CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?



tải về 0.6 Mb.
trang7/17
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.6 Mb.
#17162
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17

3.3. Luật tiền lương tối thiểu


Luật về tiền lương tối thiểu tạo ra mức lương tối thiểu bắt buộc của tiền lương mà các doanh nghiệp phải trả cho công nhân của mình. Lương tối thíểu định ra để bảo vệ người lao động yếu thế, những lao động không qua đào tạo. Các mức lương cao hơn phải thông qua thương lượng hai bên thoả thuận với nhau, còn đây chỉ là mức lương thấp nhất. Doanh nghiệp không được trả thấp hơn mức đó, nếu trả thấp hơn là vi phạm luật. Còn trong trả lương phải tôn trọng nguyên tắc thoả thuận giữa hai bên: theo nghề nghiệp, trình độ năng lực của người lao động.

Ví dụ: Ngày 1.5.2010 Việt Nam sẽ tăng lương tối thiểu 650.000đ/tháng đến 730.000đ/tháng cho những người nhận lương từ nhà nước.


3.4. Công đoàn và thương lượng tập thể


Tiền lương của công nhân tham gia công đoàn không phải do trạng thái cân bằng cung cầu, mà do sự thương lượng tập thể giữa những người lãnh đạo công đoàn và hội đồng quản trị doanh nghiệp quyết định.

Trên thực tế quan hệ lao động xã hội, không phải bản thân người lao động mà là công đoàn hoặc tổ chức nào đó như liên hiệp những người lao động, họ đại diện và bảo vệ lợi ích của người lao động.

Đối với công đoàn, nhiệm vụ đó là nâng cao thu nhập thực tế của người lao động là những đảm bảo về sự ổn định xã hội, đảm bảo những điều kiện, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Đối với chủ doanh nghiệp, đó là các đảm bảo về sử dụng vốn hiệu quả, tăng lợi nhuận thông qua tăng năng suất lao động sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất liên tục, nâng cao cơ hội cạnh tranh trên thị trường.

Ở các nước phương Tây, công đoàn là một hiệp hội của công nhân để thương lượng với chủ về tiền lương và các điều kiện lao động. Nếu công đoàn và doanh nghiệp không nhất trí được với nhau, thì công đoàn có thể tổ chức đình công, rút lao động ra khỏi doanh nghiệp. Nhờ đó công dân các nước phương Tây nhận lương cao hơn 10-20% so với lao động không tham gia công đoàn.

Người ta vẫn còn tranh luận về sự tồn tại của công đoàn. Những người phản đối cho rằng công đoàn là một các-ten là cho giá lao động cao hơn mức cân bằng cạnh tranh. Điều này gây ra thất nghiệp và không công bằng cho những người ngoài cuộc. Còn người ủng hộ cho rằng, doanh nghiệp có sức cạnh tranh thị trường và ép tiền lương xuống thấp. Nên công đoàn là đối trọng cần thiết để cân bằng sức mạnh của doanh nghiệp, đồng thời góp phần cắt giảm chi phí giao dịch giữa doanh nghiệp và công nhân.


3.5. Lý thuyết tiền lương hiệu quả


Lý thuyết tiền lương hiệu quả cho rằng tiền lương cao làm cho công nhân có năng suất lao động cao hơn. Ảnh hưởng của tiền lương đối với hiệu quả của công nhân có thể lý giải thất bại của doanh nghiệp của việc cắt giảm tiền lương ngay cả khi dư thừa về cung lao động.

Lý thuyết thứ nhất về tiền lương hiệu quả được áp dụng ở hầu hết các nước nghèo cho rằng tiền lương ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Những công nhân có mức lương cao hơn có thể mua thức ăn giàu dinh dưỡng hơn và những công nhân khoẻ mạnh hơn có năng suất lao động cao hơn. Doanh nghiệp có thể quyết định trả lương trên mức cân bằng để nuôi dưỡng lực lượng lao động khoẻ mạnh. Rõ ràng, với cân nhắc này không có ý nghĩa với người sử dụng lao động ở nước giàu. Như ở mỹ, châu âu tiền lương cân bằng cao hơn nhiều so với mức cần thiết để duy trì sức khỏe tốt.

Lý thuyết thứ hai về tiền lương hiệu quả cho rằng tiền lương cao sẽ làm giảm tình trạng bỏ việc. Công nhân bỏ việc nhiều vì lý do để nhận được việc làm tốt hơn ở các doanh nghiệp khác, thay đổi nghề nghiệp hoặc chuyển đến vùng khác. Doanh nghiệp càng trả lương cao cho công nhân của mình thì họ càng có động cơ để ở lại doanh nghiệp. Thông qua trả lương cao doanh nghiệp càng giảm bớt được tần suất bỏ việc, qua đó giảm được thời gian tuyển dụng và đào tạo mới nguồn nhân lực.

Lý thuyết thứ ba về tiền lương hiệu quả cho rằng chất lượng bình quân của lực lượng lao động trong một doanh nghiệp phụ thuộc vào mức lương trả cho người lao động của mình. Nếu doanh nghiệp cắt giảm tiền lương, những người lao động lao động giỏi nhất sẽ tìm việc làm ở doanh nghiệp khác và doanh nghiệp chỉ còn lại những người lao động không có cơ hội kiếm được việc làm ở nơi khác. Thông qua biện pháp trả lương cao hơn mức cần bằng doanh nghiệp sẽ nâng cao chất lượng bình quân của lực lượng lao động qua đó tăng được năng suất lao động.

Lý thuyết thứ tư về tiền lương hiệu quả cho rằng mức lương cao làm tăng nổ lực của công nhân. Doanh nghiệp không thể giám sát triệt để nổ lực của người lao động mà chính bản thân người lao động tự quyết định mình làm việc chăm chỉ đến mức nào. Công nhân có thể chọn cách làm việc chăm chỉ, hoặc chọn cách trốn việc chấp nhận bị phát hiện và bị đuổi việc. Các nhà kinh tế gọi hành động không chân thực đó là suy giảm đạo đức. Doanh nghiệp có thể giảm bớt vấn đề suy giảm đạo đức bằng cách trả lương cao. Tiền lương càng cao, tổn thất mà công nhân phải chịu khi bị phát hiện càng lớn. Thông qua việc trả lương cao hơn doanh nghiệp giảm bớt số người bị trốn việc qua đó nâng cao được năng suất lao động của họ.

CHƯƠNG IV: TIỀN TỆ VÀ GIÁ CẢ TRONG DÀI HẠN


Từ sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã ra đời một loại hàng hoá đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung đó là tiền tệ. Trong lịch sử tiền tệ, nhiều loại hàng hoá đã sử dụng cho vai trò này như vỏ ốc, gia súc, bạc, đồng, vàng… bản thân chúng là những yếu tố vật chất và có giá trị. Sự ra đời của tiền giấy đánh dấu một sự thay đổi to lớn trong quá trình phát triển sản xuất của hàng hoá loài người. Tiền giấy dễ mang theo, dễ cất giữ và giá trị danh nghĩa đã xác định chắc chắn.

Nhu cầu trao đổi đã phát triển đến mức đã ra đời những loại tiền mới không chỉ tiền giấy như: séc, thẻ tín dụng… Hình thức chuyển nhượng của tiền cũng thay đổi.


4.1. Các chức năng của tiền


4.1.1. Khái niệm của tiền là gì ?

Tiền là phương tiện thanh toán được chấp nhận chung dùng để thanh toán các giao dịch, cho bất kỳ ai.



4.1.2. Các chức năng của tiền tệ

a) Thước đo giá trị: Tiền là thước đo giá trị nghĩa là tiền cung cấp một tiêu chuẩn giá trị. Tiền được dùng để đo lường giá trị của các hàng hoá khác nhau.

Đặc biệt nó cần thiết cho mọi nền kinh tế, và có khả năng so sánh các chi phí và lợi ích của các phương án kinh tế. Nó còn là cơ sở để hạch toán mọi hoạt động kinh tế từ sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng của mọi quốc gia.

Tại các cửa hàng người ta niêm yết giá bằng đồng tiền. Tại siêu thị họ niêm yết giá một chiếc xe máy Honda là 15 triệu chứ không phải là 700 chiếc sơ mi hay 1000 kg gạo (Mặc dù giá trị của chúng tương đương nhau).

b) Phương tiện trao đổi: Nghĩa là người ta dùng tiền làm vật trung gian trong các quan hệ trao đổi như: mua, bán, chi trả….

Muốn tiền là phương tiện trao đổi thì tiền phải thực hiện chức năng thước đo giá trị trước, qua đó mới thỏa thuận tỷ lệ trao đổi.



c) Phương tiện cất giữ: Tiền là một phương tiện cất giữ, tiền tạm thời rút khỏi quá trình lưu thông tiền tệ của xã hội, để chuẩn bị cho quá trình trao đổi trong tương lai. Để có thể làm phương tiện cất giữ tốt thì đòi hỏi tiền phải ổn định giá trị.

4.1.3 Các loại tiền

4.1.3.1. Hình thức tiền tệ

a. Hoá tệ: nghĩa là dùng hàng hoá làm tiền tệ, hàng hoá ở đây có thể là không kim loại hoặc kim loại quý.

Hoá tệ không kim loại: Hình thức này chỉ tồn tại trong giai đoạn đầu của sản xuất hàng hoá nhưng hàng hoá không kim loại đã dung làm tiền như: vỏ sò, vỏ ốc, răng thú, gạo…

Tuy nhiên, dưới hình thức này, tiền tệ có nhiều hạn chế như chỉ có giá trị ở một địa phương nào đó mà không được thừa nhận chung trong toàn xã hội dễ hư hỏng khó phân chia…

Hoá tệ bằng kim loại: Do sự hạn chế của hoá tệ không kim loại nêu trên, dẫn đến sự phát triển của sản xuất hàng hoá, quan hệ trao đổi diễn ra nhiều hơn. Do đó nhu cầu về tiền tệ cao hơn và những đồng tiền bằng: đồng , chì , kẽm, thiếc, vàng bạc ra đời.

Nhưng đồng tiền kim loại dù tiện dụng nhưng rất cồng kềnh, gây trở ngại khi cất giữ trao đổi vận chuyển một lượng tiền lớn. Cuối cùng, vàng và bạc những thứ tiền mang giá trị nội tại lớn trở nên thông dụng ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

b. Tín tệ (hay còn gọi là tiền quy ước)

Tín tệ là những loại tiền có giá trị nội tại không đáng kể so với giá trị danh nghĩa của nó, giá trị danh nghĩa của nó do nhà nước quy định.

- Giá trị nội tại của đồng tiền là toàn bộ công sức bỏ ra để tạo được đồng tiền đó.

- Giá trị danh nghĩa: là giá trị tương đương ghi trên đồng tiền như vậy cần phân biệt tín tệ và hoá tệ:

+ Hoá tệ: Giá trị danh nghĩa = giá trị nội tại

+ Tín tệ: Giá trị danh nghĩa > giá trị nội tại

Trong tín tệ cũng bao gồm hai loại tiền là: tiền kim loại và tiền giấy.

Tiền kim loại: Là loại tiền lẻ làm bằng những hộp kim nhân tạo rẻ tiền như đồng xu, đồng bạc. Ở việt nam hiện nay có 5 loại tiền kim loại đó là các đồng: 200, 500, 1.000, 2.000 và 5.000. Ở các nước phát triển người ta dùng để mua hàng tự động qua máy, đi trên các phương tiện vận chuyển công cộng.

Tiền giấy: gồm 2 loại:

- Tiền giấy khả hoán: là loại tiền giấy có thể đổi thành vàng hay bạc bất cứ lúc nào, với số lượng được ghi trên đồng tiền giấy đó, tại những nơi mà chính phủ quy định. Tiền giấy khả hoán ra đời thay cho tiền vàng do đặt tính gọn nhẹ của nó rất thuận lợi trong trao đổi cất giữ.



  • Ví dụ Trước năm 1914, pháp đã định nghĩa đồng France.

1 France = 322.5 vàng

1 France =5.000 mg bạc

- Tiền giấy bất khả hoán: là loại tiền giấy không thể đổi thành vàng bạc hay các kim loại khác với một khối lượng nhất định, nhưng do nhà nước quy định phải lưu hành trong xã hội.



* Nguyên nhân lưu hành tiền giấy bất khả hoán là do:

 Một số quốc gia gặp chiến tranh thiên tai... đã dùng vàng trả nợ nước ngoài. Do đó, vàng bạc không đủ để đảm bảo phát hành tiền giấy khả hoán

 Tốc độ phát triển ngày càng cao, lượng hàng hoá ngày càng dồi dào, đòi hỏi phải đủ lượng tiền lưu thông trong khi lượng vẫn khai thác vàng, bạc thì hạn chế.

Ngày nay, tất cả các nước trên thế giới đều lưu hành loại tiền bất hoán. Như vậy tiền giấy bất khả hoán không có vàng hay bạc đảm bảo mà chính là lượng hàng hoá.

c) Bút tệ: là loại tiền có được do ngân hàng thực hiện một bút toán theo lệnh chuyển khoản. Khi đó tài khoản của người nhận sẽ có thêm một số tiền do chuyển từ tài khoản của người sử dụng séc.

Đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển và hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh, bút tệ giữ vị trí quan trọng. Ở Việt Nam, loại tiền này chưa thông dụng, chỉ mới bước đầu hoạt động và các công ty sử dụng hình thức thanh toán này trong khi đó người dân chưa có thói quen dùng bút tệ.



4.1.3.2. Các loại tiền

Với chức năng phương tiện thanh toán và dự trữ, giá trị tiền là một loại tài sản tài chính. Trong thực tế chúng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền giấy, tiền kim loại, tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, tín phiếu v.v.. không phải mọi loại tiền đều có khả năng chuyển đổi dễ dàng. Khả năng này được xác định bởi tính dễ dàng chuyển đổi từ một tài sản tài chính trở thành một phương tiện có khả năng sẵn sàng được sử dụng cho việc mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Ta có thể phân chia các loại tiền theo tính chuyển đổi như sau:

Mo: Tiền mặt lưu hành với sự đa dạng về lượng giá trị danh nghĩa tuy không sinh lợi, nhưng có khả năng sẵn sàng thanh toán cao nhất và được gọi là M0.

Tiền gửi tài khoản ngân hàng không kỳ hạn có thể viết séc… để thanh toán cũng là một loại tiền có khả năng thanh toán cao, tuy mức độ sẵn sàng cho thanh toán có kèm tiền mặt.



M1: Vì vậy, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không thời hạn được nhiều nước coi là tiền giao dịch 1 - một trong những đại lượng đo lường cung tiền chủ yếu của một quốc gia.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) tuy tính chuyển đổi kém hơn so với tiền gửi ngân hàng, nhưng vẫn có khả năng chuyển sang tiền mặt mà không gặp nhiều khó khăn, nên nó cũng được coi là có khả năng thanh toán.



M2 = M1 + tiền tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) được coi là M2.Vì khả năng thanh toán tương đối cao của loại tiền này, nên cũng có nhiều nước xác định M2 là đại lượng đo cung tiền chủ yếu.

Ngày nay, sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống tài chính đã cho ra đời nhiều loại tài sản tài chính khác ngày càng trở nên quan trọng như các chứng khoán cơ bản (tín phiếu kho bạc ngắn hạn…), các giấy xác nhận tài chính đối với tài sản hữu hình, các chấp nhận thanh toán của ngân hàng v.v… Chúng cũng có khả năng nhất định nào đó trong thanh toán và vì thế, tuỳ theo tính chất dễ chuyển đổi sang thanh toán mà được xếp vào các đại lượng cung tiền M3, M4 v.v..

Vậy mức cung tiền là một khái niệm quan trọng được xác định bởi khối lượng M (có thể là M1 hoặc M2 …) bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán cao nhất nhằm thoả mãn nhu cầu trao đổi, giao dịch thường xuyên của hoạt động kinh tế quốc dân.

Trên giác độ kinh tế vĩ mô, người ta quan tâm nhiều hơn đến M1, M2, đồng thời cũng theo dõi chặt chẽ động thái của các thành phần tiền tệ khác. Vì vậy, khối lượng tiền tệ M tuỳ mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia có thể lựa chọn là M1 và M2 dùng làm đại lượng chính đo mức cung tiền. Nhiều nước đang phát triển thường lựa chọn đại lượng đó là M2. Tỷ lệ M2/GDP là một chỉ số quan trọng phản ánh khái quát quy mô của nguồn vốn luân chuyển và mức độ tiền tệ hoá của một nền kinh tế.



Loaïi

Noäi dung

Ghi chuù

M0 hay coøn goïi C

Tieàn maët

Khoâng sinh lôïi – tính chuyeån ñoåi cao nhaát


M1

M0 + tieàn göûi khoâng kyø haïn, tieàn göûi coù theå vieát cheque

Coøn ñöôïc goïi laø tieàn giao dòch – tính chuyeån ñoåi cao

M2

M1 + tieàn göûi tieát kieäm ngaén haïn





M3

M2 + tieàn göûi daøi haïn





M4

M3 + traùi phieáu caùc loaïi vaø taøi saûn deã chuyeån ñoåi thaønh tieàn maët




Hình 4.1. Bảng phân loại tiền

Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương