợp hoạt động
a. Tăng cường việc trao đổi các kinh nghiệm về lai giống động vật và cây trông bằng cách thiết lập các mạng thông tin liên quan đến lai tạo giống đến năm 1997;
b. Tăng cường nghiên cứu công nghệ sinh học bằng cách thiết lập các hệ cơ sở dữ liệu chuyên ngành cho tới năm 1997;
c. Tăng cường nghiên cứu và chế biến các sản phẩm nông nghiệp bằng cách thu thập và trao đổi thông tin về khả năng hợp tác kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết đến năm 1996;

d. Tăng cường hợp tác khu vực trong việc cách ly thực và động vật và quản lý các loài côn trùng thông qua việc thiết lập các mạng thông tin;


e. Tăng cường hợp tác trong việc phát triển các hệ thống tài chính nông nghiệp thông qua việc trao đổi thông tin và các chuyên gia giữa các nước APEC cho tới năm 1997;
d. Tăng cường chuyển giao công nghệ bằng cách xác định các khu vực thu hút được nhiều mối quan tâm chung cho tới năm 1996;
e. Tăng cường hợp tác kỹ thuật nông nghiệp bằng cách thiết lập các chương trình đào tạo và cung cấp thông tin cho đến năm 1998.

BÀI 4: TỔNG QUAN VỀ

CÁC HỘI NGHỊ CẤP CAO APEC ĐÃ TỔ CHỨC

APEC là diễn đàn hợp tác kinh tế của các quốc gia Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đây không phải là một Tổ chức Quốc tế, nên trong APEC không có các văn kiện như kiểu WTO mà chỉ có các tuyên bố/báo cáo hàng năm tại các Hội nghị (Hội nghị Bộ trưởng, Hội nghị Cấp cao). Thông qua các tuyên bố của mình, APEC thể hiện mục tiêu và phương hướng hợp tác của các nước thành viên. Mục tiêu và phương hướng hợp tác của APEC có những điều chỉnh theo từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau của APEC, nhưng tổng quát lại, nội dung hoạt động chủ yếu của APEC là:


-Tự do hoá thương mại và đầu tư;

-Thuận lợi hoá thương mại và đầu tư; và

- Hợp tác kinh tế - kỹ thuật.
1. Giai đoạn từ 1989 đến 1993 là giai đoạn hình thành và phát triển của APEC. Giai đoạn này được đánh dấu bởi các hội nghị: Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ nhất tại Can-be-ra (Úc) năm 1989; Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ hai tại Xin- ga -po năm 1990; Hội nghị Bộ trưởng lần thứ ba tại Xơun năm 1991. Các hội nghị này xác định dần các lĩnh vực hoạt động của APEC. Đặc biệt, tại Hội nghị Xơun đã cho ra đời nguyên tắc, mục tiêu của APEC. Hội nghị Xơum coi tự do hoá thương mại và đầu tư là nội dung hợp tác quan trọng hàng đầu; đồng thời, đề xuất việc tham khảo các quy định của GATT trong hợp tác của APEC. Hội nghị này cũng nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật.
2. Giai đoạn từ 1993 đến 1998, APEC tập trung vào tự do hoá thương mại và đầu tư. Điều này được thể hiện trong các tuyên bố tại các Hội nghị trong giai đoạn này.
Mở đầu của giai đoạn này là Hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo kinh tế APEC được tổ chức tại Xiatơn, Mỹ năm 1993. Tại hội nghị này đã hình thành cơ cấu tổ chức của APEC theo ba cấp: Hội nghị quan chức Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng, Hội nghị Cấp cao. Những quyết định quan trọng của APEC phải được Hội nghị cao cấp quyết định. Tại Hội nghị này, các nhà lãnh đạo cao cấp APEC đã thông qua kế hoạch phát triển "Nhóm doanh nhân", đưa ra việc xây dựng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thành khu vực tự do hoá mậu dịch và đầu tư.

Hội nghị cấp cao lần 2 tổ chức tại Bôgo, In- đô- nê –xi -a năm 1994 đã cụ thể hoá kế hoạch tại Hội nghị Xiatơn về tự do hoá thương mại và đầu tư. Tuyên bố Bogo tại Hội nghị này đã đưa ra thời gian biểu cụ thể cho tự do hoá thương mại và đầu tư của khu vực Châu á – Thái Bình Dương là không chậm hơn năm 2010.


Tại Hội nghị Cấp cao lần 3 tại Ôxaka, Nhật Bản đã đánh dấu một bước phát triển mới của APEC với việc thông qua Chương trình hành động Ôxaka (OAA) với chín nguyên tắc để thực hiện mục tiêu Bôgo về tự do hoá thương mại và đầu tư và đề ra các nguyên tắc cơ bản cũng như 13 lĩnh vực hợp tác kinh tế, kỹ thuật. Chính nguyên tắc đó là: toàn diện (trên tất cả các lĩnh vực của thương mại và đầu tư); phù hợp và hỗ trợ WTO (phù hợp với các cam kết trong WTO); đảm bảo tính tương xứng giữa các thành viên (lưu ý đến trình độ phát triển kinh tế khác nhau của các thành viên); không phân biệt đối xử; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong mọi chính sách kinh tế; lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc; tiến trình tự hoá thương mại và đầu tư được mọi thành viên đồng thời triển khai, thực hiện liên tục và hoàn thành theo những mốc khác nhau; tính linh hoạt (thực hiện một cách linh hoạt tuỳ tình hình của các thành viên); hợp tác cả về kinh tế và kỹ thuật để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cân đối và bền vững. Mọi quyết định của APEC dựa trên nguyên tắc đồng thuận.
Hội nghị Cấp cao lần 4 tại Mi- ni- la, Phi- lip - pin năm 1996 đã thông qua Kế hoạch hành động quốc gia (IAP) và Kế hoạch hành động tập thể (CAP) gồm các biện pháp thực hiện tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư. Các chương trình hợp tác kinh tế và kỹ thuật cụ thể được tiến hành nhằm hỗ trợ cho kế hoạch tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư của APEC. Các thành viên APEC thống nhất bắt đầu thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia (IAP) từ 01/01/1997. Các kế hoạch này của APEC xác định rõ ràng lộ trình thực hiện tự do hoá thương mại; đồng thời, nêu sáu vấn đề được ưu tiên trong hoạt động hợp tác của APEC, đó là: phát triển nguồn nhân lực; phát triển một thị trường vốn ổn định và hiệu quả; củng cố cơ sở hạ tầng kinh tế; bảo đảm chất lượng cuộc sống thông qua các chương trình bảo vệ môi trường; phát triển các doanh nghệp vừa và nhỏ.
Hội nghị cấp cap lần thứ 5 được tổ chức tại Van – cu - vơ, Ca – na- đa năm 1997 đã thông qua Chương trình tự nguyện tự do hoá sớm (EVSL) ngay trong năm 1997. Hội nghị cũng quyết định IAP cần được các thành viên cập nhật hàng năm. Theo đó các lĩnh vực được xác định tự do hoá sẽ thực hiện sớm hơn hai năm so với mục tiêu Bôgo đã thông qua tại Hội nghị Cấp cao lần hai. Các lĩnh vực được đưa vào EVSL là: lâm sản, cá và sản phẩm từ cá, đồ chơi, đá quý và đồ trang sức, hoá chất, thiết bị và dụng cụ y tế, hàng hoá dịch vụ về môi trường, năng lượng, công nhận lẫn nhau về thiết bị viễn thông, cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, phân bón, thực phẩm, ô tô, hạt có dầu, máy bay dân dụng.
Hội nghị Cấp cao lần thứ sau được tổ chức tại Ku- a- la Lum - pơ, Ma- lay – xi- a vào năm 1998. Tại hội nghị các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Chương trình hành động Ku- a- la Lum - pơ về phát triển kỹ năng với nội dung tăng trưởng bền vững, phát triển đồng đều của các nền kinh tế thành viên; cải thiện đời sống xã hội thông qua nâng cao các kỹ năng. Hội nghị cũng khẳng định công cụ chính để thực hiện mục tiêu Bôgo là Kế hoạch hành động quốc gia (IAP).
3. Giai đoạn từ năm 1998 đến nay, các hoạt động của APEC tập trung cho thuận lợi hoá thương mại và hợp tác kinh tế - kỹ thuật. Bên cạnh đó, vấn đề về cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, chống dịch bệnh cũng được đặt ra mang tính cấp thiết. Trong giai đoạn này APEC cũng đã thông qua nhiều chương trình hành động quan trong tại các Hội nghị cấp cao của APEC diễn ra hàng năm.
Tại Hội nghị cấp cao lần thứ 7 tai Ôck- lân, Niu - di - lân năm 1999, các nhà lãnh đạo APEC tán thành việc bắt đầu vòng đàm phán mới của WTO từ năm 2000 và kéo dài trong ba năm. Hội nghị ủng hộ các thành viên APEC chưa phải là thành viên WTO gia nhập WTO. Hội nghị cũng thông qua các nguyên tắc chính sách cạnh tranh, chuẩn bị xây dựng các tiêu chuẩn về ngân hàng.
Hội nghị Cấp cao lần thứ 8 tổ chức tại Xê- ri Bê- ga- oan, Bru - nây Đa – ru – sa - lam năm 2000 thông qua việc triển khai Kế hoạch hành động quốc gia điện tử (e-IAP). Đồng thời, Hội nghị cũng khẳng định ủng hộ sự phát triển của hệ thống thương mại toàn cầu và ủng hộ vòng đàm phán mới của WTO. Hội nghị cũng cho rằng trọng tâm của thời gian tới là phát triển nguồn nhân lực, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển công nghệ thông tin.
Hội Nghị cấp cao lần thứ 9 tại Thượng Hải, Trung Quốc năm 2001 thông qua Tuyên bố Thượng Hải với việc tập trung vào việc mở rộng viễn cảnh của APEC, làm rõ lộ trình thực hiện mụ tiêu Bôgo. Hội nghị cũng đưa ra Tuyên bố chống khủng bố; thông qua chiến lược e-IAP; xem xét Sáng kiến người đi tìm đường và việc giảm 5% chi phí giao dịch thương mại vào năm 2005.
Hội nghị Cấp cao lần thứ 10 tại Lốt - Ca - bốt, Mê- hi - cô năm 2002 thông qua Kế hoạch hành động thuận lợi hoá thương mại, các chính sách về thương mại và kinh tế kỹ thuật số, tiêu chuẩn về minh bạch hoá; đồng thời, Hội nghị ra Tuyên bố Chống khủng bố lần thứ hai. Hội nghị cũng thông qua Sáng kiến về an ninh thương mại trong khu vực. Các Nhà lãnh đạo APEC nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ và nhất trí với với Kế hoạch hành động thuận lợi hoá thương mại APEC để thực hiện cam kết giảm 5% chi phí giao dịch vào năm 2005.
Hội nghị cấp cao lần thứ 11 tại Băng Cốc, Thái Lan năm 2003 đã thông qua tiêu chuẩn minh bạch trong 8 lĩnh vực là: dịch vụ, đầu tư, luật và chính sách cạnh tranh, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, sở hữu trí tuệ, thủ tục hải quan, tiếp cận thị trường, đi lại của doanh nhân. Tại hội nghị các nhà lãnh đạo APEC cũng tái khẳng định việc hợp tác kỹ thuật trong APEC, quan tâm đến hỗ trợ doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ; tái khẳng định việc cải cách APEC theo hướng hoạt động có hiệu quả; đồng thời, Hội nghị cũng quan tâm đến việc Chống khủng bố và khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.
Hội nghị lần thứ 12 tổ chức tại Xan – ti – a - gô, Chi Lê năm 2004 đã đưa ra bảy lĩnh vực thảo luận gồm: Cam kết phát triển thông qua thương mại; chia sẻ lợi ích thông qua những thực tiễn tốt nhất; kỹ năng để đương đầu với những thách thức đang đến; cơ hội cho sự phát triển của doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ; tăng trưởng và ổn định; cam kết đối với tăng trưởng bền vững và vượt qua sự khác biệt.
Chương trình nghị sự của Hội nghị Cấp cao lần này tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm, nóng bỏng của khu vực và thế giới đó là: Chống khủng bố toàn cầu, an ninh trên Bán đảo Triều Tiên, cách thức để thực hiện khu mậu dịch tự do vào năm 20010 và 2020. Bên cạnh đó, Hộ nghị cũng bàn đến các vấn đề liên quan như: Chương trình nghị sự vòng đàm phán Đô - ha của WTO; mậu dịch tự do và các hiệp định về khu mậu dịch tự do khu vực; công khai và minh bạch các hoạt động của APEC; quan hệ với các đối tác ngoài APEC; vấn đề an ninh cho người dân, sự phát triển bền vững của các nền kinh tế thành viên,…
Hội nghị cấp cao lần thứ 13 tại Bu - san, Hàn Quốc năm 2004 đã thông qua một văn bản quan trong là Lộ trình Bu - san. Mục đích của lộ Lộ trình này là nhằm thực hiện mục tiêu Bôgo. Lộ trình Busan gồm 4 chương: chương 1 và Chương 2 đánh giá kết quả về tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tự APEC đã đạt được. Chương 3 đề cập đến cơ hội và thách thức là môi trường kinh doanh đang thay đổi do bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu; bản chất không dàng buộc của APEC gây khó khăn trong việc thực hiện các cam kết,… Chương 4 đề xuất lộ trình thực hiện mục tiêu Bôgo tập trung vào các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và doanh nghiệp. Trọng tâm là ủng hộ hệ thống thương mại đa biên WTO; xây dựng các điều khoản mẫu cho tất cả các chương của RTAs/FTAs; xây dựng chương trình toàn diện nhằn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phát triển khu vực tư nhân và xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cho các thành viên đang phát triển trong mọi lĩnh vực của APEC.

Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 14 họp tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 18 đến 19 tháng 11 năm 2006 với chủ đề "Hướng tới một Cộng đồng Năng động vì Phát triển Bền vững và Thịnh vượng". Tại Hội nghị này các nhà lãnh đạp APEC đã ra Tuyên bố Hà Nội với các nội dung cơ bản sau:



- Về thúc đẩy Tự do Thương mại và Đầu tư

Các nhà Lãnh đạo APEC khẳng định ưu tiên hàng đầu của APEC là ủng hộ Nghị trình Phát triển Đô-ha; Ủng hộ và khuyến khích Thỏa thuận Thương mại tự do khu vực và song phương chất lượng cao; phê duyệt Chương trình hành động Hà Nội nhằm thực hiện Lộ trình Busan hướng tới mục tiêu Bô-go, gồm các biện pháp, lịch trình và kế hoạch xây dựng năng lực cụ thể. Các Nhà lãnh đạo APEC cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp giảm chi phí giao dịch, xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi và an toàn; phê duyệt "Các nguyên tắc lựa chọn công nghệ APEC" như một sáng kiến người tìm đường mới để thúc đẩy chu kỳ đổi mới công nghệ, tạo cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực. Bên cạnh đó, các nhà Lãnh đạo APEC cũng khuyến khích các biện pháp của các thành viên nhằn thúc đảy tự do thương mại và đầu tư.




tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương