THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG



tải về 359.17 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích359.17 Kb.
#13485
  1   2   3   4
THÔNG 3 LÁ LÂM ĐỒNG

T.I
DANH SÁCH CÁC BÁO CÁO, THÔNG BÁO KHOA HỌC

TÁC GIẢ VÀ NGƯỜI NHẬN XÉT




TT

TÊN BÁO CÁO, THÔNG BÁO

NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

Học vị và Đơn vị



NGƯỜI NHẬN XÉT

Học vị và Đơn vị



01

Tập hợp những công trình nghiên cứu thông 3 lá Lâm Đồng (1937-1982)

- Trương Hồ Tố,

Kỹ sư Viện Lâm Nghiệp






02

Tài nguyên rừng thuộc tỉnh Lâm Đồng

- Hoàng Bá Phổ, Nguyễn Trọng Thịnh KS, Đoàn DTQH8

Nguyễn Ngọc Lung PTS - Viện LN

03

Kết quả điều tra đặc điểm lâm học rừng thông 3 lá tỉnh Lâm Đồng

- Hoàng Dụng, kỹ sư phân viện DTQH

Vũ Đình Huề, KS. CN bộ môn LH viện Lâm nghiệp

04

Lâm sinh học rừng thông 3 lá Lâm Đồng

- Lâm Xuân Sanh, P.Tiến Sĩ Đại học NN - 4

Nguyễn Bội Quỳnh KS Vụ K/thuật

05

Bước đầu nhận xét những biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên thông 3 lá Lâm Đồng

- Lê Văn Bảo - Nguyễn Quang Vinh Kỹ sư trại TH - LN

Hoàng Chương Kỹ sư, Chủ nhiệm bộ môn Giống Viện Lâm Nghiệp

06

Đặc điểm cơ bản rừng thông 3 lá tại Lâm Đồng

- Ngô Quế Kỹ sư - Đổ Đình sâm PTS và Lê Văn Bảo KS trại thí nghiệm Lâm nghiệp

Nguyễn Ngọc Bình, Chủ nhiệm bộ môn Nông lâm kết hợp viện Lâm nghiệp

07

Tổng kết kỹ thuật thu hái chế biến và bảo quản hạt giống thông 3 lá Lâm Đồng

- Lý Thị Kim Luyên KS xí nghiệp giống cây con LĐ

Hoàng Chương KS - Chủ nhiệm bộ môn Giống, viện Lâm nghiệp

08

Kỹ thuật trồng rừng giống thông 3 lá tại Lâm Đồng

- Nguyễn Thị Bé KS - xí nghiệp giống Lâm Đồng

Lê Đình Khả PTS - Viện L.Ngiệp

09

Kỹ thuật gieo ươm cây con thông 3 lá

- Lý Thị Kim Luyên KS với sự chỉ đạo của T.D.Giảng

Hoàng Chương Ks - chủ nhiệm bộ môn giống viện Lâm nghiệp

10

Sơ bộ đánh giá kết quả những phương pháp trồng rừng thông 3 lá của trại thí nghiệm Lâm nghiệp Lâm Đồng.

- Nguyễn Hoàng Bích KS trại thí nghiệm Lâm nghiệp Lâm Đồng.

Nguyễn Xuân Quát KS - Chủ nhiệm bộ môn trồng rừng viện Lâm nghiệp

11

Công tác trồng rừng thông ở lâm trường Bảo Lộc

- Hồ Quốc Thạnh KS - Lâm trường Bảo Lộc.




12

Sinh trưởng và phát triển rừng thông 3 lá trong hai lập địa khác nhau

- Nguyễn Huy Đắc KS và các cộng sự LT Di Linh

Nguyễn Bội Quỳnh KS Vụ Kỹ thuật

13

Tổng kết kỹ thuật trong khâu gieo ươm, trồng rừng thông 3 lá Lâm Đồng 1976 - 1983

- Phó Đức Đỉnh KS Nông Lâm trường ĐàLạt

Nguyễn Xuân Quát KS - Chủ nhiệm bộ môn trồng rừng viện L.Nghiệp

14

Khai thác gỗ trong rừng hỗn loại (giữa thông 3 lá và các loài cây lá rộng tỉnh Lâm Đồng)

- Nguyễn Ngọc Lung PTS Viện Lâm nghiệp

Vũ Đình Huề KS - Chủ nhiệm bộ môn lâm học viện Lâm nghiệp

15

Tình hình chế biến nhựa thông Lâm Đồng

- Nguyễn Bá Hưng GĐ xí nghiệp chế biến nhựa thông Lâm Đồng

Phạm Đình Thanh KS - Quyền phân viện trưởng PV đặc sản.

16

Nghiên cứu kỹ thuật khai thác nhựa thông 3 lá (Pinus Khasya)

- Lương Văn Tiến, PTS - Phân viện đặc sản rừng.

Nguyễn Ngọc Lung, PTS viện Lâm nghiệp.

17

Tổng kết khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy rừng thông tại Lâm Đồng.

- Phạm Văn án KS - Chi cục kiểm lâm nhân dân.

Nguyễn Bội Quỳnh KS vụ kỹ thuật.

18

Điều chế rừng thông 3 lá tỉnh Lâm Đồng.

- Hoàng Bá Phổ KS - Đoàn DTQH-8

Nguyễn Hồng Quân PTS vụ L.Nghiệp

19

Một số nhận xét về khai thác nhựa thông.

- Đinh Minh Thái tổ trưởng khai thác nhựa LT ĐàLạt




20

Báo cáo về sử dụng phương án điều chế rừng.

- Phạm Văn Còi Phân trường trưởng L.Trường ĐàLạt

Nguyễn Ngọc Lung PTS viện Lâm Nghiệp

21

Tổng luận: Rừng thông 3 lá Lâm Đồng và các tiến bộ kỹ thuật.

- Nguyễn Ngọc Lung PTS viện Lâm nghiệp



ĐàLạt, ngày 15 tháng 9 năm 1983

TM BAN ĐIỀU HÀNH TỔNG KẾT

TRƯỞNG BAN

Nguyễn Thanh Bình

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

PHỐI HỢP GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM XÂY DỰNG

VÀ ÁP DỤNG CÁC TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG KINH DOANH

TOÀN DIỆN RỪNG THÔNG 3 LÁ LÂM ĐỒNG




DỰ THẢO

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:


Rừng thông 2 và 3 lá sinh trưởng phát triển trên các cao nguyên thuộc tỉnh Lâm Đồng có diện tích chừng 105.000 Ha mọc thuần loại và 70.000 Ha mọc hỗn loại với cây lá rộng, trữ lượng toàn bộ 8 triệu mét khối. Đó là nguồn tài sản quý báu không chỉ của Lâm Đồng mà có ý nghĩa đối với cả nước.
Đã từ lâu, con người sử dụng ba chức năng chính của rừng thông này là:
1) Cung cấp gỗ cho công nghiệp xây dựng, giao thông, gia dụng, xuất khẩu, công nghiệp diêm giấy, than, củi.
Cung cấp nhựa thông cho nhu cầu xuất cảng và trong nước.
2) Phòng hộ: Rừng thông là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống ổn định. Nó có tác dụng bảo vệ và điều chỉnh nguồn nước, bảo vệ nước cho các hồ, đập, công trình tưới tiêu và công trình thuỷ điện, bảo vệ một hệ thống cung cấp nước cho tất cả các sông suối đầu nguồn không chỉ đối với Lâm Đồng mà cho các tỉnh Phú Khánh, Thuận Hải, Đồng Nai và nước bạn Kampuchia.
3) Xã hội: Cùng địa hình thiên nhiên sông suối hồ thác tạo nên một cảnh quang tươi đẹp và khí hậu ôn hoà cho phép Lâm Đồng trở thành một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng của cả nước, các điều kiện này cũng tạo nên các điều kiện rất thuận lợi cho việc an dưỡng, chữa bệnh cho nhân dân.
Trong 20 năm qua, do nhiều nguyên nhân kinh tế, kỹ thuật và xã hội, rừng thông không những không được mở rộng diện tích và nâng cao trữ lượng, mà ngược lại, bị giảm sút cả về số lượng lẫn chất lượng. So sánh hai thời điểm 1960 và 1983 để thấy chiều hướng chuyển biến:


Năm

T.Diện tích

thông thuần loại



Tổng trữ lượng

Trữ lượng / Ha

1960

125 ngàn Ha

(cả thông 2 lá)



12,5 triệu m3

101 m3

1983

110,5 ngàn Ha

8,7 triệu m3

79 m3

Sự giảm diện tích trên 15 ngàn Ha, giảm tổng trữ lượng 4 triệu mét khối gỗ và quan trọng nhất là giảm năng suất từ 101 xuống tới 79 m3/Ha bình quân.


Kết quả tổng kết các tiến bộ kỹ thuật trong kinh doanh rừng thông 3 lá 1983 cho thấy tiềm năng cung cấp của rừng thông còn hết sức to lớn. Ở cấp đất tốt năng suất tích luỹ có nơi có thể tới 400 - 500 m3/Ha, cấp đất trung bình 200 - 300 m3/Ha. Khả năng đưa năng suất hiện tại lên tới mức tối ưu không phải là không thực tế, khi đó chỉ cần diện tích hiện tại cũng có tổng trữ lượng đến 30 triệu khối, cho phép khai thác hàng năm 40 - 50 ngàn mét khối gỗ và 3 - 7 ngàn tấn nhựa.
Kết quả tổng kết cũng cho thấy rõ các khâu kỹ thuật hiện ở các trình độ hết sức không đồng đều, việc trồng rừng gần như đã giải quyết tốt kỹ thuật tạo cây, kỹ thuật làn đất và trồng, kỹ thuật chăm sóc, nhưng khâu phòng chống lửa rừng là cho rừng non lại rất yếu. Khâu khai thác kỹ thuật rất thô sơ và thường không đảm bảo cho rừng tái sinh tốt...
Việc lập đề cương nghiên cứu này nhằm mục tiêu ngắn là nghiên cứu xây dựng và áp dụng kịp thời các kỹ thuật tối thiểu đảm bảo toàn diện các khâu trong kinh doanh rừng có hiệu suất cao hơn và tái sinh rừng tốt hơn, đó là giai đoạn ngắn 5 năm. Sau đó dần dần bổ sung và xây dựng các tiến bộ kỹ thuật thể hiện bằng một hệ thống quy trình quy phạm sản xuất hoàn chỉnh hơn trong một kế hoạch 10 - 15 năm.
Đề cương này bao gồm các đề tài đã được Nhà nước phê duyệt ở trung ương và chương trình nghiên cứu kinh doanh rừng thông của tỉnh Lâm Đồng. Danh mục đó như sau:
1) Ở trung ương:
- Đề tài 04. 01. 01. 05: Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các phương thức khai thác, phục hồi, gây trồng, cải tạo rừng thông Lâm Đồng. (toàn bộ).
- Đề tài 04. 01. 02. 03: Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các quy trình công nghệ gây trồng nuôi dưỡng, bảo vệ rừng thông. (trong đó có phần thông 3 lá).
- Đề tài 04. 01. 04. 03: Nghiên cứu đề xuất kỹ thuật và công nghệ trích nhưa thông 3 lá và cây họ dầu... (phần thông 3 lá Lâm Đồng).
- Đề tài 04. 01. 01. 07: Nghiên cứu xây dựng các phương pháp phòng và chống cháy ở những vùng rừng thông dễ cháy (phần thông 3 lá Lâm Đồng).
2) Ở Lâm Đồng: Chương trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật về quản lý kinh doanh rừng thông 3 lá (toàn bộ).
Như vậy cần có sự phối hợp để phân công trách nhiệm từng khâu kỹ thuật khỏi làm trùng lặp hoặc bỏ sót và đầu tư kinh phí cho từng bước cụ thể, cũng như đề cử người chủ trì từng bước, từng đề tài, thời hạn và nội dung hoàn thành các bước, các đề tài đó cũng như tổ chức khâu thực hiện bán sản xuất và xây dựng quy trình công nghệ cho sản xuất áp dụng (Viện nghiên cứu LN và các chủ nhiệm đề tài của Nhà nước có trách nhiệm giúp đỡ địa phương trong việc tổ chức nghiên cứu, thực hiện và thi hành về tổng kết.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Tổng hợp mục tiêu các đề tài và chương trình kể trên ta có:
1) Xây dựng các phương thức khai thác và tái sinh rừng.
2) Xây dựng các phương pháp gây trồng nuôi dưỡng và cải tạo rừng thông nghèo nhằm tới năm 2000 đưa năng suất tích lũy lên 100 mét khối/ha gỗ cây đứng.
3) Hoàn thiện kỹ thuật và quy trình công nghệ khai thác chế biến nhựa thông 3 lá, năng suất cao, ổn định sản lượng, và bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế.
4) Xây dựng hệ thống biện pháp kỹ thuật phòng chống lửa ở rừng thông có hiệu lực.
5) Xây dựng các kiến nghị về tổ chức và quản lý sản xuất rừng thông cho phù hợp với các tiến bộ kỹ thuật mới. Tiến hành sản xuất thử.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu nhằm vào cây thông, rừng thông 3 lá thuần loại và hỗn loại với cây lá rộng, môi trường mà chúng sinh trưởng phát triển.
2. Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong diện tích đất thông, rừng thông hiện có của tỉnh Lâm Đồng.
Trong khoa học, phạm vi nghiên cứu giới hạn ở hai mặt là:
- Các khoa học cơ bản, đủ tối thiểu làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật cần thiết trong từng lĩnh vực sẽ trình bày kỹ trong phần nội dung.
- Kỹ thuật cụ thể các khâu: đáp ứng yêu cầu đầu tiên của sản xuất ở mức độ có quy trình quy phạm nhưng sơ bộ để giai đoạn hai bổ sung dần.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Khoa học cơ sở:
- Đặc tính sinh thái thông và các loài lá rộng có thể trồng rừng hỗn loại và trồng đai xanh cản lửa.
- Quy luật kết cấu lâm phần, xây dựng các mô hình kết cấu tối ưu.
- Tiếp tục nghiên cứu động thái đất thông, xác định phân loại đất trồng thông.
2. Chọn giống:
- Thí nghiệm các xuất xứ.
- Thí nghiệm chọn giống cá thể, quần thể.
3. Trồng rừng: Nghiên cứu trồng rừng hỗn loại nhằm chống cháy.
- Trồng rừng kết hợp cây công nghiệp và cây thuốc.

- Trồng rừng bằng cây con rễ trần và hạt giống gieo thẳng.


4. Quy luật tăng trưởng của rừng thông.
- Quy luật tăng trưởng của cây và lâm phần theo các nhân tố D, H, V, tán lá.

- Kỹ thuật chăm sóc, tỉa đốn, trong nuôi dưỡng rừng.

- Các tuổi thành thục của rừng.

- Phân chia cấp đất.

- Ảnh hưởng của các phương thức trích nhựa với tăng trưởng.
5. Cải tạo và làm giàu rừng thông:
- Phân loại tiêu chuẩn.

- Kỹ thuật làm giàu các rừng nghèo kiệt.

- Kỹ thuật cải tạo rừng quá nghèo và cây rải rác.
6. Phương thức khai thác đảm bảo tái sinh.
- Khai thác trắng xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng lại rừng.

- Khai thác chọn trong rừng phòng hộ, xúc tiến tái sinh tự nhiên.


7. Trích nhựa thông.
- Sử dụng chất kích thích tăng sản lượng nhựa.

- Ảnh hưởng của các phương pháp trích nhựa tái sinh trưởng phát triển của cây thông.


8. Phòng chống cháy:
- Các kỹ thuật phòng chống bằng băng trắng.

- Các kỹ thuật phòng chống bằng băng xanh và rừng hỗn loại.

- Dự báo và tổ chức phòng chống.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đối với đề tài tổng hợp các môn khoa học kỹ thuật nhằm tác động cho một đối tượng như thế này, khó có thể trình bày tỉ mỉ dự kiến các phương pháp nghiên cứu cho 8 nội dung đã trình bày trên vì ai cũng biết mỗi môn khoa học kỹ thuật có những phương pháp nghiên cứu hoàn toàn khác nhau. Do đó chỉ có thể khái quát những nguyên tắc chung như sau:
- Thực nghiệm (trong chậu và hiện trường) số lượng mẫu đủ lớn và lặp lại một số lần để các chỉ tiêu nghiên cứu ổn định, áp dụng cho các nghiên cứu về giống, trồng cây, sinh thái.
- Phân tích trong phòng áp dụng cho các đối tượng cần xác định thành phần định tính, định lượng hoá học như đất, sinh lý, chế biến nhựa thông...

- Phương pháp mô tả, quan sát hoặc đo đếm định kỳ: áp dụng cho việc nghiên cứu lâm học, sinh thái, tăng trưởng và các nhân tố diễn biến theo thời gian.


- Điều tra, đo đạc, chỉnh lý số liệu, xây dựng quy luật: áp dụng cho các nghiên cứu và điều tra rừng, tăng trưởng, cấu trúc rừng.
Nói chung mỗi môn khoa học đều có những phương pháp nghiên cứu riêng, từ phương pháp bố trí thí nghiệm đến xây dựng và kiểm tra kết luận. Vì vậy mỗi đề tài hoặc mỗi bước sẽ được trình bày phương pháp nghiên cứu riêng của mình. Nhìn chung giai đoạn đầu cần xây dựng tạm thời các quy trình áp dụng ngay cho sản xuất với độ chính xác chưa cao thì dùng các phương pháp nhanh, giai đoạn sau sẽ dùng các phương pháp chính xác hơn.
VI. TIẾN BỘ, PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:


TT

NỘI DUNG

(2)


KẾT QUẢ

SẼ ĐẠT


(3)

THỜI GIAN

CƠ QUAN

THỰC HIỆN

(6)


Bắt

đầu


(4)

Kết

thúc


(5)

01

Nghiên cứu kết cấu lâm phần

xây dựng kết cấu tối ưu.



Q/luật kết cấu

rừng thông 3 lá



1983

1985

Viện LN

02

Đ.điểm đất rừng thông

phân loại đất trồng thông 3 lá



B/c đ/điểm

Bản phân loại



1981

1984

1985


Viện LN

03

N/cứu sinh thái rừng thông 3 lá, một số loài lá rộng có thể mọc dưới tán thông.

B/c đ/điểm

sinh thái



1983

1984

Sở LN - LĐ

04

N/cứu xuất xứ thông 3 lá

Chọn xuất xứ

tốt


T/chủng

giống tốt



1984
1984

1987
1987

Viện LN + XN giống
- nt -

05

Phân loại các Var. và giá trị gỗ, nhựa mỗi loại.


Báo cáo KH

chọn thứ


1983

1984

Viện LN + ĐH Đà Lạt

06

Trồng rừng hỗn loại với cây lá

rộng


B/cáo quy trình

mô hình


1984

1987

Sở LN + XN

giống cây con






Trồng rừng bằng cây rễ trần và

bằng hạt (gieo thẳng) trồng rừng thông kết hợp cây lương

thực, cây thuốc.


Quy trình

mô hình


Quy trình

1983
1984

1987
1987

Viện LN + TN

Sở LN


07

Quy luật t/trưởng rừng thông 3

lá.


Kỹ thuật tỉa chăm sóc nuôi

dưỡng rừng non.

Phân chia cấp đất.


Báo cáo
Quy trình
B/cấp đất

1983
1984
1985

1985
1985
1985

Viện LN
Viện LN
Viện LN


08

Kỹ thuật làm giàu rừng thông

tự nhiên nghèo kiệt



Quy trình

mô hình


1984

1987

Viện LN +

Trại TN.


09

P/thức khai thác đảm bảo tái sinh.

a) QT - TT

b) QT - CT



1983 1984

1984 1987

Viện LN

Sở LN


10

N/cứu sử dụng kích thích tố để tăng sản lượng khai thác NT 3 lá

Ảnh hưởng các pp trích nhựa tới tăng trưởng và phẩm chất gỗ.



Quy trình
Bo sơ bộ

Báo cáo


chính thức

1983

1984
1984



1985

1985
1988



PVĐSR
PVĐSR

PVĐSR


11

KT và hiệu quả chống cháy của băng trắng.

Phòng chống lửa bằng băng xanh và rừng hỗn loại



Quy trình

Quy trình



1984
1984

1985
1987

Sở LN

Sở LN


12

Nâng cao SL  CL, nhựa XK

Chế biến các S/phẩm mới từ nhựa thông



QT t/chuẩn nt

1983
nt

1985
nt

Sở LN

nt


Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 359.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương